Nuôi thỏ như thế nào?

Thấy trên diễn đàn có nhiều topic về nhiều động vật nuôi khác nhau được trao đổi thảo luận rất hay, qua đó đúc kết trao đổi kinh nghiệm nuôi, hướng đến những quy trình nuôi tiên tiến hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho người nuôi.

Con thỏ là động vật nuôi vừa quen thuộc vừa mới mẻ. Về kỷ thuật nuôi thì đang dừng ở những kiến thức cơ bản, về kinh nghiệm nuôi thì mỗi người tích lũy một kinh nghiệm nuôi khác nhau. Nhìn tổng thể thì hiệu quả nuôi vẫn còn thấp, bài toán hiệu quả kinh tế từ nuôi thỏ vẫn còn phải tiếp tục tìm lời giải đáp theo hướng hiệu quả nhất, chính xác nhất.


Vậy tôi lập topic này với mong muốn những ai quan tâm đến nghề nuôi thỏ cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi những hỏi đáp thắc mắc xung quanh nghề nuôi thỏ. Mong một ngày, nghề nuôi thỏ thật sự là một nghề nuôi hiệu quả. Hiện nay cũng rất vui là thị trường thịt thỏ bán rất chạy, đó là lời giải cho đầu ra con thỏ, vấn đề còn lại kỷ thuật nuôi để đạt hiệu quả cao nhất.


Thân chào.

********************************************************************

Nhắc lại quy trình chăm sóc thỏ mẹ, thỏ con.

- Thử thai sau 14 ngày phối giống, thỏ đậu thai được tiêm ADE, Can xi, PenStrep, Ivermectin và cầu trùng. Thỏ không đậu thai đưa vào danh sách phối lại.

- Ngày 24 thai kỳ tiêm lần 2 : ADE, Can xi, PenStrep.

- Ngày 31 thỏ sinh, tiêm thỏ mẹ: ADE, Can xi, PenStrep, kích sữa.

- Thỏ con: Từ ngày 1 đến ngày 14 cho bú bình thường. Ngày thứ 14 bỏ ổ thỏ con, cho sống chung với thỏ mẹ để tập ăn, tiêm phòng E-coli lần 1. Ngày thứ 25 tiêm phòng cầu trùng. Ngày thứ 31 thôi bú, bấm số tai thỏ, phân loại đực cái, tiêm phòng E-coli lần 2. Ngày 55 tiêm phòng ghẻ, ngày 60 tiêm vắc xin bại huyết.

- Thỏ mẹ sau khi sinh 15 ngày đưa vào danh sách phối giống lại.

Trong quy trình trên cần đặc biệt chú ý giai đoạn thỏ con từ khi thôi bú đến dưới 60 ngày tuổi, thỏ rất dễ tiêu chảy và chết rất nhiều, tỷ lệ thỏ sống nhiều hay ít là ở giai đoạn này.

Muốn nâng cao tỷ lệ sống cần chú ý những vấn đề sau:

- Hàng ngày quan sát phân thỏ để kịp thời phát hiện những đàn thỏ có biểu hiện tiêu chảy để kịp thời cách ly và điều trị.

- Nên nuôi riêng đực cái và nuôi thưa (2 con /ô chuồng) thỏ sẽ ít bệnh, lớn nhanh, dễ phát hiện thỏ bệnh.

- Chú ý lượng thức ăn hàng ngày vừa đủ, không thừa không thiếu và tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng phù hợp với thỏ con.

- Những đàn thỏ suy dinh dưỡng trong giai đoạn bú mẹ thường dễ chết sau khi thôi bú, đối với những đàn thỏ này cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, bổ sung vitamin, khoáng chất giúp thỏ phát triển bình thường.


 
Last edited by a moderator:
T
Để phân tích thêm về quy trình nuôi mà bạn cho là hợp lý và hiệu quả
Ở đây có sự nhầm lẫn nào chăng? Em chưa hề tự cho quy trình của mình là hợp lý và hiệu quả. Tiêu chí sản xuất của mỗi người mỗi khác, chắc anh đã quên?
Anh luôn hỏi, và em luôn tận tình trả lời. Em tôn trọng anh và nghĩ anh là người lớn rộng lượng thì hình như anh cố chứng minh điều ngược lại?-_- Em tham gia topic của anh là để học hỏi chứ không phải để bị truy hỏi! Những điều thật đơn giản nhưng anh cố tình không hiểu (hay không chịu hiểu?). Vì vậy, có lẽ đây là lần cuối cùng em trả lời anh.
1. Ngăn ô chỉ để nuôi thỏ con trong 30 ngày tuổi? bạn có thấy rằng chi phí không cần thiết để phục vụ cho 2 ô thỏ mẹ và thỏ con như thế nào không?

