O Dân .

  • Thread starter VuLoi
  • Ngày gửi
V

VuLoi

Guest
O Dân .

Ngày xưa các cụ có câu '' Ai ơi đừng gã con xa một là mất dỗ hai là mất con '' con cái đi lấy chồng gần thường đến gày giỗ bố mẹ to nhỏ tùy điều kiện tùy tâm, làm một mâm cỗ mang tới nhà bố mẹ thắp nhang không gửi tiền như bây giờ . Sau đấy cả nhà mang suống ăn để lại một phần mang về cho người ở nhà không đến được .Có hôm Bà cố Tuấn hay cố Biên nhờ O Dân đội mâm cỗ qua sông khi đấy O Dân và mẹ mình đi học lớp mười trên huyện . Qua đến sông rùi không may O bị vấp ngã tính O hậu đậu thế nên mâm cỗ cơm canh lẫn lộn với nhau . Bà cố mới bảo có chết tôi không cơ chứ? cái con trời đánh này . O sợ mặt cắt không được giọt máu ,cả đám súm lại soạn lại mâu cỗ cho bà .
Sau này O đi dân công và đi làm công nhân tận trong Sông Bé nghe đâu lấy chồng muộn chỉ thư tù mãi khi mình học cấp ba O mới về thăm nhà . O về cùng hai cậu con trai suyết soát tuổi nhau khoảng chín mười tuổi , hai đứa có hai cái tên thật là lạ thằng Hùm thằng Hổ . O về cả làng xôn xao chuyện ăn nói tự do bổ bã phóng khoáng đậm chất Nam bộ các bà ở quê gọi là bạo . Nhất là O mặc đồ tắm đi tắm dưới sông, không như các bà ở quê mặc cả quần áo suống tắm rùi về nhà thay đồ hay lên quấn khăn thay .Ai cũng bảo đúng sống trong Nam có khác , rùi ở đâu quen đấy đi , Môi trường làm thay đổi hoàn toàn, con người hậu đậu trở nên nhanh nhẹn tháo vát tự tin như O bây giờ .Mà cái chuyện tắm sông cả làng mình con nít đến khi mình học lớp năm rùi hai anh em vẫn cởi chuồng từ nhà chạy một mạch suống sông tắm . sợ mang quần tắm tối không thấy quần đâu hoặc đứa nào lấy nhầm quần về mẹ mắng . Mải khi lớn rùi chơi chò hụp lặn bắt nhau dưới sông , có lần anh Chi hụp ngoi đầu lên tay vồ vào ngực cái Hà nắm chặt lấy như bắt được đứa nào, nó xấu hổ từ đấy mình vẫn gọi Chi Hà .Nếu ai trẻ con như vậy chuyện tắm kia chảng có gì đáng nói . O đi rùi mà mọi người vẫn bàn chuyện mãi về O.
Lần thứ hai O về là để chữa bệnh biết bệnh O không sống được nữa . Nên O về quê có anh em bà con trong đấy không có ai , người ta vẫn nói cóc chết ba năm quay đầu về núi .Quê hương vẫn là nơi con người ta muốn quay về dù đi đâu . Khi mất đưa tang được một ngày thì Chồng O từ Nam ra . Nỗi mất mát quá lớn và cái lạnh cắt da cát thịt Miền bắc không quen với ông .Cộng đoạn đường dài cả hơn nghìn cây số nó quá sức đối với một người đàn ông đã hơn bảy mươi tuổi . Thằng Hùm nép bên bố hai bố con dãi khăn xô trắng trên đầu dựa vào nhau đi lên viếng mộ mẹ .Khi ra bắc có lẽ ông vội quá và cũng có thể không nghĩ miền bắc lạnh như thế nên cái áo ấm ông mượn của ai đó không làm ông hết cơn run lên bần bật .Những ngọn gió bấc cứ muốn sô đổ ngọn bạch đàn đẩy ngược bố con lại , làm cho đoạn đường trở nên quá dài nhìn hai bố con như cách cò lạc mẹ chao đảo nghiêng cả mộ góc trời . Gặp mẹ và mình trên đường ông dừng lại lại hỏi thăm nói chuyện bà con lôi xóm . Ông bảo sao bà con không đợi ông ra rùi hẳng đưa bà ấy đi . Mẹ mình bảo ở đây tục lệ người chết không được để quá lâu trong nhà .Ông hỏi thêm đưa bà có kèn trồng gì không ? mẹ mình nói có trống thôi kèn thì mở băng các sét . Vì anh em khó khăn O bị bệnh tốn kém nhiều giờ lo cho O nũa .Ông ngoải mặt quay đi như cố dấu điều gì đó ? Ông nói, nếu biết vậy tui không cho bà ấy về , không có tôi bán đất bán ruộng đi mời người ta về đờn cho bà ấy nghe . Thằng Hùm ngước mắt lên nhìn bố hai giọt nước mắt lăn tròn trên má
 




Back
Top