Nuôi thỏ như thế nào?

Thấy trên diễn đàn có nhiều topic về nhiều động vật nuôi khác nhau được trao đổi thảo luận rất hay, qua đó đúc kết trao đổi kinh nghiệm nuôi, hướng đến những quy trình nuôi tiên tiến hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho người nuôi.

Con thỏ là động vật nuôi vừa quen thuộc vừa mới mẻ. Về kỷ thuật nuôi thì đang dừng ở những kiến thức cơ bản, về kinh nghiệm nuôi thì mỗi người tích lũy một kinh nghiệm nuôi khác nhau. Nhìn tổng thể thì hiệu quả nuôi vẫn còn thấp, bài toán hiệu quả kinh tế từ nuôi thỏ vẫn còn phải tiếp tục tìm lời giải đáp theo hướng hiệu quả nhất, chính xác nhất.


Vậy tôi lập topic này với mong muốn những ai quan tâm đến nghề nuôi thỏ cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi những hỏi đáp thắc mắc xung quanh nghề nuôi thỏ. Mong một ngày, nghề nuôi thỏ thật sự là một nghề nuôi hiệu quả. Hiện nay cũng rất vui là thị trường thịt thỏ bán rất chạy, đó là lời giải cho đầu ra con thỏ, vấn đề còn lại kỷ thuật nuôi để đạt hiệu quả cao nhất.


Thân chào.

********************************************************************

Nhắc lại quy trình chăm sóc thỏ mẹ, thỏ con.

- Thử thai sau 14 ngày phối giống, thỏ đậu thai được tiêm ADE, Can xi, PenStrep, Ivermectin và cầu trùng. Thỏ không đậu thai đưa vào danh sách phối lại.

- Ngày 24 thai kỳ tiêm lần 2 : ADE, Can xi, PenStrep.

- Ngày 31 thỏ sinh, tiêm thỏ mẹ: ADE, Can xi, PenStrep, kích sữa.

- Thỏ con: Từ ngày 1 đến ngày 14 cho bú bình thường. Ngày thứ 14 bỏ ổ thỏ con, cho sống chung với thỏ mẹ để tập ăn, tiêm phòng E-coli lần 1. Ngày thứ 25 tiêm phòng cầu trùng. Ngày thứ 31 thôi bú, bấm số tai thỏ, phân loại đực cái, tiêm phòng E-coli lần 2. Ngày 55 tiêm phòng ghẻ, ngày 60 tiêm vắc xin bại huyết.

- Thỏ mẹ sau khi sinh 15 ngày đưa vào danh sách phối giống lại.

Trong quy trình trên cần đặc biệt chú ý giai đoạn thỏ con từ khi thôi bú đến dưới 60 ngày tuổi, thỏ rất dễ tiêu chảy và chết rất nhiều, tỷ lệ thỏ sống nhiều hay ít là ở giai đoạn này.

Muốn nâng cao tỷ lệ sống cần chú ý những vấn đề sau:

- Hàng ngày quan sát phân thỏ để kịp thời phát hiện những đàn thỏ có biểu hiện tiêu chảy để kịp thời cách ly và điều trị.

- Nên nuôi riêng đực cái và nuôi thưa (2 con /ô chuồng) thỏ sẽ ít bệnh, lớn nhanh, dễ phát hiện thỏ bệnh.

- Chú ý lượng thức ăn hàng ngày vừa đủ, không thừa không thiếu và tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng phù hợp với thỏ con.

- Những đàn thỏ suy dinh dưỡng trong giai đoạn bú mẹ thường dễ chết sau khi thôi bú, đối với những đàn thỏ này cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, bổ sung vitamin, khoáng chất giúp thỏ phát triển bình thường.


 
Last edited by a moderator:
T
bã bia chua, thỏ không hạp như bã đậu
bả bia chua vì nó đc ủ men ,nên củng tốt vì có men ở trong bả bia . và thỏ lại rất cần men củng như chất sơ ở thỏ là phải đảm bảo >=12 %..
Tôi k tiêm định kỳ hàng tháng mà theo giai đoạn như: giai đoạn thỏ mang thai, sau khi sinh, khi cho thỏ ra chuồng nuôi con, sau thôi bú.

