Nuôi thỏ như thế nào?

Thấy trên diễn đàn có nhiều topic về nhiều động vật nuôi khác nhau được trao đổi thảo luận rất hay, qua đó đúc kết trao đổi kinh nghiệm nuôi, hướng đến những quy trình nuôi tiên tiến hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho người nuôi.

Con thỏ là động vật nuôi vừa quen thuộc vừa mới mẻ. Về kỷ thuật nuôi thì đang dừng ở những kiến thức cơ bản, về kinh nghiệm nuôi thì mỗi người tích lũy một kinh nghiệm nuôi khác nhau. Nhìn tổng thể thì hiệu quả nuôi vẫn còn thấp, bài toán hiệu quả kinh tế từ nuôi thỏ vẫn còn phải tiếp tục tìm lời giải đáp theo hướng hiệu quả nhất, chính xác nhất.


Vậy tôi lập topic này với mong muốn những ai quan tâm đến nghề nuôi thỏ cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi những hỏi đáp thắc mắc xung quanh nghề nuôi thỏ. Mong một ngày, nghề nuôi thỏ thật sự là một nghề nuôi hiệu quả. Hiện nay cũng rất vui là thị trường thịt thỏ bán rất chạy, đó là lời giải cho đầu ra con thỏ, vấn đề còn lại kỷ thuật nuôi để đạt hiệu quả cao nhất.


Thân chào.

********************************************************************

Nhắc lại quy trình chăm sóc thỏ mẹ, thỏ con.

- Thử thai sau 14 ngày phối giống, thỏ đậu thai được tiêm ADE, Can xi, PenStrep, Ivermectin và cầu trùng. Thỏ không đậu thai đưa vào danh sách phối lại.

- Ngày 24 thai kỳ tiêm lần 2 : ADE, Can xi, PenStrep.

- Ngày 31 thỏ sinh, tiêm thỏ mẹ: ADE, Can xi, PenStrep, kích sữa.

- Thỏ con: Từ ngày 1 đến ngày 14 cho bú bình thường. Ngày thứ 14 bỏ ổ thỏ con, cho sống chung với thỏ mẹ để tập ăn, tiêm phòng E-coli lần 1. Ngày thứ 25 tiêm phòng cầu trùng. Ngày thứ 31 thôi bú, bấm số tai thỏ, phân loại đực cái, tiêm phòng E-coli lần 2. Ngày 55 tiêm phòng ghẻ, ngày 60 tiêm vắc xin bại huyết.

- Thỏ mẹ sau khi sinh 15 ngày đưa vào danh sách phối giống lại.

Trong quy trình trên cần đặc biệt chú ý giai đoạn thỏ con từ khi thôi bú đến dưới 60 ngày tuổi, thỏ rất dễ tiêu chảy và chết rất nhiều, tỷ lệ thỏ sống nhiều hay ít là ở giai đoạn này.

Muốn nâng cao tỷ lệ sống cần chú ý những vấn đề sau:

- Hàng ngày quan sát phân thỏ để kịp thời phát hiện những đàn thỏ có biểu hiện tiêu chảy để kịp thời cách ly và điều trị.

- Nên nuôi riêng đực cái và nuôi thưa (2 con /ô chuồng) thỏ sẽ ít bệnh, lớn nhanh, dễ phát hiện thỏ bệnh.

- Chú ý lượng thức ăn hàng ngày vừa đủ, không thừa không thiếu và tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng phù hợp với thỏ con.

- Những đàn thỏ suy dinh dưỡng trong giai đoạn bú mẹ thường dễ chết sau khi thôi bú, đối với những đàn thỏ này cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, bổ sung vitamin, khoáng chất giúp thỏ phát triển bình thường.


 
Last edited by a moderator:
A
Tôi có quan sát hiện tượng trong nước tiểu của thỏ đôi khi có màu trắng đục như nước vôi giống như trường hợp của bạn mô tả. Tôi vẫn chưa có thể kết luận được đây là triệu chứng của mộ loại bệnh hay chỉ là một biểu hiện sinh lý bình thường của thỏ khi ăn một loại thức ăn nào đó vì thường thấy ở thỏ cho ăn thức ăn công nghiệp và tôi nghiêng nhiều về nguyên nhân từ thức ăn.

