Nuôi thỏ như thế nào?

Thấy trên diễn đàn có nhiều topic về nhiều động vật nuôi khác nhau được trao đổi thảo luận rất hay, qua đó đúc kết trao đổi kinh nghiệm nuôi, hướng đến những quy trình nuôi tiên tiến hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho người nuôi.

Con thỏ là động vật nuôi vừa quen thuộc vừa mới mẻ. Về kỷ thuật nuôi thì đang dừng ở những kiến thức cơ bản, về kinh nghiệm nuôi thì mỗi người tích lũy một kinh nghiệm nuôi khác nhau. Nhìn tổng thể thì hiệu quả nuôi vẫn còn thấp, bài toán hiệu quả kinh tế từ nuôi thỏ vẫn còn phải tiếp tục tìm lời giải đáp theo hướng hiệu quả nhất, chính xác nhất.


Vậy tôi lập topic này với mong muốn những ai quan tâm đến nghề nuôi thỏ cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi những hỏi đáp thắc mắc xung quanh nghề nuôi thỏ. Mong một ngày, nghề nuôi thỏ thật sự là một nghề nuôi hiệu quả. Hiện nay cũng rất vui là thị trường thịt thỏ bán rất chạy, đó là lời giải cho đầu ra con thỏ, vấn đề còn lại kỷ thuật nuôi để đạt hiệu quả cao nhất.


Thân chào.

********************************************************************

Nhắc lại quy trình chăm sóc thỏ mẹ, thỏ con.

- Thử thai sau 14 ngày phối giống, thỏ đậu thai được tiêm ADE, Can xi, PenStrep, Ivermectin và cầu trùng. Thỏ không đậu thai đưa vào danh sách phối lại.

- Ngày 24 thai kỳ tiêm lần 2 : ADE, Can xi, PenStrep.

- Ngày 31 thỏ sinh, tiêm thỏ mẹ: ADE, Can xi, PenStrep, kích sữa.

- Thỏ con: Từ ngày 1 đến ngày 14 cho bú bình thường. Ngày thứ 14 bỏ ổ thỏ con, cho sống chung với thỏ mẹ để tập ăn, tiêm phòng E-coli lần 1. Ngày thứ 25 tiêm phòng cầu trùng. Ngày thứ 31 thôi bú, bấm số tai thỏ, phân loại đực cái, tiêm phòng E-coli lần 2. Ngày 55 tiêm phòng ghẻ, ngày 60 tiêm vắc xin bại huyết.

- Thỏ mẹ sau khi sinh 15 ngày đưa vào danh sách phối giống lại.

Trong quy trình trên cần đặc biệt chú ý giai đoạn thỏ con từ khi thôi bú đến dưới 60 ngày tuổi, thỏ rất dễ tiêu chảy và chết rất nhiều, tỷ lệ thỏ sống nhiều hay ít là ở giai đoạn này.

Muốn nâng cao tỷ lệ sống cần chú ý những vấn đề sau:

- Hàng ngày quan sát phân thỏ để kịp thời phát hiện những đàn thỏ có biểu hiện tiêu chảy để kịp thời cách ly và điều trị.

- Nên nuôi riêng đực cái và nuôi thưa (2 con /ô chuồng) thỏ sẽ ít bệnh, lớn nhanh, dễ phát hiện thỏ bệnh.

- Chú ý lượng thức ăn hàng ngày vừa đủ, không thừa không thiếu và tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng phù hợp với thỏ con.

- Những đàn thỏ suy dinh dưỡng trong giai đoạn bú mẹ thường dễ chết sau khi thôi bú, đối với những đàn thỏ này cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, bổ sung vitamin, khoáng chất giúp thỏ phát triển bình thường.


 
Last edited by a moderator:
Một số hình ảnh bệnh gần giống mô tả của anh Thu, mà anh gọi là bệnh nấm da.

Agriviet.Com-IMG_1927.jpg


Agriviet.Com-IMG_1928.jpg


Agriviet.Com-IMG_1929.jpg


@ cuốc lủi:

Rổ đựng thỏ con sau khi sinh.

Agriviet.Com-IMG_1930.jpg


Agriviet.Com-IMG_1931.jpg
 
Chưa đầy 1 tháng mà đã tử vong 6 Thỏ nái.hix hix.Có con đẻ sau 3 ngày chết.có con đẻ 15 ngày chết.có con yếu ăn khi sắp sửa đẻ,đẻ xong cũng ăn yếu rồi chết.mặc dù thỏ mình đã tim:ADE, Can xi, Peni-Strepto,kích sửa sau khi sinh.Trước khi chết ,thỏ thường yếu ăn>bỏ ăn (phân thỏ tốt bình thường )Nhờ anh em chỉ giáo.xin cảm ơn<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 
T
trai em cung co 2 tho nai sau de khoang 15 ngay roi bo an khong ro nguyen nhan vai ngay sau thi ra di
 
N
Đúng như bác nói đấy. Bệnh này có khả năng lây sang người. Chỗ tôi có mấy anh em nuôi cùng nhau thì mấy người bị. Có thế giảm bớt bằng cách xịt Han-tox nhưng chỉ tàm thời thôi. Tôi cũng chưa tìm ra cách nào chữa dứt điểm được. Buồn quá.
 