Thuốc giải độc gan lúc trước tôi có dùng mà giờ quên tên hiệu rồi, nói chung là dùng chung với các loại thuốc dùng cho gia súc gia cầm.
anh dủng ak.
bài viết của anh nên chỉnh lại chút đc ko. vì bà con cần độ chích xác trong phòng trị bệnh , để có một ngành chăn nuôi thỏ công nghiệp . vd : định kỳ tiêm phong bệnh theo tháng như thỏ con nếu phòng ecoli ngày thứ 14 và phải đảm bảo phòng lại trong ngày 31 nhưng để hiệu quả cho thuốc đc hiểu quả thì ta phải phòng lại ko quá 10 ngày ,
nếu phòng sớm ngày 14 tuổi vậy thỏ con đang còn yếu lắm, nó chỉ mới mở mắt ak. cho nó uống xong rồi nhứ say rượu ấy,hihihi.
thứ hai thỏ mẹ sinh con ngày 30 thì một lúc tiêm nhiều loại thuốc như (caixi, penstrepss. ad3e, kích sửa, ) thỏ mẹ a dủng ghi là ngày 31 tiêm như vậy thỏ mẹ đang còn yếu , thỏ bị trets , rất dể gầy ốm yếu sau khi tiêm. do vừa mới sinh con ..... và các kháng sinh như pennecilin ko tốt mấy khi ở thỏ mẹ sinh con nó có trong thuốc penstretss. và các loại thuốc kháng sinh ấy nên tiêm sau hoặc trước là cách 5h để bổ xung giúp kháng sinh. ko nên tiêm đồng loạt thỏ se yếu vì bi strest.
 
N
Bác mình cho ăn bã rượu trộn với cám gạo cho ăn 1 ít cám viên nuôi cùng dàn với mình được có 1,2 kg mà nhà mình nuôi bằng cám viên đạt 2kg được bán rồi nè.
 
T
Vắc xin phòng tụ huyết trùng trên gia cầm anh chưa dùng, em có thể dùng thử xem, cứ mạnh dạn thử nghiệm.

Về công thức lên men thức ăn: Em cho mail, anh tải file đính kèm vì có bảng phối trộn hơi dài, em tham khảo, trong đó nguyên liệu chính là xác đậu, nếu dùng bả bia thì em đổi qua. E làm thử, hiệu quả lắm đó.
cái nj ak. Vắc xin phòng tụ huyết trùng .
mik có biết đc điều này là , rất dể dàng cho các bác, thương thì người ta thường dùng kháng nguyên để phòng bệnh, nhưng , đa số bà con khi sảy ra bệnh mới nghỉ đến dùng kháng nguyên cho vật nuôi, nên như vậy thì dẩn đến khi dùng kháng nguyên cộng bệnh nửa là 2 bệnh vào cùng vật nuôi , ui trời ơi. chửi người ta bán vacxin nhổm.
nên các bác cần chú ý nhé.
thứ 2 là ; kháng nguyên giai đoạn cuối của nó là biến thành kháng thể , để chống lại bệnh đó, kháng nguyên nào vật nuôi nào thì dùng kháng nguyên đó, tránh tiêm bệnh thêm cho nó nhé, và thường kháng nguyên biến thành kháng thể là 3 -4 tuần .
http://www.facebook.com/NgonCoNgot
 
