Nuôi thỏ như thế nào?

Thấy trên diễn đàn có nhiều topic về nhiều động vật nuôi khác nhau được trao đổi thảo luận rất hay, qua đó đúc kết trao đổi kinh nghiệm nuôi, hướng đến những quy trình nuôi tiên tiến hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho người nuôi.

Con thỏ là động vật nuôi vừa quen thuộc vừa mới mẻ. Về kỷ thuật nuôi thì đang dừng ở những kiến thức cơ bản, về kinh nghiệm nuôi thì mỗi người tích lũy một kinh nghiệm nuôi khác nhau. Nhìn tổng thể thì hiệu quả nuôi vẫn còn thấp, bài toán hiệu quả kinh tế từ nuôi thỏ vẫn còn phải tiếp tục tìm lời giải đáp theo hướng hiệu quả nhất, chính xác nhất.


Vậy tôi lập topic này với mong muốn những ai quan tâm đến nghề nuôi thỏ cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi những hỏi đáp thắc mắc xung quanh nghề nuôi thỏ. Mong một ngày, nghề nuôi thỏ thật sự là một nghề nuôi hiệu quả. Hiện nay cũng rất vui là thị trường thịt thỏ bán rất chạy, đó là lời giải cho đầu ra con thỏ, vấn đề còn lại kỷ thuật nuôi để đạt hiệu quả cao nhất.


Thân chào.

********************************************************************

Nhắc lại quy trình chăm sóc thỏ mẹ, thỏ con.

- Thử thai sau 14 ngày phối giống, thỏ đậu thai được tiêm ADE, Can xi, PenStrep, Ivermectin và cầu trùng. Thỏ không đậu thai đưa vào danh sách phối lại.

- Ngày 24 thai kỳ tiêm lần 2 : ADE, Can xi, PenStrep.

- Ngày 31 thỏ sinh, tiêm thỏ mẹ: ADE, Can xi, PenStrep, kích sữa.

- Thỏ con: Từ ngày 1 đến ngày 14 cho bú bình thường. Ngày thứ 14 bỏ ổ thỏ con, cho sống chung với thỏ mẹ để tập ăn, tiêm phòng E-coli lần 1. Ngày thứ 25 tiêm phòng cầu trùng. Ngày thứ 31 thôi bú, bấm số tai thỏ, phân loại đực cái, tiêm phòng E-coli lần 2. Ngày 55 tiêm phòng ghẻ, ngày 60 tiêm vắc xin bại huyết.

- Thỏ mẹ sau khi sinh 15 ngày đưa vào danh sách phối giống lại.

Trong quy trình trên cần đặc biệt chú ý giai đoạn thỏ con từ khi thôi bú đến dưới 60 ngày tuổi, thỏ rất dễ tiêu chảy và chết rất nhiều, tỷ lệ thỏ sống nhiều hay ít là ở giai đoạn này.

Muốn nâng cao tỷ lệ sống cần chú ý những vấn đề sau:

- Hàng ngày quan sát phân thỏ để kịp thời phát hiện những đàn thỏ có biểu hiện tiêu chảy để kịp thời cách ly và điều trị.

- Nên nuôi riêng đực cái và nuôi thưa (2 con /ô chuồng) thỏ sẽ ít bệnh, lớn nhanh, dễ phát hiện thỏ bệnh.

- Chú ý lượng thức ăn hàng ngày vừa đủ, không thừa không thiếu và tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng phù hợp với thỏ con.

- Những đàn thỏ suy dinh dưỡng trong giai đoạn bú mẹ thường dễ chết sau khi thôi bú, đối với những đàn thỏ này cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, bổ sung vitamin, khoáng chất giúp thỏ phát triển bình thường.


