Nuôi thỏ như thế nào?

Thấy trên diễn đàn có nhiều topic về nhiều động vật nuôi khác nhau được trao đổi thảo luận rất hay, qua đó đúc kết trao đổi kinh nghiệm nuôi, hướng đến những quy trình nuôi tiên tiến hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho người nuôi.

Con thỏ là động vật nuôi vừa quen thuộc vừa mới mẻ. Về kỷ thuật nuôi thì đang dừng ở những kiến thức cơ bản, về kinh nghiệm nuôi thì mỗi người tích lũy một kinh nghiệm nuôi khác nhau. Nhìn tổng thể thì hiệu quả nuôi vẫn còn thấp, bài toán hiệu quả kinh tế từ nuôi thỏ vẫn còn phải tiếp tục tìm lời giải đáp theo hướng hiệu quả nhất, chính xác nhất.


Vậy tôi lập topic này với mong muốn những ai quan tâm đến nghề nuôi thỏ cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi những hỏi đáp thắc mắc xung quanh nghề nuôi thỏ. Mong một ngày, nghề nuôi thỏ thật sự là một nghề nuôi hiệu quả. Hiện nay cũng rất vui là thị trường thịt thỏ bán rất chạy, đó là lời giải cho đầu ra con thỏ, vấn đề còn lại kỷ thuật nuôi để đạt hiệu quả cao nhất.


Thân chào.

********************************************************************

Nhắc lại quy trình chăm sóc thỏ mẹ, thỏ con.

- Thử thai sau 14 ngày phối giống, thỏ đậu thai được tiêm ADE, Can xi, PenStrep, Ivermectin và cầu trùng. Thỏ không đậu thai đưa vào danh sách phối lại.

- Ngày 24 thai kỳ tiêm lần 2 : ADE, Can xi, PenStrep.

- Ngày 31 thỏ sinh, tiêm thỏ mẹ: ADE, Can xi, PenStrep, kích sữa.

- Thỏ con: Từ ngày 1 đến ngày 14 cho bú bình thường. Ngày thứ 14 bỏ ổ thỏ con, cho sống chung với thỏ mẹ để tập ăn, tiêm phòng E-coli lần 1. Ngày thứ 25 tiêm phòng cầu trùng. Ngày thứ 31 thôi bú, bấm số tai thỏ, phân loại đực cái, tiêm phòng E-coli lần 2. Ngày 55 tiêm phòng ghẻ, ngày 60 tiêm vắc xin bại huyết.

- Thỏ mẹ sau khi sinh 15 ngày đưa vào danh sách phối giống lại.

Trong quy trình trên cần đặc biệt chú ý giai đoạn thỏ con từ khi thôi bú đến dưới 60 ngày tuổi, thỏ rất dễ tiêu chảy và chết rất nhiều, tỷ lệ thỏ sống nhiều hay ít là ở giai đoạn này.

Muốn nâng cao tỷ lệ sống cần chú ý những vấn đề sau:

- Hàng ngày quan sát phân thỏ để kịp thời phát hiện những đàn thỏ có biểu hiện tiêu chảy để kịp thời cách ly và điều trị.

- Nên nuôi riêng đực cái và nuôi thưa (2 con /ô chuồng) thỏ sẽ ít bệnh, lớn nhanh, dễ phát hiện thỏ bệnh.

- Chú ý lượng thức ăn hàng ngày vừa đủ, không thừa không thiếu và tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng phù hợp với thỏ con.

- Những đàn thỏ suy dinh dưỡng trong giai đoạn bú mẹ thường dễ chết sau khi thôi bú, đối với những đàn thỏ này cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, bổ sung vitamin, khoáng chất giúp thỏ phát triển bình thường.


