Thảo luận Permaculture, mô hình Vườn rừng sinh thái, nông nghiệp tự nhiên và hữu cơ

Chào bà con và các bạn quan tâm đến rau sạch, nông nghiệp bền vững, nông nghiệp hữu cơ, và các mô hình nuôi trồng phối hợp rừng - vườn - ao - chuồng. Mình muốn giới thiệu và thảo luận với các bạn về mô hình "permaculture", một mô hình nông nghiệp bền vững mô phỏng theo các hệ sinh thái trong tự nhiên.

Trước hết mình xin nói về 2 từ khoá quan trọng là "tính bền vững" và "hệ sinh thái":

Tính bền vững
Giống như một cái bồn nước, chúng ta lấy nước ra xài đầu này thì phải có cách bổ sung nước trở lại ở đầu kia nếu không muốn một ngày nào đó chúng ta bị cạn kiệt nước. Khi chúng ta trồng cây rồi thu hoạch là chúng ta đã lấy đi từ đất, sau đó phải bón phân trở lại để trả lại chất dinh dưỡng cho đất. Nhưng chúng ta có nhiều lựa chọn: Nếu muốn nhanh gọn, chúng ta bón phân hoá học, rất tiện lợi cho vài vụ đầu, nhưng càng ngày đất càng suy kiệt, chúng ta càng phải bón nhiều hơn mà đất giữ lại chẳng bao nhiêu, lợi nhuận ban đầu có thể cao nhưng càng ngày càng phải đầu tư nhiều hơn mà năng suất lại thấp hơn thì đó là kém bền vững. Chúng ta có lựa chọn khác là bón phân hữu cơ, phân vi sinh, có thể công chuẩn bị các loại phân này nhiều hơn nhưng nó ổn định từ vụ này đến vụ khác, ít phải gia tăng sức đầu tư, ít làm giảm sản lượng thu hoạch thì đó là cách làm bền vững hơn. Khi chúng ta bón nhiều phân hoá học thì kết cấu của đất bị phá vỡ, chúng ta phải làm đất bằng cày cuốc để tái tạo độ tơi xốp của đất. Nhưng khi chúng làm đất bằng cơ học như vậy, chúng ta đã vô tình tiêu diệt các loài sinh vật sống dưới đất, vốn là những cỗ máy làm đất hiệu quả của thiên nhiên. Và càng ngày chúng ta càng gánh hết trách nhiệm cải tạo đất mà đất vẫn cứ thoái hoá dần, đó là kém bền vững. Tương tự đối với các vấn đề sâu bệnh, tưới tiêu, nếu chúng ta làm theo kiểu "tranh giành với thiên nhiên" thì chúng ta đang loại bỏ thiên nhiên ra khỏi mảnh đất của chúng ta để thay vào những thứ nhân tạo, làm mất cân bằng sinh thái của tự nhiên, đến khi chúng ta không còn gánh nổi nữa (con người tưởng mình mạnh nhưng thực ra rất yếu đuối so với thiên nhiên) thì mọi thứ sụp đổ, đó là không bền vững.

Hệ sinh thái
GZDcEnpMnuWpYzB7xHr9vg3glAorB0LxZ3WRD86zOQI=w641-h546-no

Trong sinh quyển (thế giới sinh vật trên Trái đất) thì đâu đâu ta cũng bắt gặp hệ sinh thái, từ những cánh rừng rậm cho đến vũng nước sau nhà, và ngay cả trong bụng của mỗi người chúng ta. Đó là những "vòng tròn" trao đổi chất và năng lượng giữa các loài sinh vật khác nhau để mỗi loài luôn được phát triển một cách bền vững. Như vòng tròn dinh dưỡng: (hình bên dưới) Người và thú ăn thực vật; Chất thải của người và thú lớn cùng xác chết thú nhỏ (như chuột) đi vào đất làm thức ăn cho trùn, nấm và các vi sinh vật trong đất; Chúng phân huỷ những chất hữu cơ đó thành chất dinh dưỡng cho cây cối; Cây cối hấp thụ chất dinh dưỡng đó lại lớn lên làm thức ăn cho người và thú; Cứ thế vòng xoay tiếp tục...
xL5Jd1f2nG9zsvdoLwpt1JJ5LjCXZhEJc9C9YbbO3Bs=w300

