Nuôi thỏ như thế nào?

Thấy trên diễn đàn có nhiều topic về nhiều động vật nuôi khác nhau được trao đổi thảo luận rất hay, qua đó đúc kết trao đổi kinh nghiệm nuôi, hướng đến những quy trình nuôi tiên tiến hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho người nuôi.

Con thỏ là động vật nuôi vừa quen thuộc vừa mới mẻ. Về kỷ thuật nuôi thì đang dừng ở những kiến thức cơ bản, về kinh nghiệm nuôi thì mỗi người tích lũy một kinh nghiệm nuôi khác nhau. Nhìn tổng thể thì hiệu quả nuôi vẫn còn thấp, bài toán hiệu quả kinh tế từ nuôi thỏ vẫn còn phải tiếp tục tìm lời giải đáp theo hướng hiệu quả nhất, chính xác nhất.


Vậy tôi lập topic này với mong muốn những ai quan tâm đến nghề nuôi thỏ cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi những hỏi đáp thắc mắc xung quanh nghề nuôi thỏ. Mong một ngày, nghề nuôi thỏ thật sự là một nghề nuôi hiệu quả. Hiện nay cũng rất vui là thị trường thịt thỏ bán rất chạy, đó là lời giải cho đầu ra con thỏ, vấn đề còn lại kỷ thuật nuôi để đạt hiệu quả cao nhất.


Thân chào.

********************************************************************

Nhắc lại quy trình chăm sóc thỏ mẹ, thỏ con.

- Thử thai sau 14 ngày phối giống, thỏ đậu thai được tiêm ADE, Can xi, PenStrep, Ivermectin và cầu trùng. Thỏ không đậu thai đưa vào danh sách phối lại.

- Ngày 24 thai kỳ tiêm lần 2 : ADE, Can xi, PenStrep.

- Ngày 31 thỏ sinh, tiêm thỏ mẹ: ADE, Can xi, PenStrep, kích sữa.

- Thỏ con: Từ ngày 1 đến ngày 14 cho bú bình thường. Ngày thứ 14 bỏ ổ thỏ con, cho sống chung với thỏ mẹ để tập ăn, tiêm phòng E-coli lần 1. Ngày thứ 25 tiêm phòng cầu trùng. Ngày thứ 31 thôi bú, bấm số tai thỏ, phân loại đực cái, tiêm phòng E-coli lần 2. Ngày 55 tiêm phòng ghẻ, ngày 60 tiêm vắc xin bại huyết.

- Thỏ mẹ sau khi sinh 15 ngày đưa vào danh sách phối giống lại.

Trong quy trình trên cần đặc biệt chú ý giai đoạn thỏ con từ khi thôi bú đến dưới 60 ngày tuổi, thỏ rất dễ tiêu chảy và chết rất nhiều, tỷ lệ thỏ sống nhiều hay ít là ở giai đoạn này.

Muốn nâng cao tỷ lệ sống cần chú ý những vấn đề sau:

- Hàng ngày quan sát phân thỏ để kịp thời phát hiện những đàn thỏ có biểu hiện tiêu chảy để kịp thời cách ly và điều trị.

- Nên nuôi riêng đực cái và nuôi thưa (2 con /ô chuồng) thỏ sẽ ít bệnh, lớn nhanh, dễ phát hiện thỏ bệnh.

- Chú ý lượng thức ăn hàng ngày vừa đủ, không thừa không thiếu và tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng phù hợp với thỏ con.

- Những đàn thỏ suy dinh dưỡng trong giai đoạn bú mẹ thường dễ chết sau khi thôi bú, đối với những đàn thỏ này cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, bổ sung vitamin, khoáng chất giúp thỏ phát triển bình thường.