 
Last edited by a moderator:
chao chu DUNG.
cho chau hoi minh cho tho an la che khong lo (Trichanthera gigantaea) va co ghine co tot
khong chu.2 loai cay nay co nhieu chat xo kg chu.minh co the cho tho an thay the rau lang rau muong duoc kg zay chu DUNG.con tinh trong va cho dan tho con an lau dai.
xin y kien cua chu.
cam on chu nhieu

Cho thỏ ăn bằng lá trà khổng lồ rất tốt, thỏ rất thích ăn, lá trà khổng lồ có độ đạm cao hơn hẳn rau muống, rau lang nên thỏ mau lớn. Ngoài ra lá trà khổng lồ ở trên cao, nên sạch, không bị nhiễm những loại vi khuẩn, vi rút có hại cho thỏ.

--------

@nguyenhungdung: Anh Dũng chia sẻ một số kinh nghiệm về qui trình phối thỏ giúp em.

1. Các biểu hiện của thỏ cái và thỏ đực chứng tỏ việc phối đã thành công là thế nào ?
_ thỏ đực kêu to và ngã vật ra sau, và còn biểu hiện gì không ?
_ thỏ cái như thế nào????

2. Khi phối kiểm tra 7-10 ngày sau lần phối được cho là thành công, em ghi nhận được các trường hợp sau:
_ thỏ cái gừ và chạy vòng quanh
_ thỏ cái gừ và cắn lại thỏ đực
_ thỏ cái gừ nhưng vẫn cho thỏ đực phối, nhưng không có biểu hiện như lần phối thành công đầu tiên.

==> Trường hợp nào đc xem là thỏ cái đã mang thai và không cần phối kiểm tra lại nữa ?

Cảm ơn anh.

Không có biểu hiện nào cụ thể chứng tỏ rằng thỏ đã phối giống thành công, biện pháp duy nhất và chính xác nhất là thử thai thỏ từ 9 đến 14 ngày sau phối giống.

Thỏ cái khi có thai thường không chịu cho thỏ đực phối và thường có tiếng kêu khi thỏ đực lại gần.

Có những trường hợp thỏ cái có thai nhưng vẫn chịu cho thỏ đực phối, đây là những trường hợp ngoại lệ.
 
Last edited:
H
Cháu chào chú Dũng,hện gia đình cháu đang xây chuồng nuôi gà,cháu tính đóng thêm 1 cái chuồng bằng gỗ để nuôi 1 cặp thỏ gồm 1 con đực và 1 con cái,tất nhiên nhốt re6ng từng con khi nào đủ tuổi thì cho phối giống,hiểu biết của cháu đến như thế thôi.Cháu hỏi chú là khi bắt đầu nuôi thỏ thì phải làm những gì,nếu mua 1 cặp thỏ thì nên mua cặp thỏ mấy kg/con? Vậy 1 cặp thỏ là bao nhiêu ảh chú? Nên mua những cặp thỏ đã trưởng thành hay thỏ non? mong chú giúp đỡ cháu,cảm ơn chú nhiều.Cháu al2 một người có đam mê lớn với chăn nuôi,những lần trước có nuôi rắn,baba,trăn điều thất bại,vì cháu đi al2m tối ngày không chăm sóc được,nay có điều kiện chăn nuôi nên cháu quyết định nuôi gà và thỏ,mong chú giúp đỡ
 
chú dũng ơi cách đây 3 năm cháu cũng nuôi 10 con thỏ mẹ nhưng không hiểu tại xao thỏ đẻ rất nhiều như chứ nuôi thỏ con được 20 - 30 ngày thì nó chứ chết hoài cháu không hiểu tại xao lại như vậy cháu chắng được bán đôi nào cả hồi đó số lượng thỏ con chết lên tới -> 100 con chết dần dần xau đó cháu chuyển xang nuôi gà từ hồi đó đến giờ cháu vẫn hay mơ về thỏ cứ như thỏ đã ăn vào tim cháu vậy cứ nhì thấy thỏ thì rất thích có lẽ bao giờ có cơ hội cháu sẽ quay lại nghề nuôi thỏ , không biết có được ko ?..
 