Những vòng tròn này cứ xoay liên tục như bánh xe lăn trên đường chẳng có đâu là khởi đầu chẳng có đâu là kết thúc (sự kết thúc của cái này là sự khởi đầu của cái khác, đầu ra của loài này là đầu vào của loài khác). Bởi nó xoay mãi nên nó mang bản tính bền vững.
OGAkMx8yhknOCIf1zmsJec5eTcKw-r9IakZISTcASuY=s200

Con người vốn là một phần trong hệ sinh thái của Trái Đất (hình dưới, phải) nhưng lại tự cho mình là "bá chủ" của Trái Đất (hình dưới, trái) nên thường hay can thiệp vào các hệ sinh thái theo hướng đơn giản hoá (vì con người không đủ khả năng điều khiển những thứ phức tạp). Con người luôn muốn dẹp bỏ những thứ "vô bổ" trong hệ sinh thái như cây cỏ dại, giun dế, sâu bọ, cào cào châu chấu, v.v.
i-hYURcsJBsLfCzUq1OHSAc_dAkl3miIqjtrOZKaqco=w500-h363-no

Và kết quả của sự đơn giản hoá hệ sinh thái là một hệ thống khập khiễng, mất cân bằng: Chúng ta (vô tình) biến những vòng tròn của đa dạng sinh học (nhiều loài) thành những hình tứ giác, tam giác, thậm chí chỉ còn một đoạn thẳng (1 đầu là con người, 1 đầu là cây trồng chuyên canh)!
5eohT_1y3CFwtzJ09pfN-ddqTE_IZrzjMThxdcK5erI=w250

Một bánh xe căng tròn thì lăn bon bon trên đường, còn một bánh xe méo mó thì sao có thể lăn ổn định được!


Sơ kết
Một cách đơn giản, muốn bền vững thì phải giữ được sự cân bằng;
TV4hMki6CFpMhjS-R5yPoiL9SFE9c_r4YR3E-WcKsmk=w400

Các hệ sinh thái trong tự nhiên vốn rất cân bằng như một bàn thạch vững chãi, nếu chúng ta biết dựa vào cái "bàn thạch" đó thì sẽ được bền vững;
BEgMmITAQxPaB-iQSvMREVUklo-PLNhiyJqKxYt9h6s=h300

Còn nếu chúng ta đẩy nó ra một bên thì sẽ tự biến mình thành đối trọng với nó như chơi bập bênh (một bên là thiên nhiên, một bên là con người)...
I3OGGdzNTXkdfSQSUnfJWVI5n2IrhjhXam6Lw-N5KAw=w300

Càng đẩy thiên nhiên ra xa thì chúng ta càng phải trở nên nặng nề, nhưng sức nặng của con người không thể nào địch lại sức nặng của mẹ Thiên nhiên, nên chẳng bao lâu thì bập bênh sẽ bật, chúng ta sẽ bị Thiên nhiên hất tung, ấy là sự phát triển kém bền vững.
IGFusY3gSl0xByWcb1PjfmpGf_NWH-WMc6JGoDxOruo=w300


Tiếp theo, mình xin trình bày tổng quan về mô hình permaculture như một giải pháp cho vấn đề phát triển bền vững nêu trên.... (xem bài tiếp theo ở đây)
 


Last edited by a moderator:
Không thấy bác chủ quay lại nhỉ? Định xin phép copy bài của bác để chia sẻ với mọi người.
 


Last edited:
T
Chào bà con và các bạn quan tâm đến rau sạch, nông nghiệp bền vững, nông nghiệp hữu cơ, và các mô hình nuôi trồng phối hợp rừng - vườn - ao - chuồng. Mình muốn giới thiệu và thảo luận với các bạn về mô hình "permaculture", một mô hình nông nghiệp bền vững mô phỏng theo các hệ sinh thái trong tự nhiên.