Tuy nhiên qua quá trình theo dõi tôi chưa nhận thấy những con thỏ này có biểu hiện khác thường như các triệu chứng bệnh tật khác như bỏ ăn, ăn ít, ít cử động, sốt và chết. Có thể bạn thấy thỏ ăn ít vì tâm lý lo lắng, hoặc vì một nguyên nhân nào khác. Biểu hiện này cũng không kéo dài, nó có thể xuất hiện một vài lần rồi biến mất không còn thấy nữa.
Một vài chia sẻ cùng bạn.

Thanks chú,
chú ơi, con còn gặp rất nhiều khó khăn trong khâu giao phối và xác định chu kì cũng như biểu hiện động dục ở thỏ cái.
quan sát thấy mấy con thỏ cái vểnh đuôi lên lưng, bắt lên thấy bộ phận sinh dục có màu hồng nhạt con đem qua chuồng thỏ đực cho giao phối mà nó lại cụp đuôi xuống nằm im mặc cho thỏ đực nhảy liên tục, thấy vậy nên con bắt ra.
Còn lần nữa, thỏ đực nhảy xong ôm thỏ cái rồi la lên 1 tiếng,quan sát thấy bộ phận sinh dục tho cái ướt con nghĩ là được rồi nên bắt ra,chiều con lại tiếp tục cho 2 con này phối tiếp, bộ phận sinh dục cũng ướt. Nhưng tới 3 ngày trước là được 12 ngày con khám thai mà chẳng thấy gì cả, hôm nay vẫn vậy,có phải con khám chưa đúng cách hay thỏ cái bị gì hả chú. Chú giúp con!
thân chú !
 
P
Phối giống cho thỏ

Chào các bác,

Em có thắc mắc nhờ các bác chỉ giáo. Số là thế này, nhà em có vai con thỏ cái tơ, đã phối giống và để cho chắc ăn thì nên kiểm tra thai như các bác hướng dẫn nhưng sợ không chuẩn vì thấy hiện tượng giống lên giống nên nhờ mấy anh thỏ đực kliểm tra lại. Mấy anh phối lại tất nhưng kết quả sau 7 ngày đế 10 hay 15 ngày là các cô nàng đẻ tất. Không phải 1 cô mà có tới mấy cô lận.

Theo vài tài liệu tham khảo thì khi đã đậu thai thỏ cái sẽ không cho phối giống nhưng đây vẫn phối giống tự nhiên và đẻ vẫn cứ đẻ. Các bác xem trường hợp này là sao? có gì lạ không?

Tks.
 
@amuray28:

Thanks chú,
chú ơi, con còn gặp rất nhiều khó khăn trong khâu giao phối và xác định chu kì cũng như biểu hiện động dục ở thỏ cái.
quan sát thấy mấy con thỏ cái vểnh đuôi lên lưng, bắt lên thấy bộ phận sinh dục có màu hồng nhạt con đem qua chuồng thỏ đực cho giao phối mà nó lại cụp đuôi xuống nằm im mặc cho thỏ đực nhảy liên tục, thấy vậy nên con bắt ra.
Còn lần nữa, thỏ đực nhảy xong ôm thỏ cái rồi la lên 1 tiếng,quan sát thấy bộ phận sinh dục tho cái ướt con nghĩ là được rồi nên bắt ra,chiều con lại tiếp tục cho 2 con này phối tiếp, bộ phận sinh dục cũng ướt. Nhưng tới 3 ngày trước là được 12 ngày con khám thai mà chẳng thấy gì cả, hôm nay vẫn vậy,có phải con khám chưa đúng cách hay thỏ cái bị gì hả chú. Chú giúp con!
thân chú !

Vấn đề theo dõi phối giống thỏ tôi có trình bày nhiều lần trên diễn đàn này. Xin nhắc lại một số nguyên tắc cơ bản:

- Xác định thời gian động dục: căn cứ chu kỳ động dục của thỏ thường từ 10 – 15 ngày. Căn cứ chu kỳ này ta chọn thời điểm kiểm tra bộ phận sinh dục thỏ cái, nếu thấy có màu đỏ mận chín, sưng to là biểu hiện của thỏ đang động dục, tiến hành phối giống.

