Nuôi thỏ như thế nào?

Thấy trên diễn đàn có nhiều topic về nhiều động vật nuôi khác nhau được trao đổi thảo luận rất hay, qua đó đúc kết trao đổi kinh nghiệm nuôi, hướng đến những quy trình nuôi tiên tiến hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho người nuôi.

Con thỏ là động vật nuôi vừa quen thuộc vừa mới mẻ. Về kỷ thuật nuôi thì đang dừng ở những kiến thức cơ bản, về kinh nghiệm nuôi thì mỗi người tích lũy một kinh nghiệm nuôi khác nhau. Nhìn tổng thể thì hiệu quả nuôi vẫn còn thấp, bài toán hiệu quả kinh tế từ nuôi thỏ vẫn còn phải tiếp tục tìm lời giải đáp theo hướng hiệu quả nhất, chính xác nhất.


Vậy tôi lập topic này với mong muốn những ai quan tâm đến nghề nuôi thỏ cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi những hỏi đáp thắc mắc xung quanh nghề nuôi thỏ. Mong một ngày, nghề nuôi thỏ thật sự là một nghề nuôi hiệu quả. Hiện nay cũng rất vui là thị trường thịt thỏ bán rất chạy, đó là lời giải cho đầu ra con thỏ, vấn đề còn lại kỷ thuật nuôi để đạt hiệu quả cao nhất.


Thân chào.

********************************************************************

Nhắc lại quy trình chăm sóc thỏ mẹ, thỏ con.

- Thử thai sau 14 ngày phối giống, thỏ đậu thai được tiêm ADE, Can xi, PenStrep, Ivermectin và cầu trùng. Thỏ không đậu thai đưa vào danh sách phối lại.

- Ngày 24 thai kỳ tiêm lần 2 : ADE, Can xi, PenStrep.

- Ngày 31 thỏ sinh, tiêm thỏ mẹ: ADE, Can xi, PenStrep, kích sữa.

- Thỏ con: Từ ngày 1 đến ngày 14 cho bú bình thường. Ngày thứ 14 bỏ ổ thỏ con, cho sống chung với thỏ mẹ để tập ăn, tiêm phòng E-coli lần 1. Ngày thứ 25 tiêm phòng cầu trùng. Ngày thứ 31 thôi bú, bấm số tai thỏ, phân loại đực cái, tiêm phòng E-coli lần 2. Ngày 55 tiêm phòng ghẻ, ngày 60 tiêm vắc xin bại huyết.

- Thỏ mẹ sau khi sinh 15 ngày đưa vào danh sách phối giống lại.

Trong quy trình trên cần đặc biệt chú ý giai đoạn thỏ con từ khi thôi bú đến dưới 60 ngày tuổi, thỏ rất dễ tiêu chảy và chết rất nhiều, tỷ lệ thỏ sống nhiều hay ít là ở giai đoạn này.

Muốn nâng cao tỷ lệ sống cần chú ý những vấn đề sau:

- Hàng ngày quan sát phân thỏ để kịp thời phát hiện những đàn thỏ có biểu hiện tiêu chảy để kịp thời cách ly và điều trị.

- Nên nuôi riêng đực cái và nuôi thưa (2 con /ô chuồng) thỏ sẽ ít bệnh, lớn nhanh, dễ phát hiện thỏ bệnh.

- Chú ý lượng thức ăn hàng ngày vừa đủ, không thừa không thiếu và tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng phù hợp với thỏ con.

- Những đàn thỏ suy dinh dưỡng trong giai đoạn bú mẹ thường dễ chết sau khi thôi bú, đối với những đàn thỏ này cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, bổ sung vitamin, khoáng chất giúp thỏ phát triển bình thường.


 


Last edited by a moderator:
chao` dien da`n! chú dũng cho con hoi hien tai chu bán thi con đã biet ăn và tho? giog chú bán như thế nào khoang máy tháng ạ ? thik chu

--------

con thấy nếu trồng rau thì tốn công nhìu nên con muốn trồng cỏ va06 trại chú có trồng không ạ ở bien hoà có chỗ nào bán giông khong a

Hiện tại trại thỏ giống An Hòa bán thỏ giống 2 tháng tuổi, trọng lượng từ 1.3 - 1.6 kg/con. Giá 120.000 đ/kg.