Trước hết mình xin nói về 2 từ khoá quan trọng là "tính bền vững" và "hệ sinh thái":

Tính bền vững
Giống như một cái bồn nước, chúng ta lấy nước ra xài đầu này thì phải có cách bổ sung nước trở lại ở đầu kia nếu không muốn một ngày nào đó chúng ta bị cạn kiệt nước. Khi chúng ta trồng cây rồi thu hoạch là chúng ta đã lấy đi từ đất, sau đó phải bón phân trở lại để trả lại chất dinh dưỡng cho đất. Nhưng chúng ta có nhiều lựa chọn: Nếu muốn nhanh gọn, chúng ta bón phân hoá học, rất tiện lợi cho vài vụ đầu, nhưng càng ngày đất càng suy kiệt, chúng ta càng phải bón nhiều hơn mà đất giữ lại chẳng bao nhiêu, lợi nhuận ban đầu có thể cao nhưng càng ngày càng phải đầu tư nhiều hơn mà năng suất lại thấp hơn thì đó là kém bền vững. Chúng ta có lựa chọn khác là bón phân hữu cơ, phân vi sinh, có thể công chuẩn bị các loại phân này nhiều hơn nhưng nó ổn định từ vụ này đến vụ khác, ít phải gia tăng sức đầu tư, ít làm giảm sản lượng thu hoạch thì đó là cách làm bền vững hơn. Khi chúng ta bón nhiều phân hoá học thì kết cấu của đất bị phá vỡ, chúng ta phải làm đất bằng cày cuốc để tái tạo độ tơi xốp của đất. Nhưng khi chúng làm đất bằng cơ học như vậy, chúng ta đã vô tình tiêu diệt các loài sinh vật sống dưới đất, vốn là những cỗ máy làm đất hiệu quả của thiên nhiên. Và càng ngày chúng ta càng gánh hết trách nhiệm cải tạo đất mà đất vẫn cứ thoái hoá dần, đó là kém bền vững. Tương tự đối với các vấn đề sâu bệnh, tưới tiêu, nếu chúng ta làm theo kiểu "tranh giành với thiên nhiên" thì chúng ta đang loại bỏ thiên nhiên ra khỏi mảnh đất của chúng ta để thay vào những thứ nhân tạo, làm mất cân bằng sinh thái của tự nhiên, đến khi chúng ta không còn gánh nổi nữa (con người tưởng mình mạnh nhưng thực ra rất yếu đuối so với thiên nhiên) thì mọi thứ sụp đổ, đó là không bền vững.

Hệ sinh thái
GZDcEnpMnuWpYzB7xHr9vg3glAorB0LxZ3WRD86zOQI=w641-h546-no

Trong sinh quyển (thế giới sinh vật trên Trái đất) thì đâu đâu ta cũng bắt gặp hệ sinh thái, từ những cánh rừng rậm cho đến vũng nước sau nhà, và ngay cả trong bụng của mỗi người chúng ta. Đó là những "vòng tròn" trao đổi chất và năng lượng giữa các loài sinh vật khác nhau để mỗi loài luôn được phát triển một cách bền vững. Như vòng tròn dinh dưỡng: (hình bên dưới) Người và thú ăn thực vật; Chất thải của người và thú lớn cùng xác chết thú nhỏ (như chuột) đi vào đất làm thức ăn cho trùn, nấm và các vi sinh vật trong đất; Chúng phân huỷ những chất hữu cơ đó thành chất dinh dưỡng cho cây cối; Cây cối hấp thụ chất dinh dưỡng đó lại lớn lên làm thức ăn cho người và thú; Cứ thế vòng xoay tiếp tục...
xL5Jd1f2nG9zsvdoLwpt1JJ5LjCXZhEJc9C9YbbO3Bs=w300

Những vòng tròn này cứ xoay liên tục như bánh xe lăn trên đường chẳng có đâu là khởi đầu chẳng có đâu là kết thúc (sự kết thúc của cái này là sự khởi đầu của cái khác, đầu ra của loài này là đầu vào của loài khác). Bởi nó xoay mãi nên nó mang bản tính bền vững.
OGAkMx8yhknOCIf1zmsJec5eTcKw-r9IakZISTcASuY=s200

