Nuôi thỏ như thế nào?

Thấy trên diễn đàn có nhiều topic về nhiều động vật nuôi khác nhau được trao đổi thảo luận rất hay, qua đó đúc kết trao đổi kinh nghiệm nuôi, hướng đến những quy trình nuôi tiên tiến hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho người nuôi.

Con thỏ là động vật nuôi vừa quen thuộc vừa mới mẻ. Về kỷ thuật nuôi thì đang dừng ở những kiến thức cơ bản, về kinh nghiệm nuôi thì mỗi người tích lũy một kinh nghiệm nuôi khác nhau. Nhìn tổng thể thì hiệu quả nuôi vẫn còn thấp, bài toán hiệu quả kinh tế từ nuôi thỏ vẫn còn phải tiếp tục tìm lời giải đáp theo hướng hiệu quả nhất, chính xác nhất.


Vậy tôi lập topic này với mong muốn những ai quan tâm đến nghề nuôi thỏ cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi những hỏi đáp thắc mắc xung quanh nghề nuôi thỏ. Mong một ngày, nghề nuôi thỏ thật sự là một nghề nuôi hiệu quả. Hiện nay cũng rất vui là thị trường thịt thỏ bán rất chạy, đó là lời giải cho đầu ra con thỏ, vấn đề còn lại kỷ thuật nuôi để đạt hiệu quả cao nhất.


Thân chào.

********************************************************************

Nhắc lại quy trình chăm sóc thỏ mẹ, thỏ con.

- Thử thai sau 14 ngày phối giống, thỏ đậu thai được tiêm ADE, Can xi, PenStrep, Ivermectin và cầu trùng. Thỏ không đậu thai đưa vào danh sách phối lại.

- Ngày 24 thai kỳ tiêm lần 2 : ADE, Can xi, PenStrep.

- Ngày 31 thỏ sinh, tiêm thỏ mẹ: ADE, Can xi, PenStrep, kích sữa.

- Thỏ con: Từ ngày 1 đến ngày 14 cho bú bình thường. Ngày thứ 14 bỏ ổ thỏ con, cho sống chung với thỏ mẹ để tập ăn, tiêm phòng E-coli lần 1. Ngày thứ 25 tiêm phòng cầu trùng. Ngày thứ 31 thôi bú, bấm số tai thỏ, phân loại đực cái, tiêm phòng E-coli lần 2. Ngày 55 tiêm phòng ghẻ, ngày 60 tiêm vắc xin bại huyết.

- Thỏ mẹ sau khi sinh 15 ngày đưa vào danh sách phối giống lại.

Trong quy trình trên cần đặc biệt chú ý giai đoạn thỏ con từ khi thôi bú đến dưới 60 ngày tuổi, thỏ rất dễ tiêu chảy và chết rất nhiều, tỷ lệ thỏ sống nhiều hay ít là ở giai đoạn này.

Muốn nâng cao tỷ lệ sống cần chú ý những vấn đề sau:

- Hàng ngày quan sát phân thỏ để kịp thời phát hiện những đàn thỏ có biểu hiện tiêu chảy để kịp thời cách ly và điều trị.

- Nên nuôi riêng đực cái và nuôi thưa (2 con /ô chuồng) thỏ sẽ ít bệnh, lớn nhanh, dễ phát hiện thỏ bệnh.

- Chú ý lượng thức ăn hàng ngày vừa đủ, không thừa không thiếu và tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng phù hợp với thỏ con.

- Những đàn thỏ suy dinh dưỡng trong giai đoạn bú mẹ thường dễ chết sau khi thôi bú, đối với những đàn thỏ này cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, bổ sung vitamin, khoáng chất giúp thỏ phát triển bình thường.


 
Last edited by a moderator:
T
May hom nay may dan tho con nha em bi truong bung va tieu chay, chet hon chuc con, buon qua! Co cach tri duoc ko ha bac?, e cho uong men tieu hoa nhung khong co ket qua
 
P
Chào các bác,
Tình hình bệnh nấm da của thỏ các bác xử lý đến đâu rồi các bác? kết quả khả thi không? Em oải cái vụ nấm da này quá!!!

Có phương án khả thi nào các bác nhớ thông tin cho mọi người nhờ với nha các bác.