Tôi không trồng rau cho thỏ ăn, cho ăn tất cả các loại cỏ tự nhiên mà thỏ ăn được. Hiện tại đang trồng tập trung cây trà lá to, tương lai sẽ cho thỏ ăn chủ yếu loại này.
 


Hiện tại trại thỏ giống An Hòa bán thỏ giống 2 tháng tuổi, trọng lượng từ 1.3 - 1.6 kg/con. Giá 120.000 đ/kg.

Tôi không trồng rau cho thỏ ăn, cho ăn tất cả các loại cỏ tự nhiên mà thỏ ăn được. Hiện tại đang trồng tập trung cây trà lá to, tương lai sẽ cho thỏ ăn chủ yếu loại này.

Trà lá to trồng lâu lớn quá.hôm bửa Dũng cho 12 nhánh,vậy mà sống được 2 cây,trên 3 tháng mà mỗi cây cao mới 2dm.phát triển như thế có hợp lý ko?hay do vùng đất của mình ko tốt ?
 
Trà lá to trồng lâu lớn quá.hôm bửa Dũng cho 12 nhánh,vậy mà sống được 2 cây,trên 3 tháng mà mỗi cây cao mới 2dm.phát triển như thế có hợp lý ko?hay do vùng đất của mình ko tốt ?

Cây lên như vậy là chậm quá, làm đất kỹ, bón phân đầy đủ, cây sẽ lên rất nhanh, trồng như trồng rau.
 
... đã viết:

1. Bệnh sình bụng, tiêu chảy
Triệu chứng: Thỏ bị chướng hơi, bụng phình to, không yên tĩnh, khó thở, chảy nước dãi ướt lông quanh 2 mép. Xuất hiện triệu chứng tiêu chảy: phân chuyển nhanh từ hơi sệt sang lỏng như nước, màu đen, rất hôi thối.

Nhờ anh Dũng xem qua trường hợp này: thỏ trại em cũng bị triệu chứng như trên, nhưng phân ko có màu đen mà lại vàng nâu như phân gà. Khi phát bệnh thì trong vòng 48 tiếng là die. Em đã chích thuốc đặc trị tiêu chảy nhưng không cứu kịp
 
Nhờ anh Dũng xem qua trường hợp này: thỏ trại em cũng bị triệu chứng như trên, nhưng phân ko có màu đen mà lại vàng nâu như phân gà. Khi phát bệnh thì trong vòng 48 tiếng là die. Em đã chích thuốc đặc trị tiêu chảy nhưng không cứu kịp

Nói chung thỏ bị tiêu chảy là một nguyên nhân quan trọng nhất làm ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của đàn thỏ và đồng thời ảnh hưởng đến hiệu quả của nuôi thỏ. Hạn chế được bệnh này thì nuôi thỏ mới thành công.

Bệnh tiêu chảy có 2 nguyên nhân chính: do bệnh và do rối loạn tiêu hóa.

Do bệnh như cầu trùng, E-Coli...nguyên nhân này dễ xử lý và dễ phòng hơn.

Do rối loạn tiêu hóa, thường xãy ra nhất, thỏ tiêu chảy xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân: do thức ăn, nước uống, thiếu xơ, dư đạm, thức ăn thô xanh chứa nhiều nước...

Ngoài ra bệnh tiêu chảy trên thỏ còn có một nguyên nhân khác từ di truyền, từ thoái hóa giống, đồng huyết.

Muốn hạn chế tiêu chảy trên thỏ, cần phải có một biện pháp phòng tổng hợp bằng cách xây dựng quy trình chăm sóc thỏ con ngay từ khi thỏ mới sinh cho đến khi thỏ được 60 ngày tuổi, đồng thời phải thường xuyên lựa chọn, loại thải thỏ giống, chỉ chọn những đàn thỏ không bị tiêu chảy làm giống.