 
Last edited by a moderator:
T
Anh Dũng cho em xin file công thức trộn thức ăn với nhé. Phiền anh gửi vào mail: truong.hieuvn@yahoo.com giúp em. Chân thành cảm ơn anh
Ghi chú:
Thành phần nguyên liệu đem ủ ban đầu gồm xác đậu và bắp (không ủ đậm đặc)
sau khi nguyên liệu đã được lên men (24-36 giờ sau khi ủ) mới trộn hổn hợp nguyên liệu đã lên men với đậm đặc theo
tỷ lệ trên bảng và premix khoáng và vitamin (tỷ lệ theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì)
Cách ủ:
Ủ khô: xác định lượng men cần dùng theo tỷ lệ trên bảng, pha men với nước vừa đủ, trộn 1kg cám bắp vào dung dịch
nước và men đã pha, chờ 15 phút cho vi sinh phát tán, trộn lượng bắp còn lại với hổn hợp này sao cho vừa đủ ướt
(vắt tròn không chảy nước), trộn hổn hợp này với xác đậu cho thật đều, sau đó đem ủ vào thùng đậy kín nắp hoặc
dùng bao ni long lớn ủ cũng được (bỏ hổn hợp nguyên liệu vào bao ni long, cột chặt miệng bao, lồng một bao thức ăn
bên ngoài để tránh ánh sáng)
Sau 24-36 giờ hổn hợp sẽ lên men hoàn toàn và có thể lấy ra cho vật nuôi ăn, khi đó mới trộn đậm đậm đặc và premix
Hổn hợp lên men có thể cho ăn dần đến 10 ngày, sau mỗi lần lấy thức ăn, phải cột chặt lại như ban đầu
 

File đính kèm

  • Tỷ lệ pha trộn thức ăn lên men..png
    Tỷ lệ pha trộn thức ăn lên men..png
    14.7 KB · Lượt xem: 30
S
Chào anh, chị ạ! Xin tư vấn giúp em!
Em thấy làm đáy lồng bằng lưới mạ kẽm lỗ vuông hoặc lưới mắt sên tiện lợi thật nhưng vẫn phải thay sau một thời gian sử dụng. Đáy bằng gỗ thẻ thỏ nằm êm, không hại chân nhưng thỏ gặm nhiều quá! Vậy ta dùng ống pvc loại rỗng 34li dày 1,5li bổ làm đôi lót đáy chuồng thì sao ạ? Với khoảng cách 1cm hay 1,5cm thì thỏ có thể gặm được không? Vì muốn tiết kiệm nên em mới tính bổ đôi. Nếu dùng nguyên ống nhưng cỡ rỗng 21 hoặc 27 tiết diện nhỏ quá sợ rằng thỏ có thể gặm được! Làm đáy lồng kiểu này giá thành cao thật nhưng nếu thỏ không gặm thì bền hơn lưới nhiều! Anh, chị cho ý kiến? Thân!
 
C
Chào anh, chị ạ! Xin tư vấn giúp em!
Em thấy làm đáy lồng bằng lưới mạ kẽm lỗ vuông hoặc lưới mắt sên tiện lợi thật nhưng vẫn phải thay sau một thời gian sử dụng. Đáy bằng gỗ thẻ thỏ nằm êm, không hại chân nhưng thỏ gặm nhiều quá! Vậy ta dùng ống pvc loại rỗng 34li dày 1,5li bổ làm đôi lót đáy chuồng thì sao ạ? Với khoảng cách 1cm hay 1,5cm thì thỏ có thể gặm được không? Vì muốn tiết kiệm nên em mới tính bổ đôi. Nếu dùng nguyên ống nhưng cỡ rỗng 21 hoặc 27 tiết diện nhỏ quá sợ rằng thỏ có thể gặm được! Làm đáy lồng kiểu này giá thành cao thật nhưng nếu thỏ không gặm thì bền hơn lưới nhiều! Anh, chị cho ý kiến? Thân!
cứ làm. đúng là bền nhưng nếu "lỡ" có 1 đoạn hoặc 1 mảng bị cắn, hư thì gần như phải bỏ do khó thay thế đoạn khác. Muốn vừa bền, tương đối rẻ, không bị cắn có thể nghiên cứu dùng lưới thép mạ kẽm loại làm chuồng bổ câu (có loại kẽm cọng to cho chuồng thỏ). cái lợi nhất là đồng bộ, dễ thay, giá rẻ
 
Đáy lồng nên làm bằng lưới kẽm inox, tuy giá thành cao hơn lưới kẽm bình thường nhưng rất bền bỉ và k bị oxy hóa do tác động của nước và chất thải của thỏ.
 