Tks
 
H
cho cháu hỏi thêm 1 câu

bây giờ cháu muốn cho thỏ ăn thức ăn công nghiệp (nuôi thỏ sinh sản không phải nuôi lấy thịt) thì chú chỉ giúp cách phối hợp thức ăn viên và rau xanh vừa đủ và dễ hiểu, dễ cho ăn (trên mạng hơi mông lung, không biết phải cho ăn làm sao để vừa không bị béo vừa đủ chất, vì cháu nuôi sinh sản mà), cháu nghĩ rau xanh thì không hạn chế, còn quan trọng ở cám viên!!!!
thỏ 0.5-1kg: ???g viên + ???g rau /con/ngày (sáng ???g + trưa + chiều tối ???g)
thỏ 1kg-2kg: ???g viên + ???g rau / con/ngày (sáng ???g + trưa + chiều tối ???g)
hậu bị giống: ???g viên + ???g rau/con/ngày (sáng ???g + trưa + chiều tối ???g)
đưc giống: ???g viên + ???g rau/con/ngày (sáng ???g + trưa + chiều tối ???g)
cái chửa: ???g viên + ???g rau/con/ngày (sáng ???g + trưa + chiều tối ???g)
nuôi con: ???g viên + ???g rau /con/ngày (sáng ???g + trưa + chiều tối ???g)


thuốc sát trùng hiệu gì thì tốt và an toàn ( giá cả luôn nha chú) ?( hôm trước đọc trên diễn đàn thấy mà cháu quên mất)hihi.
thức ăn viên loại nào thì dùng tốt mà giá lại phải chăng? (chú liệt kê dùm cháu)

cháu cám ơn rất nhiều!!!

--------

cháu muốn cho thỏ uống thuốc hơn là chích, chú cho cháu vài loại thuốc trị bệnh dạng uống hiệu quả với!

cháu cám ơn rất nhiều!!!
 
Last edited by a moderator:
K biết bệnh "nấm da" trên đàn thỏ của bạn nghiêm trọng đếm mức nào mà bạn oải dữ vậy? Riêng bệnh trên đàn thỏ mà có lần tôi chụp hình đưa lên, sau 2 lần điều trị đã khỏi hẳn lâu rồi. và cũng chỉ có trên 1 đàn thỏ đó bị thôi.
Agriviet.Com-IMG_1927.jpg


Agriviet.Com-IMG_1928.jpg


Agriviet.Com-IMG_1929.jpg



--------

@httam:

Vấn đề cho ăn thì tùy theo mỗi người nuôi, có người thích nuôi 100% thức ăn viên, có người nuôi hoàn toàn bằng rau cỏ xanh, có người nuôi vừa bằng thức ăn viên vừa bằng rau cỏ xanh.

Tôi thì nuôi theo cách thứ 3, vừa thức ăn viên vừa rau cỏ xanh.

Ban ngày cho ăn thức ăn viên, ban đêm cho ăn rau cỏ xanh. Thỏ nhỏ cho ăn thức ăn viên chia nhiều lần, mỗi lần một ít, k cho ăn tập trung nhiều một lần và không để dư qua đêm.

Về lượng thì khó nói chính xác là mỗi con bao nhiêu lắm vì mỗi đàn thỏ nuôi một ô chuồng cho ăn chung và số lượng mỗi đàn khác nhau, chỉ quan sát thỏ ăn và áng chừng lượng thức ăn cung cấp cho mỗi lần cho ăn, nếu thỏ ăn xong mà lượng thức ăn còn trong máng ăn là dư, lần sau cho ít lại và ngược lại thỏ ăn hết mà còn đòi ăn là thiếu, nên tăng thêm.

Lượng thức ăn viên ước chừng mỗi ngày như sau:

- Từ 0.5 kg - 1 kg: 20-40g/con.
- Từ 1kg-2kg: 40-80g/con.
- Thỏ sinh sản, thỏ đực giống: 100-120g/con.

Thuốc sát trùng hiện có nhiều loại, nên sử dụng loại có phổ diệt khuẩn rộng.

Về thuốc phòng và trị bệnh thì có loại uống và chích, có những loại chỉ dùng bằng cách chích như vắc xin bại huyết thỏ, Các loại vitamin ADE, khoáng chất như Can xi, I-ốt...Do đó bạn muốn nuôi thỏ thì phải biết chích thuốc cho thỏ.
 
