Nuôi thỏ như thế nào?

Thấy trên diễn đàn có nhiều topic về nhiều động vật nuôi khác nhau được trao đổi thảo luận rất hay, qua đó đúc kết trao đổi kinh nghiệm nuôi, hướng đến những quy trình nuôi tiên tiến hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho người nuôi.

Con thỏ là động vật nuôi vừa quen thuộc vừa mới mẻ. Về kỷ thuật nuôi thì đang dừng ở những kiến thức cơ bản, về kinh nghiệm nuôi thì mỗi người tích lũy một kinh nghiệm nuôi khác nhau. Nhìn tổng thể thì hiệu quả nuôi vẫn còn thấp, bài toán hiệu quả kinh tế từ nuôi thỏ vẫn còn phải tiếp tục tìm lời giải đáp theo hướng hiệu quả nhất, chính xác nhất.


Vậy tôi lập topic này với mong muốn những ai quan tâm đến nghề nuôi thỏ cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi những hỏi đáp thắc mắc xung quanh nghề nuôi thỏ. Mong một ngày, nghề nuôi thỏ thật sự là một nghề nuôi hiệu quả. Hiện nay cũng rất vui là thị trường thịt thỏ bán rất chạy, đó là lời giải cho đầu ra con thỏ, vấn đề còn lại kỷ thuật nuôi để đạt hiệu quả cao nhất.


Thân chào.

********************************************************************

Nhắc lại quy trình chăm sóc thỏ mẹ, thỏ con.

- Thử thai sau 14 ngày phối giống, thỏ đậu thai được tiêm ADE, Can xi, PenStrep, Ivermectin và cầu trùng. Thỏ không đậu thai đưa vào danh sách phối lại.

- Ngày 24 thai kỳ tiêm lần 2 : ADE, Can xi, PenStrep.

- Ngày 31 thỏ sinh, tiêm thỏ mẹ: ADE, Can xi, PenStrep, kích sữa.

- Thỏ con: Từ ngày 1 đến ngày 14 cho bú bình thường. Ngày thứ 14 bỏ ổ thỏ con, cho sống chung với thỏ mẹ để tập ăn, tiêm phòng E-coli lần 1. Ngày thứ 25 tiêm phòng cầu trùng. Ngày thứ 31 thôi bú, bấm số tai thỏ, phân loại đực cái, tiêm phòng E-coli lần 2. Ngày 55 tiêm phòng ghẻ, ngày 60 tiêm vắc xin bại huyết.

- Thỏ mẹ sau khi sinh 15 ngày đưa vào danh sách phối giống lại.

Trong quy trình trên cần đặc biệt chú ý giai đoạn thỏ con từ khi thôi bú đến dưới 60 ngày tuổi, thỏ rất dễ tiêu chảy và chết rất nhiều, tỷ lệ thỏ sống nhiều hay ít là ở giai đoạn này.

Muốn nâng cao tỷ lệ sống cần chú ý những vấn đề sau:

- Hàng ngày quan sát phân thỏ để kịp thời phát hiện những đàn thỏ có biểu hiện tiêu chảy để kịp thời cách ly và điều trị.

- Nên nuôi riêng đực cái và nuôi thưa (2 con /ô chuồng) thỏ sẽ ít bệnh, lớn nhanh, dễ phát hiện thỏ bệnh.

- Chú ý lượng thức ăn hàng ngày vừa đủ, không thừa không thiếu và tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng phù hợp với thỏ con.

- Những đàn thỏ suy dinh dưỡng trong giai đoạn bú mẹ thường dễ chết sau khi thôi bú, đối với những đàn thỏ này cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, bổ sung vitamin, khoáng chất giúp thỏ phát triển bình thường.