P
Thỏ nhà em bị nấm da - rụng lông từng đốm, không giống ảnh như thỏ bác nguyenhungdung, thỏ bác nguyenhungdung trông giống bệnh u nhầy do tụ cầu trùng hoặc là bị ứng kháng sinh quá.

Thỏ nhà em bị đã 4 tháng nay nhưng chưa có cách nào triệt tiêu mầm nấm. Đã áp dụng các phương pháp: tiêm Ivermectin đồng loạt kể cả thỏ con theo mẹ theo liệu trình 2 lần, cách nhau 1 tuần đồng thời phun xịt khử trùng các loại thuốc sát trùng phổ rộng (Virkon S, Protect, Benkocid, Biodine), xịt bằng máy, nồng độ cao, ướt đẫm, cách ngày liên tục 2 tuần.

Kết quả là đến nay thỏ em vẫn bị nấm da. Xem như em chào thua nó rồi. Bác nào có liệu pháp triệt tiêu mầm nấm thì chỉ giáo nhé.
 
Last edited by a moderator:
Chưa đầy 1 tháng mà đã tử vong 6 Thỏ nái.hix hix.Có con đẻ sau 3 ngày chết.có con đẻ 15 ngày chết.có con yếu ăn khi sắp sửa đẻ,đẻ xong cũng ăn yếu rồi chết.mặc dù thỏ mình đã tim:ADE, Can xi, Peni-Strepto,kích sửa sau khi sinh.Trước khi chết ,thỏ thường yếu ăn>bỏ ăn (phân thỏ tốt bình thường )Nhờ anh em chỉ giáo.xin cảm ơn<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->

Trước khi chết thỏ bỏ ăn hoặc ăn yếu là triệu chứng đương nhiên của một căn bệnh nào đó đang phát triển trong cơ thể thỏ. Ngoài ra còn có triệu chứng gì khác không? như : Sốt, hơi thở thỏ như thế nào có bình thường không, sau khi chết có xuất huyết dưới da k, có dịch nhờn tiết ra ở mũi miệng k...

Tôi không biết bạn có chích vắc xin bại huyết cho thỏ chưa? Nếu chưa nên nghĩ đến.

Tuy nhiên tôi nghĩ rằng thỏ chết do bệnh về đường hô hấp do viêm mũi kéo dài, khi gặp điều kiện thuận lợi và khi thỏ có sức khỏe kém sẽ bộc phát làm thỏ chết, nhất là trong giai đoạn thỏ mang thai sắp sinh hoặc sau khi sinh.

Dùng Streptomyxin để trị, song song đó trị dứt điểm viêm mũi, chảy nước mũi. Chích ADE + B. complex C cho thỏ.


--------

Thỏ nhà em bị nấm da - rụng lông từng đốm, không giống ảnh như thỏ bác nguyenhungdung, thỏ bác nguyenhungdung trông giống bệnh u nhầy do tụ cầu trùng hoặc là bị ứng kháng sinh quá.

Thỏ nhà em bị đã 4 tháng nay nhưng chưa có cách nào triệt tiêu mầm nấm. Đã áp dụng các phương pháp: tiêm Ivermectin đồng loạt kể cả thỏ con theo mẹ theo liệu trình 2 lần, cách nhau 1 tuần đồng thời phun xịt khử trùng các loại thuốc sát trùng phổ rộng (Virkon S, Protect, Benkocid, Biodine), xịt bằng máy, nồng độ cao, ướt đẫm, cách ngày liên tục 2 tuần.

Kết quả là đến nay thỏ em vẫn bị nấm da. Xem như em chào thua nó rồi. Bác nào có liệu pháp triệt tiêu mầm nấm thì chỉ giáo nhé.

Tôi nghĩ không phải nấm da, vì da k bị tổn thương mà có thể do thiếu Vitamin và khoáng chất, cụ thể thiếu vitamin nhóm B và Iodine. Bạn có thể sử dụng ADE + B Complex C thử xem.

Trước đây tôi cũng từng bị và đã trị hết bằng cách này. Hiện nay tôi vẫn thường xuyên bổ sung cho thỏ trong thời kỳ mang thai nên hầu như không còn xuất hiện bệnh này.