Khi thỏ đã bị tiêu chảy thì các biện pháp điều trị hầu như không hiệu quả, hoặc hiệu quả rất thấp.
 
Nói chung thỏ bị tiêu chảy là một nguyên nhân quan trọng nhất làm ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của đàn thỏ và đồng thời ảnh hưởng đến hiệu quả của nuôi thỏ. Hạn chế được bệnh này thì nuôi thỏ mới thành công.



Ngoài ra bệnh tiêu chảy trên thỏ còn có một nguyên nhân khác từ di truyền, từ thoái hóa giống, đồng huyết.


Cảm ơn thông tin của anh Dũng, bài toán khó nhất cho con thỏ chắc hẳn nằm ở đây .
 
L
Tôi đã học được rất nhiều điều ở topic này! Đọc ở đây để loay hoay với đàn thỏ của mình và còn tìm cảm hứng, tìm sự chia sẻ. Cảm ơn anh Nguyễn Hùng Dũng và cảm ơn mọi người!
- Những toan nuôi thỏ giảm nghèo
Ai dè nuôi khó hơn heo hơn bò
Nghề nông duyên phận con cò
Khó khăn cò vẫn dò đường cò đi
May gặp được bác Dũng kia
Cùng bao người khác sẻ chia tỏ bày
Thỏ ơi ta bảo thỏ này
Hay ăn chóng lớn có ngày lên ngôi

Bao giờ vào Đồng Nai chơi
Tìm gặp bác Dũng ngỏ lời Thanh - kiu !
 

Last edited:
T
Chào Chú Dũng!
Bữa con với thằng bạn có lên trại Chú,và bây giờ Đang xây trại.
Chú cho con hỏi là con giống chỗ chú có liền không Chú khoảng 60con,và con đực giống nữa,chắc là lên Chú lấy van nước uống trước,ah mà van nhiêu cái vậy Chú?
 
Chào Chú Dũng!
Bữa con với thằng bạn có lên trại Chú,và bây giờ Đang xây trại.
Chú cho con hỏi là con giống chỗ chú có liền không Chú khoảng 60con,và con đực giống nữa,chắc là lên Chú lấy van nước uống trước,ah mà van nhiêu cái vậy Chú?

Trước khi bắt bạn điện thoại báo trước khoảng 1 tuần nhé, số lượng này có sẵn, chỉ sợ lúc đó có người bắt trước thì sẽ kẹt vì thỏ ra từng đợt.
Van nước: 16.000đ/cái.
 
C
cảm ơn các bác đã chia sẽ kinh nghiệm, CL cũng có 2 thỏ nái, sáng nay có 1 con sinh được 8 đứa, định cho nó ngủ với mẹ nhưng thấy muỗi nhiều nên cho nó vô mùng ngủ riêng nhưngvừa làm vừa lo vì CL chỉ mới nuôi thỏ hơn tháng nay thôi. không biết mai cho nó bú bằng cách nào, hồi chiều bỏ vào cho bú thấy mẹ nó nhảy vô tróc da đầu mấy con nên đã bắt ra.vấn đề nữa xin hỏi chú Hiếu là có nên cho thỏ bú 2 lần/ngày thay vì 1 không vì khi nghe chú nói thỏ chỉ bú 1 lần/ngày CL thật sự bất ngờ, các tài liệu CL đọc không nhắc đến đều này.
 
cảm ơn các bác đã chia sẽ kinh nghiệm, CL cũng có 2 thỏ nái, sáng nay có 1 con sinh được 8 đứa, định cho nó ngủ với mẹ nhưng thấy muỗi nhiều nên cho nó vô mùng ngủ riêng nhưngvừa làm vừa lo vì CL chỉ mới nuôi thỏ hơn tháng nay thôi. không biết mai cho nó bú bằng cách nào, hồi chiều bỏ vào cho bú thấy mẹ nó nhảy vô tróc da đầu mấy con nên đã bắt ra.vấn đề nữa xin hỏi chú Hiếu là có nên cho thỏ bú 2 lần/ngày thay vì 1 không vì khi nghe chú nói thỏ chỉ bú 1 lần/ngày CL thật sự bất ngờ, các tài liệu CL đọc không nhắc đến đều này.