- Khi phồi giống xong, ghi vào sổ theo dõi, đến ngày thứ 10 trở đi ta khám thai cho thỏ bằng tay, nếu thỏ đậu thai ta đánh dấu vào bảng theo dõi, nếu không ta tiến hành phối giống lại. Trường hợp thỏ đã phối giống nhưng không thụ thai xãy ra rất nhiều. Qua theo dõi và ghi chép, với tỷ lệ đực cái 1:6 thì trung bình cứ 10 lần phối giống sẽ thụ thai khoảng 5 lần. Có những trường hợp thỏ cái phối liên tục nhiều lần vẫn không thụ thai, những thỏ này nên loại bỏ.

Trong một số tài liệu có nói rằng nên phối giống 2 lần cách nhau từ 6 – 9 giờ, tuy nhiên trên thực tế theo tôi nên phối 1 lần. Vì qua theo dõi dản lượng sinh sản của 2 nhóm thỏ có 2 cách phối 1 lần và 2 lần tôi thấy rằng, sản lượng thỏ con sinh ra không thay đổi nhiều, thậm chí phối môt lần có đôi lúc cao hơn, thỏ con sinh ra khỏe hơn. Do đó tôi thấy chi tiết này nên xem xét lại, vì nếu phối 2 lần thì sẽ tốn thời gian, ảnh hưởng sức khỏe thỏ đực, lúc đó tỷ lệ đực cái thay vì 1:6 đã là 1:12



@PK2010:

Em có thắc mắc nhờ các bác chỉ giáo. Số là thế này, nhà em có vai con thỏ cái tơ, đã phối giống và để cho chắc ăn thì nên kiểm tra thai như các bác hướng dẫn nhưng sợ không chuẩn vì thấy hiện tượng giống lên giống nên nhờ mấy anh thỏ đực kliểm tra lại. Mấy anh phối lại tất nhưng kết quả sau 7 ngày đế 10 hay 15 ngày là các cô nàng đẻ tất. Không phải 1 cô mà có tới mấy cô lận.

Theo vài tài liệu tham khảo thì khi đã đậu thai thỏ cái sẽ không cho phối giống nhưng đây vẫn phối giống tự nhiên và đẻ vẫn cứ đẻ. Các bác xem trường hợp này là sao? có gì lạ không?

Tài liệu nói khi thỏ cái đã thụ thai, thỏ sẽ không cho phối giống? điều này đúng nhưng không phải là 100%. Trên thực tế vẫn có nhiều thỏ cái sau khi đã thụ thai vẫn có thể chịu phối giống, tỷ lệ này ít thôi, thường dưới 10%. Do đó khi thử thai, nếu có biểu hiện nghi ngờ không đậu thai hoặc ngược lại, ta vẫn có thể cho thỏ cái phối lại, nếu thỏ vẫn chịu, ta ghi thêm ngày phối lần 2 bên cạnh ngày phối lần đầu trên bảng theo dõi tại trại, và tiếp tục theo dõi. Đến ngày thứ 15 – 20 thử lại, căn cứ độ lớn của thai ta phán đoán được thời gian thỏ có thai ở lần trước hay lần sau để tiến hành theo dõi đặt ổ cho thỏ đẻ đúng ngày.


@songiy:

Cám ơn bạn. Chúc bạn nuôi thỏ thành công.
 
P
Tài liệu nói khi thỏ cái đã thụ thai, thỏ sẽ không cho phối giống? điều này đúng nhưng không phải là 100%. Trên thực tế vẫn có nhiều thỏ cái sau khi đã thụ thai vẫn có thể chịu phối giống, tỷ lệ này ít thôi, thường dưới 10%. Do đó khi thử thai, nếu có biểu hiện nghi ngờ không đậu thai hoặc ngược lại, ta vẫn có thể cho thỏ cái phối lại, nếu thỏ vẫn chịu, ta ghi thêm ngày phối lần 2 bên cạnh ngày phối lần đầu trên bảng theo dõi tại trại, và tiếp tục theo dõi. Đến ngày thứ 15 – 20 thử lại, căn cứ độ lớn của thai ta phán đoán được thời gian thỏ có thai ở lần trước hay lần sau để tiến hành theo dõi đặt ổ cho thỏ đẻ đúng ngày.