Con người vốn là một phần trong hệ sinh thái của Trái Đất (hình dưới, phải) nhưng lại tự cho mình là "bá chủ" của Trái Đất (hình dưới, trái) nên thường hay can thiệp vào các hệ sinh thái theo hướng đơn giản hoá (vì con người không đủ khả năng điều khiển những thứ phức tạp). Con người luôn muốn dẹp bỏ những thứ "vô bổ" trong hệ sinh thái như cây cỏ dại, giun dế, sâu bọ, cào cào châu chấu, v.v.
i-hYURcsJBsLfCzUq1OHSAc_dAkl3miIqjtrOZKaqco=w500-h363-no

Và kết quả của sự đơn giản hoá hệ sinh thái là một hệ thống khập khiễng, mất cân bằng: Chúng ta (vô tình) biến những vòng tròn của đa dạng sinh học (nhiều loài) thành những hình tứ giác, tam giác, thậm chí chỉ còn một đoạn thẳng (1 đầu là con người, 1 đầu là cây trồng chuyên canh)!
5eohT_1y3CFwtzJ09pfN-ddqTE_IZrzjMThxdcK5erI=w250

Một bánh xe căng tròn thì lăn bon bon trên đường, còn một bánh xe méo mó thì sao có thể lăn ổn định được!


Sơ kết
Một cách đơn giản, muốn bền vững thì phải giữ được sự cân bằng;
TV4hMki6CFpMhjS-R5yPoiL9SFE9c_r4YR3E-WcKsmk=w400

Các hệ sinh thái trong tự nhiên vốn rất cân bằng như một bàn thạch vững chãi, nếu chúng ta biết dựa vào cái "bàn thạch" đó thì sẽ được bền vững;
BEgMmITAQxPaB-iQSvMREVUklo-PLNhiyJqKxYt9h6s=h300

Còn nếu chúng ta đẩy nó ra một bên thì sẽ tự biến mình thành đối trọng với nó như chơi bập bênh (một bên là thiên nhiên, một bên là con người)...
I3OGGdzNTXkdfSQSUnfJWVI5n2IrhjhXam6Lw-N5KAw=w300

Càng đẩy thiên nhiên ra xa thì chúng ta càng phải trở nên nặng nề, nhưng sức nặng của con người không thể nào địch lại sức nặng của mẹ Thiên nhiên, nên chẳng bao lâu thì bập bênh sẽ bật, chúng ta sẽ bị Thiên nhiên hất tung, ấy là sự phát triển kém bền vững.
IGFusY3gSl0xByWcb1PjfmpGf_NWH-WMc6JGoDxOruo=w300


Tiếp theo, mình xin trình bày tổng quan về mô hình permaculture như một giải pháp cho vấn đề phát triển bền vững nêu trên.... (xem bài tiếp theo ở đây)
Bài viết rất hữu ích
HMK FARM | Tưới nhỏ giọt | Tưới sân vườn | Nông nghiệp công nghệ cao
 
Minh cung dang ap u mot du an nhu vay.minh se ket hop voi du lich nghi duong nua.minh nghi no se rat tuyet voi.khong co dat nhiu thi minh lam tu 1 ha .tu tu gom dat va xay dung len.tao nen mong cho chac cai da.cai thieu cua nguoi nong la tai chinh.nen khi co y tuong thi lai de chung khong lam.von nho so lam that bai lai uong cong suc bo ra.dau nhat thiet phai can so dat lon moi di lam .co bao nhiu thi lam bay nhiu.co the minh suy nghi nong can .mong dc ae dien dan tu van them
Trùng máu.bạn cho sdt liên hệ hoặc gọi 0981249263
 
100 like cho chủ thớt nhé. rồi con người sẽ phải trả giá cho chính lòng tham của họ khi bóc lột thiên nhiên quá mức thôi. họ chưa trả thì đời con cháu của họ sẽ phải trả.

mô hình nature agriculture này rất hay. bên nhật áp dụng nhiều lắm. điều đầu tiên cần phải làm là trả lại đất độ màu mỡ ban đầu của nó thì mới mong năng suất tự nhiên bằng năng suất tác động hóa học đc.

