Nuôi thỏ như thế nào?

Thấy trên diễn đàn có nhiều topic về nhiều động vật nuôi khác nhau được trao đổi thảo luận rất hay, qua đó đúc kết trao đổi kinh nghiệm nuôi, hướng đến những quy trình nuôi tiên tiến hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho người nuôi.

Con thỏ là động vật nuôi vừa quen thuộc vừa mới mẻ. Về kỷ thuật nuôi thì đang dừng ở những kiến thức cơ bản, về kinh nghiệm nuôi thì mỗi người tích lũy một kinh nghiệm nuôi khác nhau. Nhìn tổng thể thì hiệu quả nuôi vẫn còn thấp, bài toán hiệu quả kinh tế từ nuôi thỏ vẫn còn phải tiếp tục tìm lời giải đáp theo hướng hiệu quả nhất, chính xác nhất.


Vậy tôi lập topic này với mong muốn những ai quan tâm đến nghề nuôi thỏ cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi những hỏi đáp thắc mắc xung quanh nghề nuôi thỏ. Mong một ngày, nghề nuôi thỏ thật sự là một nghề nuôi hiệu quả. Hiện nay cũng rất vui là thị trường thịt thỏ bán rất chạy, đó là lời giải cho đầu ra con thỏ, vấn đề còn lại kỷ thuật nuôi để đạt hiệu quả cao nhất.


Thân chào.

********************************************************************

Nhắc lại quy trình chăm sóc thỏ mẹ, thỏ con.

- Thử thai sau 14 ngày phối giống, thỏ đậu thai được tiêm ADE, Can xi, PenStrep, Ivermectin và cầu trùng. Thỏ không đậu thai đưa vào danh sách phối lại.

- Ngày 24 thai kỳ tiêm lần 2 : ADE, Can xi, PenStrep.

- Ngày 31 thỏ sinh, tiêm thỏ mẹ: ADE, Can xi, PenStrep, kích sữa.

- Thỏ con: Từ ngày 1 đến ngày 14 cho bú bình thường. Ngày thứ 14 bỏ ổ thỏ con, cho sống chung với thỏ mẹ để tập ăn, tiêm phòng E-coli lần 1. Ngày thứ 25 tiêm phòng cầu trùng. Ngày thứ 31 thôi bú, bấm số tai thỏ, phân loại đực cái, tiêm phòng E-coli lần 2. Ngày 55 tiêm phòng ghẻ, ngày 60 tiêm vắc xin bại huyết.

- Thỏ mẹ sau khi sinh 15 ngày đưa vào danh sách phối giống lại.

Trong quy trình trên cần đặc biệt chú ý giai đoạn thỏ con từ khi thôi bú đến dưới 60 ngày tuổi, thỏ rất dễ tiêu chảy và chết rất nhiều, tỷ lệ thỏ sống nhiều hay ít là ở giai đoạn này.

Muốn nâng cao tỷ lệ sống cần chú ý những vấn đề sau:

- Hàng ngày quan sát phân thỏ để kịp thời phát hiện những đàn thỏ có biểu hiện tiêu chảy để kịp thời cách ly và điều trị.

- Nên nuôi riêng đực cái và nuôi thưa (2 con /ô chuồng) thỏ sẽ ít bệnh, lớn nhanh, dễ phát hiện thỏ bệnh.

- Chú ý lượng thức ăn hàng ngày vừa đủ, không thừa không thiếu và tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng phù hợp với thỏ con.

- Những đàn thỏ suy dinh dưỡng trong giai đoạn bú mẹ thường dễ chết sau khi thôi bú, đối với những đàn thỏ này cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, bổ sung vitamin, khoáng chất giúp thỏ phát triển bình thường.


 


Last edited by a moderator:
N
nuoi tho

chu DUNG.
tho nha chau bi ia chay nhung chau kg biet mua thuoc ji cho uong.chu chi dum chau loai thuoc nao va nhan hieu cua nha san xuat nao nha chu DUNG.
cam on chu nhieu.
 


chu DUNG.
tho nha chau bi ia chay nhung chau kg biet mua thuoc ji cho uong.chu chi dum chau loai thuoc nao va nhan hieu cua nha san xuat nao nha chu DUNG.
cam on chu nhieu.

Mấy hôm nay bận quá nên ít vào diễn đàn, để bạn chờ, thành thật xin lỗi bạn.