"Nhà riêng của thỏ con" (25cm x 50cm trên tổng số 100cm x 50cm) thực chất là một cái ổ đẻ mà thôi. Khi thỏ con biết đi, nó tự biết đi ra ngoài (cửa có chừa lỗ nhỏ vừa với thỏ con) và hoạt động trên toàn diện tích 0.5 mét vuông sàn của "gia đình" nó.
30 ngày tuổi thỏ con thành ... thỏ thiếu niên, nó phải chuyển đi để bắt đầu một giai đoạn mới. Nó đi, mẹ nó cũng đi (về chuồng "chăm sóc sức khỏe sinh sản" ... hi...hi.. nhỏ hơn chuồng của anh) để nhường chỗ cho một "bà mẹ thỏ" khác đến sinh sản. (Thỏ mẹ này trước đó đã xác định "có thai", đã tiêm ADE và "khử" sạch ghẻ, cầu trùng...)
Một gia đình mới lại hình thành! Ngăn chuồng đó chưa bao giờ để trống cả.
Đầu tư một lần, dùng lâu dài và rất đỡ tốn công/
2. Những ngày nhiệt độ lạnh bạn sưởi ấm cho thỏ con bằng cách nào?
Ở xứ nóng quê em vấn đề này chưa bao giờ là "chuyện lớn" cả!
3. Mỗi ngày 2 lần công nhân giở nắp chuồng cho thỏ mẹ sang cho thỏ con bú hoặc thỏ con sang thỏ mẹ bú? nếu nó không qua thì sao? Phải bắt từng con bỏ qua ô thỏ mẹ và ngược lại khi đóng nắp ngăn? Đây là cải tiến hay cải lùi?
Không phải "giở nắp chuồng" mà là "rút nắp lên". Chính xác là rút cửa của vách ngăn cho thỏ mẹ có thể vào trong ổ cho con bú.
Ai cũng biết tuần đầu thỏ con chỉ cần bú 1 lần/ ngày là đủ. Vậy tại sao phải rút cửa ngày 2 lần? Thỏ mẹ căng sữa tự nhiên sẽ tìm cho con bú. 12h không căng thì 24h sữa sẽ căng. Thỏ con bú không quá 5 phút, sao phải rút cửa 30 phút? Thỏ mẹ có con phốc vào ngay, có con không. Vậy thì ... cứ từ từ cháo cũng nhừ:D
Có khi nào anh thấy thỏ mẹ cho con bú xong vẫn đứng trong ổ cho con nó ... chọc cù lét không? Nó nhảy ra, cửa hạ xuống.
4. Ô thỏ được ngăn linh động là như thế nào? 0,5m x 0,25m cho thỏ con, khi thỏ co lớn dần thì dời vách ngăn? Vậy thêm việc hay bớt việc?
Như đã nói trên, vấn đề ở chỗ cánh cửa chứ không ở vách ngăn. Cửa ngăn, cũng là để về sau thỏ mẹ không vào ăn được thức ăn dành riêng cho thỏ con. Hai loại thức ăn khác nhau dĩ nhiên phải dùng 2 máng. Thỏ con vẫn tung tăng đi lại khắp mọi ngóc nghách, vậy có cần để 2 van nước không anh?
5. Sau 30 ngày tuổi cũng phải dời thỏ đi ô chuồng khác, diện tích này để làm gì? dở vách ngăn cho thỏ mẹ nằm thoải mái hơn hay cứ để vậy chờ thỏ mẹ đẻ lứa tiếp theo?
Một gia đình thỏ mới sẽ bắt đầu ở đây!
<FONT color=black><FONT size=3><FONT face=" border=" alt="" 0?>Trích:<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com
P><P><TABLE class=MsoNormalTable style=
<TBODY><TR style="mso-yfti-irow: 0; mso-yfti-firstrow: yes; mso-yfti-lastrow: yes"><TD style="BORDER-RIGHT: #ece9d8 1pt inset; PADDING-RIGHT: 4.5pt; BORDER-TOP: #ece9d8 1pt inset; PADDING-LEFT: 4.5pt; BACKGROUND: white; PADDING-BOTTOM: 4.5pt; BORDER-LEFT: #ece9d8 1pt inset; PADDING-TOP: 4.5pt; BORDER-BOTTOM: #ece9d8 1pt inset; mso-border-alt: inset windowtext .75pt">Mỗi lần như vậy, thay vì được ngồi uống trà nói chuyện thì phải lui cui mở máy tính, lục thẻ theo dõi, ghi nhật ký (sự cố) công việc... có phải "mệt" không?<o:p></o:p>










</TD></TR></TBODY></TABLE>
Thẻ theo dõi bạn để trong ngăn tủ hay sao mà phải lục tìm? Thẻ theo dõi nằm ngay tại ô chuồng thỏ sao phải lục?
Nước trong quá ... không có cá, xét nét quá ... không có bạn đâu, anh Dũng ơi!
Phải "lục" vì nhiều thẻ quá. Thẻ để trong hộp, thứ tự sắp xếp theo dòng thỏ, theo nguồn gốc (giống gốc, đàn hạt nhân, đàn nhân giống, đàn giống....). Trên mỗi ô chuồng chỉ dán decal ghi chú thôi!
Bạn lưu trên máy tính những dữ liệu nào cho đàn thỏ sinh sản của mình, nhằm phục vụ việc truy tìm thỏ bị xỏng ra ngoài?
Cái này mới là kỳ nè! Anh dzẫm chân quá sâu vào công việc nội bộ của người khác rồi đó, anh Dũng ạ!:angry:
Anh lật cuốn "Kỹ thuật nuôi thỏ công nghiệp" hay bất kỳ cuốn nào của TS. Đinh Văn Bình ra, trong đó có mẫu thông tin thỏ sinh sản đó anh!:mellow:. Một trình quản lý thuê viết bằng Access có đầy đủ thông tin cơ bản như hai biểu mẫu đó, vậy anh đã hài lòng chưa?
Có lẽ anh chưa thấy số xăm trên tai thỏ như thế nào nên anh mới hỏi vậy? Gặp sự cố nhầm lẫn mới phát sinh phiền toái vậy thôi. Thường thì chẳng sao cả. Khi tất cả thỏ anh nuôi đều màu trắng, mà số tai lại liền nhau vả hơi mờ thì sao nhỉ? Hôm rồi thông tin của nái 7714 bị ghi sang thẻ 7774 đó thôi. Phải có quy trình để "truy nguyên" chứ anh!
7. Bạn có thể cho mọi người được xem vài hình ảnh về trại thỏ và thiết kế ô chuồng thỏ sinh sản của bạn được không?
Sẽ thỏa mãn nếu mọi người thấy cần. Nhưng không phải bây giờ! Em có cảm tưởng như bị bắt phải chứng minh một điều gí đó. (Em nhắc lại, em không có trách nhiệm phải chứng minh và cũng chẳng cần phải chứng minh gì cả!). Khi thích, em sẽ tự làm. Hơn nữa, đây là thông tin nội bộ. Làm việc mà cái giá phải trả là ... lãnh lương sớm (lương thôi việc) em hổng ham!
Trong chừng mực được phép em sẽ cố gắng...
---------------
Thử up vài kiểu số tai thỏ xăm bị lỗi (được thanh lý) xem mọi người có đọc được gì không. Nhưng lick hoài không thấy BBCode đâu cả!:mellow:
---------------
ieprompt.html

---------------
ieprompt.html

---------------
ieprompt.html
 
Last edited by a moderator:
Ai cũng hiểu tuần đầu thỏ con chỉ cần bú 1 lần/ ngày ( nhưng có người ... không chịu hiểu)
Tôi ngày xưa đã nuôi thỏ, kiểu nhà quê . Thỏ mẹ rứt lông thì cho một cái khay gỗ vào chuồng .
Nó làm ổ, đẻ, và cho con bú trong đó, nên không biết một ngày thỏ con cần bú bao nhiêu lần .
Riêng chó, lợn, và bò, thì bú nhiều lần một ngày. Trẻ con thì 2 giờ bú 1 lần theo chỉ dẫn
của bác sỹ . Có lẽ tôi thuộc loại người không chịu hiểu thỏ con chỉ bú 1 ngày 1 lần thôi .
*
Về việc quản lý bằng máy tính, chỉ khi nhiều thỏ cùng xổng chuồng mới phải mất công xác định
ID (identification - đặc điểm cá nhân) . Nếu chỉ có 1 con xổng chuồng thồi, thì bấm nút Enter
một cái sẽ ra cả record của nó. Tôi không nuôi thỏ và kiểm soát bằng máy tính, nhưng tôi đã
từng làm database trong kinh doanh mấy năm rồi, nên không thấy khó khăn trong việc này như vậy.
*
Dù sao, cách nuôi thỏ đẻ như bạn kể thì có rất nhiều cái hay, và thỏ được rộng rãi như cách
nuôi nhà quê của tôi ngày xưa vậy . Có điều tôi nuôi thỏ lúc thỏ đẻ thì bị chết khá nhiều .
Lý do là nó đẻ đêm mà con bị rớt qua kẽ chuồng, xuống sàn nhà mùa đông ướt lạnh. Những con
không rớt thì sống. Khi thỏ con bằng nắm tay, thì chúng tôi hay túm tai lôi ra ngoài nghịch
chơi, hay cho bạn đến thăm nghịch chơi. Tôi nuôi có mấy con thỏ lớn, và có thể chục con thỏ
con (mau chóng bán đi) trong 6 chuồng đóng gióng bằng tre nứa, nên khá rộng rãi, chẳng có
bệnh tật gì cả . Chỉ vì không cho thỏ mẹ có bầu ngay sau khi đẻ như người bán giống nói, nên
tôi không nuôi nữa.
*
 