Last edited:
H
cám ơn chú vấn đề bên trên, :lol: vậy hiện nay chú đang dùng loại thuốc xịt khử trùng + cám nào vậy ( cám gà có thể thay thế được ko ạ), giá cả thuốc với cám thế nào vậy chú?

chích thì cháu có chích 1 lần invermectin rồi (ko tự tin lắm do ko chuyên về canh lượng thuốc + canh để ống tiêm ko còn không khí, dù hướng mũi tiêm 90 độ với xịt ra 1 ít mà nó vẫn còn không khí bên trong, sợ lũ thỏ bị gì, hôm trước cháu nhắn tin hỏi chú cách pha pen-strep đó chú), mà sao pen-strep mới pha, để khoảng 1h là nó chuyển sang màu hồng hồng, ko biết có bị gì ko chú.
 
cám ơn chú vấn đề bên trên, :lol: vậy hiện nay chú đang dùng loại thuốc xịt khử trùng + cám nào vậy ( cám gà có thể thay thế được ko ạ), giá cả thuốc với cám thế nào vậy chú?

chích thì cháu có chích 1 lần invermectin rồi (ko tự tin lắm do ko chuyên về canh lượng thuốc + canh để ống tiêm ko còn không khí, dù hướng mũi tiêm 90 độ với xịt ra 1 ít mà nó vẫn còn không khí bên trong, sợ lũ thỏ bị gì, hôm trước cháu nhắn tin hỏi chú cách pha pen-strep đó chú), mà sao pen-strep mới pha, để khoảng 1h là nó chuyển sang màu hồng hồng, ko biết có bị gì ko chú.

Tôi đã dùng qua rất nhiều loại: TH4, Virkon,
Benkocid, Chloramin...Mục đích là chống lờn thuốc. Về giá cả thì tôi k nhớ rõ lắm, nhưng cũng k quá đắt, chỉ có Virkon là đắt nhất.


Về thức ăn viên, tôi cũng đã dùng qua nhiều loại: Cám thỏ T-01, T-02, cám thỏ Long Châu, cám bò sữa FF40. Hiện đang dùng cám con cò C16 dùng cho heo từ 30kg trờ lên, giá 410.000đ/bao 40kg.

Khi chích thuốc, dùng kim phù hợp chủ yếu loại kim 1cc và 3cc. Bơm thuốc đủ liều sử dụng, lùa hết không khí ra ngoài bằng cách đặt thẳng đứng ống chích lên kéo piston xuống cho thuốc xuống hết rồi từ từ bơm lên đẩy không khí ra ngoài hết đến khi có vài giọt thuốc chảy ra ngoài kim tiêm là được.

Có 2 cách chích: chích dươi da và chích bắp.

Chích dưới da: vị trí chích dưới da gáy.

Chích bắp: vị trí chích mặt trong đùi.

Thuốc sau khi pha để môt thời gian sẽ chuyển qua màu vàng nhạt, điều này bình thường.
 
Last edited:
Cảnh báo nguy cơ phát sinh dịch bệnh tụ huyết trùng trên đàn thỏ sinh sản.

Hiện nay do vào thời điểm giao mùa mưa và nắng có ngày nắng nóng 37-38 độ, ngay sau đó lại mưa rất to, đó là một yếu tố thời tiết thuận lợi cho bệnh tụ huyết trùng bùng phát nhất là trên nhựng đàn thỏ mới đưa vào sử dụng để sinh sản. Bệnh thường xuất hiện chủ yếu đối với thỏ đang có thai, nhất là có thai một vài lần đầu, hoặc sau sinh còn trong giai đoạn cho con bú.

Nên áp dụng các biện pháp phòng bệnh như thường xuyên khử trùng chuồng trại, dụng cụ ăn uống của thỏ, pha vitamin c thường xuyên vào nước uống cho thỏ, tăng cường dinh dưỡng cho thỏ bằng thức ăn có dinh dưỡng cao, định kỳ chích Streptomyxin hoặc Peni-Strepto cho thỏ nhất là trong giai đoạn thỏ mang thai và cho con bú.
 
T
Cảnh báo nguy cơ phát sinh dịch bệnh tụ huyết trùng trên đàn thỏ sinh sản.

Hiện nay do vào thời điểm giao mùa mưa và nắng có ngày nắng nóng 37-38 độ, ngay sau đó lại mưa rất to, đó là một yếu tố thời tiết thuận lợi cho bệnh tụ huyết trùng bùng phát nhất là trên nhựng đàn thỏ mới đưa vào sử dụng để sinh sản. Bệnh thường xuất hiện chủ yếu đối với thỏ đang có thai, nhất là có thai một vài lần đầu, hoặc sau sinh còn trong giai đoạn cho con bú.

