Nuôi thỏ như thế nào?

Thấy trên diễn đàn có nhiều topic về nhiều động vật nuôi khác nhau được trao đổi thảo luận rất hay, qua đó đúc kết trao đổi kinh nghiệm nuôi, hướng đến những quy trình nuôi tiên tiến hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho người nuôi.

Con thỏ là động vật nuôi vừa quen thuộc vừa mới mẻ. Về kỷ thuật nuôi thì đang dừng ở những kiến thức cơ bản, về kinh nghiệm nuôi thì mỗi người tích lũy một kinh nghiệm nuôi khác nhau. Nhìn tổng thể thì hiệu quả nuôi vẫn còn thấp, bài toán hiệu quả kinh tế từ nuôi thỏ vẫn còn phải tiếp tục tìm lời giải đáp theo hướng hiệu quả nhất, chính xác nhất.


Vậy tôi lập topic này với mong muốn những ai quan tâm đến nghề nuôi thỏ cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi những hỏi đáp thắc mắc xung quanh nghề nuôi thỏ. Mong một ngày, nghề nuôi thỏ thật sự là một nghề nuôi hiệu quả. Hiện nay cũng rất vui là thị trường thịt thỏ bán rất chạy, đó là lời giải cho đầu ra con thỏ, vấn đề còn lại kỷ thuật nuôi để đạt hiệu quả cao nhất.


Thân chào.

********************************************************************

Nhắc lại quy trình chăm sóc thỏ mẹ, thỏ con.

- Thử thai sau 14 ngày phối giống, thỏ đậu thai được tiêm ADE, Can xi, PenStrep, Ivermectin và cầu trùng. Thỏ không đậu thai đưa vào danh sách phối lại.

- Ngày 24 thai kỳ tiêm lần 2 : ADE, Can xi, PenStrep.

- Ngày 31 thỏ sinh, tiêm thỏ mẹ: ADE, Can xi, PenStrep, kích sữa.

- Thỏ con: Từ ngày 1 đến ngày 14 cho bú bình thường. Ngày thứ 14 bỏ ổ thỏ con, cho sống chung với thỏ mẹ để tập ăn, tiêm phòng E-coli lần 1. Ngày thứ 25 tiêm phòng cầu trùng. Ngày thứ 31 thôi bú, bấm số tai thỏ, phân loại đực cái, tiêm phòng E-coli lần 2. Ngày 55 tiêm phòng ghẻ, ngày 60 tiêm vắc xin bại huyết.

- Thỏ mẹ sau khi sinh 15 ngày đưa vào danh sách phối giống lại.

Trong quy trình trên cần đặc biệt chú ý giai đoạn thỏ con từ khi thôi bú đến dưới 60 ngày tuổi, thỏ rất dễ tiêu chảy và chết rất nhiều, tỷ lệ thỏ sống nhiều hay ít là ở giai đoạn này.

Muốn nâng cao tỷ lệ sống cần chú ý những vấn đề sau:

- Hàng ngày quan sát phân thỏ để kịp thời phát hiện những đàn thỏ có biểu hiện tiêu chảy để kịp thời cách ly và điều trị.

- Nên nuôi riêng đực cái và nuôi thưa (2 con /ô chuồng) thỏ sẽ ít bệnh, lớn nhanh, dễ phát hiện thỏ bệnh.

- Chú ý lượng thức ăn hàng ngày vừa đủ, không thừa không thiếu và tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng phù hợp với thỏ con.

- Những đàn thỏ suy dinh dưỡng trong giai đoạn bú mẹ thường dễ chết sau khi thôi bú, đối với những đàn thỏ này cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, bổ sung vitamin, khoáng chất giúp thỏ phát triển bình thường.