 


Last edited by a moderator:
H
chuyen cua tho

Tôi thấy trên video thấy nuôi thỏ con trong rổ nhựa, rồi người ta cứ bắt bằng tay bình thường. Nhưng có tài liệu nói nếu làm như vậy thì thỏ mẹ sẽ bỏ ổ hoặc cắn con chết. Vậy máy bác cho ý kiến thực tế chứ đọc sách lúc này lúc kia chắc loạn não wa‘.
Còn việc cho thỏ uống nước, Lúc nhỏ cho uống trong máng nhựa, bây gìơ lớn thì mấy em nó cắn hư hết rồi, tìm mua núm cho thỏ thì không có ai bán cả. Có cách nào tự làm núm được không. Ngoài ra tôi thấy đầu tư nuôi thỏ cũng khó, 1 con thỏ giống 30 ngày tuổi giá 50.000đ/con, nuôi 3 tháng 5kg thức ăn x 12000kg = 60.000đ (chưa tính rau), chuồn nuôi đống tiết kiệm lắm cũng mất 50.000đ (600x500x400) nuôi được 5 con. Tổng cộng hết 120.000. Còn khi bán ra cao lắm cũng chỉ được 70.000kg.
 


Tôi thấy trên video thấy nuôi thỏ con trong rổ nhựa, rồi người ta cứ bắt bằng tay bình thường. Nhưng có tài liệu nói nếu làm như vậy thì thỏ mẹ sẽ bỏ ổ hoặc cắn con chết. Vậy máy bác cho ý kiến thực tế chứ đọc sách lúc này lúc kia chắc loạn não wa‘.
Còn việc cho thỏ uống nước, Lúc nhỏ cho uống trong máng nhựa, bây gìơ lớn thì mấy em nó cắn hư hết rồi, tìm mua núm cho thỏ thì không có ai bán cả. Có cách nào tự làm núm được không. Ngoài ra tôi thấy đầu tư nuôi thỏ cũng khó, 1 con thỏ giống 30 ngày tuổi giá 50.000đ/con, nuôi 3 tháng 5kg thức ăn x 12000kg = 60.000đ (chưa tính rau), chuồn nuôi đống tiết kiệm lắm cũng mất 50.000đ (600x500x400) nuôi được 5 con. Tổng cộng hết 120.000. Còn khi bán ra cao lắm cũng chỉ được 70.000kg.

Trên thực tế hoàn toàn không xãy ra vấn đề thỏ mẹ bỏ ổ hoặc cắn thỏ con nếu bắt thỏ con bằng tay. Nuôi theo kiểu bây giờ không đặt ổ, chỉ đặt trong giai đoạn thỏ có thai ở ngày thứ 29 để phòng trường hợp thỏ đẻ sớm bị rớt ra ngoài chết thỏ con, thỏ thường đẻ vào ngày thứ 31, sau khi đẻ xong bắt thỏ con cho vào rổ nhựa và không đặt ổ nữa, mỗi ngày cho thỏ con bú mẹ một lần, mỗi lần khoảng 3 đến 5 phút là xong, nên làm gì có chuyện thỏ mẹ bỏ ổ?

Việc gửi thỏ con cho thỏ mẹ khác cho bú cũng vậy, hoàn toàn không có chuyện phải bắt thỏ cùng lứa, hoặc tay phải lót một ít lông thỏ đó rồi mới gửi, nếu không thỏ mẹ sẽ không chịu cho đàn thỏ gửi bú? Trên thực tế, tôi vẫn thường gửi thỏ ở bất kỳ tuổi nào và cho bất kỳ thỏ mẹ nào, miễn rằng thỏ đó có đủ sữa. Cách làm là bắt thỏ mẹ đó bỏ vào ổ hoặc vào rổ để trên mặt chuồng sau đó bỏ thỏ con cần gửi vào, một số thỏ con không quen sẽ không chịu bú, nhưng cứ để một lúc thì nó sẽ tự tìm vú để bú, cũng có vài trường hợp thỏ mẹ thấy thỏ con lạ có phản ứng như cắn thỏ con, ta nắm chặt tai thỏ để cho thỏ con bú. Do đó mỗi buổi sáng khi cho thỏ con bú, ta nên cho những đàn thỏ mới đẻ ngày đầu bú trước hoặc những đàn thỏ mà thỏ mẹ thiếu sữa bú trước, mục đích là xem đàn thỏ nào không no để đưa đi gửi bú ở những thỏ mẹ khác ít con thừa sữa.