Đối với trường hợp lông rụng, da bị những vết như muỗi đốt, thỏ có biểu hiện ngứa ngáy, dùng cồn 90 độ thoa vào vùng da bị tổn thương vài lần, kết hợp đổi chuồng nuôi sẽ hết và chổ đó lông sẽ không mọc lại.

Còn loại bệnh mà tôi up hình lên, thấy giống như triệu chứng mà anh Thu mô tả nên đưa lên để anh em tham khảo, chứ tôi cũng chưa khẳng định đây là bệnh gì.

Trong tổng đàn 200 thỏ sinh sản chỉ có duy nhất đàn thỏ này bị và là lứa thỏ đầu tiên của thỏ mẹ, tôi đã phối giống lại thỏ mẹ, để xem lứa tiếp theo có còn bị nữa hay k. Riêng đàn thỏ con, tôi có chích ivermectin một lần và đang theo dõi, thấy cũng có giảm nhưng chậm, ngày mai sẽ chích lại lần hai. Bệnh k có biểu hiện lây nhiễm.
 
Last edited:
D
Thức ăn cho thỏ

Nếu nuôi thỏ thịt mà trộn cám cho gà (hoặc lơn) - vì cám cho thỏ ít khó mua với bã đậu không có sợ mất cân bằng dưỡng chất không?

Vắc xin Tụ huyết trùng của gà thì có mà thỏ lại không có nhỉ? Liêu có tiêm loại này cho thỏ được không?

Bệnh bại huyết và xuất huyết não có phải là một hay là 2 loại khác nhau?

Có vài câu hỏi xin mọi người chỉ giáo vì tôi đang thiết kế nuôi thỏ!
 
Nếu nuôi thỏ thịt mà trộn cám cho gà (hoặc lơn) - vì cám cho thỏ ít khó mua với bã đậu không có sợ mất cân bằng dưỡng chất không?

Vắc xin Tụ huyết trùng của gà thì có mà thỏ lại không có nhỉ? Liêu có tiêm loại này cho thỏ được không?

Bệnh bại huyết và xuất huyết não có phải là một hay là 2 loại khác nhau?

Có vài câu hỏi xin mọi người chỉ giáo vì tôi đang thiết kế nuôi thỏ!

Dùng thức ăn tinh của gà hoặc lợn cho thỏ ăn đều được, tuy nhiên khi sử dụng nên chọn loại nào có thành phần dinh dưỡng tương đối phù hợp với khả năng hấp thụ của thỏ, gồm:

- Đạm : từ 16-18%.

- Xơ: 5-15%. Thường ở các loại thức ăn dùng cho gà, lợn thì chỉ tiêu này thường thấp, nên trên thực tế người nuôi cho ăn thêm rau cỏ để bổ sung chất xơ.

Các chỉ tiêu khác về vitamin, khoáng, muối...gần như tương đồng.

Vắc xin tụ huyết trùng của gà không dùng cho thỏ.

Bệnh bại huyết còn được gọi là bệnh xuất huyết truyền nhiễm.
 
H
benh trung huyet

chao chu dung.bay tho con vua sinh ra co bieu hien kho da va cam thay yeu hon so voi bay khac ,vay co phai bi trung huyet.neu k phai vay bieu hien cua benh nhu the nao?con moi vao nghe nho chu chi giao.
 
chao chu dung.bay tho con vua sinh ra co bieu hien kho da va cam thay yeu hon so voi bay khac ,vay co phai bi trung huyet.neu k phai vay bieu hien cua benh nhu the nao?con moi vao nghe nho chu chi giao.

Đồng huyết không có biểu hiện gì rõ, thỏ bị đồng huyết đôi khi vẫn phát triển bình thường. Không thể nói thỏ con đẻ ra yếu là đồng huyết.

Tuy nhiên thỏ bị đồng huyết thường sẽ chết trong khoảng thời gian 30 ngày sau khi sinh, bởi rất nhiều nguyên nhân: tiêu chảy, viêm phổi, viêm đường hô hấp...
 
N
Chào anh Hiếu!
A cho e hỏi, mình nuôi thỏ + bồ câu ở gần nhau được ko, chúng có bị truyền bệnh cho nhau ko?
 
P
tụ huyét trùng là bệnh gì vậy chú hungdung,triệu chứng và cánh trị nó như thế nào vậy chú

mình hấp bã đậu nành cho chín thật kỹ hay chỉ cần hấp sơ sơ cho thỏ ăn thì cái nào tốt hơn ha chú
 
tụ huyét trùng là bệnh gì vậy chú hungdung,triệu chứng và cánh trị nó như thế nào vậy chú

mình hấp bã đậu nành cho chín thật kỹ hay chỉ cần hấp sơ sơ cho thỏ ăn thì cái nào tốt hơn ha chú

Bệnh tụ huyết trùng là bệnh gây ra do một loại virut có tên là Pasteurella. Bình thường nó có mặt trong niêm mạc đường khí quản của thỏ nhưng không gây hại, nhưng khi sức khỏe thỏ bị yếu thì nó mới bắt đầu gia tăng độc lực và gây ra bệnh ở nhiều dạng khác nhau: viêm phổi, viêm phế quản, viêm kết mạc, viêm mũi, viêm não...

