Phát Triễn Trang Trại Bền Vững - Chủ động

  • Thread starter tuongsinh
  • Ngày gửi
Phát triển trang trại bền vững - Chủ động

Xin lỗ Mod! Mình không biết mở Topic mới trong diễn đàn này có hợp lệ không, nếu không nhờ Mod chuyển giúp mình. Vì mình thấy trong diễn đàn này rất sôi nổi.
Lâu nay chúng ta phát triển trang trại đa phần là chuyên sâu một lĩnh vực, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật chuyên ngành. Nhưng theo mình thấy là phát triển trang trại theo hướng bền vững. Có nghĩa là:
- Thích ứng được mọi biến đổi từ khí hậu, thị trường...
- Tạo ra mô hình trồng trọt và chăn nuôi kết hợp và tận dụng phế phẩm của sản phẩm khác nhằm giảm giá thành tăng sức cạnh tranh hàng hóa.
- Chủ động, điều khiển được đối tượng trồng trọt và chăn nuôi để thích ứng kịp thời với những biến đổi.
Theo hướng này mình đã và đang tiếp tục phát triển và hoàng thiện nó. Mong được sự quan tâm và đóng góp rất rất nhiều chương trình và mô hình khả thi từ ACE trên diễn đàn.
Chúc sức khỏe ACE!
---------------
Hiện tại trang trại của mình chưa có điện, nên mình đang phát triển hệ thống điện bằng năng lượng tự nhiên (gió, nắng, nước). Hệ thống này mình đang tiến hành làm và thử nghiệm, chắc là không lâu sẽ có kết quả tốt xấu gì mĩnh cũng sẽ đưa lên diễn đàn để hoàn thiện thêm.
Mình đang cần thiết kế cái bơm nước bằng Piston, lực đẩy có thể đẩy lên cao 20m và xa 200m. ACE có thể tư vấn chia sẻ với mình nhé! Thanks!
 
Last edited by a moderator:
Tôi thích ý tưởng bạn TươngSinh.
*
Có thể thay đổi chút ít như sau:
Ao nuôi cá rô ta, hay rô phi, hay nuôi đòng đong,
là loài cá nhỏ, đẻ mau, chỉ để biến đổi từ bột và
cám (thực vật) ra cá con để nuôi Cóc, Kỳ Đà thôi.
Cóc và Kỳ Đà nuôi thả trong vườn cây ăn trái, tận
dụng được diện tích. Có một gian nhà nhỏ đế nuôi
SuperWorms và Dế, cũng để cho Cóc, Kỳ Đà ăn. Có
thể dành một miếng ruộng nuôi nòng ngọc Cóc.
*
BS đông y mà nuôi Cóc và Kỳ Đà thì rất vui, vì
Da Cóc Lột là vị thuốc đang có giá ở Trung Quốc,
nhưng người nuôi phải theo dõi chặt chẽ mới lượm
được da cóc lột (hơn 20 đồng 1 bộ, 2 tuần Cóc lột
da một lần).
*
 
Đọc xong bài viết của bác anhmytran nói về da cóc lột em liền vào google tìm kiếm thì thấy đúng như vậy thật.
Mọi người có thể tham khảo bài viết tại đây:
http://thvl.vn/?p=22958
Chỉ tiếc là kinh nghiêm và quy trình nuôi cóc ở Việt Nam chưa thấy phổ biến nhiều. Topic Nuôi cóc của bác Xuan Vũ cũng thu hút đông đảo dư luận quan tâm nhưng xem ra vẫn chưa thấy được kinh nghiệm thành công để bà con học hỏi.
(THVL) Làm giàu bằng mô hình nuôi cóc
17-11-2008

Cóc là một động vật có chứa độc tố, chất độc này thường nằm trong da cóc và nội tạng có thể gây chết người. Thế nhưng các bộ phận trên mình cóc như đầu, gan, mật, phân… lại được xem là vị thuốc, đặc biệt là lớp màng áo da cóc.