Nếu bạn huuphuoc mua thỏ thỏ con để nuôi thỏ thịt thì sẽ không lời là chắc chắn. Mình phải tạo đàn thỏ bố mẹ tốt để làm công việc sinh sản ra thỏ con để nuôi thịt, thậm chí phải loại bỏ tất cả thỏ cái sinh sản kém, năng suất đẻ không cao.

Bạn nuôi 3 tháng, thỏ đạt trọng lượng 2,2kg khi bán ít nhất cũng 110.000đ.

Về tiêu tốn thức ăn, thường trong mức 3.5kg/1kg thỏ hơi, giá cám thỏ là 9500đ/kg, tức là 2.2 x 3.5 x 9.500 = 73.150đ/ 1 con thỏ, riêng chi phí thức ăn cho thỏ bố mẹ được tính vào giá thành con giống thường ở mức 12.000đ - 15.000đ /thỏ con, vẫn có lời chứ? Còn chi phí chuồng nuôi thì nuôi con gì cũng phải tốn khoảng đầu tư này, riêng thỏ thì khoản này tương đối là nhẹ nhất.

Bài toán nuôi thỏ đặt ra là làm sao tăng được năng suất sản suất thỏ con, tỷ lệ nuôi sống đến khi xuất bán cao nhất, hạ giá thành chăn nuôi bằng cách cho ăn thêm rau cỏ... là thành công.
 
N
tiem thuoc cho tho

chao chu DUNG
tho chau bi viem vu chau da mua thuoc ve tiem cho tho.nhung phai tiem o bap,ma chau khong the nao tiem duoc.kho tiem qua chu ah.minh co the tiem o gay tho duoc khong chu.neu khong duoc.chu co the chi chau tiem bap mot cach cu the nha chu DUNG.
CAM ON CHU NHIEU LAM.
 
chao chu DUNG
tho chau bi viem vu chau da mua thuoc ve tiem cho tho.nhung phai tiem o bap,ma chau khong the nao tiem duoc.kho tiem qua chu ah.minh co the tiem o gay tho duoc khong chu.neu khong duoc.chu co the chi chau tiem bap mot cach cu the nha chu DUNG.
CAM ON CHU NHIEU LAM.

Cách tiêm thuốc cho thỏ:

- Tiêm dưới da: Tiêm tại vị trí dưới da gáy thỏ, tay nắm hai tai thỏ, hai ngón tay cái và trỏ nhấc lớp da gáy lên và chích vào dưới da.

- Tiêm bắp: Nên có người thứ hai phụ, người phụ giữ tai và hai chân trước thỏ, người tiêm một tay giữ hai chân sau thỏ, một tay cầm kim tiêm chích vào phía trong bắp đùi thỏ. Người quen thao tác có thể vừa giữ thỏ vừa chích thỏ, một tay giữ 4 chân thỏ và hai tai thỏ, tay còn lại làm thao tác chích vào bắp đùi thỏ, khi thực hiện cần cẩn thận, vì có thể làm thỏ gãy xương sống, xương cổ, nhất là đối với những con thỏ lớn và có thai.

Thuốc chỉ định tiêm bắp thì nên tiêm bắp, nếu tiêm dưới da thì hiệu quả trị bệnh sẽ không cao.

Tôi chỉ bạn cách này, nếu thọ viêm vú do sốt sữa, bạn dùng dao lam mổ một vết nhỏ tại vị trí viêm, lấy hết mũ và sữa đóng cục ra, sát trùng vết mổ bằng thuốc sát trùng vết thương, chích thỏ bằng peni-strepto, khoảng 1 tuần sau thỏ sẽ lành vết thương.
 
Xin chào ACE trên diễn đàn.