S
loại mắt sên thì 2-3 năm là rỉ sét, còn loại lưới mạ kẽm tận 5 năm mới phải thay mỗi cái đáy.
có gì đâu mà phải băn khoăn nhỉ ?? tính ra mình có nuôi thỏ cả đời cũng thay có 10 lần chuồng. chi phí cũng ko đáng bao nhiêu so với lợi nhuận từ thỏ.
ống nhựa PVC thì cũng có tuổi thọ mừ. chưa kể tốn kèm công sức và thời gian ngồi đo cắt, tháo tháo lắp lắp.
rất là nhức đầu và đau diều :D
 
T
anh dung anh co tho duoc giong tot nao khong.em xem tren mang noi tho ngoai rat to con co the 5 hoac 6kg/1con.co dung nhu vay khong.ma anh dug co tho duoc nao dat khoang do khong .em muon mua 1 con de phoi tho o nha
 
C
anh dung anh co tho duoc giong tot nao khong.em xem tren mang noi tho ngoai rat to con co the 5 hoac 6kg/1con.co dung nhu vay khong.ma anh dug co tho duoc nao dat khoang do khong .em muon mua 1 con de phoi tho o nha
em có thể trả lời đơn giản là có nhưng không hẵn phụ thuộc vào giống,phụ thuộc thêm vào thức ăn, môi trường, phòng bệnh, từng cá thể....
Nói thế đơn giản như không phải cứ thỏ new thuần là trên 4kg, không phải cứ lai là không quá 4.5kg. mình từng biết có nhiều thỏ lai gần 5 hoặc hơn 5kg. cũng biết rất nhiều trại thỏ thuần có thể trọng trung bình chỉ 4kg (tức có rất nhiều thỏ dưới 4kg). Nhưng nếu là đực thì đừng chọn con quá to vậy,thỏ thường nặng nề, phối không tốt, ăn nhiều.
Mà cũng đừng tin trên mạng hay tài liệu 100%, đến lúc bắt thỏ thuần về có thể hụt hẫng. theo em nếu anh nuôi thỏ thương phẩm, thỏ thịt 2.2kg trở lên đã xuất thịt thì chọn thỏ đực không dưới 3,5kg là tốt lắm rồi. đầu tư nghiên cứu thức ăn, môi truong, kĩ thuật tối ưu còn tốt hơn
 
T
Ghi chú:
Thành phần nguyên liệu đem ủ ban đầu gồm xác đậu và bắp (không ủ đậm đặc)
sau khi nguyên liệu đã được lên men (24-36 giờ sau khi ủ) mới trộn hổn hợp nguyên liệu đã lên men với đậm đặc theo
tỷ lệ trên bảng và premix khoáng và vitamin (tỷ lệ theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì)
Cách ủ:
Ủ khô: xác định lượng men cần dùng theo tỷ lệ trên bảng, pha men với nước vừa đủ, trộn 1kg cám bắp vào dung dịch
nước và men đã pha, chờ 15 phút cho vi sinh phát tán, trộn lượng bắp còn lại với hổn hợp này sao cho vừa đủ ướt
(vắt tròn không chảy nước), trộn hổn hợp này với xác đậu cho thật đều, sau đó đem ủ vào thùng đậy kín nắp hoặc
dùng bao ni long lớn ủ cũng được (bỏ hổn hợp nguyên liệu vào bao ni long, cột chặt miệng bao, lồng một bao thức ăn
bên ngoài để tránh ánh sáng)
Sau 24-36 giờ hổn hợp sẽ lên men hoàn toàn và có thể lấy ra cho vật nuôi ăn, khi đó mới trộn đậm đậm đặc và premix
Hổn hợp lên men có thể cho ăn dần đến 10 ngày, sau mỗi lần lấy thức ăn, phải cột chặt lại như ban đầu

cam on nhe,t_tinhyeudieuki
 
N
Tôi chưa thấy thỏ nào đạt 5 kg bạn à.
Em thấy rồi ạ, cũng gần 5kg,thỏ nhà em đạt đỉnh là lúc mang thai có 4,5kg thôi nhưng có 1con như thế còn giao động từ 3,2-3,5kg thôi. Còn mấy bác trên mạng chia sẻ ảnh em cũng chịu.
 
