Nuôi thỏ như thế nào?

Thấy trên diễn đàn có nhiều topic về nhiều động vật nuôi khác nhau được trao đổi thảo luận rất hay, qua đó đúc kết trao đổi kinh nghiệm nuôi, hướng đến những quy trình nuôi tiên tiến hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho người nuôi.

Con thỏ là động vật nuôi vừa quen thuộc vừa mới mẻ. Về kỷ thuật nuôi thì đang dừng ở những kiến thức cơ bản, về kinh nghiệm nuôi thì mỗi người tích lũy một kinh nghiệm nuôi khác nhau. Nhìn tổng thể thì hiệu quả nuôi vẫn còn thấp, bài toán hiệu quả kinh tế từ nuôi thỏ vẫn còn phải tiếp tục tìm lời giải đáp theo hướng hiệu quả nhất, chính xác nhất.


Vậy tôi lập topic này với mong muốn những ai quan tâm đến nghề nuôi thỏ cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi những hỏi đáp thắc mắc xung quanh nghề nuôi thỏ. Mong một ngày, nghề nuôi thỏ thật sự là một nghề nuôi hiệu quả. Hiện nay cũng rất vui là thị trường thịt thỏ bán rất chạy, đó là lời giải cho đầu ra con thỏ, vấn đề còn lại kỷ thuật nuôi để đạt hiệu quả cao nhất.


Thân chào.

********************************************************************

Nhắc lại quy trình chăm sóc thỏ mẹ, thỏ con.

- Thử thai sau 14 ngày phối giống, thỏ đậu thai được tiêm ADE, Can xi, PenStrep, Ivermectin và cầu trùng. Thỏ không đậu thai đưa vào danh sách phối lại.

- Ngày 24 thai kỳ tiêm lần 2 : ADE, Can xi, PenStrep.

- Ngày 31 thỏ sinh, tiêm thỏ mẹ: ADE, Can xi, PenStrep, kích sữa.

- Thỏ con: Từ ngày 1 đến ngày 14 cho bú bình thường. Ngày thứ 14 bỏ ổ thỏ con, cho sống chung với thỏ mẹ để tập ăn, tiêm phòng E-coli lần 1. Ngày thứ 25 tiêm phòng cầu trùng. Ngày thứ 31 thôi bú, bấm số tai thỏ, phân loại đực cái, tiêm phòng E-coli lần 2. Ngày 55 tiêm phòng ghẻ, ngày 60 tiêm vắc xin bại huyết.

- Thỏ mẹ sau khi sinh 15 ngày đưa vào danh sách phối giống lại.

Trong quy trình trên cần đặc biệt chú ý giai đoạn thỏ con từ khi thôi bú đến dưới 60 ngày tuổi, thỏ rất dễ tiêu chảy và chết rất nhiều, tỷ lệ thỏ sống nhiều hay ít là ở giai đoạn này.

Muốn nâng cao tỷ lệ sống cần chú ý những vấn đề sau:

- Hàng ngày quan sát phân thỏ để kịp thời phát hiện những đàn thỏ có biểu hiện tiêu chảy để kịp thời cách ly và điều trị.

- Nên nuôi riêng đực cái và nuôi thưa (2 con /ô chuồng) thỏ sẽ ít bệnh, lớn nhanh, dễ phát hiện thỏ bệnh.

- Chú ý lượng thức ăn hàng ngày vừa đủ, không thừa không thiếu và tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng phù hợp với thỏ con.

- Những đàn thỏ suy dinh dưỡng trong giai đoạn bú mẹ thường dễ chết sau khi thôi bú, đối với những đàn thỏ này cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, bổ sung vitamin, khoáng chất giúp thỏ phát triển bình thường.


 


Last edited by a moderator:
P
Thỏ bị sổ mũi

Chào a Dũng.
A cho e hỏi, thỏ nhà e bị viêm mũi, chãy mũi trắng đục. Tuy nhiên việc cho thỏ uống thuốc hơi khó, nó không chịu uống mà cứ đạp làm đổ thuốc. Vậy mình có thể pha thuốc vào nuớc cho nó uống không anh? và nếu đuợc thì tỉ lệ là bao nhiêu ạ?
Cám ơn anh.:)
P/s: Anh cho e hỏi là mình cái lồng hay vật dụng gì để việc tiêm ngừa và chữa bệnh cho thỏ dễ dàng hơn không anh?
 