Bệnh tiêu chảy trên thỏ có nhiều nguyên nhân, trong đó có 2 nguyên nhân cơ bản:

- Rối loạn tiêu hóa.

- Nhiễm bệnh cầu trùng, E-coli...

Bệnh rối loạn tiêu hóa thường do thức ăn, bạn để ý thấy phân thỏ lỏng, ướt hậu môn, bụng chướng hơi...Trường hợp này bạn nên cho thỏ ăn một số loại lá cây có vị chát, nhiều xơ, cho thỏ uống đủ nước có pha men tiêu hóa.

Bệnh do cầu trùng, E-coli: thỏ đi phân lỏng có màu xám đen, lông xù, ít vận động, tai lạnh, môi thỏ thường tím nhạt, phân dính hậu môn. Bạn cho thỏ uống các loại thuốc đặc trị cầu trùng, E-coli như Esb3 (30%), Navet-Anti Diarrhea 12 (Kháng thể lòng đỏ)...Bạn có thể pha vào ống nhỏ giọt rồi nhỏ trực tiếp cho thỏ ngày 2,3 lần. Trong đàn thỏ nào có cá thể thỏ bị bệnh thì bạn nên nhỏ cho cả đàn.

Để phòng bệnh tiêu chảy cho thỏ bạn nên cho thỏ con sau cai sữa ăn thức ăn viên, hạn chế cho thỏ con ăn rau cỏ có nhiều nước, đồng thời sau khi cai sữa bạn nhỏ thuốc phòng bệnh cầu trùng, E-coli cho tất cả thỏ con. Thường xuyên xịt thuốc khử trùng chuồng trại.

Chúc bạn thành công.
 
N
nuoi tho

cam on chu DUNG nhui nhui.
chau se lam nhu chu chi dan
mot lan nua cam on chu..
 
Nhờ anh Dũng và mọi người tư vấn giúp em về cách thức cho thỏ ăn. Chúng ta có thể làm máng ăn dạng phểu và cho thỏ ăn lâu dài không, 2-3 ngày mới châm thêm thức ăn để giảm bớt nhân lực chăm sóc.

Về lượng thức ăn trung bình theo công thức 3.2kg thức ăn / 1kg thỏ chúng ta tính như thế nào? Tính trên cân nặng của thỏ hơi lúc xuất chuồng hay chỉ tính trên thời gian nuôi từ lúc cai sữa( tầm 0.5-0.6kg ).

VD: thỏ xuất được 2.5kg thì tính 3.2x 2.5 = 8kg thức ăn
hay chỉ tính theo thời gian nuôi sau khi cai sữa : 2.5kg - 0.5kg = 2kg
2kg x 3.2 = 6.4 kg thức ăn

Xin cảm ơn
 
Nhờ anh Dũng và mọi người tư vấn giúp em về cách thức cho thỏ ăn. Chúng ta có thể làm máng ăn dạng phểu và cho thỏ ăn lâu dài không, 2-3 ngày mới châm thêm thức ăn để giảm bớt nhân lực chăm sóc.

Về lượng thức ăn trung bình theo công thức 3.2kg thức ăn / 1kg thỏ chúng ta tính như thế nào? Tính trên cân nặng của thỏ hơi lúc xuất chuồng hay chỉ tính trên thời gian nuôi từ lúc cai sữa( tầm 0.5-0.6kg ).

VD: thỏ xuất được 2.5kg thì tính 3.2x 2.5 = 8kg thức ăn
hay chỉ tính theo thời gian nuôi sau khi cai sữa : 2.5kg - 0.5kg = 2kg
2kg x 3.2 = 6.4 kg thức ăn

Xin cảm ơn

Nên nghiên cứu máng ăn tự động để tiết kiệm công cho thỏ ăn, vì công đoạn này cũng mất khá nhiều thời gian.

Tính tỷ lệ tiêu tốn thức ăn cho thỏ trên trọng lượng thỏ xuất chuồng.
 
N
nuoi tho

chu DUNG.
cho con hoi vitamin a,d,e minh tiem duoi da hay tiem bap zay chu.
vitamin a,d,e minh mua san pham cua thuong hieu ji thi tot zay chu.
cam on chu.
 
chu DUNG.
cho con hoi vitamin a,d,e minh tiem duoi da hay tiem bap zay chu.
vitamin a,d,e minh mua san pham cua thuong hieu ji thi tot zay chu.
cam on chu.

Vitamin ADE có thể chích dưới da hoặc chích bắp.
Tôi thường dùng của Bio.
 

