Trích lời Hồ Chủ Tịch "Không có gì quý hơn độc lập tự do". Nếu một mình tự chủ, làm ăn độc lập tất nhiên là dễ chịu thoải mái hơn là phối hợp - hợp tác. Tuy nhiên, ở một khía cạnh nào đó mà ta không thể tự chủ, ta không có đủ tiền hoặc có đủ tiền nhưng không đủ kiến thức, hoặc có tiền có kiến thức nhưng lại không đủ sức khỏe.... có hàng nghìn lý do.... Vậy nên ta mới phải hợp tác - Phối hợp.
Tôi cũng đang làm ăn theo hình thức hợp tác, ba mươi ba phẩy ba phần trăm cho mô hình trang trại phối hợp khép kín mà tôi đang theo đuổi. Và lý do của tôi là không đủ vốn, không đủ thời gian, không đủ sức làm một mình. Trong khi đó, theo tôi thời buổi hiện nay nếu làm không bài bản, không đầu tư vốn và công sức tương xứng thì sẽ không thu được hiệu quả kinh tế, thậm chí làm ăn manh mún sẽ dẫn đến thua lỗ.
Có rất nhiều hình thức phối hợp làm kinh tế nông nghiệp. Điển hình là liên kết 4 nhà một cụm từ mà sáng sáng tối tối vang lên trên truyền thanh truyền hình, rồi hợp tác theo hình thức bao tiêu sản phẩm, hoặc hợp tác theo cách cho mượn đất canh tác kết hợp trông giữ bảo quan trang trại trồng cây lâu năm....
Rõ ràng là ở đâu ta cũng thấy bóng dáng của việc hợp tác, tuy nhiên việc hợp tác lợi hại thế nào thì cũng là việc đáng phải bàn. Về cơ bản, những lợi thế của việc hợp tác thì ai cũng thấy rõ, nhưng mặt trái của nó thì nhiều người không lường trước được.
Lúc trước tôi đưa ra đề nghị làm hợp tác cổ phần thì hầu hết người thân trong gia đình đặc biệt là những người lớn tuổi đều ngăn cản và cho rằng "không làm thì còn anh còn em, làm chung đụng rồi sẽ có ngày từ mặt nhau". Cân nhắc cuối cùng tôi cũng quyết định làm cổ phần, và đến nay sau gần 1 năm tôi khẳng định đó là lựa chọn đúng!
Trong khuôn khổ bài viết này tôi muốn kể hai câu chuyện có thực trong hợp tác làm nông nghiệp. Câu chuyện thứ nhất: Về các anh chàng thanh niên nông thôn hợp tác nuôi ếch:
Bốn anh bạn thân rất thân từ thủa hàn vi, họ cùng lớn lên rồi người đi nghĩa vụ, người ra thành phố làm thuê, người ở quê cày cuốc. Đến một ngày đẹp trời họ bàn nhau hợp tác nuôi ếch. Nói là làm Họ gom góp được gần 100 triệu, hì hục xây bể trên đất của 1 người. Rồi đi mua giống, họ tìm được một người bán giống kiêm công việc tư vấn kỹ thuật. Một ngày ngươi bán giống nọ tìm đến trang trại của họ để cập nhật tình hình thì hỡi ôi! Cảnh tượng mà người bán giống không tin được một loạt các dãy bể xây bị đập nham nhở gạch vữa vương vãi khắp mọi nơi. Hỏi ra mới biết, khi mua ếch giống về họ cũng hăm hở chăm sóc, nhưng rồi cha chung không ai khóc, một người trong họ ham cá độ bóng đá ban đêm xem bóng ban ngày không dậy nổi để thay nước ếch, người khác thấy vậy cũng thưa dần lịch làm việc của mình, rồi có người lại nghĩ việc chung chúng nó không làm tội gì mình... Vậy là ếch chết, số vốn gom góp bốc hơi, riệu vào lời ra họ đánh nhau đập tan dãy bể ếch Tình bạn cũng từ đó mà sứt mẻ.