Xin hỏi ACE, có ai biết có trại thỏ nào ở khu vực TP-Cần Thơ không, để mình xin đến tham quan, học hỏi cách chăn nuôi lọai động vật nay,

Mình vừa mua lại của người ta bán dạo, nói thỏ niudilan lai,Mình nói mua 1 thỏ đực 5 thỏ cái, đến 1 tháng nay nó lòi ra 3 hoàng tử và 3 cô công chúa, he he, hơi buồn tí xíu thôi

Xin hỏi ACE nào ở gần , có giống chè khổng lồ để trồng cho thỏ ăn, nếu có cho mình xin 1 số hom giống về để trồng thử,
Cám ơn ACE ở gần có thiện tâm,

-------------------------
Mình có Bán bồ câu giống Pháp lai, và bồ câu gà mĩ
Liện hệ Hải: 01246 514 366 Hoac 0903 248 720
( D/C: 128 CMT8,P. Cai khe,Q.Ninh Kieu,TP-Cantho, Tiệm dán xe Dũng)
 
N
nuoi tho

chao chu DUNG
chao chau hoi tho chau,mat duoi ban chan dieu bi noi vay rop,xung quanh hoi xung.chau da tiem thuoc Bvermectin 2.5%, 3 tuan lien tiep ma van thay khong co dau hieu giam ma cang lang nhanh ra cac vung khac cua chan.
chau xin y kien cua chu.
cam on chu nhieu.
 
chao chu DUNG
chao chau hoi tho chau,mat duoi ban chan dieu bi noi vay rop,xung quanh hoi xung.chau da tiem thuoc Bvermectin 2.5%, 3 tuan lien tiep ma van thay khong co dau hieu giam ma cang lang nhanh ra cac vung khac cua chan.
chau xin y kien cua chu.
cam on chu nhieu.

Trước đây trong đàn thỏ của tôi cũng có một con bị trường hợp này, cuối cùng tôi đã bán thịt vì trị xong thỏ bị mất hết móng chân và cũng không chịu phối giống.

Tôi nghĩ trường hợp này nên dùng các loại thuốc chống viêm nhiễm như Peni_strepto phối hợp với Bivermectin.
 

P
Thỏ bị lở loét ở chân

Chao anh nguyenhungdung, hiện giờ đàn thỏ nhà em bị lở chân. Anh có thể huớng dẫn e cách chữa trị đuợc không ạ?
Cảm ơn anh :)
 
Chao anh nguyenhungdung, hiện giờ đàn thỏ nhà em bị lở chân. Anh có thể huớng dẫn e cách chữa trị đuợc không ạ?
Cảm ơn anh :)

Vấn đề này tôi đã có lần trình bày, phải xác định rõ xem có phải bị ghẻ không? Nếu bị ghẻ thì dùng bivermectin chích cho thỏ, nếu thỏ bị viêm nhiễm do vết thương thì dùng peni-strepto. Tuy nhiên theo nhận xét của tôi thì bệnh này khó trị, khi trị xong thỏ hay bị sứt móng và hay bị sưng chân, do đó khi thỏ bị bệnh này tôi thường hay loại thải.
 
N
Hỏi cách chăm sóc Thỏ đang mang thai.

Xin chào ACE trên diễn đàn.

Xin hỏi ACE, có ai biết có trại thỏ nào ở khu vực TP-Cần Thơ không, để mình xin đến tham quan, học hỏi cách chăn nuôi lọai động vật nay,

Mình vừa mua lại của người ta bán dạo, nói thỏ niudilan lai,Mình nói mua 1 thỏ đực 5 thỏ cái, đến 1 tháng nay nó lòi ra 3 hoàng tử và 3 cô công chúa, he he, hơi buồn tí xíu thôi

Xin hỏi ACE nào ở gần , có giống chè khổng lồ để trồng cho thỏ ăn, nếu có cho mình xin 1 số hom giống về để trồng thử,
Cám ơn ACE ở gần có thiện tâm,

-------------------------
Mình có Bán bồ câu giống Pháp lai, và bồ câu gà mĩ
Liện hệ Hải: 01246 514 366 Hoac 0903 248 720
( D/C: 128 CMT8,P. Cai khe,Q.Ninh Kieu,TP-Cantho, Tiệm dán xe Dũng)
Ở Cần Thơ, mình biết có 1 trại thỏ cũng kha khá. Trại đó nằm trên đường từ Cần Thơ tới Cái Tắc, Cần Thơ chạy xuống, qua cầu Cần Thơ chút xíu. Số điện thoại: 0710 3846346.