Vừa rồi mình mua của bạn Dũng 2 cặp thỏ,2 đực ,2 cái.
Một chuyện kỳ lạ,nhưng ko biết có vấn đề gì ko.
-Thỏ cái lúc mua về 1,7kg sau 1 tháng là 2,7kg
-thỏ đực lúc mua 2kg sau 1 tháng là 2,75kg
*Thức ăn :rau lang,hắc sửu,thức ăn Heo, protein 17
Nếu ko có vấn đề gì thì vài tháng Thỏ lên 4,5 kg là bình thường.AE cò ai gặp trường hợp Thỏ lớn nhanh như vậy ko ?Thân
 
đúng là không thể tin được thỏ như vậy là lớn rất nhanh cũng có thể là do giống thỏ của bác dũng như vậy ,giống này rất hay đấy nuôi nhất định sẽ có lãi
chúc bác thành công
 
Vừa rồi mình mua của bạn Dũng 2 cặp thỏ,2 đực ,2 cái.
Một chuyện kỳ lạ,nhưng ko biết có vấn đề gì ko.
-Thỏ cái lúc mua về 1,7kg sau 1 tháng là 2,7kg
-thỏ đực lúc mua 2kg sau 1 tháng là 2,75kg
*Thức ăn :rau lang,hắc sửu,thức ăn Heo, protein 17
Nếu ko có vấn đề gì thì vài tháng Thỏ lên 4,5 kg là bình thường.AE cò ai gặp trường hợp Thỏ lớn nhanh như vậy ko ?Thân

Chào bạn LAMTUNG !

Mình tuy mới làm quen với nghề nuôi thỏ nhưng cũng xin chia sẻ vài kinh nghiệm với bạn.
Thời gian bạn chăm thỏ nhanh lên kg như vậy là bình thường, thỏ cái thường lớn nhanh hơn thỏ đực, nhất là bắt đầu sinh sản. Hơn nữa bạn nuôi từ thỏ tơ, thời điểm 1.5kg đến tầm 2.5kg thỏ cũng phát triển nhanh.
Càng về sau thỏ sẽ lên kg chậm hơn, nhất là thỏ đực. Và chú ý khẩu phần ăn, tránh cho ăn quá nhiều cám dẫn đến tình trạng béo phì. Nên kết hợp thêm rau củ quả thì tốt hơn.

Ngoài ra, bạn tính toán xem chi phí thức ăn cho mỗi thỏ/ tháng là bao nhiêu. Nuôi vài cặp thỏ thì không nói, vài chục cặp trở lên thì phải tính đến bài toán kinh tế.

Thân chào.
 
N
Vết thương sau khi chích cho Thỏ

Chào a Dũng!
A cho e hỏi, sau khi e chích cho Thỏ (chích dưới da), vị trí chính làm độc, có 1 lớp mài lớn. A hướng dẫn cho e cách khắc phục và điều trị nhe. Không biết là do e chích sai kỹ thuật hay tại thuốc hư nữa.
 
@huynhhuy21:

Nuôi thỏ chung khu vực với nuôi gà rất dễ bị lây bệnh cầu trùng, bệnh này cũng quan trọng không kém, thỏ con thường hay mắc bệnh này và tỷ lệ chết cũng rất cao. Do đó tôi khuyên bạn nên xem xét lại có nên nuôi thỏ chung với gà không?

Mua thỏ giống nên mua thỏ từ 2 tháng tuổi trở lên khi trọng lượng thò đạt từ 1.3 - 1.5kg.

Làm nông nghiệp nhất là chăn nuôi rất dễ thất bại dẫn đến nản chí rồi bỏ giữa chừng, khi quyết định nuôi con gì phải đặt quyết tâm lên hàng đầu và phải chuẩn bị sẵn tinh thần trước khó khăn, thất bại bước đầu.