 
Last edited by a moderator:
S
Không quá liều đâu ạ! Em dùng loại 0,1% của VIMEDIM, trong phần hướng dẫn tiêm cho thỏ là 1ml/2kg thỏ, nên em tiêm 0,5ml/1kg là đúng. Nguyên nhân quá liều và vệ sinh kim tiêm đã loại trừ. Em đã đọc đi đọc lại hướng dẫn tiêm dưới da cho thỏ trên diễn đàn, hơn nữa em tiêm chó, mèo cũng có hiện tượng nổi u 1cm2, sau này như vết sẹo và khoảng 2 tuần thì lành. Như vậy khi ngón cái và ngón trỏ kéo da sau gáy lên thì tay còn lại cầm bơm tiêm tiêm thẳng vô từ phía sau luôn hay sao, và kim dài khoảng 1,5cm thì mình tiêm đứng xuống hay nghiêng 1 góc bao nhiêu độ ạ? Em cảm ơn trước!
 
C
Em ở Cà Mau nên tìm mua giống thỏ Newzealand White rặt giống rất khó. Em có mua được 6 con nhưng cùng một đàn nên sau này không phối giống được. Em mới nuôi thỏ lần đầu, mới bắt được 1 tháng. Anh, chị nào ở Cà Mau hoặc có phân phối thỏ Newzealand White xuống Cà Mau thì cho em xin địa chỉ hoặc số điện thoại liên lạc nhé! Em cảm ơn!

Anh nguyenhungdung! Anh mở topic này rất hay! Em không có kinh nghiệm nuôi thỏ, may sao có topic này mà em và mọi người có được kiến thức, rất thực tế và dễ thực hành. Em đã đọc lại từ page 01 đến 90 rồi, và sẽ đọc đến page 22... luôn. Em rất hâm mộ vốn kiến thức và kinh nghiệm của anh. Mong một ngày được diện kiến. Một lần nữa: Xin cảm ơn anh!
bạn mua new rặc ở cà mau? theo mình biết thì không có. hiện tại thỏ mấy tháng tuổi,cân nặng thế nào bạn?
Chỗ mình cũng có thỏ rặc ở tận cần thơ,nếu cần bạn ghé trại tham quan xem giống thỏ bạn mua không (thỏ new lông xù tròn như cục bộng,mặt không dài như lai đâu,dù vẫn có lông trắng mắt hồng)
Không quá liều đâu ạ! Em dùng loại 0,1% của VIMEDIM, trong phần hướng dẫn tiêm cho thỏ là 1ml/2kg thỏ, nên em tiêm 0,5ml/1kg là đúng. Nguyên nhân quá liều và vệ sinh kim tiêm đã loại trừ. Em đã đọc đi đọc lại hướng dẫn tiêm dưới da cho thỏ trên diễn đàn, hơn nữa em tiêm chó, mèo cũng có hiện tượng nổi u 1cm2, sau này như vết sẹo và khoảng 2 tuần thì lành. Như vậy khi ngón cái và ngón trỏ kéo da sau gáy lên thì tay còn lại cầm bơm tiêm tiêm thẳng vô từ phía sau luôn hay sao, và kim dài khoảng 1,5cm thì mình tiêm đứng xuống hay nghiêng 1 góc bao nhiêu độ ạ? Em cảm ơn trước!
chó thì chắc chắn không dùng kim 1,5cm tiêm dưới da, quẫy 1 cái là gãy kim ngay. tiêm dưới da bạn vén da vùng sau gáy(chỗ đó dễ vén so với da lưng), đâm kim từ sau lưng tới, đâmxéo khoảng 50-75 độ so với lưng và đâm hết kim (kéo da lên rồi không lo), thỏ nhỏ thì giãn ra.
thật tình tình trạng này em chưa gặp dù hầu như ngày nào cũng tiêm thỏ, anh tiêm thuốc bổ hay vaccine có bị không. thuốc vimectin anh nói nhãn màu gì?
cho a dung co ban cay tra la to khong
cây đó mấy chỗ nuôi heo,dê nhiều lắm,đi xin cũng đủ,chẳng cần mua như trước đâu. anh cần xuống cần thơ em đi chặt vòng vòng xóm cho :)
 