T
Anh hỏi em đã nhiều, vậy cho em học hỏi "mô hình tiết kiệm" của anh chút nhé. Biết đâu em lại được tiền thưởng "giải pháp hữu ích" nhờ áp dụng mô hình của anh ở chỗ em. (Sếp em hay thưởng lắm!)
1. Anh làm thêm khu vực nuôi thỏ con, vậy chi phí đó tính vào khoản nào cho "tiết kiệm"?

2. Hàng ngày anh phải bế thỏ mẹ đến chỗ thỏ con? Nếu làm theo anh thì em phải bế 50 "em thỏ" mỗi ngày (ít nhất 50% số nái là đang nuôi con). Bế đi rồi lại bế về.
3. Thỏ con 15 ngày đầu ở trong khay nhựa, đặt ngay trên chuồng thỏ mẹ. Ổn!
15 ngày sau ra riêng, "mẹ này, ổ nào? - Ổ này, mẹ nào?" có làm anh đau đầu không?

4.Mà thỏ con anh nuôi chung (tập thể) hay nuôi riêng (mỗi ngăn 1 ổ)? Chắc là riêng, không thì thỏ mẹ cắn thỏ ... con bà hàng xóm (dzụ này có, cắn chết chứ không đùa đâu!). Vậy ổ 8 con có được ở rộng hơn ổ 4 con không?

5.Rồi sau 15 ngày tuổi thỏ con ngày bú 1 lần có còn đủ dinh dưỡng không anh? Không có tài liệu nào nói đến chuyện này! Chắc phải ... bú bình!
.......

Hỏi linh tinh chơi vậy thôi, anh không cần phải trả lời. Việc anh, anh cứ làm. Em chẳng quan tâm chi cho nhọc. Nhưng có vấn đề này em muốn tham khảo nghiêm túc:
Đó là: Tại sao phải tách thỏ con khỏi mẹ?
Vì tiêu chí "sạch bệnh" của anh à? Hay thỏ con cần ăn "một thứ gì đó" mà thỏ mẹ ... không được ăn?
 
Last edited by a moderator:
Vì mục đích trao đổi xin bạn giải thích dùm những vấn đề sau:

1.
. Có khi nào anh thấy thỏ mẹ cho con bú xong vẫn đứng trong ổ cho con nó ... chọc cù lét không? Nó nhảy ra, cửa hạ xuống.
……………………………………………………………………………………………………<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com
P><P><I><FONT color=black><FONT size=3><FONT face=
Thỏ con vẫn tung tăng đi lại khắp mọi ngóc nghách, vậy có cần để 2 van nước không anh?<o:p></o:p>
Thỏ con tự chui qua ô thỏ mẹ và cùng uống nước từ van nước thỏ mẹ? Liệu thỏ mẹ có được yên khi suốt ngày đàn con tranh vú đòi bú? Đó là đặc tính của thỏ con, và cũng vì thế có đôi khi thỏ mẹ cắn chết thỏ con, đè chết thỏ con…điều này bạn đã gặp chưa?
<o:p></o:p>
<o:p>2.</o:p>
<o:p>
30 ngày tuổi thỏ con thành ... thỏ thiếu niên, nó phải chuyển đi để bắt đầu một giai đoạn mới. Nó đi, mẹ nó cũng đi (về chuồng "chăm sóc sức khỏe sinh sản" ... hi...hi.. nhỏ hơn chuồng của anh) để nhường chỗ cho một "bà mẹ thỏ" khác đến sinh sản. (Thỏ mẹ này trước đó đã xác định "có thai", đã tiêm ADE và "khử" sạch ghẻ, cầu trùng...)<o:p></o:p>
…………………………………………………………………………………………………………<o:p></o:p>
Một gia đình mới lại hình thành! Ngăn chuồng đó chưa bao giờ để trống cả.<o:p></o:p>

Tôi nhớ rằng bạn có nói rằng không can thiệp, áp giải thỏ đi đâu cả mà?<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Vậy ô thỏ chăm sóc sinh sản có kích thước bao nhiêu? Sao cái này bây giờ bạn mới phát triển ra thêm, tôi nhớ lúc đầu bạn nói rằng ô thỏ sinh sản như quy cách của tôi là nhỏ, chật chội? bây giờ bạn lại cũng có thêm một ô nuôi thỏ sinh sản có kích thước nhỏ hơn của tôi nữa? Như vậy mỗi thỏ sinh sản bạn cần 2 ô? 1 ô chăm sóc sức khỏe sinh sản và 1 ô đẻ nuôi thỏ con trong 30 ngày tuổi? Còn thỏ con sau 30 ngày tuổi sẽ đi đâu nếu không có chuồng nuôi riêng? Bạn chuyển sang nuôi chế độ hậu bị chờ giao giống ở đâu?<o:p></o:p>
Vậy bạn đặt cho tôi câu hòi Anh làm thêm khu vực nuôi thỏ con, vậy chi phí đó tính vào khoản nào cho "tiết kiệm"? để làm gì? Vì đó là nhu cầu không thể thiếu.<o:p></o:p>

3.Tôi xin trích những câu nói mà bạn đã nói:
<o:p></o:p>
</o:p>
Kích thước này anh Dũng có chắc không vậy?
Với thỏ đen, xám Việt Nam, thỏ lai hay thỏ Chinchilla, English Spot ... thì còn tạm chấp nhận được chứ với thỏ Pháp hoặc bọn <?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com
><st1:place alt=
</st1:place>New Zealand White như chỗ em thì "pó tay". Chuồng thỏ chỗ em rộng 50cm (dài 75cm) nó nằm ngang còn thấy chật. Anh Dũng làm chuồng dài 50cm thì anh để ổ đẻ vào chỗ nào?<o:p></o:p>