Nên áp dụng các biện pháp phòng bệnh như thường xuyên khử trùng chuồng trại, dụng cụ ăn uống của thỏ, pha vitamin c thường xuyên vào nước uống cho thỏ, tăng cường dinh dưỡng cho thỏ bằng thức ăn có dinh dưỡng cao, định kỳ chích Streptomyxin hoặc Peni-Strepto cho thỏ nhất là trong giai đoạn thỏ mang thai và cho con bú.

Bác Hiếu ơi,
Cho em hỏi về vấn đề chuồng trại tác động trên sức khỏe tăng trọng, sức khỏe sinh sản và phòng ngừa dịch bệnh.

Chuồng nuôi thỏ (cụ thể là lá, trại, nhà nuôi thỏ) có 2 khuynh hướng:
1- Xây kiên cố (nền xi mang, tường gạch, mái tôn)
2- Dựng tạm bợ (mái tôn cũ tận dụng từ chuồng cũ, mái lá ; bạt che, vách tôn (xập xệ); nền đất)

Việc sử dụng lán trại tạm bợ có là mối nguy cơ tiềm tàng để phát sinh dịch bệnh hay ko?

Đồng ý là khi xảy ra dịch bệnh là do vi khuẩn từ bên ngoài vào (vd như nhập thỏ mới, vệ sinh an tòan dịch tễ). Những theo em nghĩ, lán trại tạm bợ rất khó để đảm bảo các vấn đề:

* Nhiệt độ ko ổn định (nắng nóng, mưa lạnh, gió lùa). Sự biến thiên nhiệt theo ngày, theo mùa là rất lớn. Đồng nghĩa gây stress cho vật nuôi.
* Quy hoạch sơ đồ khối trại chăn nuôi và sự cách ly... % rất thấp.

Xây lán tạm bợ, rẻ tiền bước đầu tiên sẽ rất nhẹ tiền nhưng em lo là 1 đồng sợ tốn 4 đồng không đủ!

Xin các bác Hiếu và quý vị cho ý kiến! Cảm ơn
 
P
K biết bệnh "nấm da" trên đàn thỏ của bạn nghiêm trọng đếm mức nào mà bạn oải dữ vậy? Riêng bệnh trên đàn thỏ mà có lần tôi chụp hình đưa lên, sau 2 lần điều trị đã khỏi hẳn lâu rồi. và cũng chỉ có trên 1 đàn thỏ đó bị thôi.


--------

.

Chào bác Hiếu,

Như em đã nói trước đây, bệnh trên thỏ của bác như hình chụp thì không phải nấm da mà có thể là bệnh u nhầy gây ra do tụ cầu trùng, tiêm kháng sinh sẽ khỏi.

Ở đây bệnh nấm da lại khác, có thể do bị nhiễm nấm Candida albicans
Link tham khảo: http://www.vcn.vnn.vn/PrintPreview.aspx?ID=11472
B
ác Hiếu xem có biện pháp xử lý triệt để không?

Cảm ơn các bác.
 
Cảnh báo nguy cơ phát sinh dịch bệnh tụ huyết trùng trên đàn thỏ sinh sản.

Hiện nay do vào thời điểm giao mùa mưa và nắng có ngày nắng nóng 37-38 độ, ngay sau đó lại mưa rất to, đó là một yếu tố thời tiết thuận lợi cho bệnh tụ huyết trùng bùng phát nhất là trên nhựng đàn thỏ mới đưa vào sử dụng để sinh sản. Bệnh thường xuất hiện chủ yếu đối với thỏ đang có thai, nhất là có thai một vài lần đầu, hoặc sau sinh còn trong giai đoạn cho con bú.

... định kỳ chích Streptomyxin hoặc Peni-Strepto cho thỏ nhất là trong giai đoạn thỏ mang thai và cho con bú.

Khí hậu trên em " dễ thở" hơn so với vùng đồng bằng, tuy nhiên giữa ngày và đêm vẫn có sự chênh lệnh nhiệt độ khá cao, từ 10-12'C. Ngoài ra, có ngày trời đang nắng nóng khoảng 27-28'C thì đột ngột mưa to và nhiệt độ nhanh chóng giảm chỉ còn 18-20'C. Trường hợp chênh lệch nhiệt độ khá cao như vậy em nghĩ vẫn ảnh hưởng đến đàn thỏ. Trong vòng 10 ngày qua, trại em ngày nào cũng có 2-3 em thỏ ra đi, từ thỏ 2-3 tuần đến 7-8 tuần tuổi. Nhưng đàn thỏ cái đang sinh sản lẫn hậu bị đều chưa có biểu hiện gì. Chỉ gặp vài trường hợp đẻ trễ 1-2 ngày hoặc thai non.