@ di len lam giau:

Giai đoạn thỏ sau cai sữa là giai đoạn rất khó khăn vì thỏ con chết rất nhiều, tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn này là cao nhất, thỏ con thường chết do bệnh tiêu chảy và viêm phổi, nhất là đối với những đàn thỏ có chế độ dinh dưỡng kém, giai đoạn bú sữa mẹ không tốt, mẹ thiếu sữa...Tình trạng thỏ con bú không no, thỏ mẹ thiếu sữa xãy ra rất nhiều, tới giai đoạn cai sữa, thỏ con ốm yếu dễ dẫn tới nhiễm bệnh và chết. Giai đoạn sau cai sữa phải thường xuyên chăm sóc thỏ con chu đáo, cho thỏ uống thuốc phòng bệnh tiêu chảy, cầu trùng...

Thò con chết nhiều trong giai đoạn này còn có những nguyên nhân từ giống thỏ, nhất là những giống thỏ bị thái hóa, đồng huyết...

@ nqphong82:

Tại những vị trí chích thỏ đôi khi bị nhiễm trùng do khi chích không sát rùng kim cẩn thận, do kỹ thuật chích (để không khí vào)...

Khi thỏ bị nhiểm trùng vị trí trí chích, nếu vết thương sưng có mủ và máu bầm, dùng dao lam rạch nhẹ chổ đó để lấy mủ và máu bầm ra, sau đó sát trùng bằng các loại thuốc sát trùng vết thương.

Chích thỏ 0.5ml peni-strepto + Anagin C.
 
H
Cach chua benh cho tho

Chào tất cả mọi người. Em là người mới tham gia diễn dàn em có một số điểm cần giả đáp về con thỏ như sau:
Hiện tôi đang nuôi 20 con thỏ gồm có 3 con thỏ đực và 17 con thỏ cái giống Niudilân, và thỏ ta mua từ khu chăn nuôi Suối Dầu huyện Cam Lâm tỉnh Khánh Hoà lúc đầu tôi mua thỏ đạt 0,5 - 0,9kg/con /tháng đến nay sau 2 tháng nuôi thỏ đạt được 2 – 2,3kg/con. Lúc đầu thỏ chậm lớn hoặc lớn không đồng đều nhưng sâu thời gian thỏ lớn rất nhanh. Thức ăn chủ yếu là cơm nguội trộn với thực phẩm cho gà và râu muốn biển, (trị bệnh tiêu chảy bằng cách cho thỏ ăn lá cây Diệp mọc ở hàng rào, tôi đã làm thấy rất hiệu quả). Sau khi mua thì được các anh chị trong viện vắc xin chỉ cách phòng bệnh, và tôi cũng làm rất đầy đủ. Nhưng hiện tại đàn thỏ của tôi bị bệnh mà thuốc của viện vắc xin chỉ cũng không trị được. Dấu hiệu của thỏ, thở khò khè, chảy nước mũi, bõ ăn. Tôi mua thuốc trị bệnh tụ huyết trùng về chích cũng không hết, thuốt nhỏ mũi cũng không được. Vậy thỏ bị bệnh gì và thuốc nào điều trị được. Mong mọi người chỉ giúp.
Hiện tôi chuẫn bị cho phối giống đợt đầu, vậy cần làm gì đễ tăng cường sức khoẻ cũng như tăng sức đề kháng.
 
Nên nói lại chổ này cho rõ hơn, bạn nói vắc xin tức là nói tới bệnh bại huyết, bệnh này không liên quan gì đến bệnh mà thỏ của bạn đang mắc phải.

Riêng cách trị bệnh tiêu chảy bằng lá cây Diệp có lẽ là trị bệnh rối loạn tiêu hóa, sình bụng chứ không phải cầu trùng, E-coli. Phải chú ý chổ này, vì nếu không phân biệt được nguyên nhân gây tiêu chảy trên thỏ có thể dẫn đến phương pháp trị bệnh không phù hợp, thỏ sẽ chết gây tổn thất cho đàn thỏ.

Bệnh của thỏ bạn đang mắc phải với các triệu chứng: thở khò khè, chảy nước mũi...là bệnh về đường hô hấp hoặc viêm mũi. Bệnh này khó trị, thỏ ít chết, nhưng gây thiệt hại về năng suất: thỏ không mập được, khó đậu thai, tiết sữa cho con kém, bệnh này thỏ thường chết lúc mang thai hoặc trong thời kỳ cho con bú.