Anh Dương Minh Trạch từ một nông dân khó khăn trong cuộc sống đã vươn lên làm giàu bằng mô hình nuôi cóc. Điều đáng quan tâm là anh nuôi cóc không phải để bán thịt mà để lấy lớp màng áo da cóc khi cóc đến kỳ lột xác. Do cha anh Minh Trạch là một thầy thuốc Trung Y nên từ nhỏ anh đã được tìm hiểu về một số dược tính của các loại thuốc. Đặc biệt là mỗi lần bị sâu cắn, anh thường được cha dẫn đi tìm bắt cóc để lấy nước bọt của cóc thoa lên đấy, thật kỳ diệu là chỉ vài phút sau, tay anh không còn bị đau ngứa nữa.
ech.jpg

Cóc là một động vật có chứa độc tố, chất độc này thường nằm trong da cóc và nội tạng có thể gây chết người. Thế nhưng các bộ phận trên mình cóc như đầu, gan, mật, phân… lại được xem là vị thuốc, đặc biệt là lớp màng áo da cóc. Theo trung y và Bản Thảo Cương Mục của danh y Lý Thời Trân thì gan cóc, da cóc có tác dụng giải độc, đặc biệt là tác dụng điều trị khối u ác tính. Nhưng gan cóc và da cóc chỉ có thể thu hoạch khi giết chúng lấy thịt, còn với lớp màng áo da cóc vẫn có thể thu hoạch được nhiều lần mỗi khi đến kỳ chúng lột da.

Cóc lột da là một hoạt động hiếm ai có thể nhìn thấy. Chỉ qua tình cờ mà anh Minh Trạch đã nghĩ đến mô hình chăn nuôi cóc lấy da làm kinh tế. Qua nhiều khó khăn thử thách ban đầu, thậm chí có lúc còn bị gọi là điên rồ, nhưng giờ đây anh đã thành công . Để có được 1 kg màng áo da cóc anh cần phải có khoảng 5.000 miếng màng da. Tùy vào chất lượng sản phẩm mà giá trị của mỗi kg màng áo da cóc dao động khoảng từ 2.000 – 16.000 nhân dân tệ. Thông qua mô hình nuôi cóc trong môi trường tự nhiên anh Dương Minh Trạch đã trở nên giàu có.

Gia Nữ – Hoa Nhi
 
trang trại của bạn ở đâu mà vẫn chưa có điện vậy

Thật ra ở nơi của mình là có điện lưới quốc gia rồi, nhưng vì phải kéo đường dây trung thế vào đến trại thì hơn 1300m chi phí khoảng 450 triệu đồng. Cũng vì mình muốn phát triễn trang trại theo hướng càng gần với tự nhiên càng tốt, có thế mới phát triễn bền vững được.
 
Tôi nghe nói Trung Quốc nuôi cóc, nên đã tra Google đọc thẳng
bằng chữ Hán, và khi viết, thì tôi tóm tắt lại, chứ không dịch
sang tiếng Việt cho đỡ công.
*
Trại truyền thống vốn không cần điện, nhưng có điện thì làm được
nhiều việc lớn . Ví dụ nuôi con Đuông dừa, cần có máy xắt cuộng dừa.
Nếu chăn nuôi thuỷ sản, lúc cấp cứu, có thể chạy điện máy bơm nước.
*
Ngày xưa nhà ông bà tôi nuôi 5 con lợn, chừng 5 chục con gà, chục
con vịt, vài con dê, mấy sào ao thả cá, không trâu bò, không hề có
điện. Cha mẹ tôi ở riêng, không có đất vườn rộng, chỉ nuôi 2 chục
con gà, hơn chục đôi bồ câu, tuy có điện, nhưng cả nhà chỉ có 1 bóng
đèn 60 watt cho chúng tôi học bài. Bà con nuôi vịt đẻ vịt đàn, có
ấp trứng vịt, cũng ủ trong thóc rang, chứ không có máy ấp điện. Có
xát củ giong riềng, và máy dệt vải, cũng đẩy tay và đạp chân. Tát
cạn ao hồ mấy sào cũng thay nhau đạp guồng bằng chân mấy ngày liền.
*
 
Đọc xong bài viết của bác anhmytran nói về da cóc lột em liền vào google tìm kiếm thì thấy đúng như vậy thật.
Mọi người có thể tham khảo bài viết tại đây:
http://thvl.vn/?p=22958
Chỉ tiếc là kinh nghiêm và quy trình nuôi cóc ở Việt Nam chưa thấy phổ biến nhiều. Topic Nuôi cóc của bác Xuan Vũ cũng thu hút đông đảo dư luận quan tâm nhưng xem ra vẫn chưa thấy được kinh nghiệm thành công để bà con học hỏi.