Cảm ơn anh Dũng đã tận tình chỉ dẫn kinh nghiệm thực tế. Kinh nghiệm của anh thật hay: "thà giết lầm hơn bỏ sót". Kỳ này có em nào nhí nhố là em sẽ mạnh tay cho các chú thỏ đực xử đẹp luôn cho chừa.

Tks
 
N
Thỏ bị bệnh ghẻ và tiêu chảy

Anh Dũng ơi cho e hỏi chút!
E mới nuôi vài con thỏ công nghiệp (60 ngày tuổi) mà có 1 con bị ghẻ tai, 1 con bị tiêu chảy kèm theo bỏ ăn và thường nghiến răng.
E hỏi cách điều trị như thế nào và cách phòng cho các con khác.
Xin cảm ơn anh trước.
 
Anh Dũng ơi cho e hỏi chút!
E mới nuôi vài con thỏ công nghiệp (60 ngày tuổi) mà có 1 con bị ghẻ tai, 1 con bị tiêu chảy kèm theo bỏ ăn và thường nghiến răng.
E hỏi cách điều trị như thế nào và cách phòng cho các con khác.
Xin cảm ơn anh trước.

Thỏ bị ghẻ bạn có thể chích cho thỏ bằng thuốc Ivermectin 0.25%. Liều 0.1ml/0.7 - 0.8 kg. Mỗi tuần chích 1 lần, khoảng 3 lần.

Thỏ bị tiêu chảy khó trị hơn, nhất là với thỏ nhỏ. Dùng EsB3 pha với nước cất nhỏ vào miệng thỏ, còn một loại nữa phối hợp, nhưng tôi quên mất tên, sáng mai vào trang trại tôi sẽ ghi lại. Trước đây dùng anticoc cho uống, nhưng sau này thấy không hiệu quả nên tôi không dùng nữa. Đối với bệnh tiêu chảy, nên phòng từ khi thỏ thôi bú mẹ (30 ngày tuổi), cũng dùng 2 loại thuốc trên nhỏ giọt cho thỏ con uống.
 
N
Thỏ bị ghẻ bạn có thể chích cho thỏ bằng thuốc Ivermectin 0.25%. Liều 0.1ml/0.7 - 0.8 kg. Mỗi tuần chích 1 lần, khoảng 3 lần.

Thỏ bị tiêu chảy khó trị hơn, nhất là với thỏ nhỏ. Dùng EsB3 pha với nước cất nhỏ vào miệng thỏ, còn một loại nữa phối hợp, nhưng tôi quên mất tên, sáng mai vào trang trại tôi sẽ ghi lại. Trước đây dùng anticoc cho uống, nhưng sau này thấy không hiệu quả nên tôi không dùng nữa. Đối với bệnh tiêu chảy, nên phòng từ khi thỏ thôi bú mẹ (30 ngày tuổi), cũng dùng 2 loại thuốc trên nhỏ giọt cho thỏ con uống.

Anh Dũng hướng dẫn cho e về liều lượng thuốc EsB3 để điều trị tiêu chảy, thời gian điều trị bao lâu. Ngoài ra mình còn có thể sử dụng thuốc uống hoặc tiêm nào khác nữa không anh. Vì e ở dưới quê nên không có thuốc này thì mình tìm thuốc khác.
 
Anh Dũng hướng dẫn cho e về liều lượng thuốc EsB3 để điều trị tiêu chảy, thời gian điều trị bao lâu. Ngoài ra mình còn có thể sử dụng thuốc uống hoặc tiêm nào khác nữa không anh. Vì e ở dưới quê nên không có thuốc này thì mình tìm thuốc khác.

Bạn dùng lọ thuốc nhỏ nào đó, thuốc nhỏ mắt chẳng hạn, rồi pha thuốc với nước cất, pha ít thôi rồi nhỏ vào miệng từng con, để dễ hình dung bạn có thề lấy mũi dao nhọn (dao nhỏ) lấy ra một lượng thuốc rất nhỏ và pha với khoảng 1ml nước cất. Vì bạn chỉ có vài con thỏ nên có thể nhỏ như vầy. Mỗi con nhỏ chừng 5 giọt.

