Nuôi thỏ như thế nào?

Thấy trên diễn đàn có nhiều topic về nhiều động vật nuôi khác nhau được trao đổi thảo luận rất hay, qua đó đúc kết trao đổi kinh nghiệm nuôi, hướng đến những quy trình nuôi tiên tiến hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho người nuôi.

Con thỏ là động vật nuôi vừa quen thuộc vừa mới mẻ. Về kỷ thuật nuôi thì đang dừng ở những kiến thức cơ bản, về kinh nghiệm nuôi thì mỗi người tích lũy một kinh nghiệm nuôi khác nhau. Nhìn tổng thể thì hiệu quả nuôi vẫn còn thấp, bài toán hiệu quả kinh tế từ nuôi thỏ vẫn còn phải tiếp tục tìm lời giải đáp theo hướng hiệu quả nhất, chính xác nhất.


Vậy tôi lập topic này với mong muốn những ai quan tâm đến nghề nuôi thỏ cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi những hỏi đáp thắc mắc xung quanh nghề nuôi thỏ. Mong một ngày, nghề nuôi thỏ thật sự là một nghề nuôi hiệu quả. Hiện nay cũng rất vui là thị trường thịt thỏ bán rất chạy, đó là lời giải cho đầu ra con thỏ, vấn đề còn lại kỷ thuật nuôi để đạt hiệu quả cao nhất.


Thân chào.

********************************************************************

Nhắc lại quy trình chăm sóc thỏ mẹ, thỏ con.

- Thử thai sau 14 ngày phối giống, thỏ đậu thai được tiêm ADE, Can xi, PenStrep, Ivermectin và cầu trùng. Thỏ không đậu thai đưa vào danh sách phối lại.

- Ngày 24 thai kỳ tiêm lần 2 : ADE, Can xi, PenStrep.

- Ngày 31 thỏ sinh, tiêm thỏ mẹ: ADE, Can xi, PenStrep, kích sữa.

- Thỏ con: Từ ngày 1 đến ngày 14 cho bú bình thường. Ngày thứ 14 bỏ ổ thỏ con, cho sống chung với thỏ mẹ để tập ăn, tiêm phòng E-coli lần 1. Ngày thứ 25 tiêm phòng cầu trùng. Ngày thứ 31 thôi bú, bấm số tai thỏ, phân loại đực cái, tiêm phòng E-coli lần 2. Ngày 55 tiêm phòng ghẻ, ngày 60 tiêm vắc xin bại huyết.

- Thỏ mẹ sau khi sinh 15 ngày đưa vào danh sách phối giống lại.

Trong quy trình trên cần đặc biệt chú ý giai đoạn thỏ con từ khi thôi bú đến dưới 60 ngày tuổi, thỏ rất dễ tiêu chảy và chết rất nhiều, tỷ lệ thỏ sống nhiều hay ít là ở giai đoạn này.

Muốn nâng cao tỷ lệ sống cần chú ý những vấn đề sau:

- Hàng ngày quan sát phân thỏ để kịp thời phát hiện những đàn thỏ có biểu hiện tiêu chảy để kịp thời cách ly và điều trị.

- Nên nuôi riêng đực cái và nuôi thưa (2 con /ô chuồng) thỏ sẽ ít bệnh, lớn nhanh, dễ phát hiện thỏ bệnh.

- Chú ý lượng thức ăn hàng ngày vừa đủ, không thừa không thiếu và tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng phù hợp với thỏ con.

- Những đàn thỏ suy dinh dưỡng trong giai đoạn bú mẹ thường dễ chết sau khi thôi bú, đối với những đàn thỏ này cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, bổ sung vitamin, khoáng chất giúp thỏ phát triển bình thường.


 
Last edited by a moderator:
T
Mấy ngày gần đây thời tiết nắng nóng, nhất là vào buổi trưa, thỏ rất dễ bị stress có thể gây chết, nhất là đối với thỏ cái mang thai.
Nên tăng cường cho thỏ ăn nhiều rau cỏ, uống nước có pha vitamin c. Nếu chuồng nuôi k thông thoáng, nên bố trí quạt mát cho thỏ.
Khi phối trộn thức ăn tổng hợp cho thỏ, nên ép dạng viên, thỏ ăn dễ hơn, nếu để dạng bột thỏ hay bị sặc thức ăn và hay gây viêm mũi.
Hôm bữa nói chuyện với chú Hiếu, chú Hiếu có nói "Mùa nóng, thỏ đẻ ít". Thêm bài viết này, làm em nhớ 1 nghiên cứu trên heo nái.