Nói về con cóc thì ở nơi của mình thì cóc rất nhiều, đến mùa giao phối thì tôi đi bắt hàng kg cóc về làm thịt. Thịt cóc được là ra ăn ngon và ngọt hơn thịt ếch nhiều. Cũng xuất phát từ việc diệt bớt để nuôi gà, vì trứng cóc rất độc gà ăn vào là chết ngay. Khi bắt số lượng nhiều không biết là gì, nên lúc đó đánh liều thử làm thịt ăn mới thấy ngon. Từ khi ăn được thì số lượng cóc giảm hẳn một thời gian, nhưng khi mình không đi bắt nữa không biết ở đâu nó lại sinh sôi nảy nở ra lại nhiều như xưa.
Không biết ở nơi khác có như ở nơi mình không chứ việc nuôi con này thì mình thấy không tốn một tí chi phí nào cả. Mà cóc là loại có lợi cho nông nghiệp trồng trọt, chúng bắt côn trùng như châu chấu, dế, ruồi muỗi... Vì vậy nó cũng cần được bảo vệ chứ đừng tận diệt mà làm mất cân bằng sinh thái.
Hy vọng là sẽ phát triển trang trại bền vững từ những đối tượng nuôi như con cóc này.
Chúc các ACE thành công!
 
Tui biết chắc, bạn tương sinh không thể bỏ ra 450 triệu để "câu" điện, nên "ngộ biến phải tùng quyền" vậy thôi.
Bạn ấy vẫn lên mạng, vẫn dùng điện-thoại, vẫn lái xe... đó là những tiện-nghi măng đến tiện-ích cho con người ở thời-đại nầy, chứ có dùng bồ câu đưa thư, hay "thả lá đề thơ" đâu?
Cái thời-đại nầy, không phải chỉ có di-chuyển, mà cả sản-xuất cũng được tính bằng tốc-độ và số-lượng. Vậy nếu mà điện kéo được đến trước cửa nhà, thì tuong sinh là một trong những người câu điện trước. Chờ coi!
Thân.
 
Đọc bài của bác TS thấy thích thú vô cùng, nhất là quan niệm một trang trại theo hướng Bền Vững, ít chăm sóc, tiết giảm chi phí và đặc biệt là thân thiện môi trường.
Mình cũng có một mảnh đất nhỏ ở quê, chỉ khoảng 1 công đất. Có nhà ngói ở giữa, phía trước có sân (xưa giờ để phơi lúa); và còn phân nửa diện tích (500m2) ở phía sau (tiếp giáp với con rạch nhỏ) chưa biết làm gì.
Đang dự định sẽ rào B40 xung quanh lại và trồng trúc (tre loại nhỏ) xung quanh, sân phía trước làm một cái chòi bát giác để uống rượu. Miếng đất phía sau sẽ đào 1-2 cái ao nuôi cá, trồng cây ăn quả, nuôi thêm mấy chục con gà ... lâu lâu có bạn bè, chiến hữu tới thì làm vài con...nhậu.
Ước mơ thì vậy, nhưng tiền bạc eo hẹp nên cứ lang thang trên mạng mà học tập kinh nghiệm miết! :D Khi nào tìm được ý tưởng thiết kế hoàn chỉnh sẽ bắt tay vào làm! :)
Mong rằng bác TS tiếp tục chia sẻ những kinh nghiệm, cũng như hình ảnh, của trang trại bác để mình có thể học tập,
 
Đọc bài của bác TS thấy thích thú vô cùng, nhất là quan niệm một trang trại theo hướng Bền Vững, ít chăm sóc, tiết giảm chi phí và đặc biệt là thân thiện môi trường.
Mình cũng có một mảnh đất nhỏ ở quê, chỉ khoảng 1 công đất. Có nhà ngói ở giữa, phía trước có sân (xưa giờ để phơi lúa); và còn phân nửa diện tích (500m2) ở phía sau (tiếp giáp với con rạch nhỏ) chưa biết làm gì.
Đang dự định sẽ rào B40 xung quanh lại và trồng trúc (tre loại nhỏ) xung quanh, sân phía trước làm một cái chòi bát giác để uống rượu. Miếng đất phía sau sẽ đào 1-2 cái ao nuôi cá, trồng cây ăn quả, nuôi thêm mấy chục con gà ... lâu lâu có bạn bè, chiến hữu tới thì làm vài con...nhậu.
Ước mơ thì vậy, nhưng tiền bạc eo hẹp nên cứ lang thang trên mạng mà học tập kinh nghiệm miết! :D Khi nào tìm được ý tưởng thiết kế hoàn chỉnh sẽ bắt tay vào làm! :)
Mong rằng bác TS tiếp tục chia sẻ những kinh nghiệm, cũng như hình ảnh, của trang trại bác để mình có thể học tập,