--------

Chào a Dũng!
- Thỏ của e mang thai được 15 ngày, a cho e hỏi trong thời gian thỏ mang thai, tới lúc thỏ sinh và sau khi sinh, mình cần bổ sung những loại thuốc (vitamin) gì cho thỏ.
- Trong thời gian thỏ mang thai mà bị bệnh đường hô hấp và bị ghẻ, mình chích thuốc điều trị thì có ảnh hưởng gì đến thai và sức khoẻ thỏ nái không. Bệnh đường hô hấp mình chích liên tục 1 tuần hoặc nhiều hơn được không và mình có cách nào điều trị dứt điểm bệnh đó luôn không.
 
Last edited by a moderator:
Chào a Dũng!
- Thỏ của e mang thai được 15 ngày, a cho e hỏi trong thời gian thỏ mang thai, tới lúc thỏ sinh và sau khi sinh, mình cần bổ sung những loại thuốc (vitamin) gì cho thỏ.
- Trong thời gian thỏ mang thai mà bị bệnh đường hô hấp và bị ghẻ, mình chích thuốc điều trị thì có ảnh hưởng gì đến thai và sức khoẻ thỏ nái không. Bệnh đường hô hấp mình chích liên tục 1 tuần hoặc nhiều hơn được không và mình có cách nào điều trị dứt điểm bệnh đó luôn không.

Trong thời gian thỏ mang thai bạn có thể bổ sung cho thỏ Vitamin ADE, can xi bằng cách tiêm cho thỏ.

Bạn có thể tiêm thuốc trị ghẻ cho thỏ trong thời gian thỏ mang thai, nếu thỏ bị bệnh về đường hô hấp vẫn có thể tiêm thuốc điều trị, tuy nhiên có những trường hợp làm thỏ bị mất sữa sau khi sinh con, những trường hợp này ta phải tiêm thuốc kích sữa cho thỏ sau khi sinh theo liệu trình ghi trên lọ thuốc.

Bệnh về đường hô hấp tương đối khó trị, hiện tôi vẫn đang tìm phương pháp phòng và trị sao cho hiệu quả nhất đối với bệnh này và bệnh tiêu chảy.
 
Qua theo dõi và ghi chép, với tỷ lệ đực cái 1:6 thì trung bình cứ 10 lần phối giống sẽ thụ thai khoảng 5 lần. Có những trường hợp thỏ cái phối liên tục nhiều lần vẫn không thụ thai, những thỏ này nên loại bỏ.

Tài liệu nói khi thỏ cái đã thụ thai, thỏ sẽ không cho phối giống? điều này đúng nhưng không phải là 100%. Trên thực tế vẫn có nhiều thỏ cái sau khi đã thụ thai vẫn có thể chịu phối giống, tỷ lệ này ít thôi, thường dưới 10%.

Anh Dũng có thể tư vấn giúp em vài câu hỏi sau :
_ Theo tỉ lệ anh đưa ra, trung bình 10 lần phối giống sẽ thụ thai 5 lần. Vậy 10 lần phối giống đó phải xem như thành công( thỏ cái + thỏ đực có 1 số biểu hiện xem là thành công). Như vậy, nếu vì lý do khác( thỏ đực tơ, thỏ đực già yếu, thỏ cái chưa động dục.....) thì tỉ lệ thụ thai còn ít hơn nhiều. Anh có thể chia sẽ thêm kinh nghiệm để khắc phục tình trạng này. Em theo dõi bầy thỏ hiện tại đang nuôi, với tỉ lệ đực: cái là 1:5 thì tỉ lệ thụ thai chỉ đạt 3/10