Khi trời nắng nóng, lượng trứng rụng sẽ giảm. Sữa tiết ít

Vấn đề stress nhiệt. Năm 2009 có bài viết:
http://agriviet.com/home/threads/5621-Stress-nhiet#axzz1u4Rl1Rrb

Chuồng nuôi thỏ của chú Hiếu, xung quanh có cây xanh, lại có ao hồ. Nếu vị trí đặt chuồng nuôi thỏ nơi đồng ko mông hoạnh. Thêm thời gian này nắng nóng như điên thì vấn đề nhiệt độ khi chăn nuôi thỏ phải quan tâm nhìu đến.

--------

Bạn muốn nuôi thỏ trên sân thượng? vấn đề không nhỏ đâu vi nhiệt độ thích họp của thỏ 30C< để thỏ sinh sản và phát triển tốt.nếu cần thông tin hãy tìm đọc, tài liệu hướng dẫn chăn nuôi thỏ của trường đai học cần thơ,bạn sẽ có thông tin đầy đủ.
Nhiệt độ mội trg tầm 28 độ là lý tưởng để chăn nuôi nhưng chăn nuôi nông hộ khó để có đc nhiệt độ đó. Mấy hôm nay, có hôm giữa trưa nhiệt độ đến 38 độ!
Tôi nghĩ, khống chế nhiệt độ tầm 33 độ là sung sướng rồi (sướng luôn cả tui)

Để nhiệt độ chuồng nuôi 27-28 độ C giữa trời nắng 35oC ko phải là ko có cách làm, nhưng chi phí bỏ ra là rất lớn. Không phù hợp với mô hình tiết kiệm, tuần tự tiệm tiến.

thỏ của CL có 1 con khoảng 3,3kg do ăn rau vườn nên bị bệnh: bỏ ăn thức ăn tinh, lâu lâu nhắm rau, không thấy uống nước, đi phân là dịch nhầy màu hơi vàng và trong suốt. CL nghi là bị Ecoli nhưng không biết có đúng không? hiện CL đang cho uống streptomycin nhưng chưa thấy biểu hiện gì tích cực. Vậy các bác cho CL hỏi có phải thỏ bị Ecoli không và thuốc nào điều trị đặc hiệu.

Đặc hiệu điều trị E.coli là KS Colistin hoặc Ampi + Colistin.
Dạng thuốc tiêm, BIO có làm sp này
Bio-Codexin.jpg


Streptomycin ko điều trị E.coli và cầu trùng!

Bác Dũng gợi ý dùng esb3, chắc bác ấy chẩn đoán bệnh cầu trùng (đóan đại :lol:). Thông tin esb3 (tham khảo thôi nhé!)

1. Tính chất Dạng bột trắng cứ 200 gam có 30 gam Sulfaclozine sodium, tan trong nước. Thuốc do hãng CIBA (Thụy Sĩ) sản xuất; đóng gói 50g và 200g.

2. Tác dụng
Esb[SUB]3[/SUB] có phổ rộng diệt cầu trùng ở gà; đồng thời cũng có tác dụng diệt vi khuẩn ở gia cầm như:
Pasteurella multocida (vi khuẩn tụ huyết trùng), Salmonella gallinarum và S. pullorum (vi khuẩn thương hàn) ở gia cầm.
Esb[SUB]3[/SUB] tan dễ dàng trong nước, pha thành dung dịch cho gà uống phòng chống các bệnh cầu trùng và bệnh thương hàn.