Bây giờ chắc bạn hiều rồi? Tôi ấn tượng với từ Pó tay mà bạn dùng. Thể hiện sự hiểu biết hơn người chăng?<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
<o:p>
Trời! Thật tội nghiệp cho bọn thỏ của anh!
Em thử hình dung: một thỏ mẹ NewZealand (khoảng 4kg) cùng đàn con 8 đứa, 25 ngày tuổi (khoảng 400g/đứa) chen chúc nhau trong 0.2 mét vuông (0.4mx0.5m) thì thật là ... chật hơn cá hộp, anh Dũng nhỉ?
Mà lại còn nuôi số lượng lớn nữa chứ! Anh nuôi thì được chứ bà con nông dân mà làm theo anh thì khổ thân. Bọn ghẻ thỏ và cầu trùng tha hồ mà khoái chí<o:p></o:p>

Lời lẽ để gọi là học hỏi sao? Hay là rất thích đùa? Trong khi bạn chẳng hiều gì? Nhất là bà con nông dân làm theo thì khổ thân? Bạn hãy chỉ cho bà con nông dân quy trình tiên tiến nhất của bạn để giúp bà con nông dân, sao lại còn nói rằng mất lương đuổi việc, là thông tin nội bộ. Làm việc mà cái giá phải trả là ... lãnh lương sớm (lương thôi việc) em hổng ham! Vậy thì câu nói Em hy vọng bà con nông dân cũng tĩnh táo để có một quy trình sản xuất phù hợp với riêng mình, vừa ít tốn công mà lại kinh tế!là như thế nào?

Cái này mới là kỳ nè! Anh dzẫm chân quá sâu vào công việc nội bộ của người khác rồi đó, anh Dũng ạ!
Anh lật cuốn "Kỹ thuật nuôi thỏ công nghiệp" hay bất kỳ cuốn nào của TS. Đinh Văn Bình ra, trong đó có mẫu thông tin thỏ sinh sản đó anh!. Một trình quản lý thuê viết bằng Access có đầy đủ thông tin cơ bản như hai biểu mẫu đó, vậy anh đã hài lòng chưa?
Có lẽ anh chưa thấy số xăm trên tai thỏ như thế nào nên anh mới hỏi vậy?<o:p></o:p>