T
chú đũng cho cháu hỏi cháu đự định nuôi thỏ ở đaklak huyện kroong buk, chau đang băn khoăn khoản đầu ra của thỏ,
đầu ra ôrn đinh như thương lái hay các chổ mua thịt thỏ số lượng nhiều với ạ, chứ không có chỗ tiêu thủ mà đi kiếm từng khách hàng một thì không ổn định lắm ạ, cảm ơn chú
 
S
chú đũng cho cháu hỏi cháu đự định nuôi thỏ ở đaklak huyện kroong buk, chau đang băn khoăn khoản đầu ra của thỏ,
đầu ra ôrn đinh như thương lái hay các chổ mua thịt thỏ số lượng nhiều với ạ, chứ không có chỗ tiêu thủ mà đi kiếm từng khách hàng một thì không ổn định lắm ạ, cảm ơn chú
cái này bạn phải tự tìm thui, sao a Dũng giúp đc. Cứ làm anh DŨng như ông Bụt hok bằng :Haha:
Bạn tính nuôi bao nhiêu thỏ mẹ, ít ít thì chở lên phố mình bao tiêu giúp cho (giá ko cao như bán lẻ đâu nhé)
 
Em ở Cà Mau nên tìm mua giống thỏ Newzealand White rặt giống rất khó. Em có mua được 6 con nhưng cùng một đàn nên sau này không phối giống được. Em mới nuôi thỏ lần đầu, mới bắt được 1 tháng. Anh, chị nào ở Cà Mau hoặc có phân phối thỏ Newzealand White xuống Cà Mau thì cho em xin địa chỉ hoặc số điện thoại liên lạc nhé! Em cảm ơn!

Anh nguyenhungdung! Anh mở topic này rất hay! Em không có kinh nghiệm nuôi thỏ, may sao có topic này mà em và mọi người có được kiến thức, rất thực tế và dễ thực hành. Em đã đọc lại từ page 01 đến 90 rồi, và sẽ đọc đến page 22... luôn. Em rất hâm mộ vốn kiến thức và kinh nghiệm của anh. Mong một ngày được diện kiến. Một lần nữa: Xin cảm ơn anh!

Bạn nên ghé chổ chitoan mua cũng gần mà.
Rất cám ơn lời nhận xét của bạn, khi nào có dịp ra Biên Hòa sẽ gặp nhau.
 
Không quá liều đâu ạ! Em dùng loại 0,1% của VIMEDIM, trong phần hướng dẫn tiêm cho thỏ là 1ml/2kg thỏ, nên em tiêm 0,5ml/1kg là đúng. Nguyên nhân quá liều và vệ sinh kim tiêm đã loại trừ. Em đã đọc đi đọc lại hướng dẫn tiêm dưới da cho thỏ trên diễn đàn, hơn nữa em tiêm chó, mèo cũng có hiện tượng nổi u 1cm2, sau này như vết sẹo và khoảng 2 tuần thì lành. Như vậy khi ngón cái và ngón trỏ kéo da sau gáy lên thì tay còn lại cầm bơm tiêm tiêm thẳng vô từ phía sau luôn hay sao, và kim dài khoảng 1,5cm thì mình tiêm đứng xuống hay nghiêng 1 góc bao nhiêu độ ạ? Em cảm ơn trước!

Thuốc trị ghẻ gốc mectin nhược trương, thẩm thấu chậm, khi chích nên chích chậm và nên dùng loại 0.25%, lượng thuốc chích sẽ ít hơn, tránh gây đau và tổn thương vùng tiêm chích.
cho a dung co ban cay tra la to khong

Chổ tôi có, hôm nào ghé tôi cho vài nhánh về trồng.
chú đũng cho cháu hỏi cháu đự định nuôi thỏ ở đaklak huyện kroong buk, chau đang băn khoăn khoản đầu ra của thỏ,
đầu ra ôrn đinh như thương lái hay các chổ mua thịt thỏ số lượng nhiều với ạ, chứ không có chỗ tiêu thủ mà đi kiếm từng khách hàng một thì không ổn định lắm ạ, cảm ơn chú

Đúng như skaterboi nói tôi cũng k thể biết được trên chổ bạn tình hình tiêu thụ thỏ như thế nào? Có skaterboi hỗ trợ như vậy là quá tốt, bạn cứ mạnh dạn nuôi đi.
 