các bạn sv, những kĩ sư nông nghiệp 9x thuôc công ty i- nature đã làm được điều đó. và tôi rất vui những người bạn bên tôi đều theo nông nghiệp hữu cơ, để cỏ mọc đầy ruộng mà năng suất cây trồng thu đc vẫn cao, giá bán ra phù hợp với đa số ng tiêu dùng,
Tui đồng ý với Bình Nước : "Lạm dụng, làm hại môi-trường thiên-nhiên, nơi chúng ta đang sống thì sẽ bị thiên-nhiên trừng phạt nghiêm-khắc, lạnh-lùng!"
Thân.
i-hYURcsJBsLfCzUq1OHSAc_dAkl3miIqjtrOZKaqco=w500-h363-no


Thực tế mà nói tôi thực dụng cao hơn nhiều so với những người thực dụng. Tôi chẳn hửu cơ hay vô cơ gì cả - vấn đề của tôi là kiếm tiền với chi phí thấp nhất - thời gian công cán thấp nhất và lợi nhuận tối ưu nhất

Với hình tam giác : bị khuyết điểm là sản phẩm hàng loạt - chi phí cao . Đây là sai lầm mà hiện nay nông dân đang mắc phải nó - vì vậy mới có làm nông , vốn 5 tỉ sau 5 năm còn lại 1 tỉ - nợ thêm 2 tỷ

Với hình tròn : bị cái khuyết điểm thuở xưa của cha ông chúng ta là - chậm tiến bộ, thu nhập thấp - vì vậy mới có cái gọi là nông nghiệp lạc hậu

Với 5TST - là một sự phối trộn nhịp nhàng giữa 2 hình - sao cho chi phí tối thiểu để lợi nhuận tối đa - tránh mọi sai lầm mà các mô hình khác mắc phải - làm nông nghiệp một cách hòa thuận thiên nhiên - tiết kiệm nhân công - hiệu quả tối đa - áp dụng tất cả những tiến bộ khoa học vào nông nghiệp một cách tự nhiên nhất

Tôi chẳn có quan niệm hửu cơ hay vô cơ - thuốc hay thức ăn, phân bón - ai chết kệ họ - vấn đề của tôi là thu nhập cao nhất khi mà chi phí và nhân công thấp nhất, áp dụng tối đa những tiến bộ khoa học vào nông nghiệp một cách tự nhiên nhất nhằm giảm tối đa sức lao động trong nông nghiệp củng như những dịch bệnh tào lao vô duyên

Tôi quá nghèo - cho nên với tôi là lợi nhuận tối đa trên chi phí tối thiểu - hạn chế dịch bệnh, giảm bớt nhân công, áp dụng khoa học - còn chuyện hóa chất hay vô cơ gì thì tôi củng xúc láng - nếu nói bầu Đức bán thịt bò giá 1 USD/ 1 kg thì tôi có khả năng bán thịt bò giá phân nữa giá bầu Đức vì mô hình tôi là chi phí tối thiểu, dù có cho không con bò tôi vẩn có lợi nhuận từ con khác thông qua con bò - tôi thì chẳn hửu cơ như chủ top - mong chủ top thông cảm.

Rất tiếc tôi chẳn có đất làm nông - kha kha !!!


Tôi chỉ comment chủ top - xin các bạn thông cảm !
Hì hì! Tui xin phép đồng ý với bạn bằng những dòng của bạn mà tui "tô màu", nhứt là hàng chữ nghiêng: còn chuyện hóa chất hay vô cơ gì thì tôi củng xúc láng Hì hì! Lần nữa, tui đồng ý với bạn!
Thân.
Tui đã đi thăm một nông-trại hữu-cơ nổi tiếng. Điều mà tui ghi nhận là:
- Cổng nông-trại có bảo-vệ mặc đồng-phục tươm-tất, từ-chối không cho vô, rồi sau nửa tiếng thì được vô phòng khách,
- Rồi phải chờ khoảng 1 tiếng nữa thì được hướng-dẫn xem các nhà kính,
- Cây trồng le-hoe, và vì tui là nông-dân nên thấy được thuốc bảo-vệ thực-vật còn sót lại, xoá chưa hết.
Là cùng trồng rau màu với nhau, tui đã từng bị chánh-quyền có biện-pháp khi tui không tuân theo luật trước khi thu-hoạch.
Nói thật lòng, tui không đủ sức trồng theo tiêu-chuẩn "hữu-cơ". Nhưng Vườn Sinh-thái và thực & động-vật trong đó được chăm sóc tự-nhiên thì tui thích lắm, như là con người của tui, suy dinh-dưỡng thì xem lại khẩu-phần, và bị bệnh thì phải thuốc men. Bà con có đồng-ý không?
Thân.
 