<o:p>Tất cả cái này bạn không cần phải đem ra đây, bởi vì tôi sử dụng hàng ngày, không có gì là bí mật hay thông tin nội bộ cả, nếu bạn muốn tôi sẵn sàng hướng dẫn như đã hướng dẫn cho mọi người.<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Tôi hỏi bạn lưu gì trên máy tính mà có thể tìm ra thỏ bị xỏng ra ngoài vì biết rằng bạn nói điều này là phi lý. Thỏ bị xỏng ra ngoài thì làm sao căn cứ vào lý lịch để tìm?<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Tôi nói rõ luôn cách làm của tôi: Tất cả thỏ sinh sản của tôi đều có thẻ và tên thỏ theo số thứ tự kèm theo số tai, khi thỏ bị xỏng ra ngoài nhìn vào số tai sẽ biết tên thỏ, ngoài ra trên máy tính tôi lưu tất cả hình ảnh thỏ mẹ và đực giống để sử dụng khi cần thiết, điều tôi muốn hỏi là ở chổ này, chứ chẳng cần biết gì về những cái bạn cho là thông tin nội bộ không được phổ biến ra ngoài như bạn nói. Điều này thì chắc bạn chưa nghỉ tới chứ gì? Tôi cần gì phải giẩm quá sâu vào công việc nội bộ của bạn?<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Dữ liệu trên máy tính của tôi lưu các thông số sau:<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
1. Theo dõi thỏ cái sinh sản : thể hiện những thông số gồm:<o:p></o:p>
- Tên thỏ, số hiệu.<o:p></o:p>
- Tên cha, tên mẹ.<o:p></o:p>
- Số ô chuồng.<o:p></o:p>
- Ngày phối giống lần đầu.<o:p></o:p>
- Ngày tiêm vắc xin.<o:p></o:p>
- Ngày phối giống, tên thỏ đực phối giống.<o:p></o:p>
- Ngày đẻ, số lượng con.<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
2. Theo dõi thỏ con: <o:p></o:p>
- Tên thỏ con.<o:p></o:p>
- Tên thỏ mẹ, tên thỏ cha.<o:p></o:p>
- Ngày sinh.<o:p></o:p>
- Số lượng sống trong 10 ngày tuổi.<o:p></o:p>
- Số lượng thỏ sống sau 30 ngày tuổi.<o:p></o:p>
- Ngày chích ghẻ.<o:p></o:p>
- Ngày tiêm vắc xin bại huyết.<o:p></o:p>
- Số ô chuồng.<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
3. Theo dõi thỏ đực phối giống:<o:p></o:p>
- Tên thỏ đực, số hiệu.<o:p></o:p>
- Tên mẹ.<o:p></o:p>
- Tên cha.<o:p></o:p>
- Thỏ cái phối giống <o:p></o:p>
- Đậu thai, không đậu thai<o:p></o:p>
- Số lượng thỏ con khi sinh.<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
4. Hình ảnh thỏ cái sinh sản, thỏ đực giống, <o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Đó là cơ bản những chỉ tiêu theo dõi thỏ được cập nhật và lưu trên máy tính, chẳng có gì là bí mật cả bạn à.<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Về thẻ có thẻ theo dõi thỏ sinh sản, thẻ theo dõi thỏ con, thẻ theo dõi thỏ đực phối giống. <o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Về bảng theo dõi tại trại ghi ngày phối giống cho tất cả thỏ cái sinh sản, chỉ cần nhìn vào bảng là biết ngay thỏ nào sắp đẻ cũng như thỏ nào đang mang thai, thỏ nào chưa phối giống, chẳng có gì phức tạp cả.<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Về những câu hỏi của bạn tôi xin trả lời ngắn gọn:<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
1
Anh làm thêm khu vực nuôi thỏ con, vậy chi phí đó tính vào khoản nào cho "tiết kiệm"? <o:p></o:p>
Ô chuồng nuôi thỏ con cho đến hậu bị là bắt buộc phải có như bạn thôi. <o:p></o:p>
chuyển sang nuôi chế độ hậu bị chờ giao giống<o:p></o:p>
2.
Hàng ngày anh phải bế thỏ mẹ đến chỗ thỏ con? Nếu làm theo anh thì em phải bế 50 "em thỏ" mỗi ngày (ít nhất 50% số nái là đang nuôi con). Ặc .. ặc.... em ná thở!<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Thỏ con dưới 15 ngày tuổi mỗi ngày cho vào ô thỏ mẹ bú 1lần vào buổi sáng, từ 10 – 15 phút <o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Thỏ con từ 15 ngày tuổi cho ra ô nuôi thỏ con và cũng là nuôi thỏ hậu bị, bắt thỏ mẹ sang cho bú mõi ngày cũng vào buổi sáng, sau 30 phút trả thỏ mẹ về, thỏ con lúc này bắt đầu tập tành cho ăn thức ăn cứng dành riêng cho thỏ con<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Công việc chẳng có gì phức tạp đến nỗi phải ná thở cả. so với công tác phối giống thì còn nhẹ nhàng hơn nhiều, bạn làm không được điều này nữa thì…. không còn gì để nói.<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
3.
Thỏ con 15 ngày đầu ở trong khay nhựa, đặt ngay trên chuồng thỏ mẹ. Ổn!
15 ngày sau ra riêng, "mẹ này, ổ nào? - Ổ này, mẹ nào" có làm anh đau đầu không?<o:p></o:p>
Nếu làm việc mà không khoa học, cứ ngồi đó để mà nhớ như bạn thì đúng là phải đau đầu. Quy trình: Nhìn vào bảng theo dõi tại trại để thực hiện công việc. Trên thẻ theo dõi thỏ mẹ và thẻ theo dõi thỏ con cũng có ghi rõ số ô thỏ con với tên thỏ mẹ đi kèm.<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
4.
Mà thỏ con anh nuôi chung (tập thể) hay nuôi riêng (mỗi ngăn 1 ổ)? Chắc là riêng, không thì thỏ mẹ cắn thỏ ... con bà hàng xóm (dzụ này có, cắn chết chứ không đùa đâu!). Vậy ổ 8 con có được ở rộng hơn ổ 4 con không?<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Tất cả ô đều có kích thước như nhau, từ 15 này đến 30 ngày tuổi mỗi ổ 1 ô dù là 8 hay 4 con. Đến 45 ngày tuổi tách đực cái nuôi riêng, mỗi ô tối đa 4 con, đến 60 ngày giao giống. Con nào không đạt yêu cầu làm giống, thảy loại sang khu vực nuôi thỏ thịt.<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
5.
Rồi sau 15 ngày tuổi thỏ con ngày bú 1 lần có còn đủ dinh dưỡng không anh? Không có tài liệu nào nói đến chuyện này! Chắc phải ... bú bình!<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Tôi không thích kiểu hỏi như thế này bạn nhé.
<o:p></o:p>
Nếu có thể giải thích thêm cho bạn hiểu, bạn hãy thử xem sau khi thỏ con bú xong trong khoảng từ 12 tiếng bạn kiểm tra sữa mẹ xem có còn không thì hãy hỏi? Cho dù bạn có nói rằng cho thỏ con bú tự do thoải mái đi nữa thì thỏ mẹ cũng không còn sữa để cho nó bú, bạn tự thể hiện mình chưa hiểu gì về nuôi thỏ sinh sản, hãy tìm đọc lại tài liệu hoặc tự kiểm chứng thực tế.
<o:p></o:p>
Lượng sữa tiết ra trong một khoảng thời gian nhất định là như nhau, bạn có cho thỏ con đeo bú mãi đi nữa cũng chỉ làm mệt thỏ mẹ mà thôi. Do đó trong giai đoạn này là giai đoạn thỏ con bắt đầu tập ăn, đó là phương cách tiếp ứng lượng thức ăn cũng như dinh dưỡng cho giai đoạn mà nhu cầu của thỏ con bắt đầu tăng cao.
<o:p></o:p>
Hỏi linh tinh chơi vậy thôi, anh không cần phải trả lời. Việc anh, anh cứ làm. Em chẳng quan tâm chi cho nhọc. Nhưng có vấn đề này em muốn tham khảo nghiêm túc:
Đó là: Tại sao phải tách thỏ con khỏi mẹ?
Vì tiêu chí "sạch bệnh" của anh à? Hay thỏ con cần ăn "một thứ gì đó" mà thỏ mẹ ... không được ăn?<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
<!-- / message --><!-- sig -->Xin nói lại với bạn rằng tôi lúc nào cũng nghiêm túc.
<o:p></o:p>
Nên tách thỏ con khỏi thỏ mẹ vì những nguyên nhân :
<o:p></o:p>
- Trong thời gian thỏ con còn bú, nên tách riêng thỏ con nhằm mục đích bảo vệ thỏ con không bị thỏ mẹ nhảy vào ổ, giẩm đạp làm thỏ con giật mình, có khi bị đè chết. Đôi khi thỏ mẹ hất đổ cả ổ thỏ con ra ngoài. Trong thời gian này thỏ con chủ yếu là ngủ.
<o:p></o:p>
- Nếu đáy lưới ổ đẻ làm bằng lưới kẽm, thỏ con có thể bị kẹt chân vào những mắc lưới này do thỏ mẹ đẩy làm dịch chuyển ổ, khi đó thỏ con sẽ bị đè chết khi thỏ mẹ vào cho bú, bình thường vẫn hay xãy ra trường hợp kẹt chân thỏ con, vì thế sau khi bú xong người ta cho thỏ vào những khai nhựa và đưa vào khu vực ủ ấm cho thỏ.
<o:p></o:p>
Vấn đề này không liên quan gì đến tiêu chí sạch bệnh, tiêu chí sạch bệnh xuất phát từ chọn lọc giống thỏ. Tiêu chí sạch bệnh xét trên cùng lúc thỏ mẹ, thỏ cha nữa chứ không riêng gì thỏ con. Bạn nên tìm hiểu thêm về vấn đề này.
<o:p></o:p>
Cuối cùng tôi không muốn trao đổi gì thêm với bạn nữa, bởi vì tôi đã thấy bạn nuôi thỏ như thế nào rồi. Trong lúc trả lời bạn về bài viết này tôi cũng được nhiều anh em khác trên diễn đàn này đt nói về bài viết của bạn và bạn còn hỏi họ về cách làm chuồng thỏ?

Tôi mời bạn có dịp đi qua chổ tôi vào trại của tôi để xem những gì tôi đang làm có được không và cùng góp ý, ngược lại tôi cũng mong được tham quan trại thỏ của bạn để học hỏi? Còn bạn muốn chứng minh hay không là quyền của bạn.
</o:p>

</o:p>

---------------
Vài hình ảnh về trại thỏ An Hòa:

Ô thỏ sinh sản:

32011a13011341411.jpg


Đặt ổ đẻ vào chuồng trước khi sinh 2 ngày:

32011a13011343532.jpg

---------------
Thỏ con trong khai nhựa:

32011a13011346043.jpg

---------------
32011a13011347904.jpg

---------------
32011a13011350265.jpg

---------------
Cho thỏ con vào ổ bú mẹ:

32011a13011351796.jpg

---------------
Thỏ mẹ cho thỏ con bú tại ô chuồng thỏ con sau 15 ngày tuổi:

32011a13011353017.jpg

---------------
Thỏ con 18 - 20 ngày tuổi:

32011a13011354298.jpg

---------------
32011a13011354809.jpg

---------------
Khu vực ủ ấm thỏ con:

32011a130113558210.jpg

---------------
Bảng theo dõi phối giống tại trại:

32011a130113567512.jpg

---------------
Khu vực nuôi thỏ con:

32011a130113576911.jpg
 
Last edited:
T
Khi nói vui, bạn bè em thường bảo : Đầu đuôi ra sao, nói ... khúc giữa nghe chơi!
Thì ra anh em mình cũng thật là "vui", toàn tranh luận chuyện không đầu không cuối. Mấy ngày qua bà con tốn thời gian theo dõi mà chẳng học hỏi được gì.
Em muốn kết thúc tranh luận tại đây. Em vẫn tin anh là chuyên gia. Anh còn anh hùng hồn khẳng định em "chẳng biết gì". Không sao cả! Mong rằng chúng ta đừng nhận xét lầm.
Không nói đến quy trình quy ... rùa gì nữa, em chỉ nói vài điều hơi trái quan điểm của anh để người chăn nuôi thỏ có thêm quyền lựa chọn:
1. Nếu bạn chăn nuôi nhân thuần (mọi cá thể vật nuôi đều có ngoại hình giống nhau) thì việc quan trọng không phải lưu giữ hình ảnh mà là quản lý nguồn gốc.
2. Theo em, thỏ mẹ cần yên tĩnh thật, nhưng không phải tất cả thời gian. Chỉ cần trong tuần lễ đầu sau khi sinh là quá đủ.
3. Thỏ sơ sinh thường bị kẹt chân vì chúng ta dùng khay nhựa (làm ổ đẻ) không đúng quy cách. Nên chọn loại hoa văn ca-rô vuông lỗ mịn và dùng một nuột kẽm cố định xuống sàn thì giải quyết được vấn đề.
4. Thỏ con thường quấy quả mẹ nó khi nó đã đi vững (sau 15 ngày tuổi). Mẹ nó tự có cách đối phó, thường là nhảy phóc ra xa, nằm sát vào góc và ép ngực xuống sàn. Không vấn đề gì! Chuyện thỏ mẹ phản đối bằng cách cắn lại con (như chó mèo?!) thì em chưa từng thấy.
5. Sữa mẹ tiết ra là có giới hạn nhưng theo nhu cầu. Tạo tạo hóa rất hay khi "tạo ra" Oxytocin. Chính động tác vòi mẹ của thỏ con góp phần kích thích tạo Oxytocin giúp duy trì và nâng cao năng suất sữa của thỏ mẹ. Vì vậy, thỏ mẹ nuôi 3-4 con cũng có thể nuôi 8-10 con.
Cuối cùng, quan điểm của riêng em, là đừng ngại hỏi! Muốn học, phải hỏi. Hỏi là để học. Hỏi là để biết cái hay, cái dỡ của người ta, và quan trọng là để mình biết nhiều hơn. Hỏi - không làm mình dở đi mà ngược lại có thể mình sẽ giỏi hơn! Ai nói gì cũng mặc, em sẽ hỏi, học, học hỏi mãi thôi!
 
Tôi đồng ý với bạn về vấn đề:

Việc tạo Oxytocin cũng có phần nhờ kích thích của thỏ con, nhưng việc tạo ra sữa đó không đáng kể cho thỏ con tiêu thụ trong một khoảng thời gian nhất định nào đó, thỏ con cứ đeo bám mẹ làm thỏ mẹ cứ chạy trốn, đó cũng là nguyên nhân làm giảm khả năng tiết sữa của thỏ mẹ, vô tình ta đã làm giảm lượng sữa cần có cho thỏ con. Trong thực tế khi chích Oxytocin cho thỏ đẻ, ngoài tác dụng kích thích thỏ đẻ đồng loạt, nhả nhau thai nhanh thì khả năng tiết sữa của thỏ mẹ cũng không tăng bao nhiêu. Tốt nhất là cho thỏ mẹ nghỉ ngơi, ăn thức ăn đủ chất nhất là Protein và vitamin trong cả thời gian mang thai thì mới cải thiện đáng kể lượng sữa sản xuất ra để nuôi con. Đó là nguyên nhân căn bản làm thỏ mẹ thiếu sữa trong giai đoạn cho con bú, làm thỏ con chết nhiều nhất ở giai đoạn dưới 10 ngày tuổi.

Tuy nhiên những vấn đề còn lại:

1. Hình ảnh ảnh mặc dù không có tác dụng 100% để nhận diện thỏ, nhưng đôi khi cũng có tác dụng tích cực giúp người quản lý xác định những trường hợp nghi ngờ có sự lẫn lộn.

2.Thỏ không chỉ cần nghỉ ngơi trong tuần lễ đầu mà suốt trong quá trình nuôi con, thỏ mẹ vẫn cần một sự yên tĩnh cần thiết để phục hồi sức khỏe, không những để tạo ra sữa nuôi con mà còn chuẩn bị cho một chu kỳ sinh sản mới. Bạn thử thí nghiệm nuôi bồ câu chung với thỏ thử xem, tiếng động do chim bồ câu vổ cánh, gáy (gù) sẽ làm thỏ không yên tĩnh và năng suất sinh sản, năng suất tiết sữa sẽ giảm rất rõ.

Thỏ con thường quấy quả mẹ nó khi nó đã đi vững (sau 15 ngày tuổi). Mẹ nó tự có cách đối phó, thường là nhảy phóc ra xa, nằm sát vào góc và ép ngực xuống sàn. Không vấn đề gì! Chuyện thỏ mẹ phản đối bằng cách cắn lại con (như chó mèo?!) thì em chưa từng thấy.
Phản ứng của thỏ mẹ né con không những ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe thỏ mẹ, mà đôi khi còn tạo phản ứng đối chọi, cắn thỏ con, không cho con bú...nhất là trong giai đoạn tiết sữa nhiều nhất để phục vụ sự phát triển của thỏ con. Trong tự nhiên thỏ mẹ có đủ điều kiện hơn để né tránh thỏ con đòi bú, còn nuôi nhốt thì thỏ mẹ hoàn toàn không có khả năng đó.
 
Bạn nguyenag1980 thân. Tôi nhận được câu hỏi của bạn qua tin nhắn, tôi xin phép trả lời bạn ở đây cũng là để mọi người tham khảo và góp ý.

gủi bác hiếu



<HR style="COLOR: #e1e1e1" SIZE=1><!-- / icon and title --><!-- message --><!-- message -->
bác hiếu ơi cho em hỏi?
- làm thế nào mình biết thỏ cái mang thai?
- khi nó đẻ đem con nó đi nó có bỏ con nó không ?
- nếu lấy con nó ra thì lấy ở ngày thứ mấy được ?
- vì hòi còn nhỏ ỏ quê nuôi bọn nó ợ nó dẫm chết lấy con nó rồi nó không thèm cho con nó bú nữa làm hại chết nguyên ổ luôn buồn :1^::1^::1^::1^:
- bây giờ lên sg đang nuôi lại vài em chơi đồng thời học hỏi thêm kinh nghiệm của các bác để gửi về quê mở trại chăn nuôi thỏ cho mẹ ?
Rất mong được học hỏi thêm kinh nghiệm của bác .