S
Anh Chí Toàn cho mình số điện thoại liên lạc, có dịp lên Cần Thơ mình alô. Thỏ mình mua người bán nói 45ngày nặng 600g. Nuôi đúng 30 ngày thỏ cái đạt 1,2kg/con, thỏ đực 1,3kg/con, có 1 con thỏ đực nặng 1,4kg. Mình cho ăn: buổi sáng + buổi trưa là cám viên, buổi tối cho nhiều cỏ lông tây. Mình cũng cho xơi thêm ít mía. 30 ngày 06 chú thỏ chỉ ăn hết 4,5kg và tăng trọng tổng đàn là 4kg. Mình nghĩ đây không phải New rặt vì không có đặc điểm mặt tròn như bạn nói. Mình mới nuôi thỏ lần đầu, kỹ thuật chăm sóc, quản lý đàn cũng như kinh nghiệm thực tế rất hạn chế. Đang quá trình "vừa học vừa làm", khi nào thuần thục sẽ tìm trại lớn, uy tín như anh nguyenhungdung, Chí Toàn... để mua thỏ giống. Ý tưởng ban đầu của mình là nuôi thỏ cho trăn ăn, thỏ 60k/kg có cao hơn vịt thật nhưng giá thành thấp hơn rất nhiều. Nếu thuận lợi thì mình nuôi nhiều hơn, thỏ tốt thì ta nhân đàn hoặc bán thỏ giống, thỏ đực và những con kém sẽ nuôi bán thịt và cho trăn ăn. Cà Mau người nuôi thỏ không ít, chỉ là quy mô nhỏ lẻ, vài chục thỏ nái và đều là thỏ lai hết rồi. Khi tích lũy được nhiều kinh nghiệm mình sẽ nuôi số lượng lớn. Với tình hình chung tại địa phương mình tin rằng nuôi thỏ sẽ rất thuận lợi nhưng đầu ra ổn định là một thử thách lớn. Và mình đang trong quá trình "đối đầu" với "thử thách" đó. Mong cộng đồng ủng hộ! Thân!
 
chú đũng cho cháu hỏi cháu đự định nuôi thỏ ở đaklak huyện kroong buk, chau đang băn khoăn khoản đầu ra của thỏ,
đầu ra ôrn đinh như thương lái hay các chổ mua thịt thỏ số lượng nhiều với ạ, chứ không có chỗ tiêu thủ mà đi kiếm từng khách hàng một thì không ổn định lắm ạ, cảm ơn chú
.:.......
Thỏ bây giờ thì lo gì đâu ra. Cân mỗi 80k bao nhiêu chẳng hết
 
N
tình trạng là có người bạn hải em một bệnh mà bệnh nay em cũng đã gặp nên hôm nay để ý lại, muốn hỏi anh Dũng đây là bệnh gì,cách khắc phục , phòng và điều trị. bệnh này xảy ra vao tháng 3-4 khí hậu miền bắc lúc này lạnh mưa phùn triền miên là lúc bệnh dịch nhiều. bệnh này xuất hiện trên thỏ đẻ, thỏ mẹ có biểu hiện không ăn sau 2 ngày rồi chết,khi chết rất yếu đầu gục xuống, một số con dãy rụa căng người đầu ngửa ra phía sau, trước khi chết em chọc tiết vào động mạch thì máu không hồng mà như bên tĩnh mạch, còn những con chết khi mổ máu nhồi tim nhiều, vì máu thiếu oxi em nghi là bệnh hô hấp, hay xảy ra với thỏ chửa 25 ngày và thỏ sinh từ 1-5 ngày. Nhà nào phòng bệnh cũng chết mà không phòng cũng chết, ăn cám viên uống nước bình thường, rau chứa nhiều nước.
đó là những thông tin em cung cấp về môi trường thức ăn phòng bệnh ai từng gặp hay phòng tránh bằng những cách nào có thể góp ý cho em nha, bạn em nó điện nên hỏi trung tâm nghiên cứu thỏ sơn tây thì họ bảo là bệnh lạ chưa từng gặp. mong mọi người giúp để mình phòng tránh cho mùa sau.
 