Bạn cứ để riêng thỏ con, sáng mai lấy một cái rổ nhựa vừa đủ lớn (KT(m): 0.2 x 0.3 x 0.15 ) cho thỏ mẹ vào rồi cho thỏ con vào cho bú, khoảng 10 phút là xong, kiểm tra thỏ con xem có bú no k? nếu bụng thỏ con căng tròn, dưới bụng có quầng trắng sữa là thỏ con đã bú no, nếu k no để chiều cho bú lại hoặc gửi cho thỏ mẹ khác cho bú.

Thỏ con bú no, thì chỉ cần mỗi ngày cho bú một lần là đủ.
 
C
Phải nói từ khi nuôi thỏ tới giờ hôm nay là ngày CL buồn và lo nhất vì sáng nay 4h sáng trằn trọc không ngủ được nên đi ...coi thỏ chơi, không ngờ phát hiện hung tin. Đàn thỏ 8 con chết 7 còn 1 con nhỏ nhất bầy cũng đang thoi thóp. nguyên nhân chưa dám xác định nhưng có vẻ CL có lỗi trong vụ này vì CL đã xông đèn gần thỏ quá, không biết thỏ chết lúc nào nhưng khi cầm lên thỏ vẫn còn ...nóng.(CL bỏ thỏ vào thùng lavie quy cách khoảng 40x30x40 rồi treo đèn cách miệng thùng 1 tấc, đèn dùng là loại đèn tròn 75w có chụp tròn, hôm qua cũng xông như vậy không chụp thì không sao.)
phần thỏ chết thì để buồn và rút kinh nghiệm, nhưng phần sống là con mẹ nó làm CL cũng lo, không biết khi không có con bú sữa thì có làm thỏ mẹ bị viêm vú hay gì không nữa.
CL đang rất băn khoăn về vụ nước tiểu đục và vụ này, mong chú Hiếu và các bác có kinh nghiệm tư vấn giúp.xin cảm ơn!
 
Last edited by a moderator:
Phải nói từ khi nuôi thỏ tới giờ hôm nay là ngày CL buồn và lo nhất vì sáng nay 4h sáng trằn trọc không ngủ được nên đi ...coi thỏ chơi, không ngờ phát hiện hung tin. Đàn thỏ 8 con chết 7 còn 1 con nhỏ nhất bầy cũng đang thoi thóp. nguyên nhân chưa dám xác định nhưng có vẻ CL có lỗi trong vụ này vì CL đã xông đèn gần thỏ quá, không biết thỏ chết lúc nào nhưng khi cầm lên thỏ vẫn còn ...nóng.(CL bỏ thỏ vào thùng lavie quy cách khoảng 40x30x40 rồi treo đèn cách miệng thùng 1 tấc, đèn dùng là loại đèn tròn 75w có chụp tròn, hôm qua cũng xông như vậy không chụp thì không sao.)
phần thỏ chết thì để buồn và rút kinh nghiệm, nhưng phần sống là con mẹ nó làm CL cũng lo, không biết khi không có con bú sữa thì có làm thỏ mẹ bị viêm vú hay gì không nữa.
CL đang rất băn khoăn về vụ nước tiểu đục và vụ này, mong chú Hiếu và các bác có kinh nghiệm tư vấn giúp.xin cảm ơn!

chia buồn cùng bác Cuốc lủi. trước đây tôi cũng mua 1 đàn thỏ về nuôi, nhưng kết quả là con thì bị chó cắn, con bị đau bụng, con bị kẹp chân ... cuối cùng còn có 1 con.nói chung mình thấy nuôi thỏ k hề đơn giản.
Về bầy thỏ con của bác bị chết, e nghĩ có thể do nhiệt độ của bóng đèn hơi cao,làm thỏ con tử vong.
 