1. Cách nhận biết thỏ mang thai:

- Thử thai thỏ vào ngày thứ 10 - 13 sau ngày phối giống, đặt thỏ trên một mặt phẳng vừa tầm với người thử thai, hai chân sau thỏ chạm và tựa xuống mặt phẳng, hai chân trước hơi nhấc lên khỏi mặt phẳng. Người thử thai một tay nắm tai thỏ hơi nhấc lên, tay kia luồn xuống phía bụng dưới của thỏ, và xoa nắn nhẹ nhàng toàn bộ khu vực bụng dưới của thỏ. Nếu thỏ có thai ta sẽ cảm nhận những cục hơi cứng cứng to bằng ngón tay út chạy qua lại trong khoang bụng ( chú ý phân biệt với phân thỏ - nhỏ hơn, cứng hơn).

- 4 ngày sau ngày phối giống, ta cho phối lại, nếu thỏ chịu đực thì khả năng lần phối đầu tiên không đâu thai. Nếu thỏ không chịu, đồng thời có biểu hiện sợ thỏ đực, nằm sát xuống sàn chuồng và kêu thì khả năng thỏ đã đâu thai.

2.Khi thỏ đẻ xong: bắt thỏ con ra để riêng và mỗi ngày cho thỏ con vào ổ mẹ bú một lần, thỏ mẹ nếu có sữa đầy đủ sẽ không bỏ con.

Những trường hợp thỏ mẹ không chịu vào ổ cho con bú đa phần là do thỏ mẹ không có sữa ( ngoại trừ những con mới đẻ lần đầu chưa quen - số này rất ít). Khi thỏ mẹ có sữa đây đủ, bầu vú căng thì phản xạ của nó là cho thỏ con bú giống như một cách làm giảm đau do bầu vú căng sữa.

3. Sau khi thỏ đẻ : khoảng 1 - 2 giờ là ta có thể đưa thỏ con ra ngoài được rồi.

Trường hợp ổ thỏ con của bạn bị chết trước đây không phải do thỏ mẹ bỏ con, mà có thể do nhiều nguyên nhân: thỏ mẹ không có sữa nên không chịu cho con bú, thỏ con bị lạnh (mất nhiệt), thỏ mẹ có thai quá sớm (chưa đủ tuổi thành thục), thỏ đực quá già hoặc quá non...

Thân chào bạn.
 
T
chào sư phụ

Bạn nguyenag1980 thân. Tôi nhận được câu hỏi của bạn qua tin nhắn, tôi xin phép trả lời bạn ở đây cũng là để mọi người tham khảo và góp ý.



1. Cách nhận biết thỏ mang thai:

- Thử thai thỏ vào ngày thứ 10 - 13 sau ngày phối giống, đặt thỏ trên một mặt phẳng vừa tầm với người thử thai, hai chân sau thỏ chạm và tựa xuống mặt phẳng, hai chân trước hơi nhấc lên khỏi mặt phẳng. Người thử thai một tay nắm tai thỏ hơi nhấc lên, tay kia luồn xuống phía bụng dưới của thỏ, và xoa nắn nhẹ nhàng toàn bộ khu vực bụng dưới của thỏ. Nếu thỏ có thai ta sẽ cảm nhận những cục hơi cứng cứng to bằng ngón tay út chạy qua lại trong khoang bụng ( chú ý phân biệt với phân thỏ - nhỏ hơn, cứng hơn).

- 4 ngày sau ngày phối giống, ta cho phối lại, nếu thỏ chịu đực thì khả năng lần phối đầu tiên không đâu thai. Nếu thỏ không chịu, đồng thời có biểu hiện sợ thỏ đực, nằm sát xuống sàn chuồng và kêu thì khả năng thỏ đã đâu thai.

2.Khi thỏ đẻ xong: bắt thỏ con ra để riêng và mỗi ngày cho thỏ con vào ổ mẹ bú một lần, thỏ mẹ nếu có sữa đầy đủ sẽ không bỏ con.

Những trường hợp thỏ mẹ không chịu vào ổ cho con bú đa phần là do thỏ mẹ không có sữa ( ngoại trừ những con mới đẻ lần đầu chưa quen - số này rất ít). Khi thỏ mẹ có sữa đây đủ, bầu vú căng thì phản xạ của nó là cho thỏ con bú giống như một cách làm giảm đau do bầu vú căng sữa.

3. Sau khi thỏ đẻ : khoảng 1 - 2 giờ là ta có thể đưa thỏ con ra ngoài được rồi.

Trường hợp ổ thỏ con của bạn bị chết trước đây không phải do thỏ mẹ bỏ con, mà có thể do nhiều nguyên nhân: thỏ mẹ không có sữa nên không chịu cho con bú, thỏ con bị lạnh (mất nhiệt), thỏ mẹ có thai quá sớm (chưa đủ tuổi thành thục), thỏ đực quá già hoặc quá non...

Thân chào bạn.


he he kết sư phụ quá quá quá .........................:wub:
 
T
Cảm ơn sự tận tình của anh Dũng. (Anh tận tình quá mức làm em phát ngại!:D)
Hình ảnh trại An Hòa quả rất ấn tượng, tương đối giống trong sự hình dung của em (thông qua lời kể của một số bạn bè).
Hôm trước gởi gởi mấy tấm hình mà không được, hy vọng lần này thành công (coi như không thất hứa với bà con).
[/URL]
[/URL]
Em rất tiếc vì không phải là Chủ nhiệm, như anh, hay đại loại là một cá nhân có quyền quyết định. Em chỉ là nhân viên, và doanh nghiệp thì có nội quy. Thương bà con nuôi thỏ lắm nhưng đành chịu!
--------o0o-----​

Nhân đây chào bạn Tấn Thành. Cảm ơn bạn rất nhiều về việc bạn chỉ giáo cho mình điểm mạnh, điểm yếu của chuồng bồ câu đem dùng ... nuôi thỏ. Để trả ơn bạn, nếu bạn cần biết ưu điểm chuồng thỏ (bằng lưới sắt) đem nuôi ... bồ câu thế nào thì mình sẽ chỉ cho. Chỗ mình thanh lý một số chuồng thỏ cũ, hiện mình đang dùng nuôi bồ câu đó:D
Bạn đã chuẩn bị vài cặp Mimas để đổi thỏ New Zealand của mình chưa?
 