3. Chỉ định
Phòng trị các bệnh:
* Gia cầm:
- Bệnh cầu trùng ở gà (do E. tenella, E. necatrix, E. acervulina, E. brunetti, E.
maxima).
- Bệnh cầu trùng ở gà tây (do E. adenoides, E. meleagrimitis).
- Bệnh thương hàn gà (do Salmonella gallinarum, S. pullorum) và bệnh tụ huyết trùng (do Pasteurella multocida).
4. Liều dùng
- Pha dung dịch với nước theo tỷ lệ 0,03% (1g cho 1 lít) cho gà uống liên tục trong 3 ngày. Nếu cần có kéo dài thời gian sử dụng.
- Đối với E. tenella và E. necatrix là tác nhân gây bệnh nguy hiểm cho gà có thể tăngliều thuốc 1,5 - 2g cho 1 lít n-ớc. Cho uống liên tục 3 ngày hoặc uống nhắc lại như sau: ngày thứ 1, 3, 5 (có thể 7, rồi 9) hoặc: ngày thứ 1, 2, 5 (rồi 6 và 9).
Các khu vực có ổ dịch cầu trùng dùng trong 2-3 ngày mỗi tuần và dùng đến tuần lễ thứ 3 và thứ 5. Có thể thanh toán được sự ô nhiễm cầu trùng trong đàn gà.
Esb[SUB]3[/SUB] trộn với thức ăn theo tỷ lệ 2g cho 1kg thức ăn. Liệu trình phòng trị giống như pha với nước trên đây.
Dùng để diệt vi khuẩn thương hàn và tụ huyết trùng.
Pha dung dịch 0,03-0,06% (1-2g/lít). Điều trị bằng cho uống 5 ngày liền. Có thể kéo dài thời gian điều trị cũng không gây độc cho động vật.
Thời gian kéo dài điều trị tối đa: gà: 14 ngày; gà tây: 21 ngày
bạn có thể tạo môi trường tiểu khí hậu băng cách,trồng các loai dây leo quanh sân thượng,vào buổi trưa dùng van phun nước dạng sương mù gắn vào vòi nước máy có áp lực mạnh,thường xuyên cho thỏ uống vitamin c vào những ngày năng nóng. a nghĩ là ổn. nuôi được thì nhớ đừng cho tổ trưởng dân phố biết vì ở thủ đô họ cấm chăn nuôi đó, em bị phạt vài xị như chơi!
--------

nó bị tiêu chảy đó cho nó vài cái lá mơ hoặc lá ổi,chích vài mũi ANAGIN C hết hết hết.
Sd vòi phun sương vào chuồng nuôi có nhược điểm lớn là tạo ẩm độ lớn. Gây kích thích niêm mạc mũi, dễ gây viêm, tạo dk cho vi khuẩn sinh sôi. Thêm vào thỏ có bộ lông khá dày, e là gây ướt lông (?)

Anagin chỉ dùng trong trường hợp sốt. Thay vì dùng lá chát (chứa tanin) như lá ổi thì có thể tiêm Atropin. Atropin sẽ làm se niêm mạc, co thắt cơ trơn và kết quả là cầm tiêu chảy. Qua so sánh thì, dùng lá chát hiệu quả hơn. Nhưng theo bác NguyenHungDung, thỏ ko ăn lá ổi, phải xay sinh tố bóp cho uống thì hơi đuối ah :wacko:. Chắc em chơi thuốc :blink:
 
Last edited by a moderator:
E
Tình hình là hiện nay mấy con thỏ của em cứ liên tục bị sinh non 2-3 ngày, mỗi lứa đẻ chỉ khoảng 2 con, thỏ con sinh ra rất yếu ớt và tỷ lệ chết rất cao. Mọi người cho em hỏi làm thế nào để cải thiện tình trạng này.
 
Tình hình là hiện nay mấy con thỏ của em cứ liên tục bị sinh non 2-3 ngày, mỗi lứa đẻ chỉ khoảng 2 con, thỏ con sinh ra rất yếu ớt và tỷ lệ chết rất cao. Mọi người cho em hỏi làm thế nào để cải thiện tình trạng này.

Thỏ sinh non thì đương nhiên thỏ con sẽ rất yếu và không sống được. Nguyên nhân thỏ cái đẻ non có thể do nhiều nguyên nhân:

- Thỏ cái phối giống khi chưa tới tuổi thành thục.

- Thỏ cái bị bệnh.

- Trong thời gian mang thai, thỏ bị tác đông mạnh do các yếu tố về môi trường như nóng quá, lạnh quá... thức ăn thiếu dinh dưỡng.