C
Anh Chí Toàn cho mình số điện thoại liên lạc, có dịp lên Cần Thơ mình alô. Thỏ mình mua người bán nói 45ngày nặng 600g. Nuôi đúng 30 ngày thỏ cái đạt 1,2kg/con, thỏ đực 1,3kg/con, có 1 con thỏ đực nặng 1,4kg. Mình cho ăn: buổi sáng + buổi trưa là cám viên, buổi tối cho nhiều cỏ lông tây. Mình cũng cho xơi thêm ít mía. 30 ngày 06 chú thỏ chỉ ăn hết 4,5kg và tăng trọng tổng đàn là 4kg. Mình nghĩ đây không phải New rặt vì không có đặc điểm mặt tròn như bạn nói. Mình mới nuôi thỏ lần đầu, kỹ thuật chăm sóc, quản lý đàn cũng như kinh nghiệm thực tế rất hạn chế. Đang quá trình "vừa học vừa làm", khi nào thuần thục sẽ tìm trại lớn, uy tín như anh nguyenhungdung, Chí Toàn... để mua thỏ giống. Ý tưởng ban đầu của mình là nuôi thỏ cho trăn ăn, thỏ 60k/kg có cao hơn vịt thật nhưng giá thành thấp hơn rất nhiều. Nếu thuận lợi thì mình nuôi nhiều hơn, thỏ tốt thì ta nhân đàn hoặc bán thỏ giống, thỏ đực và những con kém sẽ nuôi bán thịt và cho trăn ăn. Cà Mau người nuôi thỏ không ít, chỉ là quy mô nhỏ lẻ, vài chục thỏ nái và đều là thỏ lai hết rồi. Khi tích lũy được nhiều kinh nghiệm mình sẽ nuôi số lượng lớn. Với tình hình chung tại địa phương mình tin rằng nuôi thỏ sẽ rất thuận lợi nhưng đầu ra ổn định là một thử thách lớn. Và mình đang trong quá trình "đối đầu" với "thử thách" đó. Mong cộng đồng ủng hộ! Thân!
Số đt và địa chỉ có ở phần chữ kí, anh có thể liên hệ khi thuận tiện. Nếu đó thật sự là con giống anh từng mua thì 100% không phải new rặc,thỏ lai chỗ em 30 ngày tuổi cũng có con 600gr rồi,thỏ new thuần thì hầu hết 30 ngày tuổi đều trên 500gr,60 ngày tuổi ít nhất cũng 1,3kg.
Anh có thể xem thử mô hình em đang áp dụng, về chuồng tầng (tiết kiệm diện tích khi quy mô lớn), thức ăn tự phối trộn, con giống.... nếu lên xin anh liên hệ trước để sắp xếp
tình trạng là có người bạn hải em một bệnh mà bệnh nay em cũng đã gặp nên hôm nay để ý lại, muốn hỏi anh Dũng đây là bệnh gì,cách khắc phục , phòng và điều trị. bệnh này xảy ra vao tháng 3-4 khí hậu miền bắc lúc này lạnh mưa phùn triền miên là lúc bệnh dịch nhiều. bệnh này xuất hiện trên thỏ đẻ, thỏ mẹ có biểu hiện không ăn sau 2 ngày rồi chết,khi chết rất yếu đầu gục xuống, một số con dãy rụa căng người đầu ngửa ra phía sau, trước khi chết em chọc tiết vào động mạch thì máu không hồng mà như bên tĩnh mạch, còn những con chết khi mổ máu nhồi tim nhiều, vì máu thiếu oxi em nghi là bệnh hô hấp, hay xảy ra với thỏ chửa 25 ngày và thỏ sinh từ 1-5 ngày. Nhà nào phòng bệnh cũng chết mà không phòng cũng chết, ăn cám viên uống nước bình thường, rau chứa nhiều nước.
đó là những thông tin em cung cấp về môi trường thức ăn phòng bệnh ai từng gặp hay phòng tránh bằng những cách nào có thể góp ý cho em nha, bạn em nó điện nên hỏi trung tâm nghiên cứu thỏ sơn tây thì họ bảo là bệnh lạ chưa từng gặp. mong mọi người giúp để mình phòng tránh cho mùa sau.
100% là tụ huyết trùng thể suy hộ hấp. bệnh này bùng phát khi thời tiết thay đổi,không thuận lợi. có 2 thể là mãn tính và cấp.thể cấp chỉ cần chừng 30 phút là chết ngay, thể mãn thì bỏ ăn,ũ rũ nhiều ngày rồi suy kiệt dần.biểu hiện chính là thỏ chảy nước dãi, nước mũi nhiều,khó thở, than nhiệt rất nóng,dần dần môi,mũi tím tái (thiếu oxi). khi quá kiệt sức gần chết có thể co giật nhẹ,kêu la. bệnh thường xuất hiện ở thỏ mẹ mang thai, gần sanh và thỏ con do sức để kháng yếu.
Phòng bệnh là trên hết nhưng không phòng được 100% do đặc tính của nguyên nhân gây bệnh này có sẵn trong cơ thể, thuốc phòng chỉ ức chế hoạt động thôi. khi đã phát bệnh dùng nhiều biện pháp tổng hợp (trại em đợt nóng từng bị 7 con dạng cấp và cả mãn, mãn thì nếu biết bệnh dễ trị,4 con bị cấp chữa được 2, chết 2). Quy trình chữa bệnh cấp.
+ tiêm thuốc trị tụ huyết trùng (tulavitryl/danotryl/.....)
+ tiêm nước sinh lí vào tĩnh mạch nhằm giãm nhiệt độ cơ thể.
+ lau bụng,tai, ức bằng nước ấm cho giải nhiệt.
+ tiêm vitamin K chống xuất huyết.
+tiêm uro lợi tiểu chống suy thận.
+ chuyển thỏ xuống nơi mát (tốt nhất là cát ẩm) nằm.
+ nếu có điều kiện cho uống 1 số loại dung dịch giúp loãng đàm.
Như đã nói,dù thực hiện đủ các biện pháp vẫn có thể không chữa được. tốt nhất là phòng bệnh,hạn chế sự biết đổi của môi trường, nhận biết bệnh sớm.
.:.......
Thỏ bây giờ thì lo gì đâu ra. Cân mỗi 80k bao nhiêu chẳng hết
tuỳ địa phương thôi anh,chỗ em cần thơ bán 80k/kg nửa kí chẳng bán được
 