Phải nói từ khi nuôi thỏ tới giờ hôm nay là ngày CL buồn và lo nhất vì sáng nay 4h sáng trằn trọc không ngủ được nên đi ...coi thỏ chơi, không ngờ phát hiện hung tin. Đàn thỏ 8 con chết 7 còn 1 con nhỏ nhất bầy cũng đang thoi thóp. nguyên nhân chưa dám xác định nhưng có vẻ CL có lỗi trong vụ này vì CL đã xông đèn gần thỏ quá, không biết thỏ chết lúc nào nhưng khi cầm lên thỏ vẫn còn ...nóng.(CL bỏ thỏ vào thùng lavie quy cách khoảng 40x30x40 rồi treo đèn cách miệng thùng 1 tấc, đèn dùng là loại đèn tròn 75w có chụp tròn, hôm qua cũng xông như vậy không chụp thì không sao.)
phần thỏ chết thì để buồn và rút kinh nghiệm, nhưng phần sống là con mẹ nó làm CL cũng lo, không biết khi không có con bú sữa thì có làm thỏ mẹ bị viêm vú hay gì không nữa.
CL đang rất băn khoăn về vụ nước tiểu đục và vụ này, mong chú Hiếu và các bác có kinh nghiệm tư vấn giúp.xin cảm ơn!

Nguyên nhân đúng như bạn phân tích, mùa này trời k lạnh, k cần phải sười và nếu có cũng k nên để gần như thế, nhất là trong thùng kín. Nếu bạn để trong một cái rỗ thông thoáng chắc chắn thỏ sẽ k chết.

Bạn chích cho thỏ mẹ 0.5 ml Can xi phòng sốt sữa, viêm vú. Cho phối giống lại.
 
Mình xin trích dẫn nội dung về bệnh rụng lông - nấm da ở thỏ


Là nấm da đấy bác, rụng lụng lông là bị lâu rồi đấy. bác cách ly ra để chung lây lan nhanh đấy.

Bác kiểm tra chót mũi và cằm, vành tai, chân thỏ xem có bị rụng lông không? đặc trưng ở vành tai dể nhận dạng: mới phát sinh thì có vẩy màu trắng, sau đó lông bị rụng lồi phần da rất bóng láng, thường có dạng hình tròn.

Thỏ bị nhiễm nấm tuy không chết vì nấm da nhưng bị ảnh hưởng nhiều đến năng suất.

Mong là thỏ bác chỉ rung lông cho vui thôi, bị nấm thì oải lắm bác à. Trị được nấm không đơn giản tí nào đâu, muốn trị dứt điểm thì phải làm sao triệt tiêu được bào tử nấm trong nội trại, khu trại nhiễm nấm nếu không thì những lứa thỏ tiếp theo cũng sẽ nhiễm nấm thôi. Bào tử nấm có thể theo gió, các vật dụng trong trai mà phân tán khắp nơi, Bác thấy để triệt tiêu bào tử nấm trong nội trại có đơn giản và ít tốn kém không?

Chúc bác thành công

=============
Đây là hình ảnh thỏ tại trại của mình, bị rụng lông phần đầu và 1 mảng bên hông

Photo-0022.jpg



Photo-0021.jpg
 
Last edited:
Tôi có đọc qua bài viết của bạn PK2010 về một loại bệnh mà bạn cho là nấm da?

Thật ra bệnh này chỉ mới được anh nguyenvanthu nói mấy hôm trước. Theo diễn tả của anh thu và bạn PK2010 có nhiều điểm khác nhau.

Anh Thu:
Là những nốt màu trắng nhỏ bằng hạt ngô, nổi lên trên tai, bụng, chân, mũi…ngày càng to, thỏ không ăn uống được, gầy còm rồi chết. Thỏ mẹ bị thì đàn con bị rất nhanh, trị dứt điểm chổ này lại mọc lên chổ khác, không rụng lông. Sử dụng Ivermectin không hiệu quả.

PK2010:
Đặc trưng là rụng lông, mới phát sinh có vẫy màu trắng (ở vành tai), sau đó lông rụng lồi phần da rất bóng loáng có hình tròn? Thỏ bị nấm không chết. Đặc tính lây lan rất mạnh, một con bị sẽ lây ra cả trại.