Khi mắc bệnh thỏ gầy yếu, sốt cao 41-42 độ, kết mạc mắt đỏ, xổ mũi...Ở thể cấp tính và quá cấp tính thỏ có thể chết đột ngột và chết nhiều trong khoảng thời gian ngắn mà không có biểu hiện lâm sàng.

Để phòng bệnh tụ huyết trùng, phải giữ cho thỏ lúc nào cũng có một sức khỏe tốt, môi trường nuôi nhốt phải sạch sẽ thoáng mát, xa các tác nhân có thể lây nhiễm bệnh như chuồng heo, chuống gà…

Điều trị bệnh tụ huyết trùng bằng Streptomycin.

Khi dùng bả đậu nành để nuôi thỏ tốt nhất là nên dùng cho thỏ trên 2 tháng tuổi và không cần phải nấu lại.
 
tìm hiểu để nuôi thỏ Miền Bắc

hiện tại em đang ở Hải Dương, muốn tìm hiểu thật kỹ lượng để có thể đưa ra quuyết định. Em đang tìm hiểu con thỏ và con thỏ. Trước đây em đã từng xây dựng mô hình nuôi ba ba nhưng đã không thành công, và bây giờ cũng thấy run. Muốn thực hiện nhưng mà chưa thể thực hiện, phải tìm hiểu thật kỹ. Bác nào có nhiều kinh nghiệm và có trang trại rồi thì cho em biết để em có thể tìm hiểu sâu được không? Cảm ơn nhiều.
 
P


Khi mắc bệnh thỏ gầy yếu, sốt cao 41-42 độ, kết mạc mắt đỏ, xổ mũi...Ở thể cấp tính và quá cấp tính thỏ có thể chết đột ngột và chết nhiều trong khoảng thời gian ngắn mà không có biểu hiện lâm sàng.

Để phòng bệnh tụ huyết trùng, phải giữ cho thỏ lúc nào cũng có một sức khỏe tốt, môi trường nuôi nhốt phải sạch sẽ thoáng mát, xa các tác nhân có thể lây nhiễm bệnh như chuồng heo, chuống gà…

Điều trị bệnh tụ huyết trùng bằng Streptomycin.

Khi dùng bả đậu nành để nuôi thỏ tốt nhất là nên dùng cho thỏ trên 2 tháng tuổi và không cần phải nấu lại.

xin lỗi chú con lộn.bệnh cầu trùng áh chú.con đọc thấy nhiều nhưng ko hiểu là gì,chú giải thích dùm con

còn bả đậu mình lấy về là cho ăn chứ ko cần xử lý gì hả chú
 
Last edited by a moderator:
H
chao chu dung.hien tuong tho con chet trong bung me de khac phuc lam the nao zay chu.trong pp phoi giong neu cung me khac cha co the phoi dc ko chu,con nghe ban noi tho duc quan trong nen tho cai the nao cung dc.tho duc chu cho phoi 3ngay /lan vay 1 lan co the cho nhieu con dc k chu.o diem nay con con mo ho wa co dip con len trai chu xin hoc hoi them.cam on chu nhieu.
 
chao chu dung.hien tuong tho con chet trong bung me de khac phuc lam the nao zay chu.trong pp phoi giong neu cung me khac cha co the phoi dc ko chu,con nghe ban noi tho duc quan trong nen tho cai the nao cung dc.tho duc chu cho phoi 3ngay /lan vay 1 lan co the cho nhieu con dc k chu.o diem nay con con mo ho wa co dip con len trai chu xin hoc hoi them.cam on chu nhieu.

Viết k dấu khó đọc quá, hiểu lơ mơ k biết có đúng ý bạn hay k?

Hiện tượng thỏ con chết trong bụng mẹ xãy ra khi thỏ mẹ đậu thai ít con ( 1 hoặc 2 con) khi đó thỏ con sẽ to và thỏ mẹ sẽ đẻ muộn khoảng ngày thứ 33 - 34, khi đó thỏ con hay chết vì ngộp.

Vấn đề này khó khắc phục, chỉ có cách theo dõi những lần đẻ tiếp theo, nếu vẫn xãy ra trường hợp này thì đổi cách phối giống bằng cách phối giống 2 lần (cách nhau từ 4-6 giờ).

Thỏ cùng cha hoặc cùng mẹ không nên cho phối giống, vì sẽ đồng huyết.

Thỏ đực dù cách 3 ngày phối một lần nhưng mỗi ngày chỉ nên phối một lần.
 
Back
Top