C
Bác mình cho ăn bã rượu trộn với cám gạo cho ăn 1 ít cám viên nuôi cùng dàn với mình được có 1,2 kg mà nhà mình nuôi bằng cám viên đạt 2kg được bán rồi nè.
Mình cho thức ăn tự trộn bả đậu và cám các loại, khoảng 2 tháng thì từ 1.4-1.7kg hết. đang đợi xem được 2.2kg nhanh không, chủ yếu là bạn đánh giá xem chi phí bỏ ra thế nào?
Bã bia lúc trước có thử tập cho thỏ ăn 1 đợt (tầm 3-4 ngày liền bỏ đó dồn cho ăn), thế mà nó không chịu ăn, thức ăn chua lại mau bị thiu, mốc.bỏ qua luôn không xài lại thức ăn chua nữa. Thức ăn chua có men dễ tiêu hoá thì đồng ý nhưng thỏ không chịu ăn thì tốt mấy cũng bỏ
 
S
Bác mình cho ăn bã rượu trộn với cám gạo cho ăn 1 ít cám viên nuôi cùng dàn với mình được có 1,2 kg mà nhà mình nuôi bằng cám viên đạt 2kg được bán rồi nè.
thứ nhất: bạn gửi tài liệu nghiên cứu về bã đậu, bã bia cho mình đọc với
Thứ 2 là bạn nuôi trong bao lâu để đạt được 0,8 kg vậy?
Bã bia lúc trước có thử tập cho thỏ ăn 1 đợt (tầm 3-4 ngày liền bỏ đó dồn cho ăn), thế mà nó không chịu ăn, thức ăn chua lại mau bị thiu, mốc.bỏ qua luôn không xài lại thức ăn chua nữa. Thức ăn chua có men dễ tiêu hoá thì đồng ý nhưng thỏ không chịu ăn thì tốt mấy cũng bỏ

Tại vì chitoan cùi bắp. ka ka. :Haha: :Haha:
Thỏ anh đồ ủ chua cũng ăn, bã bia cũng ăn, cơm thiu cũng ăn luôn
Bắt thỏ giống trại khác về cũng chảnh chảnh ko thèm ăn, cứ đến ngày thứ 3 là ăn 1 lần cả nắm hết :Drunk:
Giữ bã bia ko bị chua cũng là 1 nghệ thuật :cool::cool: anh giữ đc khoang 5-6 ngày. Qua ngày thứ 6-7 bã bia không bị chua nhưng có mùi như phân người :eek:, ko dám cho ăn :confused:
 
C
Tại vì chitoan cùi bắp. ka ka. :Haha: :Haha:
Thỏ anh đồ ủ chua cũng ăn, bã bia cũng ăn, cơm thiu cũng ăn luôn
Bắt thỏ giống trại khác về cũng chảnh chảnh ko thèm ăn, cứ đến ngày thứ 3 là ăn 1 lần cả nắm hết :Drunk:
Giữ bã bia ko bị chua cũng là 1 nghệ thuật :cool::cool: anh giữ đc khoang 5-6 ngày. Qua ngày thứ 6-7 bã bia không bị chua nhưng có mùi như phân người :eek:, ko dám cho ăn :confused:
Công nhận không khoái cái đồ chua đó. không ăn phải lụm ra hết không thì bám cứng ngắc vào máng ăn, làm rỉ máng, mống meo trong đó ảnh hưởng mấy lần cho ăn sau. Mỗi lần hốt ra là tay chân hôi rình hôi thúi :Botay::Botay:. Lúc bỏ không cho ăn nữa làm biếng mang bao dư đem bỏ, 1 tuần sau cách đó 20m còn ngửi dc cái mùi kinh khủng đó =)). Hình như đồ ăn chua lên men đúng là có lợi khuẩn nhưng cũng có hại khuẩn mà. không cho là tốt nhất
 