N
Số đt và địa chỉ có ở phần chữ kí, anh có thể liên hệ khi thuận tiện. Nếu đó thật sự là con giống anh từng mua thì 100% không phải new rặc,thỏ lai chỗ em 30 ngày tuổi cũng có con 600gr rồi,thỏ new thuần thì hầu hết 30 ngày tuổi đều trên 500gr,60 ngày tuổi ít nhất cũng 1,3kg.
Anh có thể xem thử mô hình em đang áp dụng, về chuồng tầng (tiết kiệm diện tích khi quy mô lớn), thức ăn tự phối trộn, con giống.... nếu lên xin anh liên hệ trước để sắp xếp
100% là tụ huyết trùng thể suy hộ hấp. bệnh này bùng phát khi thời tiết thay đổi,không thuận lợi. có 2 thể là mãn tính và cấp.thể cấp chỉ cần chừng 30 phút là chết ngay, thể mãn thì bỏ ăn,ũ rũ nhiều ngày rồi suy kiệt dần.biểu hiện chính là thỏ chảy nước dãi, nước mũi nhiều,khó thở, than nhiệt rất nóng,dần dần môi,mũi tím tái (thiếu oxi). khi quá kiệt sức gần chết có thể co giật nhẹ,kêu la. bệnh thường xuất hiện ở thỏ mẹ mang thai, gần sanh và thỏ con do sức để kháng yếu.
Phòng bệnh là trên hết nhưng không phòng được 100% do đặc tính của nguyên nhân gây bệnh này có sẵn trong cơ thể, thuốc phòng chỉ ức chế hoạt động thôi. khi đã phát bệnh dùng nhiều biện pháp tổng hợp (trại em đợt nóng từng bị 7 con dạng cấp và cả mãn, mãn thì nếu biết bệnh dễ trị,4 con bị cấp chữa được 2, chết 2). Quy trình chữa bệnh cấp.
+ tiêm thuốc trị tụ huyết trùng (tulavitryl/danotryl/.....)
+ tiêm nước sinh lí vào tĩnh mạch nhằm giãm nhiệt độ cơ thể.
+ lau bụng,tai, ức bằng nước ấm cho giải nhiệt.
+ tiêm vitamin K chống xuất huyết.
+tiêm uro lợi tiểu chống suy thận.
+ chuyển thỏ xuống nơi mát (tốt nhất là cát ẩm) nằm.
+ nếu có điều kiện cho uống 1 số loại dung dịch giúp loãng đàm.
Như đã nói,dù thực hiện đủ các biện pháp vẫn có thể không chữa được. tốt nhất là phòng bệnh,hạn chế sự biết đổi của môi trường, nhận biết bệnh sớm.
tuỳ địa phương thôi anh,chỗ em cần thơ bán 80k/kg nửa kí chẳng bán được
cảm ơn bạn chitoan nha, lúc đó thời tiết lạnh mưa phùn nhiều độ ẩm cao, rất tốt cho dịch bệnh bùng phát.
cho mình hỏi tiêm tĩnh mạch ở chỗ nào của con thỏ vậy,có phải bạn chích ở tai ko.
 