Trị bệnh tích cực bằng cách tiêm streptomycin kết hợp nhỏ thuốc vào mũi thỏ, trên thực tế thời gian điều trị có thể kéo dài mới có thể hết được.

Để phòng bệnh này, bạn không nên cho thỏ ăn cám bột, rau muống còn ướt...

Một số kinh nghiệm xin chia sẻ cùng bạn.
 
B
Nên nói lại chổ này cho rõ hơn, bạn nói vắc xin tức là nói tới bệnh bại huyết, bệnh này không liên quan gì đến bệnh mà thỏ của bạn đang mắc phải.

Riêng cách trị bệnh tiêu chảy bằng lá cây Diệp có lẽ là trị bệnh rối loạn tiêu hóa, sình bụng chứ không phải cầu trùng, E-coli. Phải chú ý chổ này, vì nếu không phân biệt được nguyên nhân gây tiêu chảy trên thỏ có thể dẫn đến phương pháp trị bệnh không phù hợp, thỏ sẽ chết gây tổn thất cho đàn thỏ.

Bệnh của thỏ bạn đang mắc phải với các triệu chứng: thở khò khè, chảy nước mũi...là bệnh về đường hô hấp hoặc viêm mũi. Bệnh này khó trị, thỏ ít chết, nhưng gây thiệt hại về năng suất: thỏ không mập được, khó đậu thai, tiết sữa cho con kém, bệnh này thỏ thường chết lúc mang thai hoặc trong thời kỳ cho con bú.

Trị bệnh tích cực bằng cách tiêm streptomycin kết hợp nhỏ thuốc vào mũi thỏ, trên thực tế thời gian điều trị có thể kéo dài mới có thể hết được.

Để phòng bệnh này, bạn không nên cho thỏ ăn cám bột, rau muống còn ướt...

Một số kinh nghiệm xin chia sẻ cùng bạn.
bổ sung thêm cho bác nè " •[FONT=&quot]KHI THỎ MỚI BỊ VIÊM MŨI CẦN PH[/FONT][FONT=&quot]Ả[/FONT][FONT=&quot]I THAY ĐỔI MÔI TRƯỜNG HỢP VỆ SINH.[/FONT]

•[FONT=&quot]DÙNG THUỐC NHƯ TYLOSIN, STREPTOMYCIN, KANAMYCIN NHỎ VÀO HAI LỖ MŨI, MỖI NGÀY NHỎ HAI LẦN CHO ĐẾN KHI KHỎI. [/FONT]

•[FONT=&quot]NẾU BỊ NẶNG CẦN TIÊM THÊM STREPTOMYCIN LIỀU 0,1G/KG THỂ TRỌNG HOẶC TIÊM KANAMYCIN VỚI LIỀU 0,5ML/KG THỂ TRỌNG TRONG 3 NGÀY LIỀN.[/FONT][FONT=&quot] [/FONT]

•[FONT=&quot]BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH CHỦ YẾU LÀ TẠO NÊN MÔI TRƯỜNG PHÙ HỢP VỆ SINH.[/FONT]

•[FONT=&quot]KHI VẬN CHUYỂN ĐI XA CẦN TRÁNH MƯA, NẮNG, GIÓ LÙA VÀ KHÔNG NHỐT QUÁ CHẬT ĐỂ THỎ ĐÈ LÊN NHAU.[/FONT][FONT=&quot] [/FONT]
 
H
Cám ơn tất cả.
Hiện mình đang điều trị như cách của mọi người, nhưng vẫn không được, bệnh này lây lan rất nhanh, hiện tại có hơn nữa đàn bị rồi. không có cách nào thực tế hơn hả các anh.
 
Cám ơn tất cả.
Hiện mình đang điều trị như cách của mọi người, nhưng vẫn không được, bệnh này lây lan rất nhanh, hiện tại có hơn nữa đàn bị rồi. không có cách nào thực tế hơn hả các anh.