Last edited:
Đ
Mình cũng quan tâm đến lĩnh vực này, mình đang thuê đất, nếu kg đc thì phải bỏ tiền ra mua tối thiểu 5ha, đc 15ha càng tốt (mua đất diện tích lớn liền kề khá khó). 5 năm đầu: 1/2 diện tích trồng cây, tạo cảnh quan phục vụ du lịch sinh thái sau này. 1/2 diện tích sẽ nuôi heo rừng, dúi, gà thả vườn, nuôi cá (của cả khu vì phải đào đất tạo hình cho du lịch sau này), nuôi dê, ... Có thể nuôi thêm rắn, tắc kè, kỳ đà. Việc chăn nuôi mình định quay vòng thuận tự nhiên. Đầu vào có thể làm trại nuôi 2000 heo gia công, lấy phân nuôi ruồi lính đen/ trùn quế, sản phẩm trùn và dòi sẽ nuôi cá/ gà/ thức ăn cho nhái/ cóc, nhái cóc sẽ là thức ăn cho rắn/kỳ đà. Diện tích đất còn lại sẽ trồng cỏ nuôi dê/ cừu/ heo rừng. Sản phẩm đầu ra là Gà, Heo, rắn thương phẩm... Phân heo sau khi nuôi ruồi lính đen/ trùn quế sẽ bón lại cho cỏ/ cây ở khu du lịch sinh thái. Sẽ thiết kế sao tự động càng nhiều càng tốt, như phân heo đi ra khu vực nuôi ruồi, khi dòi ăn no sẽ bò ra khu nuôi gà (gà vẫn thả tự do), hoặc 1 phần xuống ao cá. 5 năm sau thì khai thác du lịch phần diện tích bên này đa phần bỏ hết, cải tạo trồng hoa cho đẹp. Hoặc chuyển thành trồng rau sạch bán cho du khách. Cá cho khách câu kên ăn, gà có thể cho ở tự nhiên và tổ chức tour săn gà cho khách du lịch, heo rừng cũng thế (nếu gặp khách VIP). Khoảng 1 tháng nữa sẽ có đất để bắt tay, khi nào lợi nhuận cao hơn thu nhập đi làm thì mình sẽ nghỉ hưu sớm.
Mình cũng quan tâm đến lĩnh vực này, mình đang thuê đất, nếu kg đc thì phải bỏ tiền ra mua tối thiểu 5ha, đc 15ha càng tốt (mua đất diện tích lớn liền kề khá khó). 5 năm đầu: 1/2 diện tích trồng cây, tạo cảnh quan phục vụ du lịch sinh thái sau này. 1/2 diện tích sẽ nuôi heo rừng, dúi, gà thả vườn, nuôi cá (của cả khu vì phải đào đất tạo hình cho du lịch sau này), nuôi dê, ... Có thể nuôi thêm rắn, tắc kè, kỳ đà. Việc chăn nuôi mình định quay vòng thuận tự nhiên. Đầu vào có thể làm trại nuôi 2000 heo gia công, lấy phân nuôi ruồi lính đen/ trùn quế, sản phẩm trùn và dòi sẽ nuôi cá/ gà/ thức ăn cho nhái/ cóc, nhái cóc sẽ là thức ăn cho rắn/kỳ đà. Diện tích đất còn lại sẽ trồng cỏ nuôi dê/ cừu/ heo rừng. Sản phẩm đầu ra là Gà, Heo, rắn thương phẩm... Phân heo sau khi nuôi ruồi lính đen/ trùn quế sẽ bón lại cho cỏ/ cây ở khu du lịch sinh thái. Sẽ thiết kế sao tự động càng nhiều càng tốt, như phân heo đi ra khu vực nuôi ruồi, khi dòi ăn no sẽ bò ra khu nuôi gà (gà vẫn thả tự do), hoặc 1 phần xuống ao cá. 5 năm sau thì khai thác du lịch phần diện tích bên này đa phần bỏ hết, cải tạo trồng hoa cho đẹp. Hoặc chuyển thành trồng rau sạch bán cho du khách. Cá cho khách câu kên ăn, gà có thể cho ở tự nhiên và tổ chức tour săn gà cho khách du lịch, heo rừng cũng thế (nếu gặp khách VIP). Khoảng 1 tháng nữa sẽ có đất để bắt tay, khi nào lợi nhuận cao hơn thu nhập đi làm thì mình sẽ nghỉ hưu sớm.
 