Chào a Dũng.
A cho e hỏi, thỏ nhà e bị viêm mũi, chãy mũi trắng đục. Tuy nhiên việc cho thỏ uống thuốc hơi khó, nó không chịu uống mà cứ đạp làm đổ thuốc. Vậy mình có thể pha thuốc vào nuớc cho nó uống không anh? và nếu đuợc thì tỉ lệ là bao nhiêu ạ?
Cám ơn anh.:)
P/s: Anh cho e hỏi là mình cái lồng hay vật dụng gì để việc tiêm ngừa và chữa bệnh cho thỏ dễ dàng hơn không anh?

Mọi thao tác từ cho thỏ uống thuốc đến tiêm thuốc cho thỏ nếu quen tay và rành động tác thì sẽ thực hiện dễ dàng chỉ cần một người làm cũng được.

Cho thỏ uống thuốc: có thể pha thuốc vào nước uống hoặc thức ăn, nhưng như vậy thỏ sẽ không sử dụng hết gây lãng phí thuốc, không đủ liều lượng...Do đó việc pha thuốc cho từng con uống bằng cách nhỏ giọt vào miệng thỏ thường hiêu quả hơn, thường được áp dụng cho số ít cá thể thỏ bị bệnh, hoặc thực hiện theo quy trình dựa vào ngày tuổi của thỏ (công việc hàng ngày trong công tác phòng bệnh).

Trên bao bì mỗi loại thuốc đều có ghi rất rõ liều lượng để pha vào nước uống tho thỏ uống, bạn căn cứ vào đó để tính toán liều lượng cần pha.

Lựa chọn dụng cụ nhỏ giọt phù hợp, một tay nắm lấy tai thỏ đặt nằm ngữa, đầu hơi cao rồi nhỏ giọt vào miệng thỏ, có nhiều con không chịu mở miệng uống ta phải dùng động tác bóp nhẹ miệng thỏ cho thuốc chảy vào.

Đối với động tác chích thỏ, có 2 cách chích: chích dưới da và chích bắp.

Chích dưới da: đặt thỏ trên nắp chuồng, đầu thỏ hướng ra ngoài, một tay nắm lấy tai thỏ, đồng thời 2 ngón tay cái và tay trỏ nhấc lớp da trên gáy thỏ lên cao, tay kia cầm bơm kim tiêm nhẹ nhàng đưa mũi kim vào dưới lớp da gáy thỏ giữa 2 ngón tay rồi từ từ bơm thuốc vào.

Chích bắp: cũng đặt thỏ trên nắp chuồng, một tay vừa giữ 2 chân sau thỏ, vừa giữ 2 tai thỏ ( chú ý rằng trước khi làm động tác này phải gập thân thỏ từ từ cho 2 chân sau và tai thỏ gần sát lại với nhau, không được cố gắng làm khi thỏ giãy vì có thể làm gãy xương sống thỏ). Khi đã giữ được cùng lúc 2 chân sau và 2 tai thỏ, tay kia cầm bơm kim tiêm chích vào mặt trong của đùi thỏ (để hôm nào tôi chụp hình lại tất cả những động tác này sẽ dễ hình dung hơn).

Nói chung tất cả những động tác trên đều có thể thực hiện dễ dàng với chỉ một người chăm sóc thỏ.
 
P
Cảm ơn anh Dũng đã huớng dẫn. Nếu đuợc anh huớng dẫn cụ thể bằng hình ảnh thực tế cho e và các anh chị khác học hỏi thì tốt quá. Cảm ơn anh ạ :)
 
P
Con nuoi tho an cam 100%(giong moi)mua tai trai giong cua chu HoangTo trang trai Vuong Tien

Nhan day gop y voi anh em trong dien dan nhe! Cho tho an cam bang lon sua bo la tuyet voi lam day vi: Moi khi cham cam ta se biet luong chung an nhu the nao ma doan ra ngay co bieng an hay khong.Moi ngay tho khoe truong thanh an 1 lon cam ,tho mang thai va sinh san thi 2 lon.cac ban thu xem sao nhe!