Anh Dũng có thể cho em thêm thông tin về Streptomyxin và cách pha chế Peni-Strepto. Em nhớ trong mấy bài viết cũ anh có đề cập nhưng nhiều quá, em tìm lại không biết trang nào.

Bác Hiếu ơi,
Cho em hỏi về vấn đề chuồng trại tác động trên sức khỏe tăng trọng, sức khỏe sinh sản và phòng ngừa dịch bệnh.

Chuồng nuôi thỏ (cụ thể là lá, trại, nhà nuôi thỏ) có 2 khuynh hướng:
1- Xây kiên cố (nền xi mang, tường gạch, mái tôn)
2- Dựng tạm bợ (mái tôn cũ tận dụng từ chuồng cũ, mái lá ; bạt che, vách tôn (xập xệ); nền đất)

Xây lán tạm bợ, rẻ tiền bước đầu tiên sẽ rất nhẹ tiền nhưng em lo là 1 đồng sợ tốn 4 đồng không đủ!

Xin các bác Hiếu và quý vị cho ý kiến! Cảm ơn

Mình xin chia sẻ chút kinh nghiệm về vấn đề bạn đang cân nhắc. Theo mình, nếu chọn hướng đi lâu dài với con thỏ nên có sự đầu tư chuồng trại tươm tất 1 tí. Nhất là hệ thống thu gom phân + nước tiểu. Sau 1 thời gian làm quen với con thỏ bạn sẽ nhận thấy khâu này rất quan trọng, vì thỏ tuy dễ nuôi nhưng nó dễ chịu ảnh hưởng của môi trường - thời tiết. Nền chuồng lát ximăng là tốt nhất, riêng mái che có thể tận dụng vật liệu rẻ tiền sẵn có tại địa phương, miễn sao thoáng mát mùa hè và ấm áp mùa đông là được
 
T
Cám ơn anh đã gợi ý!

Anh Dũng có thể cho em thêm thông tin về Streptomyxin và cách pha chế Peni-Strepto. Em nhớ trong mấy bài viết cũ anh có đề cập nhưng nhiều quá, em tìm lại không biết trang nào.
Strepto thì dành cho bác Hiếu trả lời, bác ấy đã dùng nhiều trên thỏ :lol:. Việc pha chế Pi-step thì có bán lọ Pi-strep pha sẵn. Thành phần Pi 1 triệu đơn vị + Strep (bao nhiu mg Strep thì ko nhớ rõ). 1 lọ tiêm trên heo thì tương đương với 50-80kg thể trọng. Giá tiền 1 lọ khoảng 1.500đ.

Có thể mua lẻ hoặc mua 1 hộp 50 lọ.
 
Bác Hiếu ơi,
Cho em hỏi về vấn đề chuồng trại tác động trên sức khỏe tăng trọng, sức khỏe sinh sản và phòng ngừa dịch bệnh.

Chuồng nuôi thỏ (cụ thể là lá, trại, nhà nuôi thỏ) có 2 khuynh hướng:
1- Xây kiên cố (nền xi mang, tường gạch, mái tôn)
2- Dựng tạm bợ (mái tôn cũ tận dụng từ chuồng cũ, mái lá ; bạt che, vách tôn (xập xệ); nền đất)

Việc sử dụng lán trại tạm bợ có là mối nguy cơ tiềm tàng để phát sinh dịch bệnh hay ko?
Đồng ý là khi xảy ra dịch bệnh là do vi khuẩn từ bên ngoài vào (vd như nhập thỏ mới, vệ sinh an tòan dịch tễ). Những theo em nghĩ, lán trại tạm bợ rất khó để đảm bảo các vấn đề:

* Nhiệt độ ko ổn định (nắng nóng, mưa lạnh, gió lùa). Sự biến thiên nhiệt theo ngày, theo mùa là rất lớn. Đồng nghĩa gây stress cho vật nuôi.
* Quy hoạch sơ đồ khối trại chăn nuôi và sự cách ly... % rất thấp.