- Yếu tố về giống như thoái hóa giống, đồng huyết cũng là nguyên nhân dẫn đến sinh non, sinh ít con hoặc vô sinh.

Bạn xem lại đàn thỏ của mình có thể do nguyên nhân nào, để có hướng xử lý.
 
P
chú hungdung trong đó tiêm cho thỏ bằng kim loại gì vậy?con tiêm bằng kim thú y số 9 và bắp chân dó xưng to và bầm den trong thời gian lâu lắm
 
chú hungdung trong đó tiêm cho thỏ bằng kim loại gì vậy?con tiêm bằng kim thú y số 9 và bắp chân dó xưng to và bầm den trong thời gian lâu lắm
đến tiệm thuốc tây mua óng chít người có kim luôn.chít rất tốt ah.Tay trái nắm lưng và nắm luôn cái lỗ tai.tay phãi nhẹ nhàn chít bắp.cầm với tư thế,ngón trỏ bôm thuốc,áp xác vào đùi Thỏ,vậy là ok.chúc thành công
 
E
Thỏ sinh non thì đương nhiên thỏ con sẽ rất yếu và không sống được. Nguyên nhân thỏ cái đẻ non có thể do nhiều nguyên nhân:

- Thỏ cái phối giống khi chưa tới tuổi thành thục.

- Thỏ cái bị bệnh.

- Trong thời gian mang thai, thỏ bị tác đông mạnh do các yếu tố về môi trường như nóng quá, lạnh quá... thức ăn thiếu dinh dưỡng.

- Yếu tố về giống như thoái hóa giống, đồng huyết cũng là nguyên nhân dẫn đến sinh non, sinh ít con hoặc vô sinh.

Bạn xem lại đàn thỏ của mình có thể do nguyên nhân nào, để có hướng xử lý.

Cảm ơn chú.
 
chú hungdung trong đó tiêm cho thỏ bằng kim loại gì vậy?con tiêm bằng kim thú y số 9 và bắp chân dó xưng to và bầm den trong thời gian lâu lắm
bạn chích kim tận ssố 9 bị sưng là đúng rồi. số 6 hoăc7 đã chết mà bạn chơi tận số 9.
bạn nên chích bằng kim nhỏ loại đi theo xylanh đó vì con thỏ nhỏ mà nếu chích những loại thuốc đặc thì cũng chỉ nên dùng kim số 6 thôi nhé. chúc bạn thành công
 
T
Thỏ ăn thân chuối

Chú dũng thỏ có ăn được thân cây chuối thái nhỏ không? và cây bèo tây nữa. hàm lượng dinh dưỡng các loại này có cao không ạ. cháu bị mất 5 ngón tay phải nên không đi cắt cỏ được chú ạ, cháu muốn nuôi số lượng lớn nhưng tai hoàn cảnh cháu vậy kiếm thức ăn cho thỏ khá vất vả,
 
Chú dũng thỏ có ăn được thân cây chuối thái nhỏ không? và cây bèo tây nữa. hàm lượng dinh dưỡng các loại này có cao không ạ. cháu bị mất 5 ngón tay phải nên không đi cắt cỏ được chú ạ, cháu muốn nuôi số lượng lớn nhưng tai hoàn cảnh cháu vậy kiếm thức ăn cho thỏ khá vất vả,

Chuối cây hay bèo tây thỏ đều ăn được, nhưng dinh dưỡng rất thấp hầu như chỉ gồm chất xơ và nước. Khi cho ăn nên xay nhuyễn trộn với cám. Chỉ nên cho ăn đối với thỏ trên 2 tháng tuổi, khi cho ăn cần phối trộn thêm các loại men tiêu hóa tránh rối loạn tiêu hóa.

Để bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho thỏ bạn cần phải cho ăn thêm thức ăn tinh có thành phần dinh dưỡng cao.

Nên chia làm hai lần cho ăn với hai loại thức ăn trên.

Tôi nghĩ với hoàn cảnh của bạn, bạn nên trồng cây trà lá to để cho thỏ ăn, việc thu hái lá trà cũng dễ.

Chúc bạn thành công.
 