Chào bác songiy,

Nuôi thỏ theo cách công nghiệp như bác Tố chắc phải xem lại bác à:

- Thỏ giống bác mua ở Trại Vương Tiến 200.000đ/kg đúng không?

- 1 lon cám khoảng 200g như vậy một tháng 1 thỏ tiêu tốn khoảng 6kg thức ăn với giá hiện nay tầm 10.000đ/kg thì chi phí hết 60.000đ/thỏ/tháng.

Như vậy với cách nuôi này thì để làm cảnh chắc không vấn đề nhưng nuôi làm kinh tế thì kiểu gì cũng lỗ kể cả nuôi vỗ béo hay nuôi sinh sản cũng lỗ tất vì giá bán thỏ thịt cho thương lái hiện ở thị trường TPHCM cũng chỉ giao động ở mốc 50.000đ/kg.

Đó là nhận xét của cá nhân thôi còn mỗi người có cách nuôi riêng miễn sao có lợi là chúng ta làm, nuôi công nghiệp như bác Tố thì kiểu gì cũng lãi vì bác ấy bán theo giá thỏ giống (những 200k/kg))còn chúng ta thì lỗ chắc vì mấy ai bán được theo giá con giống đâu.

Chúc bác nuôi thỏ thắng lợi.
 
X
Một cơn đại dịch đã tràn qua xóm em, tất cả những cơ sở nuôi thỏ đều thiệt hại gần như 100%. Thỏ chết gần hết đàn, chết rất nhanh. Thỏ biếng ăn, nhìn lừ đừ, rồi khi gần chết vùng vẫy rất mạnh.
3. Bệnh bại huyết thỏ (Haemorrhagic) còn gọi là bệnh xuất huyết.- Nguyên nhân: Là bệnh truyền nhiễm cấp tính do Calicivirus gây ra, có tính lây lan rất nhanh và rộng. Bệnh bùng phát rất nhanh, gây chết thỏ hàng loạt. Bệnh thường xảy ra trên thỏ từ 6 tuần tuổi trở lên.

- Triệu chứng: Thỏ vẫn ăn uống bình thường, đôi khi thỏ lờ đờ, bỏ ăn trong thời gian ngắn rối chết hàng loạt. Trước khi chết, thỏ giãy giụa, quay vòng (triệu chứng thần kinh), máu ộc ra ở miệng, mũi; gan sưng to, bở; vành tim, phổi xuất huyết. Bệnh có thể gây chết trên 90% tổng đàn.
Giống như miêu tả của bệnh này. Các bác nuôi thỏ chú ý nhé. Lên thú y hỏi thuốc cũng như vaccin đều ko có. Buồn quá :1^::1^::1^::1^:. Định bán lứa thỏ này cho thằng em học đại học, mà chết sạch rùi :1^::1^::1^::1^:
 
S
giup em voi!!!!!!!!!!

Thua chu dung!
Con dang dau tu chuong tho va muon nuoi de dat nang suat cung nhu kinh te vi thuc chat theo nhu ban gop y thi that su khong co loi chu a.Con khong biet nhu the nao vi cho den nay thi tho con da duoc 2 thang ma trong luong co 0.8 kg thoi.Mac du van an nhieu nhung khong lon
Neu con mua tho giong tu trai cua chu thi hinh thuc cho an nhu the nao a ??Va co loi nhuan khong chu neu cu nuoi nhu con dang nuoi thi coi nhu la khong duoc roi.Mac du cham soc cung kho khan nhung con khong ngai chi ngai la minh nuoi xong ma khong co loi thi coi nhu chet mat chu oi!
 