Last edited by a moderator:
T
12h đêm, trong ca trực, điện thoại nood wá-_-
Tai thỏ chụp hôm trước, nay mới up được. Bà con đọc nổi đó là số mấy không? Số xăm bị lỗi, đọc không lộn mới là lạ.
Còn bọn nhóc 2 tháng tuổi đợi người bên đội sản xuất về bắt. Khu này xài bóng tiết kiệm, tối quá, chụp không thấy gì hết.
[/URL]
 
Last edited by a moderator:
T
Ảnh chụp chiều nay, nơi em đang làm việc - một trong ba điểm sản xuất giống của công ty. Thứ tự: phòng lưu trữ văn thư - phía tây - bên hông và phía sau (trại cách đường lộ 1 ao đầy lục bình chứa nưới tưới thanh long. Đặc biệt, cá trong ao cực to vì xơi nhiều phân thỏ ::p)
 
T
Còn đây, nguồn thức ăn thô xanh:
1. Cỏ non VA06 cho thỏ "cưng"
2. Chè khổng lồ gigantea, mấy hôm nay mưa nên chưa tưới:D
3, 4, 5. Bãi cỏ đang thu hoạch và cỏ giống để chuẩn bị mở rộng diện tích trong mùa mưa tới.
Ngày mai ra vườn thanh long em sẽ chụp hình rau lang và rau muống (trồng xen dưới tán thanh long) cho bà con. Giờ em phải đảo một vòng cho xong phận sự đây!
(Thiệt tình, những lúc trực đêm thế này không lên mạng thì buồn chết :eek::eek::eek:)
 
T
chào anh

Cảm ơn sự tận tình của anh Dũng. (Anh tận tình quá mức làm em phát ngại!:D)
Hình ảnh trại An Hòa quả rất ấn tượng, tương đối giống trong sự hình dung của em (thông qua lời kể của một số bạn bè).
Hôm trước gởi gởi mấy tấm hình mà không được, hy vọng lần này thành công (coi như không thất hứa với bà con).
Em rất tiếc vì không phải là Chủ nhiệm, như anh, hay đại loại là một cá nhân có quyền quyết định. Em chỉ là nhân viên, và doanh nghiệp thì có nội quy. Thương bà con nuôi thỏ lắm nhưng đành chịu!
--------o0o-----​

Nhân đây chào bạn Tấn Thành. Cảm ơn bạn rất nhiều về việc bạn chỉ giáo cho mình điểm mạnh, điểm yếu của chuồng bồ câu đem dùng ... nuôi thỏ. Để trả ơn bạn, nếu bạn cần biết ưu điểm chuồng thỏ (bằng lưới sắt) đem nuôi ... bồ câu thế nào thì mình sẽ chỉ cho. Chỗ mình thanh lý một số chuồng thỏ cũ, hiện mình đang dùng nuôi bồ câu đó:D
Bạn đã chuẩn bị vài cặp Mimas để đổi thỏ New Zealand của mình chưa?

- chào anh . rất cám ơn ý tốt của anh nhưng mình hiện có dự định khác :huh:

khi nào mình có nhu cầu thì liên hệ anh nhé:lol:
 
X
2. Chè khổng lồ gigantea, mấy hôm nay mưa nên chưa tưới:D
Anh ơi cây trè này bên anh có bán giống ko? Em muốn mua một ít về trồng thử :wub:
Nhà em ở Phan Thiết và cũng nuôi thỏ nè !!
 
T
Đến hẹn lại lên, như đã hứa, em giới thiệu với anh Dũng và mọi người chút "đặc sản" chỗ em:
1. Bãi rau muống đã "tận tình phục vụ" đàn thỏ suốt mấy tháng mùa khô vừa qua, giờ được "nghỉ hưu"....
2. ... sẽ thay thế bằng bãi này. Tiếng là trồng cho thỏ nhưng lứa đầu chỉ thấy toàn là người dùng thôi!::p (Thịt thỏ xào rau muống, ngon tuyệt! Không thua thịt bò:huh:)
3, 4. Còn đây là rau lang được trồng trên đất thanh long. Mức độ che phủ đất tuyệt vời (không kém dây đậu ma ở các lô cao su non Đồng Nai!). Em đang thí điểm mô hình dùng rau lang che phủ đất, giữ ẩm cho thanh long trong năm đầu xuống giống.
Một công đôi việc :huh:
5. Rau cắt đi rồi ... đất chỏng chơ !
 
T
Món ngon cho cuối tiệc, món "đặc sản" địa phương!
Sau bài này, hy vọng anh Dũng và mọi người hiểu được vì sao cách chăn nuôi và kinh doanh thỏ chỗ em có phần lập dị.
1.Chỗ em, đâu đâu cũng thấy thứ này.... Rồng xanh quấn trụ! Nhưng quan trọng là ở dưới gốc...
2,3,4,5... rau muống sản phẩm không mong muốn của người trồng thanh long.
Họ muốn loại bỏ nó. Chúng ta cần nó để nuôi thỏ!
Mà không chỉ rau muống, dưới tán thanh long còn vô số rau trai, cỏ mật ...
Và Phan Thiết (Bình Thuận) thì vô số thanh long.
Vậy là doanh nghiệp ra đời, đảm nhận công việc "dọn vườn miễn phí" cho bà con, đồng thời cung cấp cho họ phân bón (phân thỏ), sắp tới sẽ là phân trùn quế (được nuôi từ phân thỏ) và phân vi sinh.
Một quy trình sản xuất khép kín với một chiến lược dài hơi đã và đang được lặng lẽ tiến hành. Thỏ giống em sản xuất ra vì vậy không đủ đáp ứng cho nhu cầu phát triển nội bộ. Hy vọng không lâu nữa sẽ ra mắt mọi người một sản phẩm mới "trắng tinh và sạch sẽ".
Thân ái chào anh Dũng và mọi người !
 
T
Anh ơi cây trè này bên anh có bán giống ko? Em muốn mua một ít về trồng thử :wub:
Nhà em ở Phan Thiết và cũng nuôi thỏ nè !!
Chè khổng lồ chỗ mình không bán. Chỉ để ... tặng thôi!
Bạn ghé chỗ mình đi (thôn Xuân Hòa, xã Phong Nẫm) mình sẽ chặt cho bạn một ít.
 
N
tôi là một nông dân chất phác. tôi rất thích cách mà bác nguyenhungdung trình bày. hiện nay tôi mới nuôi 10 con thỏ sinh sản, tôi sẽ phát triển thêm. tôi muốn bán thỏ cho bác Dũng và sẽ mua thêm 1 ít con giống từ trại An Hòa ( khi điều kiện kinh tế cho phép). tôi sẽ không hỏi về giá thu mua, vì nó biến động theo thị trường. khi nào bán thỏ tôi sẽ hỏi. nhưng tôi muốn hỏi : nếu tôi muốn chuyển thỏ bán cho bác Dũng bằng xe đò có được không, cách thức vận chuyển và thanh toán. (tôi hiện ở gò công, tiền giang), mong nhận hồi âm. xin cãm ơn trước !
 
Back
Top