T
Công nhận không khoái cái đồ chua đó. không ăn phải lụm ra hết không thì bám cứng ngắc vào máng ăn, làm rỉ máng, mống meo trong đó ảnh hưởng mấy lần cho ăn sau. Mỗi lần hốt ra là tay chân hôi rình hôi thúi :Botay::Botay:. Lúc bỏ không cho ăn nữa làm biếng mang bao dư đem bỏ, 1 tuần sau cách đó 20m còn ngửi dc cái mùi kinh khủng đó =)). Hình như đồ ăn chua lên men đúng là có lợi khuẩn nhưng cũng có hại khuẩn mà. không cho là tốt nhất
bệnh nghề nghiệp. Hay nghiệp chướng vậy boi va toàn he.
tui nuôi tập ăn thỏ lúc nhỏ, bả bia tránh nắng đở hôi ấy. Nhưng nhanh múc lắm,
thường thỏ mua chổ lạ về chưa hợp , nên ít ăn , tui trộn với thân chuối cắt nhỏ, và nhiều nhiều bắp nghiền nửa , thời gian thỏ đói củng hết. Trộn nhiều bắp thì tốn nhưng với bả bia nửa thì ủ củng dc lâu lâu hơn.
 
bả bia chua vì nó đc ủ men ,nên củng tốt vì có men ở trong bả bia . và thỏ lại rất cần men củng như chất sơ ở thỏ là phải đảm bảo >=12 %..
anh dủng ak.
bài viết của anh nên chỉnh lại chút đc ko. vì bà con cần độ chích xác trong phòng trị bệnh , để có một ngành chăn nuôi thỏ công nghiệp . vd : định kỳ tiêm phong bệnh theo tháng như thỏ con nếu phòng ecoli ngày thứ 14 và phải đảm bảo phòng lại trong ngày 31 nhưng để hiệu quả cho thuốc đc hiểu quả thì ta phải phòng lại ko quá 10 ngày ,
nếu phòng sớm ngày 14 tuổi vậy thỏ con đang còn yếu lắm, nó chỉ mới mở mắt ak. cho nó uống xong rồi nhứ say rượu ấy,hihihi.
thứ hai thỏ mẹ sinh con ngày 30 thì một lúc tiêm nhiều loại thuốc như (caixi, penstrepss. ad3e, kích sửa, ) thỏ mẹ a dủng ghi là ngày 31 tiêm như vậy thỏ mẹ đang còn yếu , thỏ bị trets , rất dể gầy ốm yếu sau khi tiêm. do vừa mới sinh con ..... và các kháng sinh như pennecilin ko tốt mấy khi ở thỏ mẹ sinh con nó có trong thuốc penstretss. và các loại thuốc kháng sinh ấy nên tiêm sau hoặc trước là cách 5h để bổ xung giúp kháng sinh. ko nên tiêm đồng loạt thỏ se yếu vì bi strest.

Thỏ con không chích ở ngày thứ 14 đâu bạn, đó là quy trình chích thỏ mẹ mang thai.
Thỏ mẹ sau khi sinh tôi đã áp dụng chích như trên trong suốt quá trình nuôi tại trại, k xãy ra vân đề gì, ngược lại nếu k áp dụng sẽ thấy kết quả ngay. Nếu chích riêng từng loại trong từng thời điểm khác nhau e rằng k làm nổi.
Vấn đề chitoan nói là đúng rồi, ngay cả xác đậu nếu để qua ngày trong mội trường tự nhiên cũng sẽ hư do tác động của nấm mốc và nhiều loại vi khuẩn gây phân hủy khác.

Do đó khi lên men, mục đích là cấy vi khuẩn có lợi vào môi trường đó giúp xác đâu, bả bia lên men theo chiều hướng mà mình muốn, giống như cấy men vào nếp cho ra cơm rượu ăn được và tốt vậy, nếu k thì nếp sẽ ôi thiu k dùng đc sau vài ngày để ngoài tự nhiên.

Còn vấn đề tập cho thỏ ăn bất kỳ một loại thức ăn mới nào cũng phải từ từ, k có loại thức ăn mới nào thỏ đáp ứng đc ngay đâu. Đối với những loại thức ăn mau hư hỏng như bả đâu, bả bia...thì lúc thay đổi phải cho ăn thật ít, khi thỏ quen dần mới tăng dần lên, chứ nếu cho ăn ngay từ đầu quá nhiều thì thỏ sẽ bỏ và thức ăn còn dư là tất nhiên rồi.
 