Chào bạn!
Có thể cho mình biết cụ thể hơn về các số liệu: như DT đất trống còn lại, phía sau có con rạch nhỏ thường xuyên có nước chảy không... Về hình ảnh thì không vấn đề gì nhưng có thể DT đất của bạn hơi nhỏ nên khó áp dụng.
Theo mình nếu DT không quá 1000m2 thì bạn có thể làm như sau:

Trước tiên bạn hãy bắt tay vào cái hàng rào của bạn: Nếu bạn rào lưới B40 thì chi phí chắc sẽ cao hơn so với bạn trồng cây. Bạn sẽ trồng cây lấy gỗ phù hợp với vùng đất của bạn với khoảng cách làm 2 hàng, trồng so le hàng cách hàng tối thiểu 1m tiếp đến bạn trồng cây họ thân bụi hoặc thân thảo có gai càng tốt. Sau 2 năm bạn sẽ có một hàng rào vững chắc mà còn đẹp nữa, lưu ý là bạn phải chọn cây trồng có giá trị kinh tế, để sau này mình còn có thu nhập từ nó.

Về cây ăn quả, với DT nhỏ quả thì theo mình bạn chỉ trồng 2 đến 3 loại cây, phần nhiều trồng loại cây có giá trị cao được bán tại địa phương, phần còn lại bạn trồng cây dễ chăm sóc, ít sâu bệnh để có nhiều loại trái cấy để đãi khách. Góp phần tạo cho khung cảnh nên thơ và môi trường mát mẻ để nuôi gà thả vườn. Khi mới trồng thì còn nhiều khoảng trống bạn tận dụng trồng thêm các loại cây rau màu ngắn ngày như bí đỏ, đậu xanh, dưa leo... để tăng thêm thu nhập.

Về ao nuôi cá thì theo mình bạn nên đào ao dựa theo khoảng trống mà bạn đã trồng cây ăn quả, vì DT của bạn quá nhỏ nên bạn phải tận dụng VD như trồng cây với khoảng cách là 7x7 thì ao nuôi bạn phải đào là 12x6 hoặc có thể dài hơn 19x6, vì bạn phải để lại 1m để trồng cây. Với chiều sâu của ao bạn nên đào phải lớn hơn 1,5m không quá 3m, vì nếu sâu quá khó bắt cá để nhậu.

Về nơi ăn nhậu thì theo mình bạn không nên tốn thêm DT trước sân mà bạn có thể làm dưới tán cây cạnh ao nuôi cá, hoặc làm trên ao cá. Như thế bạn tiết kiệm được DT mà lại còn mát mẻ và tiện lợi đôi đường.

Nếu như cái rạch nhỏ sau nhà bạn mà có nước chảy thì bạn không cần dùng điện để bơm nước, mà có nhiều cách để bạn có thể lấy nước mà không tốn năng lượng. Về cái này thì bạn có thể cho mình thấy cụ thể bằng hình ảnh được không mình sẽ tư vấn giúp bạn.

Chúc bạn sớm đạt được ước mơ!
 
Thật cảm ơn sự nhiệt tình của bạn TS. Mình đang ở "đô thành", cuối tuần này sẽ về quê chụp hình/đo đạc chính xác lại, và nhờ bạn TS tư vấn nhé. :)
 
Thật cảm ơn sự nhiệt tình của bạn TS. Mình đang ở "đô thành", cuối tuần này sẽ về quê chụp hình/đo đạc chính xác lại, và nhờ bạn TS tư vấn nhé. :)
Hôm nay về quê, đo đạc lại mới biết đất tổng cộng có hơn 600m thôi (phần kế bên đã bán cho hàng xóm rồi), riêng phần đất bỏ trống khoảng hơn 400 m. Thôi, có nhiêu làm nhiêu vậy.
Mình post lên sơ đồ, cùng với mấy tấm hình chụp mô tả sơ sơ. Nhờ bác TS tư vấn giúp các vị trí ao cá sao cho thuận tiện (có thể tận dụng nguồn nước của con rạch phía sau nhà), vài ý tưởng về chuồng gà, bầu bí gì nữa thì càng tốt ... từ nhỏ tới lớn chỉ có cầm viết và cầm keyboard, giờ muốn trở về nghề nông như một thú vui thì vất vả vô cùng. :)
layout.jpg