Như tôi đã nói bệnh này khó trị, phải kiên trì trị cho thỏ mới có thể đạt hiệu quả. Ngoài ra khâu sát trùng chuồng trại định kỳ mỗi tuần một lần cũng giúp ngăn ngừa sự lây lan của bệnh.

Một kinh nghiệm khi mua thỏ giống là đứng trong trại và nghe tiếng khẹt mũi của thỏ, trại nào bị bệnh này thì ta sẽ nghe rất rõ tiếng khẹt mũi của thỏ cha và thỏ mẹ ở khắp nơi trong trại, từ đó xác định nguy cơ sẽ có bệnh trong đàn thỏ con, thỏ hậu bị.

Tôi cũng đang tìm cách trị liệu bệnh này cho thỏ bằng những phương pháp khác, tuy nhiên hiện giờ vẫn chưa thể kết luận được gì, nên chưa thể nói ở đây.
 
@ di len lam giau:

Giai đoạn thỏ sau cai sữa là giai đoạn rất khó khăn vì thỏ con chết rất nhiều, tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn này là cao nhất, thỏ con thường chết do bệnh tiêu chảy và viêm phổi, nhất là đối với những đàn thỏ có chế độ dinh dưỡng kém, giai đoạn bú sữa mẹ không tốt, mẹ thiếu sữa...Tình trạng thỏ con bú không no, thỏ mẹ thiếu sữa xãy ra rất nhiều, tới giai đoạn cai sữa, thỏ con ốm yếu dễ dẫn tới nhiễm bệnh và chết. Giai đoạn sau cai sữa phải thường xuyên chăm sóc thỏ con chu đáo, cho thỏ uống thuốc phòng bệnh tiêu chảy, cầu trùng...

Thò con chết nhiều trong giai đoạn này còn có những nguyên nhân từ giống thỏ, nhất là những giống thỏ bị thái hóa, đồng huyết...



Link: http://agriviet.com/home/threads/33946-Nuoi-tho-nhu-the-nao-/page32#ixzz3q1vRWOFo
cháu rất cảm ơn chú những như thế là cháu hiểu tại xao mà cháu thất bại về ngành nuôi thỏ rồi ,,,
thứ 1 mua lại thỏ bố mẹ của người đang nuôi thỏ giống
thứ 2 rất có khả năng đàn thỏ đó đồng huyết '' cùng huyết thống''
thứ 3 không cho thỏ uống thuốc phòng trị bệnh
thứ 4 trong thời gian cho bú và cai sữa chăm sóng thỏ mẹ và thỏ con kém , mà hổi đó cũng cho thỏ ăn mía nhưng không hiểu xao có con nhiều sữa có con ít
thứ 5 khả lăng thỏ bị bệnh tiêu chảy là rất cao , bây gờ thì không nhớ có tiêu chảy không
một năm nuôi thỏ của cháu là công cốc không được lãi nời tí nào
 
chào cả nhà. chúc mọi người vui vẻ.
em muốn hỏi các bác giúp e với. em mới nuôi thỏ và e muốn hỏi có cty nào sản xuất thức an công nghiêp hoàn chỉnh cho thỏ ko? và ở dâu bán. các bác giúp e nhé.

ah bác Hiếu cho e hỏi e muốn mua k100 thỏ con về nuôi bác cho e giá với. k dầu tháng 11 e lấy
 
H
Cach chua benh cho tho

Hiện tại thỏ nhà đã đỡ 1 phần vì tôi chích thuồc trị bệnh tụ huyết trùng của BIO. Và nhỏ thuốc nhỏ mũi của người. Tôi tahý cũng tạm còn các bác thay sao.
Với lại thỏ nhà đang bị bệnh ghẻ, trong hóc tai nổi lên rất nhiều vẩy giống như rái tai vậy, tôi đã gỡ các vẫy đó và bôi thuốc xanh ngoài ra tôi cũng chích (bivemertin) của BIO nhưng sao vẫn không thấy hết. Tôi nghe có thuốc gì đó bôi vào là hết ngay. Các bác có biết không. Up cho tôi với.
Sao mà nuôi thỏ khó dữ vậy, đủ thứ bệnh, nuôi 3,5 tháng rồi mà chỉ được 2,5kg. Các bác nuôi có khó khăn như tôi không.
 