N
Thỏ con không chích ở ngày thứ 14 đâu bạn, đó là quy trình chích thỏ mẹ mang thai.
Thỏ mẹ sau khi sinh tôi đã áp dụng chích như trên trong suốt quá trình nuôi tại trại, k xãy ra vân đề gì, ngược lại nếu k áp dụng sẽ thấy kết quả ngay. Nếu chích riêng từng loại trong từng thời điểm khác nhau e rằng k làm nổi.
Vấn đề chitoan nói là đúng rồi, ngay cả xác đậu nếu để qua ngày trong mội trường tự nhiên cũng sẽ hư do tác động của nấm mốc và nhiều loại vi khuẩn gây phân hủy khác.

Do đó khi lên men, mục đích là cấy vi khuẩn có lợi vào môi trường đó giúp xác đâu, bả bia lên men theo chiều hướng mà mình muốn, giống như cấy men vào nếp cho ra cơm rượu ăn được và tốt vậy, nếu k thì nếp sẽ ôi thiu k dùng đc sau vài ngày để ngoài tự nhiên.

Còn vấn đề tập cho thỏ ăn bất kỳ một loại thức ăn mới nào cũng phải từ từ, k có loại thức ăn mới nào thỏ đáp ứng đc ngay đâu. Đối với những loại thức ăn mau hư hỏng như bả đâu, bả bia...thì lúc thay đổi phải cho ăn thật ít, khi thỏ quen dần mới tăng dần lên, chứ nếu cho ăn ngay từ đầu quá nhiều thì thỏ sẽ bỏ và thức ăn còn dư là tất nhiên rồi.
Anh Dũng có thể chia sẻ cách phòng tụ huyết trùng trên thỏ đẻ, và thỏ thịt được không ạ.

Anh Boi lên Google tìm kiếm bằng cách đánh chữ dinh dưỡng trong bã bia ra là đc nhé, em không có lưu lại. em nuôi 3tháng tuổi là đạt trung bình 2kg.
bã rượu em để được 1 tháng ạ.Anh Dũng chia sẻ kinh nghiệm cụ thể chút nha, tiêm vào ngày bao nhiêu, có chửa máy ngày, nặp lại....
 
Anh Dũng có thể chia sẻ cách phòng tụ huyết trùng trên thỏ đẻ, và thỏ thịt được không ạ.

Anh Boi lên Google tìm kiếm bằng cách đánh chữ dinh dưỡng trong bã bia ra là đc nhé, em không có lưu lại. em nuôi 3tháng tuổi là đạt trung bình 2kg.
bã rượu em để được 1 tháng ạ.Anh Dũng chia sẻ kinh nghiệm cụ thể chút nha, tiêm vào ngày bao nhiêu, có chửa máy ngày, nặp lại....

Vào bài đầu tiên đọc lại nha em. Ở đó tôi có ghi cụ thể.
 
N
thật tuyệt. cảm ơn anh.
cho em hỏi penstep chứa hoạt chất steptomycin hay penicillin hả anh . vì em tìm thấy 2 loại thuốc này ạ.
 
N
Em thấy anh tiêm cả cầu trùng và ecoli, hiện tại em chỉ cho uống thôi ạ, anh có thể cho e biết 2 loại thuốc a tiêm là gì ko ạ. em cho uống hơi rắc rối ạ.

em đưa phòng bệnh nên hàng đầu mong anh chỉ giáo.
 
Em thấy anh tiêm cả cầu trùng và ecoli, hiện tại em chỉ cho uống thôi ạ, anh có thể cho e biết 2 loại thuốc a tiêm là gì ko ạ. em cho uống hơi rắc rối ạ.

em đưa phòng bệnh nên hàng đầu mong anh chỉ giáo.

Đúng vậy trong lịch trình tiêm cho thỏ cái mang thai tôi có tiêm cả phòng cầu trùng và nấm da kể cả ghẻ nữa, nhưng những bài viết gần đây tôi k nhắc tới vì sợ ae k dám áp dụng, hoặc áp dụng lỡ có gì thì cũng k vui. Do đó bạn cứ phòng bằng cách cho uống đi. Các loại thuốc đó là của TQ, VN mình k có.
 