Thua chu dung!
Con dang dau tu chuong tho va muon nuoi de dat nang suat cung nhu kinh te vi thuc chat theo nhu ban gop y thi that su khong co loi chu a.Con khong biet nhu the nao vi cho den nay thi tho con da duoc 2 thang ma trong luong co 0.8 kg thoi.Mac du van an nhieu nhung khong lon
Neu con mua tho giong tu trai cua chu thi hinh thuc cho an nhu the nao a ??Va co loi nhuan khong chu neu cu nuoi nhu con dang nuoi thi coi nhu la khong duoc roi.Mac du cham soc cung kho khan nhung con khong ngai chi ngai la minh nuoi xong ma khong co loi thi coi nhu chet mat chu oi!

Bạn viết chữ không dấu khó đọc quá, bạn nên viết bài bằng chữ Việt có dấu vì là vấn đề kỹ thuật nên phải chính xác, đó cũng là quy định của diễn đàn.

Trở lại vấn đề mà bạn nêu, tôi không biết bạn đang nuôi giống thỏ gì? mật độ nuôi như thế nào? 2 tháng tuổi mà chỉ đạt trọng lượng 0.8kg là chậm lớn. Có những nguyên nhân làm thỏ chậm lớn:

- Giống thỏ.

- Mật độ thỏ nuôi.

- Chế độ thức ăn, dinh dưỡng.

Thường sau 2 tháng thỏ đạt trọng lượng từ 1.2 - 1.5kg, 3 tháng tuổi : 2 kg - 2.2kg là trung bình.

Bạn xem lại thỏ của mình thuộc trường hợp nào, để kịp thời khắc phục.
 
P
Bạn viết chữ không dấu khó đọc quá, bạn nên viết bài bằng chữ Việt có dấu vì là vấn đề kỹ thuật nên phải chính xác, đó cũng là quy định của diễn đàn.

Trở lại vấn đề mà bạn nêu, tôi không biết bạn đang nuôi giống thỏ gì? mật độ nuôi như thế nào? 2 tháng tuổi mà chỉ đạt trọng lượng 0.8kg là chậm lớn. Có những nguyên nhân làm thỏ chậm lớn:

- Giống thỏ.

- Mật độ thỏ nuôi.

- Chế độ thức ăn, dinh dưỡng.

Thường sau 2 tháng thỏ đạt trọng lượng từ 1.2 - 1.5kg, 3 tháng tuổi : 2 kg - 2.2kg là trung bình.

Bạn xem lại thỏ của mình thuộc trường hợp nào, để kịp thời khắc phục.

Giống thỏ bác ấy chắc không vấn đề, bác ấy nuôi thỏ công nghiệp mua từ trại Vương Tiến mà.

Thức ăn chắc cũng không phải vấn đề vì giống thỏ ấy được nuôi hoàn toàn bằng cám mà.

Mật độ nuôi thì mình nghĩ chắc không ảnh hưởng lắm vì thỏ con không đòi hỏi không gian lắm (dĩ nhiên chật chội quá cũng có phần ảnh hưởng tốc độ tăng trưởng).

Còn lại thì chắc mình đổi thừa cho kỹ thật hay bệnh tật đi. Có gì sai bác ấy sẽ phản hồi biết đâu tìm ra nguyên nhân.
 
N
nuoi tho

chao chu DUNG.
chau co mot thac mat can chu gop y kien.
minh co the cho them vao nuoc uong cua tho,che pham vi sinh de cho tho uong co dc kg zay chu.chu co su dung vi sinh trong chan trai cua chu khong chu DUNG.
neu dc xin chu cho con mot so y kien.
cam on chu nhieu.
 
chao chu DUNG.
chau co mot thac mat can chu gop y kien.
minh co the cho them vao nuoc uong cua tho,che pham vi sinh de cho tho uong co dc kg zay chu.chu co su dung vi sinh trong chan trai cua chu khong chu DUNG.
neu dc xin chu cho con mot so y kien.
cam on chu nhieu.

Tôi cũng có dùng các loại men tiêu hóa với một số chủng loại vi sinh pha vào nước uống nhằm giúp tăng cường khả năng tiêu hóa của thỏ và giúp chống tiêu chảy trên thỏ. Các loại men này có bán nhiều trên thị trường.
 

- Đối với bệnh bại huyết:

Tiêm vắc xin để phòng bệnh bại huyết cho thỏ con lúc 2 tháng tuổi. Đối với thỏ sinh sản, tiêm định kỳ 6 tháng 1 lần.