T
em thay con tho rat thich an cây keo..may anh co biet loai cay do khong.em djh trong loaj cay do cho tho an.nhing khong bjet loai do tho an co tot khong..e thay cay do trong cung rat thick hop.anh nao biet loai cay do thi chi dum em
 
F
Hôm nay rất vui vì đọc được bài viết hay của anh nguyenhungdung. Tôi chỉ xin phép đóng góp thêm một số vấn đề về nuôi cách ly và phương pháp tuyển lựa thỏ làm giống cho bà con nông dân được rõ hơn.

Nuôi cách ly thời gian đầu: Khi mua thỏ, dù quan sát bên ngoài thấy chúng khoẻ mạnh, ta cũng nên hỏi kỹ xem chúng đã được chủng ngừa các bệnh như cầu trùng, ghẻ … hay chưa. Nếu chưa được chủng ngừa thì khi mua về phải gấp rút chủng ngừa các bệnh này cho chúng.

Mà dù cho ta biết thỏ đã được chủng ngừa đầy đủ đi nữa, thời gian vài tuần đầu khi mới mua về ta nên nuôi cách ly chúng với các chuồng thỏ cũ để hàng ngày tiện theo dõi sức khoẻ của từng con xem có biểu hiện gì xấu không. Chỉ khi thực sự yên tâm sau một thời gian nuôi cách ly, chúng ta mới an tâm cho chúng nhập đàn.

Phương pháp tuyển lựa thỏ con làm giống: Nuôi được thỏ cha mẹ giống tốt là điều mừng, nhưng điều đó không có nghĩa là các lứa con cái của chúng sinh sản sau này đều tốt như cha mẹ chúng cả. Nếu ai đặt kỳ vọng vào điều này e rằng không đúng.

Thực tế cho thấy, trong một lứa thỏ năm – sáu con con, thế nào cũng có một số ít con không đạt chuẩn để nuôi giống. Thế nào cũng có con đẹt, hoặc bị tật bẩm sinh, hay vóc dáng không đạt chuẩn. Điều này chúng ta có thể khó thấy rõ được khi chúng còn non, mới một vài tuần tuổi. Do đó, cần phải lựa ra thành nhiều đợt, tuỳ vào kinh nghiệm của mỗi người. Thông thường, chúng ta nên chọn lựa vào những thời điểm sau đây:

  • Khi thỏ con vừa lẻ mẹ: Đây là giai đoạn thỏ con đã biết ăn, tự nuôi sống được. Thỏ con lúc này vóc dáng tuy nhỏ, nhưng cũng đã lanh lợi ra dáng một con thỏ ở tuổi trưởng thành rồi. Hãy lựa ra nuôi riêng (hoặc làm dấu sẵn) những con “mau ăn chóng lớn”, mạnh khoẻ nhất trong bầy, và tất nhiên không vướng bệnh tật mới được chọn.
  • Tuyển lựa đợt hai: khi thỏ con được ba tháng tuổi. Thỏ ở lứa tuổi này đã thực sự trưởng thành, chỉ cần quan sát sơ qua ta cũng có thể đánh giá được phần ngoại hình tốt xấu ra sao của từng con một. Tuyển lựa đợt này là nhắm vào nết ăn uống của nó xem phàm ăn hay kém ăn. Kế đó, cần chú ý đến bộ phận sinh dục và bộ vú xem có đạt chuẩn hay không. Những thỏ đực cái dù ngoại hình đẹp nhưng không đạt chuẩn để giống trong đợt tuyển chọn lần hai này dứt khoát bị loại thải ra để nuôi thịt.
  • Đợt tuyển lựa sau cùng: Là khi thỏ được một hai năm tuổi. Ít ra cũng đã để được vài ba lứa con. Với thỏ đực nếu hăng hái trong việc phối giống, lại có tỷ lệ thỏ cái thụ thai cao thì nên giữ lại làm giống. Còn thỏ cái sau ba bốn lứa để mà đặt năng suất sinh sản cao như mắn đẻ, đẻ sai, nuôi con giỏi, lại phàm ăn thì nên giữ lại nuôi tiếp … Tất nhiên, những thỏ sinh sản không ra gì thì dứt khoát dạt ra, tiếp tục nuôi thêm sẽ bất lợi.
Trong việc tuyển lựa thỏ giống, ta không nên dễ dãi mà phải khắt khe với chính mình. Vì càng tuyển chọn kỹ ta sẽ có một đàn thỏ giống tốt, xứng hợp với danh nghĩa trại thỏ công nghiệp có tiếng tăm.