T
anh dũng giúp em 1 chuyện,bữa nghe anh chị con thỏ bị viêm xoang mũi thì nhỏ nước muối sinh lý ,nhưng e nhổ nước muối 1 thời gian nhưng không hết,có đi mua thuốc chít thì có hết nhưng vài ngày thí bị lại,e sợ chít nhiều bị thì không tốt,nên e cứ để im,thấy vẫn ăn uống bình thương,nhưng không biết sẽ sao không,anh có cách nào trị dứt bệnh này không.chia sẻ kinh nghiệm cho e ít.tk anh trước
 
T
bệnh nghề nghiệp. Hay nghiệp chướng vậy boi va toàn he.
tui nuôi tập ăn thỏ lúc nhỏ, bả bia tránh nắng đở hôi ấy. Nhưng nhanh múc lắm,
thường thỏ mua chổ lạ về chưa hợp , nên ít ăn , tui trộn với thân chuối cắt nhỏ, và nhiều nhiều bắp nghiền nửa , thời gian thỏ đói củng hết. Trộn nhiều bắp thì tốn nhưng với bả bia nửa thì ủ củng dc lâu lâu hơn.
Minh cung cho tho an ba bia khoang 4 thang roi.thay tangvtrong cung tot
bệnh nghề nghiệp. Hay nghiệp chướng vậy boi va toàn he.
tui nuôi tập ăn thỏ lúc nhỏ, bả bia tránh nắng đở hôi ấy. Nhưng nhanh múc lắm,
thường thỏ mua chổ lạ về chưa hợp , nên ít ăn , tui trộn với thân chuối cắt nhỏ, và nhiều nhiều bắp nghiền nửa , thời gian thỏ đói củng hết. Trộn nhiều bắp thì tốn nhưng với bả bia nửa thì ủ củng dc lâu lâu hơn.
Mình cho thỏ an bả bia duoc 3 tháng rồi thấy củng sinh sản và phát triển tốt. Minh chia sẻ công thức của mình để các ban cùng tham khảo và cho thêm ý kiến.
Bả bia 1bao(28 kg) +5 kg cam gao+5kg bột ngô+ 2 kg thức ăn dậm đặc + 200g men tiêu hóa( loại bao 1kg khoang 30k) . Tất cả trộn đều rồi cho vào túi nilon buộc kín(chú ý cần chia thành nhiêu túi ,1 túi cho ăn hết trong 1 ngày) làm theo cách này ta có thể bao quan trong vong 1 tuan ma thỏ vẫn ăn bình thường.
Nếu tính ra 1kg khoảng 4k. Minh cho tho thit ăn 1 ngay khoảng 150g. Không an thêm rau cỏ
 
Last edited by a moderator:
C
anh dũng giúp em 1 chuyện,bữa nghe anh chị con thỏ bị viêm xoang mũi thì nhỏ nước muối sinh lý ,nhưng e nhổ nước muối 1 thời gian nhưng không hết,có đi mua thuốc chít thì có hết nhưng vài ngày thí bị lại,e sợ chít nhiều bị thì không tốt,nên e cứ để im,thấy vẫn ăn uống bình thương,nhưng không biết sẽ sao không,anh có cách nào trị dứt bệnh này không.chia sẻ kinh nghiệm cho e ít.tk anh trước
hết rồi bị lại 1 là do thời tiết thay đổi (làm phát sinh bệnh hô hấp hoặc phát bệnh như tụ huyết trùng). 2 là môi trường nuôi chưa đạt làm thỏ tái nhiểm,3 là chưa dứt đã ngưng thuốc, dễ làm thuốc bị lờn. làm lại 1 quy trình trị hoàn thiện, kiểm tra lại môi trường nuôi, phòng bệnh cho tốt mùa đổi thời tiết này (tụ huyết trùng, tăng sức đề kháng,,,,)
 
Back
Top