N
e đang chờ đợi 1 dự án hoàn hảo để e có thể làm theo ạ...vì ko nhưng trồng trọt chăn nuôi,còn kết hợp được cả dịch vụ...mong ad sớm hồi âm
Bạn search Permaculture design trên Youtube, xem các video họ dạy, và tự học theo. Ở Việt Nam chưa có ai làm cái này cả, hiện tại mình cũng đang xem, dịch và học tập để thiết kế từng bước cho farm của mình. Muốn thành công phải tự mày mò, tìm hiểu, áp dụng, vấp ngã, trải nghiệm, rút kinh nghiệm, sửa chữa, cố gắng ko ngừng thì mới thành công dc. Ko ai làm giúp bạn những điều trên dc
Những video trên youtube hoàn toàn bằng tiếng Anh, bạn chịu khó dịch nhé ;)). Chúc bạn thành công.
 
N
Tớ thì lại chả làm, chứ không không phải là không làm được.
1 Ha cây có múi của tớ cho 500 - 1 tỷ/ 1 năm, tớ bóc lột tối đa, "sống là không chờ đợi". Trên diễn đàn này có ai từ chối số tiền 500 tr vô túi (nếu có) không nhỉ?
Nó chết tớ đem nó chôn ngay.
Nông dân Miền Tây có câu nói (vì tôn trọng tác giả tớ trích dẫn nguyên văn nhé!): "đụ mẹ, cái cây mà biết nói nó lấy đòn gánh nó rượt đập mấy thằng chủ vườn chết mẹ luôn". Thế đấy, phải bóc lột nó. Tớ cũng thế. Ai ném đá thì cứ ném thẳng vào tớ nhé.
Ừa, bạn cứ việc bóc lột cây, bóc lột đất của bạn nhé. Ở đây giảng cho những người biết yêu quý thiên nhiên, coi bản thân mình là 1 thành phần của thiên nhiên to lớn, biết lắng nghe và nhìn nhận, biết đủ và hiệu quả, biết ơn và trân quý, gìn giữ những gì mẹ thiên nhiên đem lại. Chứ kiểu người thích hiển thị, luôn có tâm lý vị tư, tự cho mình là hơn người, nghĩ rằng mình luôn giỏi hơn người ta, thì kì thực họ lại thua kém rất nhiều lần
Cây cối cũng có cảm tình, chúng là những sinh vật bậc cao, thậm chí năng lực của chúng còn phức tạp và tuyệt mĩ hơn con người gấp nhiều lần, điều này đã dc khoa học chứng minh và nhìn nhận. Hãy thử lên youtube, lên google mà seach, sẽ thấy cái nhìn của bạn hạn hẹp cỡ nào.
À, còn nữa, đừng đem số tiền ra để so sánh tính hiệu quả. Có những nhà nông họ từ bỏ công việc với mức lương hàng chục, hàng trăm triệu đồng 1 tháng chỉ để về nhà làm nông, bởi cơ bản họ biết điều gì mới là "cao" nhất
Hãy học cách biết ơn và tôn trọng những gì mà người khác dạy bạn, ví dụ như chủ site này
Đôi lời đến ông "kễnh", nếu ông hiểu ;)))
 
Đ
Có 5 hecta. Đã bắt đầu được 2hec. Bạn nào muốn cùng làm với mình ko. Ghé thăm fanpage trang trại phương lợi nhé
 
V
Từ sách vở tới thực tiễn là cả 1 quá trình. Viết hay chưa chắc đã làm được.
 


Back
Top