 


Last edited by a moderator:
P
Có thể thỏ đang trong giai đoạn ủ bệnh tức là đã nhiễm nhưng chưa biểu hiện ra bên ngoài, thời tiết hiện nay đang chuyển mùa, nhiệt độ thay đổi liên tục, thỏ có thể bị THT. Nếu vẫn chưa phát bệnh thì có thể pha C-electrolite vào nước nhằm tăng sức đề kháng cho cả đàn. thử đa dạng hoá thức ăn thêm nhằm kích thích thèm ăn
Cảm ơn chitoan
Ok,minh cung o tra on ne,XUAN HIEP ,van chuyen xa qua hoi ngan,voi ko biet di xa qua no co lam sao ko nua.minh cung moi du dinh thoi chu chua co nuoi,qua tet minh moi nuoi.
vậy thì gần ròi, tui ở Hòa Bình
 


H
A httam ơi! o cho a hút hàng lam ha? Chu cho em cũng hơi khó bán hon truoc roi..em toàn giao cho bà cô thu 5, bán quán nhau thit tho o Long An ko ah..thí du o cho e a có mua duoc ko?/QUOTE]
1 lần bạn giao khoảng mấy con, được thì cứ chở lên mình, mình ko phải lái, nhận để bỏ lại cho người ta vì mình thiếu hàng thôi nhé, dạo này nhiều mối lắm. có gì cứ nhắn cái giá vô sdt của mình.
 
T
Có thể thỏ đang trong giai đoạn ủ bệnh tức là đã nhiễm nhưng chưa biểu hiện ra bên ngoài, thời tiết hiện nay đang chuyển mùa, nhiệt độ thay đổi liên tục, thỏ có thể bị THT. Nếu vẫn chưa phát bệnh thì có thể pha C-electrolite vào nước nhằm tăng sức đề kháng cho cả đàn. thử đa dạng hoá thức ăn thêm nhằm kích thích thèm ăn
Chí toàn cho mình hỏi chút nhé. Thỏ nhà mình có 2 con mỗi con gần 3kg vẫn ăn uống bình thường nhưng mình sờ thấy trên người của 2 con này có rất nhiều những nốt tròn tròn bằng đầu ngón tay cái nhìn c mầu trắng ngay dưới da thì đó là bị bệnh gì và cách chữa như thế nào.
 
L
Cảm ơn chitoan

vậy thì gần ròi, tui ở Hòa Bình
Mình ở Vĩnh Xuân đây! hehe
Chào mọi người, chào chú Dũng! Chú Dũng cho cháu hỏi, cháu muốn cho thỏ ăn bã đậu nhưng nhà cháu xa chỗ bán bã, cháu muốn mua 1 lần 50kg về dự trử và cho ăn khoảng 5 ngày, chú chỉ cháu cách bảo quản thế nào cho nó ko bị hư? Cháu ở Vĩnh Long nếu muốn mua men ủ của chú, chú có tiện bán cho cháu ko? Xin cạm ơn chú, mong trả lời của chú
Bạn cứ ủ chua bằng men vi sinh nn1, men của chú Dũng thì xa qua, mình đang cho an, thỏ rất bình thường, còn tỷ lê thì theo công thức của chú Dũng. bạn nuôi bao nhiêu con mà mua 50kg, thờigian ủ và cho ăn trong 7 ngày.
 
C

Chí toàn cho mình hỏi chút nhé. Thỏ nhà mình có 2 con mỗi con gần 3kg vẫn ăn uống bình thường nhưng mình sờ thấy trên người của 2 con này có rất nhiều những nốt tròn tròn bằng đầu ngón tay cái nhìn c mầu trắng ngay dưới da thì đó là bị bệnh gì và cách chữa như thế nào.
nghe tả em hok nhận biết được,nếu chị có hình ảnh sẽ dễ hơn
 
H
Mình ở Vĩnh Xuân đây! hehe

Bạn cứ ủ chua bằng men vi sinh nn1, men của chú Dũng thì xa qua, mình đang cho an, thỏ rất bình thường, còn tỷ lê thì theo công thức của chú Dũng. bạn nuôi bao nhiêu con mà mua 50kg, thờigian ủ và cho ăn trong 7 ngày.
Ban co ban tho giong ko ?cho minh so dt di .
 