_ Thỏ đã thụ thai có rất nhiều biểu hiện nhưng không biết có đạt 100% không, để chắc ăn em đều cho phối kiểm tra từ 5-7 ngày/ lần. Trường hợp đến sát ngày thỏ đẻ, mình vẫn cho phối kiểm thì có ảnh hưởng đàn con hay không

_ Cách kiểm tra thỏ đã mang thai: anh Dũng có thể hướng dẫn chi tiết hơn giúp em đc không, vì em cũng đã sờ sờ vào bụng dưới thỏ cái nhưng chỉ cảm giác đc thỏ đang thở mà thôi.

Cảm ơn anh
 
Anh Dũng có thể tư vấn giúp em vài câu hỏi sau :
_ Theo tỉ lệ anh đưa ra, trung bình 10 lần phối giống sẽ thụ thai 5 lần. Vậy 10 lần phối giống đó phải xem như thành công( thỏ cái + thỏ đực có 1 số biểu hiện xem là thành công). Như vậy, nếu vì lý do khác( thỏ đực tơ, thỏ đực già yếu, thỏ cái chưa động dục.....) thì tỉ lệ thụ thai còn ít hơn nhiều. Anh có thể chia sẽ thêm kinh nghiệm để khắc phục tình trạng này. Em theo dõi bầy thỏ hiện tại đang nuôi, với tỉ lệ đực: cái là 1:5 thì tỉ lệ thụ thai chỉ đạt 3/10

_ Thỏ đã thụ thai có rất nhiều biểu hiện nhưng không biết có đạt 100% không, để chắc ăn em đều cho phối kiểm tra từ 5-7 ngày/ lần. Trường hợp đến sát ngày thỏ đẻ, mình vẫn cho phối kiểm thì có ảnh hưởng đàn con hay không

_ Cách kiểm tra thỏ đã mang thai: anh Dũng có thể hướng dẫn chi tiết hơn giúp em đc không, vì em cũng đã sờ sờ vào bụng dưới thỏ cái nhưng chỉ cảm giác đc thỏ đang thở mà thôi.

Cảm ơn anh

Vấn đề thỏ phối giống có tỷ lệ đậu thai cao thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố ( chỉ nói riêng về thỏ đực):

- Do khả năng tính dục của thỏ đực. Để chọn được thỏ đực có khả năng tính dục mạnh có tỷ lệ phối giống đậu thai cao phải qua chọn lọc và loại thải.

- Có chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, đầy đủ vitamin.

- Lịch trình phối giống hợp lý, Không nên cho thỏ đực phối dày. Nên lập trình trên máy tính để theo dõi lịch trình phối giống của thỏ đực.

- Tuổi thành thục, nên chọn thỏ đực từ trên 7 tháng tuổi.

Cách kiểm tra thai thỏ là thử thai từ ngày thứ 10 đến 15, nếu có kinh nghiệm thì việc làm này rất dễ dàng, có thể xác định chính xác đến 99%.

Làm như Khoa thì sẽ rất tốn công, nếu nuôi nhiều thì càng khó khăn, khó theo dõi thời gian đậu thai để xác định ngày đẻ, hao tổn sức lực của thỏ đực lẫn thỏ cái.

Cách kiểm tra thỏ có thai: Đặt thỏ trên mặt chuồng, hơi nâng nhẹ thỏ lên, một tay nắm tai thỏ, tay còn lại nắn nhẹ toàn bộ khu vực bụng dưới của thỏ, thỏ có thai sẽ thấy có những cục tròn nhỏ to bằng đầu ngón tay chạy qua lại trong khoang bụng, tùy theo thời gian đậu thai mà những cục tròn này sẽ to nhỏ khác nhau. Nếu chưa có kinh nghiệm nên thử thỏ ở giai đoạn 14-15 ngày tuổi sẽ dễ nhận thấy thỏ có thai hơn.