chào bác huuphuoc e xin góp ý chút nhé. e thấy thỏ bi ghẻ chích thuốc inventin của vemedim rất hiệu quả bác ah. chích 1 lan duy nhất k0.5cc/3kg. e dã thử va rất tot
 
Xin chia sẻ quan điểm của tôi. Qua xem đoạn video trên tôi có đánh giá như sau:

Trong một số tài liệu, mà hình như chỉ có một tài liệu duy nhất về kỹ thuật nuôi thỏ rồi copy qua lại khắp nơi trên mạng, nói rằng khi bắt thỏ thì nắm vào phần da gáy của thỏ, nếu nắm vào tai thỏ thì thỏ sẽ chết, đứt mạch máu, xãy thai, đứt ruột...trên thực tế từ khi nuôi thỏ đến nay trên 4 năm, tôi chưa hề thấy xãy ra những trường hợp như đã nói, nếu bạn nào đã thấy xãy ra những trường hợp ảnh hưởng đến sức khỏe của thỏ vì cách bắt trên xin hãy chia sẻ để mọi người cùng biết.

Một hướng dẫn khác, cho rằng phải nhổ lông bụng lót ổ cho thỏ trước khi thỏ đẻ, kỷ thuật này tôi cho rằng vô lý và tốn công, ảnh hưởng đến sức khỏe thỏ...và khi làm như thế cũng chưa chắc thỏ đã vào ổ đẻ. Khi thỏ tự nhổ lông lót ổ là do bản năng của nó và nếu thỏ không tự nhổ lông bụng lót ổ thì cũng không ảnh hưởng gì đến việc thỏ sinh con và cho con bú. Thỏ có thói quen đẻ ban đêm, điều này thường gây bất lợi vì thỏ con dễ chết do bị thỏ mẹ đè, thỏ con bị rớt sàn, thỏ mẹ ăn thỏ con...do đó tôi luôn cho thỏ đẻ đồng loạt vào ban ngày, thỏ con đẻ ra được đưa ngay vào rổ đựng và đem ra khỏi chuồng thỏ mẹ, tỷ lệ sống là 100%, ngoại trừ thỏ con chết từ trong bụng mẹ.

@ huuphuoc:

Bạn trị bệnh thỏ bị sổ mũi như thế cũng được, thực ra thỏ hay bị khịt mũi là do thỏ hít lông thỏ vào mũi gây nên hiện tượng thỏ bị sổ mũi, do đó nếu ta thường xuyên sát trùng mũi thỏ sẽ giảm rất nhiều bệnh này. Bạn dùng thuốc nhỏ mũi của người để nhỏ cho thỏ cũng là để sát trùng đường mũi cho thỏ.

Thỏ bị đóng vảy trong tai, ta dùng cây nhíp nhỏ gắp hết vảy ra, sát trùng bằng các loại thuốc sát trùng ngoài da, chích thuốc ivermectin, peni-strepto, sau khỏang 7 ngày kiểm tra lại, nếu còn vảy thì tiếp tục thực hiện như trên, làm vài lần thì sẽ hết.


--------

@ tiengdan_codon:

Hiện ở Đồng Nai có 2 loại thức ăn chuyên thỏ của hãng Long Châu và Âu Châu VN. Không biết ở Gia Lai có bán 2 loại này không, tuy nhiên nếu không có, bạn cũng có thể chọn thức ăn dành cho heo gà cho thỏ ăn cũng được, bạn căn cứ vào các chỉ tiêu như độ đạm (từ 16%-18%), chất xơ 5%-10%...

Giá thỏ giống có nhiều loại, có gì bạn liên hệ điện thoại với tôi cho cụ thể hơn.

Chào bạn.
 
Last edited:
Back
Top