Xây lán tạm bợ, rẻ tiền bước đầu tiên sẽ rất nhẹ tiền nhưng em lo là 1 đồng sợ tốn 4 đồng không đủ!

Xin các bác Hiếu và quý vị cho ý kiến! Cảm ơn

Nói về làm trại nuôi thỏ thì đương nhiên ai cũng muốn làm khang trang, kiên cố vừa đảm bảo vệ sinh vừa đảm bảo cách ly nguồn bệnh xâm nhập từ bên ngoài kể cả các ảnh hưởng của yếu tố thời tiết như em nói. Tuy nhiên trên thực tế khi tiên hành còn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn đầu tư, do đó mình phải tính toán sao cho phù hợp. Theo anh trong tình hình đó mình chỉ nên đầu những hạng mục hợp lý và cần thiết mang tính lâu dài thôi, còn những cái còn lại mình đầu tư dần dần.

1. Nền: nên làm bằng bê tông hoặc xi măng để thuận tiện xịt rửa.

2. Vách : Có thể làm tường lửng xi măng quây lưới, xung quanh có bạt che.

3. Mái: lợp tôn xi măng, lá dừa đều đc

4. Diện tích: xây vừa đủ nuôi theo từng giai đoạn, k nên làm một lần quá lớn.

Sau này trên cơ bản đó có thể thiết kế cao cấp hơn cũng được.

Nói chung là thiết kế như vậy cũng k ảnh hưởng nhiều đến năng suất và tình hình dịch bệnh.

Nuôi thỏ cái quan trọng nhất là phòng dịch bệnh như bại huyết, do đó nên đặt trại ở những nơi ít người lui tới là hay hơn hết.

Nếu nuôi thịt, anh thích nuôi bằng những chuồng lớn có thể nuôi cùng lúc 50-100 con, sẽ tiết kiệm được nhân công và vật tư làm chuồng rất nhiều, mà thỏ cũng phát triển tốt hơn.
 
T
Thời gian mới vừa rồi, em có dịp đến một gia đình họ nuôi thỏ. Nhìn độ cũ kỹ của chuồng nuôi thì gia đình này có lẽ đã nuôi thỏ lâu rồi. Nhìn họ nuôi khá đơn giản.

Mái tôn thật to (1 mái) dựng trên khung sắt tiền chế - Chỗ này vốn là chỗ để sắt, nhà này làm sắt.
Nền rải tro bếp. Theo lời chủ nhà thì rải tro than như vậy, không có mùi hôi và 1 thời gian hốt đi bón ruộng rất tốt.
Xung quanh hông có tường gì hết. Mưa thì chắc chắn ko tạt được (còn gió thì ko bít)

Thỏ thịt thì thả rông:
Rào lưới lại 1 khu, thả thỏ vào. Khi có người tới, 1 đám thỏ nó bu lại chờ ăn. Bỏ ống cống, gác lá dừa... để trú năng. Nhìn như 1 cái sở thú.

Thấy cũng hay... :lol:
 
T
Pha hổn hợp: men tiêu hóa, Esb3, kháng thể lòng đỏ cho uống. kèm theo chích toàn đàn Peni-Strepto.

Xịt thuốc sát trùng chuồng trại, dụng cụ cho ăn uống luôn.

Nick kia em quên mật mã, đang dùng máy tính khác . Em đã chích toàn đàn pen-trepto, xịt thuốc sát trùng, nhưng mỗi ngày vẫn có vài con đi xa, không biết các bác có bị không ? Chắc là do thời tiết mấy hôm nay nắng mưa thất thường
 
C
các bác ơi thuốc Ivermectin có chích cho thỏ đang mang thai hoặc cho con bú được không vậy, nếu không thì nên dùng thuốc gì thay thế khi có bệnh xảy ra? vì thỏ nái nếu không cho con bú thì là đang mang thai hoặc vừa cho con bú vừa mang thai, nói chung là nó không có thời gian rãnh để chích thuốc nếu như thuốc đó kị thai.
 
T
các bác ơi thuốc Ivermectin có chích cho thỏ đang mang thai hoặc cho con bú được không vậy, nếu không thì nên dùng thuốc gì thay thế khi có bệnh xảy ra? vì thỏ nái nếu không cho con bú thì là đang mang thai hoặc vừa cho con bú vừa mang thai, nói chung là nó không có thời gian rãnh để chích thuốc nếu như thuốc đó kị thai.
chich binh thuong, khong van de gi dau bac ah
 
Back
Top