Bạn cứ làm nhiều lần sẽ có kinh nghiệm nhận biết thai thỏ.
 
A
chú D ơi thỏ nhà con đẻ đã 17 ngày rồi mà sao chưa thấy nó động dục lại
lần trước chỉ 15 ngày là con đã cho phối rồi, sao lấn này lâu quá.
thỏ mẹ đẻ 15 ngày cho phối lại có trễ quá không ah
xin chú chỉ cho con vài biện pháp thích hợp trong quá trình phối giống cho thỏ
hiện con đang gặp rất nhiều khó khăn trong khâu này lắm.
 
chú D ơi thỏ nhà con đẻ đã 17 ngày rồi mà sao chưa thấy nó động dục lại
lần trước chỉ 15 ngày là con đã cho phối rồi, sao lấn này lâu quá.
thỏ mẹ đẻ 15 ngày cho phối lại có trễ quá không ah
xin chú chỉ cho con vài biện pháp thích hợp trong quá trình phối giống cho thỏ
hiện con đang gặp rất nhiều khó khăn trong khâu này lắm.

Thỏ đẻ 15 ngày chưa chịu phối lại là bình thường, có những cá thể thỏ cái sau khi sanh là chịu phối lại ngay và tỷ lệ đâu thai thường khoảng 30-50%. Cũng có những con sau khi sanh phải tới 1, 2 tháng mới chịu phối giống lại, và mỗi chu kỳ cũng thay đổi về số ngày chịu phối giống lại.

Cách tốt nhất là theo dõi chọn lọc những cá thể có thời gian phối giống lại ổn định và không lâu quá (trên 40 ngày).

Có thể thực hiện theo công thức phối giống: 2 lần phối giống ngay sau khi sinh thì lần thứ 3 cho phối chậm sau 20 ngày. Qua theo dõi phối giống như thế thỏ cái vẫn đảm bảo sức sinh sản, đàn thỏ con sinh ra khỏe mạnh và đảm bảo số lượng yêu cầu.
 
mấy hôm nay 2 con 1 đực và 1 cái bị ho.nghe khẹt khet.vậy mình điều trị bằng cách nào?Dũng chỉ giúp mình nha!xin cảm ơn.à thỏ đẻ mình lót ổ bằng gì cho thích hợp vậy ?
 
mấy hôm nay 2 con 1 đực và 1 cái bị ho.nghe khẹt khet.vậy mình điều trị bằng cách nào?Dũng chỉ giúp mình nha!xin cảm ơn.à thỏ đẻ mình lót ổ bằng gì cho thích hợp vậy ?

Mùa này thỏ hay phát sinh nhiều bệnh, trong đó nổi bật là 2 bệnh: tiêu chảy ( xảy ra rất mạnh ở những vùng bị úng ngập) và viêm đường hô hấp.

Thò của Tùng ho là có biểu hiện viêm đường hô hấp, dùng streptomycin chích, nếu thỏ khẹt mũi dùng NaCl nhỏ rửa mũi thỏ thường xuyên.

Khi thỏ sắp đẻ ( khoảng ngày thứ 29), mình làm một cái ổ bằng gỗ KT: 0.3mx0.2mx0.2m ( dài x rộng x cao) đáy lót lưới kẽm 1cm, đặt vào chuồng thỏ cho thỏ đẻ. Tuy nhiên có nhiều con k chịu vào ổ đẻ mà đẻ ra bên ngoài. Do đó nếu sàn chuồng lót bằng lưới có lổ to hơn 2cm thì nên lót thêm lưới có mắt lưới nhỏ hơn để thỏ con k bị lọt xuống đất.
 
N
Chào A Dũng!
- Thuốc NaCl mình mua ở đâu vậy a? a hướng dẫn cách sử dụng cũng như liều lượng khi sử dụng?
- Mình chích ADE và streptomycine cho thỏ thì chích dưới da hay chích bắp vậy a?
 
Last edited by a moderator:


Back
Top