Trên đây là tôi tổng hợp lại hai ý kiến mô tả và nhận xét về một bệnh mới tạm gọi là bệnh nấm da trên thỏ.

Các bạn nuôi thỏ nếu có nhận xét hoặc đã tiếp xúc với bệnh này, xin cho ý kiến.

Riêng tôi có nhận xét như sau: Hai bệnh trên thỏ mà anh Thu và bạn PK2010 mô tả là khác nhau.

Mấy ngày gần đây, ở trại thỏ của tôi có xuất hiện một đàn thỏ con có nổi nhiều mụn tròn khắp mình thỏ giống như mô tả của anh Thu, nhưng thỏ mẹ thì không bị và cũng không có biểu hiên lây lan. Thỏ con vẫn bú bình thường. Tôi có chích ivermectin rồi và đang theo dõi.

Theo mô tả của bạn PK2010, nếu giống như thỏ của khoagm, thì trước nay tôi gọi là bệnh rụng lông trên thỏ, thỉnh thoảng vẫn thấy, nhưng cũng không lây lan, đàn thỏ này bị nhưng đàn thỏ kế bên không bị. Thỏ ăn uống bình thường, không chết. Điều trị bằng cách, đổi chuồng nuôi, tốt nhất đưa thỏ ra chuồng rộng, có ánh nắng buổi sáng, dùng cồn 90 độ thoa vào chổ da rụng lông sẽ hết.

Theo tôi bệnh này đơn giản.
 
bệnh nấm da thỏ đc e miêu tả ntn: thỏ bị rụng lông ban đầu ở mũi vành tai rồi lan ra các khu nkhác như bụnh chân nách... biểu hiện là những vảy màu trắng nhỏ sau 1 thời gian thì da bóng. lây lan rất nhanh và dùng inve ko khỏi. ở trại của mình cũng bị đã dùng nhiều loại rồi mà không khỏi(chích, uống bôi) mấy bưa nay nge ông bạn chỉ là dùng hỗn hợp asa bsi xanhmetylen cồn90 bôi những con bị nặng xịt vào người. mình thấy có giảm chưa biết kết quả cuối cùng thế nào. sẽ chia sẻ anh em khi rõ kq. ah bẹnh này có thể lay sang người các bác ah. thằng e nghịch thỏ con rồi nó bị lác ngay chỗ tay luôn nên phải dùng bao tay cao su và rửa sạch khi tiếp xúc
 
T
Chào bác Dũng, mấy hôm nữa ông anh của em tới chỗ bác lấy 300 bộ van inox luôn nhé, ( chứ không phải là 100 bộ như lúc đầu nói đâu nhé, vì đi lại xa xôi quá, nên lấy để dành), hôm trước lấy 100 bộ em đã lắp xong, có 1 bộ thiếu 1 món nằm sau cùng, thường nó nằm trong ống.
Sẵn tiện em định bắt thêm 3 chú thỏ đực, trại em thiếu thỏ đực nhiều quá, bác giúp em chọn cho em mấy chú bự con khỏe khoắn và hăng hăng như hai chú hôm trước nhé, ông anh lần này tới trại bác không rành về thỏ đâu, trăm sự nhờ bác giúp đỡ nhé, thank you bác nhiều!
 
Chào bác Dũng, mấy hôm nữa ông anh của em tới chỗ bác lấy 300 bộ van inox luôn nhé, ( chứ không phải là 100 bộ như lúc đầu nói đâu nhé, vì đi lại xa xôi quá, nên lấy để dành), hôm trước lấy 100 bộ em đã lắp xong, có 1 bộ thiếu 1 món nằm sau cùng, thường nó nằm trong ống.
Sẵn tiện em định bắt thêm 3 chú thỏ đực, trại em thiếu thỏ đực nhiều quá, bác giúp em chọn cho em mấy chú bự con khỏe khoắn và hăng hăng như hai chú hôm trước nhé, ông anh lần này tới trại bác không rành về thỏ đâu, trăm sự nhờ bác giúp đỡ nhé, thank you bác nhiều!

Ok. Chừng nào ảnh ghé, nhớ gọi đt trước nhé.
 


Back
Top