V
chăm sóc thỏ sau cai sữa

xin chào các bác và các anh trên diễn đàn, cho em hỏi lượng thức ăn tinh và thô cho thỏ con sau cai sữa là bao nhiêu tính theo đầu con?,có phải trích ngừa trong giai đoạn này không?hôm qua em thấy có mấy con bị ghẻcó mủ,tiêu chảy em trích thuốc ivermectin và codexin của bio,liều lượng 1ml hôm nay có một con bị chết,em giã lá ổi cho uống rồi thả vô chuồng thì nó không đướng dậy lúc sau thì chết vậy là cả hai con khi mình chữa trị đều chết những con còn lại sống.xin được chỉ cách chữa trị .cảm ơn các bác nhiều!
em có người nhà nuôi thỏ ở định quán cho thỏ sau cai sữa ăn cám của heo tập ăn 7 ngày tuổi không nhớ tên loại cám này em mua cám đỏ cargil cho ăn, có phải đây là nguên nhân thỏ bị tiêu chảy không?nếu phải sao của họ không bị tiêu chảy vì em đã thấy rồi.
 
B
Kinh chao moi nguoi! Toi cung rat thich va dang nuoi tho. Day la dien dan rat bo ich. Cam on moi nguoi.

--------

xin chào các bác và các anh trên diễn đàn, cho em hỏi lượng thức ăn tinh và thô cho thỏ con sau cai sữa là bao nhiêu tính theo đầu con?,có phải trích ngừa trong giai đoạn này không?hôm qua em thấy có mấy con bị ghẻcó mủ,tiêu chảy em trích thuốc ivermectin và codexin của bio,liều lượng 1ml hôm nay có một con bị chết,em giã lá ổi cho uống rồi thả vô chuồng thì nó không đướng dậy lúc sau thì chết vậy là cả hai con khi mình chữa trị đều chết những con còn lại sống.xin được chỉ cách chữa trị .cảm ơn các bác nhiều!
em có người nhà nuôi thỏ ở định quán cho thỏ sau cai sữa ăn cám của heo tập ăn 7 ngày tuổi không nhớ tên loại cám này em mua cám đỏ cargil cho ăn, có phải đây là nguên nhân thỏ bị tiêu chảy không?nếu phải sao của họ không bị tiêu chảy vì em đã thấy rồi.

Tho sau cai sua cho thuc an tinh theo nhu cau, ham luong dam nho hon 17%, va phong benh cau trung, 45 ngay tuoi tiem vacxin bai huyet. Cho an them it thuc an xanh. 1ml Ivermectin tiem cho tho to >2kg. Tho con ban phai tiem it hon khoang 0,5ml.
 
Last edited:
V
Kinh chao moi nguoi! Toi cung rat thich va dang nuoi tho. Day la dien dan rat bo ich. Cam on moi nguoi.

--------



Tho sau cai sua cho thuc an tinh theo nhu cau, ham luong dam nho hon 17%, va phong benh cau trung, 45 ngay tuoi tiem vacxin bai huyet. Cho an them it thuc an xanh. 1ml Ivermectin tiem cho tho to >2kg. Tho con ban phai tiem it hon khoang 0,5ml.

cảm ơn bác .cho em hỏi thêm thỏ đẻ sau mấy ngày thì cho sang chuồng thỏ đực để lấy giống và mấy con hậu bị gần 6 tháng tuổi rồi vẫn chưa thấy biểu lên giống em vẫn thường kiểm tra vậy phải tiêm loại gì cho thỏ lên giống hả bác?
 
C
Ivermectin trên nhãn chai ghi 1cc/12kg mà các bác. CL chỉ tiêm 0,2ml/con thỏ lớn thôi.
 
B
cảm ơn bác .cho em hỏi thêm thỏ đẻ sau mấy ngày thì cho sang chuồng thỏ đực để lấy giống và mấy con hậu bị gần 6 tháng tuổi rồi vẫn chưa thấy biểu lên giống em vẫn thường kiểm tra vậy phải tiêm loại gì cho thỏ lên giống hả bác?

Thuong sau khi de 2 ngay tho da chiu duc. Nhung de dam bao suc khoe nen cho phoi sau 12 ngay tro di tuy theo so con it hay nhieu. Tho hau bi co bieu hien chiu duc neu nhot chung thuong can con khac, hay nhay len con khac o tu the giao phoi. Am dao sung len, mau do chuyen dan sang tim va co nuoc nhon. Tho co the an it, hay tu the nam khac thuong...vv... Ban nen nhot tho duc va cai xa nhau de tranh hien tuong chua gia.