Do học "cấp tốc" SU trong vòng có 2 ngày nên vẽ vụng về. Giải thích thêm vậy:
- Phần trước nhà (màu xám) hướng Đông Bắc. Phía trước là cái sân xi măng, trước nữa là bờ đê, xa xa là cánh đồng lúa.
- Phần đất dự định nuôi trồng (màu xanh) toàn là cỏ dại um tùm, trong đó có hai cái ao nhỏ bỏ hoang đã lâu. Một ao toàn bạc hà hoang, ao kia thì có nước mà không có cá.
Nhà cửa bỏ lâu quá, giờ về quê lại thấy bâng khuâng (chắc già rồi) nên muốn làm cái gì đó, để mai đây khi mệt mỏi với đời thì trở về chốn kỷ niệm của tuổi thơ.
- Phía sau là con rạch nhỏ (màu xanh đậm): thấy cũng có cá rô phi/điêu hồng bơi lãng vãng, chắc không đến nỗi ô nhiễm, có thể cho vào cái ao lắng nào đó để nuôi cá?
 
Last edited:
Hôm nay về quê, đo đạc lại mới biết đất tổng cộng có hơn 600m thôi (phần kế bên đã bán cho hàng xóm rồi), riêng phần đất bỏ trống khoảng hơn 400 m. Thôi, có nhiêu làm nhiêu vậy.
Mình post lên sơ đồ, cùng với mấy tấm hình chụp mô tả sơ sơ. Nhờ bác TS tư vấn giúp các vị trí ao cá sao cho thuận tiện (có thể tận dụng nguồn nước của con rạch phía sau nhà), vài ý tưởng về chuồng gà, bầu bí gì nữa thì càng tốt ... từ nhỏ tới lớn chỉ có cầm viết và cầm keyboard, giờ muốn trở về nghề nông như một thú vui thì vất vả vô cùng. :)
.....
- Phần trước nhà (màu xám) hướng Đông Bắc. Phía trước là cái sân xi măng, trước nữa là bờ đê, xa xa là cánh đồng lúa.
- Phần đất dự định nuôi trồng (màu xanh) toàn là cỏ dại um tùm, trong đó có hai cái ao nhỏ bỏ hoang đã lâu. Một ao toàn bạc hà hoang, ao kia thì có nước mà không có cá.
Nhà cửa bỏ lâu quá, giờ về quê lại thấy bâng khuâng (chắc già rồi) nên muốn làm cái gì đó, để mai đây khi mệt mỏi với đời thì trở về chốn kỷ niệm của tuổi thơ.
- Phía sau là con rạch nhỏ (màu xanh đậm): thấy cũng có cá rô phi/điêu hồng bơi lãng vãng, chắc không đến nỗi ô nhiễm, có thể cho vào cái ao lắng nào đó để nuôi cá?

Diện tích của bạn nhỏ quá khó có thể thiết kế hoàn chỉnh được, mình có thể đưa ra mô hình sau:
layout.jpg

Cây dừa: trồng cách hàng rào mỗi bên 1,5m, cây cách cây 3m.
Cây bưởi da xanh: trồng cách hàng rào mỗi bên 3m, cây cách cây 6m.
Cây ổi không hạt: trồng theo hình trên cách hàng rào mỗi bên 1,5m
Cây mận (đặc ruột An Phước): trồng cách hàng rào 2m, cây cách cây 6m
Còn 2 cây trước sân bạn có thể lựa cho cây ăn quả có tán rộng như Vú Sữa, Chôm chôm, mít ruột đỏ... trồng để có bóng mát.
Hàng rào bạn trồng trụ kéo kẽm gai, sau đó bạn trồng giống mây nếp (loại này là thân leo và có gai), khi lớn sẽ đan kết thành bức tường rao xanh chắc chắn mà còn cho thu nhập sau 3-4 năm trồng. Cách trồng là mỗi hốc trồng 2 cây cách nhau 20cm, hốc cách hốc là 40cm, hàng cách hàng là 40cm, giữa hai hàng là dây rào bằng kẽm gai để làm nơi cây mây leo lên sau này.
Chuồng gà thì bạn nên làm đơn giản, chỉ là nơi trú vào ban đêm, được làm nơi trồng cây mận. Với DT trồng cây ở phía sau bạn có thể nuôi được khoảng 100 con gà thả vườn.
Nhà Lục giác được xây trên ao cá có cầu bắt qua.
 