Nguồn:
(Theo Trung tâm khuyến nông quốc gia)


Chào anh Dũng ! Nhờ anh tư vấn giúp em vài vấn đề sau:

Tiêm phòng bệnh bại huyết, với thỏ sinh sản chu kỳ 6 tháng lần, nếu rơi vào thời điểm thỏ đang mang thai thì có bị ảnh hửơng gì không?

Thỏ con dưới 15 ngày tuổi, nếu thỏ mẹ thiếu sữa và không có thỏ cái khác thay thế, chúng ta có dùng loại sữa công nghiệp hoặc loại dinh dưỡng nào thay thế được không?

Chu kỳ động dục của thỏ cái, em xem qua nhiều tài liệu nhưng chưa rõ. Trung bình là 13-16 ngày và thời gian động dục kéo dài bao nhiêu ngày. Vì điều này sẽ quyết định tỉ lệ phối thành công.

Thời gian phối thỏ trong ngày: buổi sáng sớm hoặc chiều mát. Ngoài thời gian trên, chúng ta có thể phối thỏ hay không. Vì em có thử phối thỏ vào buổi trưa( trên Đà Lạt thì nóng lắm cũng không quá 28'C) nhưng hầu như thỏ cái và đực rất thờ ơ, nhìn nhau rồi gặm rau mà thôi.

Thường sau 2 tháng thỏ đạt trọng lượng từ 1.2 - 1.5kg, 3 tháng tuổi : 2 kg - 2.2kg là trung bình.


Cân nặng trung bình thỏ con khi cai sữa ( 28-30 ngày) là bao nhiêu?

Cảm ơn anh .
 
Chào Khoagm.

Tiêm văc xin bại huyết cho thỏ cái đang mang thai không thấy có ảnh hưởng gì, thỏ vẫn sinh sản bình thường.

Việc thiếu sữa của thỏ mẹ là một điều tưởng chừng đơn giản nhưng thực ra rất quan trọng. Biện pháp duy nhất mà hiện nay tôi biết là chỉ gửi thỏ là hiệu quả nhất. Nếu thỏ mẹ bị chết trong giai đoạn này mà không có thò cái khác để gửi thì đàn thỏ con xem như sẽ chết. Sữa thỏ có thành phần dinh dưỡng rất cao, nên ít có sữa nào phù hợp cho thỏ con uống để thay thế, tôi đã từng dùng sữa bò, sữa chó...nhưng vẫn không thành công. Do đó, để tính trước những trường hợp này, mình phải nuôi nhiều thỏ cái và cho phốii giống cùng lúc để cho thỏ cái đẻ cùng thời gian, sẽ dễ khắc phục sự cố này.

Trường hợp thỏ mẹ thiếu sữa trong những ngày đầu sau khi đẻ, mình nên chích thỏ mẹ thuốc kích sữa, để nâng dần lượng sữa cho thỏ con đủ no. Từ ngày thứ 13 trở đi nên cho thỏ con tập ăn theo mẹ.

Thời kỳ động dục của thỏ cái kéo dài từ 3 đến 5 ngày. Mỗi chu kỳ động dục từ 13 đến 16 ngày.

Người ta thường phối giống cho thỏ vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát là những thời điểm thỏ sung sức, không mệt mõi vì thời tiết nóng bức giữa trưa. Đối với khí hậu mát của Đà Lạt thì phối giờ nào cũng được, miễn là chọn đúng thời điểm thỏ cái đang động dục và thỏ đực khỏe mạnh, sung mãn. Nếu thỏ đực gặp thỏ cái mà thờ ơ là thỏ đực đó có tính dục yếu, nên thay thỏ đực khác.

Thỏ con sau cai sữa thường có trọng lượng trung bình từ 0,2kg- 0.5kg, tùy thuộc vào giống thỏ, số lượng thỏ con nhiều hay ít, thỏ đủ sữa hay thiếu sữa...
 
Chào Khoagm.

Tiêm văc xin bại huyết cho thỏ cái đang mang thai không thấy có ảnh hưởng gì, thỏ vẫn sinh sản bình thường.
.......