Nên nghiên cứu máng ăn tự động để tiết kiệm công cho thỏ ăn, vì công đoạn này cũng mất khá nhiều thời gian.

Tính tỷ lệ tiêu tốn thức ăn cho thỏ trên trọng lượng thỏ xuất chuồng.

Cảm ơn thông tin anh Dũng đã chia sẻ. Xin hỏi thêm giống chè khổng lồ có thích hợp với khí hậu Lâm Đồng hay không, em đang tìm ít giống về trồng để tăng thêm nguồn thức ăn thô xanh cho thỏ.
 
Cảm ơn thông tin anh Dũng đã chia sẻ. Xin hỏi thêm giống chè khổng lồ có thích hợp với khí hậu Lâm Đồng hay không, em đang tìm ít giống về trồng để tăng thêm nguồn thức ăn thô xanh cho thỏ.

Cái này thì thật tình anh không rõ, chứ ở miền Đông, miền Tây thì cây phát triển rất tốt. Vừa rồi có Khoa ở Cổ Thạch (Bình Thuận) lấy ở chổ anh mấy hom giống về trồng thử hình như không thích hợp lắm, cây phát triển chậm.

Khoa trồng thử trên Lâm Đồng xem sao?
 
Đ
Chào khoagm!
Xin phép chia sẻ cùng bạn một ít thông tin.
Tui không rành lắm khí hậu Lâm Đồng. Nhưng thời tiết lạnh miền Bắc vẫn trồng được loại cây này. Được biết TT Dê & Thỏ Sơn Tây trồng rất nhiều, phát triển rất tốt.
Cây chè khổng lồ phát triển mạnh vào mùa mưa, lá to và mền. Mùa khô, cây phát chậm, lá nhỏ và năng suất kém. Đó là cây nhà tui trồng, tui thấy vậy!
 
S
Chu Dung oi! Con nuoi tho den nay da duoc 5 thang roi chu a! Nhung so tho con hien nay chau co khoang 25 be thoi .Con biet la minh nuoi nhu vay da khong thanh cong nhu con mong doi.
Do lan truoc con co hoi tham chu ve dieu kien chan nuoi va duoc chu tra loi la con can cai thien.Hom nay con xin chu tu van giup con mot vai dieu :
T1. con muon dau tu tren dien tich nha la 100m2.voi he thong chuong tuong tu nhu nuoi bo cau . Con khong biet la nuoi tho dau tu nhu vay co kha thi khong vi so von con se phai lap chuong trai la khoang 15 tr vi con da co tho giong.
T2. So luong tho con cua con chet rat nhieu:Tho me de 4 con chet mat 3 con 1.De 8 chet het con 1.Moi sang vao tham chuong la thay chet.con khong biet khac phuc nhu the nao vi voi ti le hao hut nhu vay con lo von roi chu oi!
T3.so luong tho sinh san va mang thai cung chet nhieu,Tieng on co anh huong den stress tho khong chu?
Chau ban khoan qua muon dau tu de nuoi ma thay luong hao hut nhu vay thi run tay chu a!Chu tu van giup chau de chau lay lai tinh than duoc khong a?
 
S
chu cho con hoi gia thanh van inox

con muon mua khoang 80 van inox uong nuoc cho tho.Con o q12 tphcm.Chu tinh giup con so van va so tien la bao nhieu . Chu co the email cho con theo dia chi
songiy@yahoo.com
 
N
nuoi tho

chu DUNG
tho nha con can long lot o de 2-3 ngay nay rui nhung van chua thay de
hom nay chau thay no ra mau o hau mon cung nhui.
chu cho chau hoi co phai no bi hu thai rui phai kg zay chu.
trong wa trinh chan nuoi chu co thay wa truong hop nhu zay chua zay chu
chu cho chau mot vai loi phien nha chu.
cam on chu nhui lam.
 
Cái này thì thật tình anh không rõ, chứ ở miền Đông, miền Tây thì cây phát triển rất tốt. Vừa rồi có Khoa ở Cổ Thạch (Bình Thuận) lấy ở chổ anh mấy hom giống về trồng thử hình như không thích hợp lắm, cây phát triển chậm.
Khoa trồng thử trên Lâm Đồng xem sao?