Last edited by a moderator:
@tuongsinh: em thấy thay vì đầu tư vào các mô hình phát điện bằng gió, nước, mặt trời thì anh nên nuôi heo sau đó lấy phân heo làm Biogas để phát điện, vậy sẽ lợi hơn. Không biết có ai đồng ý không nhỉ:lol::lol::lol:
 
@tuongsinh: em thấy thay vì đầu tư vào các mô hình phát điện bằng gió, nước, mặt trời thì anh nên nuôi heo sau đó lấy phân heo làm Biogas để phát điện, vậy sẽ lợi hơn. Không biết có ai đồng ý không nhỉ:lol::lol::lol:

Đúng vậy bạn! Đây cũng là một cách tận dụng lại phế phẩm từ quy trình sản xuất để tái tạo năng lượng. Đó cũng là một mô hình phát triễn trang trại bền vững, và mình cũng đã từng nghĩ đến mô hình này. Đối với thực trạng hiện tại và điều kiện của trang trại mình thì vốn ban đầu bỏ ra để đầu tư vào phát điện gió thì chắc là chi phí sẽ thấp hơn so với đầu tư vào trại heo. Nhưng không phải vì mình nói như vậy mà mô hình như ban nói là không khả thi và bền vững, vì còn tùy thuộc vào thực trạng hiện tại và khả năng tài chính của mỗi người mà có thể áp dụng những mô hình khác nhau. Với những ai đã có sẵn nền tảng chăn nuôi heo thì mình nghĩ nên suy nghĩ về vấn đề mà bạn đã đề cập trên.
Mình luôn ủng hộ mô hình mà bạn đề xuất!
Chúc cho nông dân mình ngày càng phát triễn!
 
Thật tuyệt, mong các anh thành công và tận hưởng được thành quả từ bàn tay và khối óc mình làm ra!
 
Mấy hôm trước mình có bắt được 2 ổ gà rừng vào trong vườn xoài của mình đẻ và ấp. Mình thấy được và lấy tổng cộng là 8 quả trứng liền đem cho gà mẹ đang ấp tại trại mình ấp.
Và đây là kết quả, 5 trứng cùng 1 lứa bây giờ nở được 4 con, còn lại 1 trứng không biết ngày mai có nở được không.


Trang trại phát triễn bền vững cũng có nghĩa là càng gần gũi với tự nhiên càng tốt, và cái mình đang làm và tiếp tục hoàn thiện nó cũng đã cho kết quả khả quan như trên là có gà rừng về làm ổ đẻ và ấp trứng trong vườn. Nhưng vì sơ ý để động đến ổ của chúng nên gà mẹ bỏ đi mình phải lấy trứng về tiếp tục cho ấp và có kết quả như hôm nay.
 
Last edited by a moderator:
Nghe nói gà rừng vào đẻ trong vườn mà mê.
Mê ở cái khung trời mà bạn đang ở đó, nhiều tiền chưa chắc được hưởng.
Đất lành chim đậu mà.
Cầu trời cho bạn được hưởng hạnh phúc đó dài lâu.
*
 
Cách đây 3 ngày llứa trứng gà rừng (8 trứng) nở được 6 con, 2 trứng còn lại không biết có nở được không, mình không biết là gà nhà mẹ có phân biệt được gà rừng và gà nhà không nữa. Gà mẹ cứ nhắm vào con gà rừng mới nở mà mổ tróc hết lông trên đầu và đã chết 1 chú, còn lại 5 chú mình đưa cho gà mẹ khác nuôi thì thấy không sao cả, thấy chúng vẫn ăn uống bình thường mà còn chạy nhảy nhanh nhẹn hơn những chú gà nhà nữa. Mới 3 ngày sau khi nở mà lông cánh và lông đuôi đã mọc gàn như kín hết, khi 1 ngày tuổi chúng đã thể hiện bản năng của gà rừng là đã bay được một khoảng khá xa (gần 1m). Không biết chúng được nuôi chung với gà nhà từ nhỏ, khi lớn lên chúng có bỏ đi vào rừng sinh sống không nhỉ. Chắc là cũng phải thử xem sao.
 
Back
Top