Thỏ con sau cai sữa thường có trọng lượng trung bình từ 0,2kg- 0.5kg, tùy thuộc vào giống thỏ, số lượng thỏ con nhiều hay ít, thỏ đủ sữa hay thiếu sữa...

Em rất cảm ơn những thông tin anh Dũng đã chia sẻ.
 
nuôi thỏ và nuôi gà là hai nghề mà em yêu nhất ngủ cũng mơ đến thỏ ,như chỉ yêu nghề thôi trưa đủ cách đây 3 năm em cũng nuôi thỏ một lần như lại thất bại thật lặng lề vì kinh nhiệm quá ít mong đến một ngày nào đó em lại có thể nuôi thỏ và sẽ nuôi thành công
 
nuôi thỏ và nuôi gà là hai nghề mà em yêu nhất ngủ cũng mơ đến thỏ ,như chỉ yêu nghề thôi trưa đủ cách đây 3 năm em cũng nuôi thỏ một lần như lại thất bại thật lặng lề vì kinh nhiệm quá ít mong đến một ngày nào đó em lại có thể nuôi thỏ và sẽ nuôi thành công

Bạn nhận xét chính xác, làm gì cũng vậy nếu chỉ yêu nghề thôi thì chưa đủ, phải tìm hiểu thật cặn kẻ mọi yếu tố có liên hoan đến đối tượng mà mình cần nuôi, đây là một quá trình lâu dài và không hề dễ dàng chút nào, thắng và thua chỉ trong một giới hạn rất nhỏ, nuôi thỏ cũng thế, thoạt nhìn thì thấy rằng có thể đơn giản, nhưng thật sự nuôi thỏ cũng rất khó. Khó vì đối tượng nuôi từ trước đến giờ ít được nghiên cứu bài bản và sâu rộng như heo gà vịt...ngay cả thuốc chuyên dùng cho chăn nuôi thỏ cũng hầu như không có, người nuôi có kinh nghiệm thường phải tự mài mò tìm hiểu, áp dụng và rút kinh nghiệm.

Tài liệu nuôi thỏ thì hầu như chỉ có một bản, được coppy qua lại từ diễn đàn này qua trang web khác, nội dung thì xưa cũ, có nhiều chi tiết không chính xác, thậm chí sai, điều đó đã gây thêm rất nhiều khó khăn cho người chăn nuôi thỏ.

Tuy nhiên không phải vì thế mà không thể nuôi thỏ, thậm chí là rất nên nuôi nếu đã hiểu biết tương đối về nó thì thành công không phải là một điều quá khó khăn.

Chúc bạn một ngày nào đó quay trở lại với nghề nuôi thỏ và thành công như bạn đã nói.
 
N
thuc an cho tho

chao chu DUNG.
cho chau hoi minh cho tho an la che khong lo (Trichanthera gigantaea) va co ghine co tot
khong chu.2 loai cay nay co nhieu chat xo kg chu.minh co the cho tho an thay the rau lang rau muong duoc kg zay chu DUNG.con tinh trong va cho dan tho con an lau dai.
xin y kien cua chu.
cam on chu nhieu
 
@nguyenhungdung: Anh Dũng chia sẻ một số kinh nghiệm về qui trình phối thỏ giúp em.

1. Các biểu hiện của thỏ cái và thỏ đực chứng tỏ việc phối đã thành công là thế nào ?
_ thỏ đực kêu to và ngã vật ra sau, và còn biểu hiện gì không ?
_ thỏ cái như thế nào????

2. Khi phối kiểm tra 7-10 ngày sau lần phối được cho là thành công, em ghi nhận được các trường hợp sau:
_ thỏ cái gừ và chạy vòng quanh
_ thỏ cái gừ và cắn lại thỏ đực
_ thỏ cái gừ nhưng vẫn cho thỏ đực phối, nhưng không có biểu hiện như lần phối thành công đầu tiên.

==> Trường hợp nào đc xem là thỏ cái đã mang thai và không cần phối kiểm tra lại nữa ?

Cảm ơn anh.
 


Back
Top