H
A e trong diễn đàn chỉ với. Hiện h thị trường thuốc thú y hàng thật giả không biết đường mà mò.. Hiện h thuốc nào dùng để trị và thuốc công ty nào là chất lượng... Thứ 1.. là ỉa chải..... 2 là. Cầu trùng.. 3là..tụ huyết trùng. 4 là.. Thank nhiều.. Mong sớm hồi đáp ạ
 
N
chào chú Dũng
chú cho cháu hỏi về dấu hiệu nhận biêt và cách chữa bệnh: cầu trùng, tụ huyết trùng, ecoli
cách phòng và chữa trị tiêu chảy cấp
cảm ơn chú
 
N
Mọi người ơi giúp mình với : tại sao thỏ mình nó ru nhau kế hoạch hóa nhiều quá, mình nghe may người nuôi heo họ dung thuốc ECP tiêm cho heo no dễ phối giống , mình thử áp dụng cho thỏ , mua chai ECp về chich thử, chich duoi da nha , 1ml/con , không ngờ ngày trước chich nó là hôm sau phối đươc liền , bỏ zô con đực là phủ được liền , nhìn thấy mê , tưởng đợt này trúng mánh rồi , ai ngờ trúng gió luôn, đợi tụi nó 33 ngày trong hi vọng (vì không co khám thai ) , thế là hi vọng càng nhiều thất vọng chẳng thiếu , hầu hết không con nao chịu đẻ , ah mà có 2 con chịu đẻ nha mọi người , trong số 20 con, no đẻ được lần lượt là 1,2 con , :Botay: , mọi người ơi giúp mình với, dợt này lỗ nặng rồi:Anggry::Bash:
 
C
Mọi người ơi giúp mình với : tại sao thỏ mình nó ru nhau kế hoạch hóa nhiều quá, mình nghe may người nuôi heo họ dung thuốc ECP tiêm cho heo no dễ phối giống , mình thử áp dụng cho thỏ , mua chai ECp về chich thử, chich duoi da nha , 1ml/con , không ngờ ngày trước chich nó là hôm sau phối đươc liền , bỏ zô con đực là phủ được liền , nhìn thấy mê , tưởng đợt này trúng mánh rồi , ai ngờ trúng gió luôn, đợi tụi nó 33 ngày trong hi vọng (vì không co khám thai ) , thế là hi vọng càng nhiều thất vọng chẳng thiếu , hầu hết không con nao chịu đẻ , ah mà có 2 con chịu đẻ nha mọi người , trong số 20 con, no đẻ được lần lượt là 1,2 con , :Botay: , mọi người ơi giúp mình với, dợt này lỗ nặng rồi:Anggry::Bash:
Đầu tiên phải nói về thuốc. Thuốc thì có tác dụng kích thích lên giống, gây rụng trứng. nhưng nói thế hok có nghĩa cứ dùng là đậu. Và không nên tiêm bừa 1 đợt như thế. thuốc đó chỉ hỗ trợ thôi,tức vẫn nên xem biểu hiện động dục của thỏ, con nào đang lên giống thì tiêm rồi hôm sau phối để tăng khả năng đậu thai, những thỏ chưa đến cữ mà tiêm không khéo có thê gây rối loạn hoocmon hoặc sinh sản.không tốt về sau
Thứ 2, Nếu đã tiêm, đã lên giống, chịu đực tốt mà tỉ lệ đâu ít thì nên xem lại thỏ đực, đực có thể quá kém
Thứ 3. lí do anh không khám thai. đây là cái đáng trách nhất vì không khám thai rất phí thời gian,lại có thể chủ động được, tập khám rất dễ.

Thường người ta chích thuốc cloprostenol khi thỏ đẻ hơi kém,lúc gần đến chu kì lên giống, hôm sau tiêm thêm ADE và phối,thế là ngon. Thuốc ECP thì e hok rõ (chắc giống OST kích thích rụng trứng). Những nơi gieo tinh nhân tạo họ tiêm vào rất tốt,lí do là chất lượng tinh rất đảm bảo
=>Xemla5i chất lượng đực nhé
 
P
Mình ở Vĩnh Xuân đây! hehe

Bạn cứ ủ chua bằng men vi sinh nn1, men của chú Dũng thì xa qua, mình đang cho an, thỏ rất bình thường, còn tỷ lê thì theo công thức của chú Dũng. bạn nuôi bao nhiêu con mà mua 50kg, thờigian ủ và cho ăn trong 7 ngày.
bạn ủ nn1 theo tỷ lệ của chú Dũng cũng đạt à, mình mới nuôi cùng với các anh em trong xóm, mình định ủ cho ăn thử trước rồi tùy vào lượng tiêu thụ tă rồi điều chỉnh lại. Bạn ở Vĩnh Xuân cũng ko xa Hòa Bình lắm, có dịp mình qua tham quan học hỏi kinh nghiệm bạn nhe
 