Em sẽ tìm 1 ít giống về trồng thử, chè nói chung là cây công nghiệp được trồng nhiều ở vùng Di Linh + Bảo Lộc, chắc cũng sẽ phù hợp với Đà Lạt. Nhưng chưa biết tìm giống ở đâu ngoài trại của anh Dũng


Chào khoagm!
Xin phép chia sẻ cùng bạn một ít thông tin.
Tui không rành lắm khí hậu Lâm Đồng. Nhưng thời tiết lạnh miền Bắc vẫn trồng được loại cây này. Được biết TT Dê & Thỏ Sơn Tây trồng rất nhiều, phát triển rất tốt.
Cây chè khổng lồ phát triển mạnh vào mùa mưa, lá to và mền. Mùa khô, cây phát chậm, lá nhỏ và năng suất kém. Đó là cây nhà tui trồng, tui thấy vậy!

Cảm ơn thông tin anh Đông Gia đã chia sẻ.
 
@songiy:

Xin trả lời bạn như sau:

1. Vấn đề chuồng trại bạn nên tham khảo trước ở vài cơ sở nuôi thỏ có kinh nghiệm để tìm mô hình phù hợp cho mình. Theo tôi bạn nên chú ý đến vấn đề kích thước từng ô nuôi và cách bố trí dãy chuồng sao cho tiện lợi nhất và ít tốn diện tích cũng như vật tư làm chuồng nhất.

2. Vấn đề thỏ con chết ở giai đoạn sau cai sữa phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: giống bố mẹ, chế độ dinh dưỡng thỏ sinh sản, cách cho thỏ con ăn + uống, sát trùng chuồng trại, chế độ phòng bệnh thỏ con...Trong phạm vi một bài viết khó có thể trình bày hết, nếu có gì bạn đến cơ sở của tôi, chúng ta cùng trao đổi.

3. Thỏ sinh sản chết nhiều cũng có nhiều nguyên nhân, tiếng ồn đương nhiên cũng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thỏ.

Nuôi thỏ trong giai đoạn đầu thường gặp nhiều trở ngại do chưa có kinh nghiệm, nếu quyết tâm bạn sẽ vượt qua và tôi tin rằng bạn sẽ thành công. Cái gì cũng dễ hết, ai cũng có thể làm được và thành công thì cũng sẽ có cái khó của nó đó là cung vượt cầu.

Chào bạn.


@ nguyenganh:

Thỏ cái mang thai thường đẻ vào ngày thứ 31 và hay đẻ vào ban đêm, trong những ngày gần đẻ thỏ thường có biểu hiện đi tiểu có lẫn máu, đó là biểu hiện bình thường, không phải do xãy thai, tôi cũng thường thấy biểu hiện này. Nếu qua ngày thứ 31 thỏ vẫn chưa đẻ, bạn nên kiểm tra thai thỏ xem như thế nào, nếu vẫn còn thai, bộ phận sinh dục thỏ nở to bạn nên chích cho thỏ 0.2cc Oxytocin thỏ sẽ đẻ.

Thân chào.


@khoagm:

Ở chổ tôi có trồng, nếu có dịp bạn ghé tôi lấy vài hom về nhân giống. Lúc trước tôi mua ở trạm khuyến nông Long Thành - Đồng Nai, người ta ươm sẵn trong bầu, mình đem về chỉ việc trồng xuống đất là sống. Bạn thử đến những trạm khuyến nông tìm loại này về trồng thì chắc ăn hơn.

Thân chào.


 
N
nuoi tho

chao chu DUNG.

cam on on chu cho con loi phien.
chu cho con hoi.tho sap de ma co bieu hien lu du nhu pi benh zay do chu nam li mot cho yeu ot lam kg biet no bi ji nua.chu chi cho con dung thuoc ji cho no bay jio chu DUNG.
CAM ON CHU NHIEU.
 
S
Con da nhan duoc tra loi cúa chu.Con cam on chu
Con dang nuoi tho trong long chuong dien tich cao 50xdai 40x rong 50cm.
Tho con nuoi chua sat trung chuong trai lan nao chu a.Cung khong chich them thuoc bo hay vitamin gi het.
Nen tho hay bi ghe lam chu a,hoi hom qua may be con roi loan tieu hoa may nho dien dan nay ma con biet phai thuong yeu va cham soc cac chu hon
Con nuoi tho an cam 100%(giong moi)mua tai trai giong cua chu HoangTo trang trai Vuong Tien
Cac be tho nha con cung bi viem vu va da uong thuoc roi
Tho hay binh chu nhi?nhung con quyet tam da lam la se lam cho thanh cong nen con rat cam on va con se ghe tham htx cua chu
Con chuc chu luon mai khoe
Nhan day gop y voi anh em trong dien dan nhe! Cho tho an cam bang lon sua bo la tuyet voi lam day vi: Moi khi cham cam ta se biet luong chung an nhu the nao ma doan ra ngay co bieng an hay khong.Moi ngay tho khoe truong thanh an 1 lon cam ,tho mang thai va sinh san thi 2 lon.cac ban thu xem sao nhe!