Để tham khảo thêm các bài viết về thỏ, mời bà con xem thêm tại Thư viện nông nghiệp
 
Last edited by a moderator:
S
Em chào anh nguyenhungdung ạ! Anh ơi, ở đầu diễn đàn đoạn anh và anh thoviet tranh luận "nảy lửa" về thiết kế ô lồng thỏ mẹ, thỏ con em thấy anh làm dài 50cm rộng 40cm và cao 30cm cho mỗi ô. Kiểu lồng đó giờ anh còn dùng không? Ngoài thay đổi vật liệu để có độ bền tốt hơn, hiện anh có thiết kế hay cải tiến quy cách nhằm tiết kiệm và thuận tiện chăm sóc hơn không? Bây giờ anh vẫn nhốt riêng thỏ con đến cai sữa và cho bú ngày một lần hay đến ngày thứ 14 thì bỏ ổ và cho ở cùng thỏ mẹ vậy anh?
 
T
em thay con tho rat thich an cây keo..may anh co biet loai cay do khong.em djh trong loaj cay do cho tho an.nhing khong bjet loai do tho an co tot khong..e thay cay do trong cung rat thick hop.anh nao biet loai cay do thi chi dum em
Đó là cây keo dậu ban à. Nó thuộc họ đậu nên lượng protein rất cao ( khoảng 23-24% gi đó mình nhớ ko rỏ). Nen cho thỏ an rất tốt. Nhưng nếu bạn trồng cây con thì rất lâu khoang 1 năm lận.
 
T
Đó là cây keo dậu ban à. Nó thuộc họ đậu nên lượng protein rất cao ( khoảng 23-24% gi đó mình nhớ ko rỏ). Nen cho thỏ an rất tốt. Nhưng nếu bạn trồng cây con thì rất lâu khoang 1 năm lận.
loai cây nhin lá giống lá me vay.
 
Em chào anh nguyenhungdung ạ! Anh ơi, ở đầu diễn đàn đoạn anh và anh thoviet tranh luận "nảy lửa" về thiết kế ô lồng thỏ mẹ, thỏ con em thấy anh làm dài 50cm rộng 40cm và cao 30cm cho mỗi ô. Kiểu lồng đó giờ anh còn dùng không? Ngoài thay đổi vật liệu để có độ bền tốt hơn, hiện anh có thiết kế hay cải tiến quy cách nhằm tiết kiệm và thuận tiện chăm sóc hơn không? Bây giờ anh vẫn nhốt riêng thỏ con đến cai sữa và cho bú ngày một lần hay đến ngày thứ 14 thì bỏ ổ và cho ở cùng thỏ mẹ vậy anh?

Hiện giờ tôi vẫn theo mẫu chuồng nuôi này, có cải tiến về mặt vật liệu làm đáy chuồng cho bền hơn tôi dùng lưới kẽm inox. Qua nhiều đợt, thấy rằng lưới mắt sên, lưới kẽm bình thường, lưới B20 đều mau thủng, hỏng do tác động của nước tiểu thỏ và nước uống tại những vị trí lấp van thường xuyên ướt. Lưới inox bền bỉ nhất.
 
Last edited:
Back
Top