Last edited by a moderator:
L
  • long đặng gia đà lạt

Đầu tiên phải nói về thuốc. Thuốc thì có tác dụng kích thích lên giống, gây rụng trứng. nhưng nói thế hok có nghĩa cứ dùng là đậu. Và không nên tiêm bừa 1 đợt như thế. thuốc đó chỉ hỗ trợ thôi,tức vẫn nên xem biểu hiện động dục của thỏ, con nào đang lên giống thì tiêm rồi hôm sau phối để tăng khả năng đậu thai, những thỏ chưa đến cữ mà tiêm không khéo có thê gây rối loạn hoocmon hoặc sinh sản.không tốt về sau
Thứ 2, Nếu đã tiêm, đã lên giống, chịu đực tốt mà tỉ lệ đâu ít thì nên xem lại thỏ đực, đực có thể quá kém
Thứ 3. lí do anh không khám thai. đây là cái đáng trách nhất vì không khám thai rất phí thời gian,lại có thể chủ động được, tập khám rất dễ.

Thường người ta chích thuốc cloprostenol khi thỏ đẻ hơi kém,lúc gần đến chu kì lên giống, hôm sau tiêm thêm ADE và phối,thế là ngon. Thuốc ECP thì e hok rõ (chắc giống OST kích thích rụng trứng). Những nơi gieo tinh nhân tạo họ tiêm vào rất tốt,lí do là chất lượng tinh rất đảm bảo
=>Xemla5i chất lượng đực nhé
có cách nào khám thai khác ngoài cách lắm bụng không bạn khoản này mình chịu thua, nuôi cả 200 con giống mà chẳng bao giờ làm được
 

Chí toàn cho mình hỏi chút nhé. Thỏ nhà mình có 2 con mỗi con gần 3kg vẫn ăn uống bình thường nhưng mình sờ thấy trên người của 2 con này có rất nhiều những nốt tròn tròn bằng đầu ngón tay cái nhìn c mầu trắng ngay dưới da thì đó là bị bệnh gì và cách chữa như thế nào.
có cách nào khám thai khác ngoài cách lắm bụng không bạn khoản này mình chịu thua, nuôi cả 200 con giống mà chẳng bao giờ làm được
"Không có cách nào kinh tế và hiệu quả hơn bằng PP mò sờ nắn là tối ưu nhất". Tôi bảo đảm với bạn rằng bạn sẽ làm được thôi. Chưa có kinh nghiệm lúc đầu kiếm 1 con có bầu từ 20 ngày đến 25 rồi
mò sờ nắn, cùng lúc kiếm 1 con còn "trong trắng" mò sờ nắn thì thấy sự khác biệt. Từ đó dần dần có kinh nghiệm đến con 15 ngày có thai. Chúc thành công.
 
T
CẢM ƠN BÁC ĐẢ CHỈ BẢO TẬN TÌNH .
THỎ MẸ MANG THAI LÚC 20 NGÀY TUỔI RẤT CẦN ĐẾN SỰ YÊN TỈNH , củng như các chế độ ăn uống, phòng trị bệnh.
vậy nên cần chú ý đến vấn đề này luôn nhé. khám thai lúc 15 ngày tuổi . và cần chú ý hạn chế khám thai lúc 20 ngày .
các bác có vấn đề gặp khó khăn ,điện thoai hổ trợ trực tuyến ngành nông nghiệp 19006145. 8h- 21h hàng ngày
 
B
cái món ( mò sờ lắn )như bác xalon_giaythungian nói nghe thì có vẻ đơn giản ,nhưng khi làm mới thấy quả là ko dễ tí nào .mình chỉ sợ ,mò sờ lắn mà nhầm thì tội em nó quá .
 
T
Mọi người cho mình hỏi.
Mình đang nuôi thỏ hậu bị, tầm 1,7kg/ con, mình cho ăn cám công nghiệp dành cho thỏ 100%, một ngày 70(g)/con vậy có hợp lý không mọi người.
Mới nuôi có 5 ngày nên chưa rành lắm.
 


Back
Top