Còn một loại nữa mà tôi quên tên, cũng trị tiêu chảy do vi khuẩn. Mấy loại thuốc này ở tiệm thuốc thú y nào cũng có bán.

Còn những trường hợp tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa, thì bạn tăng cường men tiêu hóa cho thỏ, ngưng cho thức ăn, có thể cho thỏ ăn một số cỏ lá như lá xoan, cỏ cộng sản ( lá cây chồn hôi không lông) cũng có tác dụng.
 
Bạn Dũng cho mình hỏi :Mình định mua ở nơi bạn vài cập Thỏ giống nuôi thử,nếu thành công mình sẽ mua thêm.Nhưng bạn có biết là từ nơi bạn có chuyến xe đi về An Long hoặc Hồng Ngự Tỉnh Đồng Tháp ko vậy?Để mình có thể send tiền nhờ bạn gởi Thỏ về dùm mình.
Mong bạn hồi âm.
 
Bạn Dũng cho mình hỏi :Mình định mua ở nơi bạn vài cập Thỏ giống nuôi thử,nếu thành công mình sẽ mua thêm.Nhưng bạn có biết là từ nơi bạn có chuyến xe đi về An Long hoặc Hồng Ngự Tỉnh Đồng Tháp ko vậy?Để mình có thể send tiền nhờ bạn gởi Thỏ về dùm mình.
Mong bạn hồi âm.

Chổ tôi nằm trên QL 51 đường ra Vũng Tàu, cách ngả ba Vũng Tàu 2 km, bạn liên hệ xe nào quen từ chổ bạn đi tuyến Vũng Tàu, như vậy dễ hơn, vì hầu như tỉnh nào cũng có xe đi Vũng Tàu. Nếu có xe, bạn thông báo cho tôi để tôi chuyển thỏ. Riêng chuyển tiền, bạn có thể gửi xe hoặc chuyển khoản, tài khoản của tôi 67210000149239 ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh Long Bình Tân - Biên Hòa - Đồng Nai, chủ tài khoản Phan Trung Hiếu.
 
Chổ tôi nằm trên QL 51 đường ra Vũng Tàu, cách ngả ba Vũng Tàu 2 km, bạn liên hệ xe nào quen từ chổ bạn đi tuyến Vũng Tàu, như vậy dễ hơn, vì hầu như tỉnh nào cũng có xe đi Vũng Tàu. Nếu có xe, bạn thông báo cho tôi để tôi chuyển thỏ. Riêng chuyển tiền, bạn có thể gửi xe hoặc chuyển khoản, tài khoản của tôi 67210000149239 ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh Long Bình Tân - Biên Hòa - Đồng Nai, chủ tài khoản Phan Trung Hiếu.
Ok ! để mình liên hệ với xe Hồng Ngự xem sao.
Cho mình hỏi cài:Chỉ mua 2 cập thôi ko cùng huyết:2 đực,2 cái .nhưng trong đó phải 2 loại giống,mình chọn như thế có được không ? và giá 2 cập ấy là bao nhiêu ,cho biết để mình chuyễn vô tài khoảng cho bạn.
Thân
 
Ok ! để mình liên hệ với xe Hồng Ngự xem sao.
Cho mình hỏi cài:Chỉ mua 2 cập thôi ko cùng huyết:2 đực,2 cái .nhưng trong đó phải 2 loại giống,mình chọn như thế có được không ? và giá 2 cập ấy là bao nhiêu ,cho biết để mình chuyễn vô tài khoảng cho bạn.
Thân

Bạn mua 2 cặp cũng được, không sao cả. Riêng giống khi cung cấp cho người nuôi thì phải không đồng huyết.

Giá bán: 120.000đ/kg (2 tháng tuổi), trọng lượng mỗi con khoảng 1,3kg - 1,5kg.
 
N
Cách cho thỏ ăn!