--------

chu dung oi xin chu huong dan con cach nuoi tho con sau khi de nhu the nao di chu
Truoc day con nuoi chung voi tho me nhung ti le tho me gap chet tho con cung cao va tho me hay hoang so nhay vao lam tho con bi chay mau khap nguoi.Con khong biet la khi mang tho con ra thi mang ca o de hay chi mang may be ra.Roi khi cho bu thi cho bu o dau va nhyu the nao vay chu
 
Last edited by a moderator:
@nguyenganh:

Thỏ sắp đến ngày đẻ thường có biểu hiện mệt mõi, ít vận động, ăn cũng ít, đó là bình thường, k có gì đáng lo, ngoại trừ thỏ sốt, bỏ ăn hoàn toàn, lúc đó mới nghĩ đến bệnh.

Trong quá trình thỏ mang thai, nên bổ sung vitamin ADE cho thỏ, có thể chích 2 lần vào ngày thứ 10 và ngày thứ 15 của thai kỳ.

Thân chào.

@ songiy:

Kích thước chuồng 0.5 x 0.4 x 0.5 (m) là hơi cao có thể làm 0.3 x 0.4 x 0.5 (m) , sau này có thể nâng thêm tầng cho thỏ.

Sau khi thỏ đẻ, chích cho thỏ 0.5cc can xi sẽ tránh được bệnh sốt sữa dẫn đến viêm vú.

Chăm sóc thỏ sinh sản:

- Căn cứ vào lịch phối giống, ngày thứ 28 đặt ổ vào chuồng cho thỏ làm quen với ổ đẻ.

- Ngày thứ 31 thỏ sẽ đẻ (cũng có vài con đẻ vào ngày thứ 30). Trong quá trình đặt ổ, nếu thấy thỏ nào bứt lông bụng lót vào ổ đẻ là 100% thỏ đó sẽ đẻ vào ổ, ngược lại có thể thỏ sẽ đẻ bên ngoài ổ, do đó lưới lót sàn chuồng phải chắc chắn và có mắt lưới từ 1.5cm trở xuống mới có thể bảo đảm thỏ con không rớt xuống đất, nếu sàn làm bằng lưới 2cm trở lên thì ta phải lót vỉ cho thỏ đẻ, phòng trường hợp thỏ đẻ bên ngoài ổ không bị rớt xuống khỏi sàn chuồng.

- Mỗi sáng vào chuồng kiểm tra thỏ đẻ, con nào đẻ, ta bắt thỏ con ra nhốt riêng trong những rổ nhựa và để bên ngoài, mỗi sáng cho thỏ con vào ổ bú mẹ khoảng 10 phút, con nào không chịu cho con bú thì bắt thỏ mẹ bỏ vào ổ và để lên nắp chuồng rồi cho bú ( thường ngày đầu tiên ta nên làm động tác này). Thỏ bú xong ta kiểm tra xem thỏ con có bú no không ( nhìn vào bụng thỏ con thấy căng tròn và có quầng sữa màu trắng), nếu thỏ con không no ( bụng lép, da nhăn nheo) ta nên gửi thỏ cho thỏ mẹ khác cho bú, chú ý rằng nên bỏ đồng thời với đàn con của nó, nếu bỏ sau thì lượng sữa sẽ còn ít thỏ con cũng không bú no được.

- Ngày thứ 13 cho thỏ con ở chung với thỏ mẹ để thỏ con tập ăn, ngày thứ 30 tách mẹ và thôi bú, lúc này thỏ con đã tự ăn thức ăn viên. giai đoạn này phải rất chú ý vì thỏ rất dễ chết do tiêu chảy và viêm phổi, do đó nên nhỏ giọt từng con bằng thuốc Esb3 30% và Navet- Anti Diarrhea 12 cho thỏ ở ngày đầu tiên tách mẹ để phòng bệnh tiêu chảy. Mỗi tuần nên xịt thuốc sát trùng một lần toàn bộ chuồng trại.

Chúc bạn thành công.

Thân chào.
 


Back
Top