C
cảm ơn bạn chitoan nha, lúc đó thời tiết lạnh mưa phùn nhiều độ ẩm cao, rất tốt cho dịch bệnh bùng phát.
cho mình hỏi tiêm tĩnh mạch ở chỗ nào của con thỏ vậy,có phải bạn chích ở tai ko.
đúng rôi,phía ngoa2i vành tai, mạch khá nhỏ nên cần có người phụ và người tiêm có kĩ thuật,vững tay. tiêm chậm,theo dõi tránh phù ứ
 
A
Hi các tiền bối, đàn thỏ của mình lại bị bệnh tiêu chảy nữa rồi, mình cho uống ngừa ecoli nhưng ko hết, thấy mấy anh có đề cập tới thuốc ngừa ecoli dạng tiêm, các anh có thể cho mình xin cái tên, để mua dùng thử, mong là sẽ hết. Thank
 
C
Hi các tiền bối, đàn thỏ của mình lại bị bệnh tiêu chảy nữa rồi, mình cho uống ngừa ecoli nhưng ko hết, thấy mấy anh có đề cập tới thuốc ngừa ecoli dạng tiêm, các anh có thể cho mình xin cái tên, để mua dùng thử, mong là sẽ hết. Thank
tiêu chảy có thể do cầu trùng hoặc rối loạn tiêu hoá nữa, rối loạn thì 1 vài con bị,không lây, do môi trường,thức ăn, cầu trùng thì cũng nên phòng đồng thời với ecoli mới được.tính ra cầu trùng phổ biến hơn ecoli nữa.
thuốc tiêm có thể dùng apraxin
 
Back
Top