Anh Dũng cho e hỏi:
- Thỏ công nghiệp nuôi bằng thức ăn 100%, vậy mình cho ăn như thế nào: để đầy lon, khi hết đỗ vào hay mình cho ăn theo giờ giấc. Nếu theo giờ thì mình cho ăn như thế nào.
- Khi phối giống thỏ thì qua mấy thế hệ thì có thể cho trùng huyết được.
 
Anh Dũng cho e hỏi:
- Thỏ công nghiệp nuôi bằng thức ăn 100%, vậy mình cho ăn như thế nào: để đầy lon, khi hết đỗ vào hay mình cho ăn theo giờ giấc. Nếu theo giờ thì mình cho ăn như thế nào.
- Khi phối giống thỏ thì qua mấy thế hệ thì có thể cho trùng huyết được.

Khi nuôi thỏ bằng thức ăn viên 100% mình phải định lượng cho thỏ ăn, lượng thức ăn cho ăn mỗi ngày tùy thuộc vào nhiều yếu tố, thỏ sinh sản, thỏ con, thỏ thịt...Tôi cho thỏ ăn mỗi ngày 2 lần: sáng, chiều. Nói chung là lượng thức ăn cũng căn cứ vào thực tế mà thỏ ăn, nếu thỏ ăn không hết sau mỗi lần cho ăn ta tiết giảm, ngược lại thì tăng thêm.

Về vấn đề phối giống, có phải ý bạn hỏi là sau bao nhiêu đời thì có thể cho thỏ phối giống có quan hệ họ hàng phải không? Vấn đề này tôi không rõ lắm, trên thực tế tôi chưa theo dõi vấn đề này và cũng không thực hiện phối giống có quan hệ họ hàng.
 
Trùng huyết - đồng huyết mới đúng - là 1 đời.
Qua mấy đời thì không đồng huyết nữa.
*
Thời xưa, người ta cho anh chị em họ được lấy nhau,
để khỏi mất quyền lực (giòng họ hoàng gia hay quý tộc).
Như thế là 2 đời.
*
Ngày nay luật hôn nhân không cho phép lấy máu gần,
và phong tục thôn quê cũng không cho phép bà con mấy
đời được lấy nhau .
*
Người còn vậy nữa là chăn nuôi?
*
Công thức lai tạo giống mới thì các con giống đời thứ 3
(F3) kết hợp thì con đời thứ 4 (F4) là giống mới . Tuy vậy
không phải F3 của cùng bố cùng mẹ, cũng không phải F4 cùng
bố cùng mẹ. Có nghĩa là phải có hàng chục cặp F1 khác bố
khác mẹ, để có hàng chục cặp F2 khác cha khác mẹ, và khi ghép
các con F2 cũng không có quan hệ nhiều đời. Cứ như thế, mới
có được các cặp giống F4 không có quan hệ nhiều đời.
*
 
tài khoản của tôi 67210000149239 ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh Long Bình Tân - Biên Hòa - Đồng Nai, chủ tài khoản Phan Trung Hiếu.

Ok ! vậy bạn tổng cộng số tiền 2 cập Thỏ và lồng đựng Thỏ tất cả là bao nhiêu ? Mình sẽ chuyễn khoảng đến cho bạn.sau đó bạn mang ra ngã ba vũng Tàu gởi xe cho mình.Hình thức gởi xe và time gởi mình sẽ báo cho bạn sau.
À mặc dù chưa biết mặt,nhưng thông wa topic này,mình rất tin tưởng bạn .Vậy bạn lựa cho mình 2 cập Thỏ ok nha.
Còn nữa,cho mình hỏi cái van cho Thỏ uốn nước giá bao nhiêu 1 cái vậy? chổ bạn có bán ko ?
phone của mình :093.9999.202
yahoo:lamtung_mobile
 
Last edited:
Em muốn mua thỏ giống thì mua ở đâu ạ?

Địa chỉ nè :
HTX Dịch vụ - Nông nghiệp - Tổng hợp - An Hòa
ĐC: xã An Hòa - Biên Hòa - Đồng Nai
ĐT: 09 03 71 10 56 - 09 08 38 03 53
Sản xuất và cung cấp thỏ giống.
Van nước bằng inox cho thỏ.
 
Back
Top