--------

Ivermectin trên nhãn chai ghi 1cc/12kg mà các bác. CL chỉ tiêm 0,2ml/con thỏ lớn thôi.

Nhan mac la 1 phan, con lai la kinh nghiem ma ban. Rieng doi voi tho, cac trai ngoai Bac deu tiem 1ml/2kq mot lan duy nhat rat hieu qua toi thieu 3 thang ban a.
 
Last edited:
P
đến tiệm thuốc tây mua óng chít người có kim luôn.chít rất tốt ah.Tay trái nắm lưng và nắm luôn cái lỗ tai.tay phãi nhẹ nhàn chít bắp.cầm với tư thế,ngón trỏ bôm thuốc,áp xác vào đùi Thỏ,vậy là ok.chúc thành công

nhưng có nhiều loại thuốc dùng kim đó nó bị nghẹt nghẹt sao áh a àh.ở tiệm thuốc thú y họ kêu em tiêm bằng kim tiêm cho thú
 
V
em có mấy con thỏ 2 tháng tuổi bị trứơng hơi mấy hôm rồi theo chỉ dẫn em cho uống dầu thực vật,vuốt bụng nhưng vẫn không hết vậy dùng cách nào hiệu quả hả Bác cuốc lủi? thanks!
 
Ivermectin: có hai loại với nồng độ khác nhau.

- Loại 0,1% : 1cc/2,5-3kg thể trọng.
- Loại 0,25%: 1cc/12kg thể trọng.

@ VAN QUY:

Thỏ sau cai sữa từ ngày thứ 35 đến ngày 60, bệnh tiêu chảy sẽ rất dễ xuất hiện và tỷ lệ chết rất cao, do đó cần đặc biệt chú ý đến cách cho ăn và vệ sinh dụng cụ cho ăn thường xuyên.
Về cách cho ăn, không nên dùng cám viên có độ đạm trên 18%. Số lượng cám cho ăn vừa đủ, không nên dư, nhất là qua đêm. Ban đêm cho thỏ ăn thêm trà lá to, các loại dây leo, cỏ ít nước...

Khi thỏ bị rối loạn tiêu hóa, chướng hơi sình bụng, tốt nhất là phải phát hiện sớm từ khi thỏ có biểu hiện kém ăn, cho thỏ uống men tiêu hóa.

Bệnh tiêu chảy của thỏ sau cai sữa còn có đặc tính di truyền từ bố mẹ, có những đàn thỏ sống rất tốt tỷ lệ sống rất cao mà k hề bị tiêu chảy, cũng có những đàn, dù cho áp dụng triệt để khâu phòng trị nhưng vẫn xãy ra và tỷ lệ sống rất thấp, do đó trong vấn đề chọn lựa giống, nên chú trọng đến điều này, chỉ chọn những đàn thỏ có tỷ lệ sống cao và không bị tiêu chảy làm giống và mạnh dạn loại thảy những đàn thỏ bị tiêu chảy, chỉ nên nuôi thương phẩm để bán thịt, kể cả bố mẹ của chúng.

Kim chích dùng trong nuôi thỏ nên dùng kim đi kèm theo ống chích 1cc. Những loại thuốc khó bơm như Vitamin E, Ivermectin thì dùng ống chích 1cc, các loại khác thì dùng ống chích 3cc, riêng thuốc Peni-strepto của Bi-o loại pha chế lỏng thì chích kim này hay bị kẹt kim do cặn thuốc, do đó khi sử dụng Peni-Strepto nên sử dụng loại thuốc bột pha nước sinh lý cho dễ chích.


 
Last edited:
T
Cháu cảm ơn Chú Hùng Dũng và Trường Giang
Chú ơn Cháu ở Tỉnh Hải Dương nên không biết cây trà lá to như thế nào, chú có hình ảnh cây trà lá to không post lên cháu xem với , cháu tìm trên mạng mà không thấy chú à.








Ở Hải Dương và gần Tỉnh HẢI DƯƠNG Ả có ai co cây trà lá to không cho minh số điện thoại với
 
Back
Top