Câu chuyện thứ hai: Miền nam vựa cây trái của đất nước, sẵn tay nghề giỏi giang trồng trọt, mối quan hệ trong nghề sâu rộng. Anh mới bàn với hai người bạn hùn vốn thuê đất phèn cải tạo trồng cây ăn trái. Thế rồi một mình anh là người có chuyên môn. Anh xoay trong mô hình một cách đơn phương. Hạn mặn, thiên tai mà anh cũng ngờ nó khắc nghiệt đến thế. Vậy là mô hình của anh phải cần lượng tiền lớn để cứu vườn. Và anh gọi điện cho cổ đông, nhưng mọi người đều ở xa, và họ cũng không có mấy khái niệm về hạn mặn hay thiên tai. Họ ngập ngừng trong việc rót vốn tiếp tục, vậy là Anh buồn Anh nản. Giá anh đừng hợp tác!
Hợp tác là thế "một cây làm chẳng nên non, nhưng đôi khi ba cây chụm lại chỉ nên hòn đá vôi". Biết khắc phục được nhược điểm của việc phối hợp thì hiệu quả là vô hạn, nhưng không tiên lượng được dẫn đến đổ bể thì hậu quả cũng khó lường.
Khi làm việc chung quan trọng phải hướng về mục tiêu chung. Đừng quá vì lợi ích bản thân một cách ích kỷ để rồi làm hỏng hai chữ "Hợp tác!"
Tôi cũng đang làm ăn theo hình thức hợp tác, ba mươi ba phẩy ba phần trăm cho mô hình trang trại phối hợp khép kín mà tôi đang theo đuổi. Và lý do của tôi là không đủ vốn, không đủ thời gian, không đủ sức làm một mình. Trong khi đó, theo tôi thời buổi hiện nay nếu làm không bài bản, không đầu tư vốn và công sức tương xứng thì sẽ không thu được hiệu quả kinh tế, thậm chí làm ăn manh mún sẽ dẫn đến thua lỗ.
Có rất nhiều hình thức phối hợp làm kinh tế nông nghiệp. Điển hình là liên kết 4 nhà một cụm từ mà sáng sáng tối tối vang lên trên truyền thanh truyền hình, rồi hợp tác theo hình thức bao tiêu sản phẩm, hoặc hợp tác theo cách cho mượn đất canh tác kết hợp trông giữ bảo quan trang trại trồng cây lâu năm....
Rõ ràng là ở đâu ta cũng thấy bóng dáng của việc hợp tác, tuy nhiên việc hợp tác lợi hại thế nào thì cũng là việc đáng phải bàn. Về cơ bản, những lợi thế của việc hợp tác thì ai cũng thấy rõ, nhưng mặt trái của nó thì nhiều người không lường trước được.
Lúc trước tôi đưa ra đề nghị làm hợp tác cổ phần thì hầu hết người thân trong gia đình đặc biệt là những người lớn tuổi đều ngăn cản và cho rằng "không làm thì còn anh còn em, làm chung đụng rồi sẽ có ngày từ mặt nhau". Cân nhắc cuối cùng tôi cũng quyết định làm cổ phần, và đến nay sau gần 1 năm tôi khẳng định đó là lựa chọn đúng!
Trong khuôn khổ bài viết này tôi muốn kể hai câu chuyện có thực trong hợp tác làm nông nghiệp. Câu chuyện thứ nhất: Về các anh chàng thanh niên nông thôn hợp tác nuôi ếch:
Bốn anh bạn thân rất thân từ thủa hàn vi, họ cùng lớn lên rồi người đi nghĩa vụ, người ra thành phố làm thuê, người ở quê cày cuốc. Đến một ngày đẹp trời họ bàn nhau hợp tác nuôi ếch. Nói là làm Họ gom góp được gần 100 triệu, hì hục xây bể trên đất của 1 người. Rồi đi mua giống, họ tìm được một người bán giống kiêm công việc tư vấn kỹ thuật. Một ngày ngươi bán giống nọ tìm đến trang trại của họ để cập nhật tình hình thì hỡi ôi! Cảnh tượng mà người bán giống không tin được một loạt các dãy bể xây bị đập nham nhở gạch vữa vương vãi khắp mọi nơi. Hỏi ra mới biết, khi mua ếch giống về họ cũng hăm hở chăm sóc, nhưng rồi cha chung không ai khóc, một người trong họ ham cá độ bóng đá ban đêm xem bóng ban ngày không dậy nổi để thay nước ếch, người khác thấy vậy cũng thưa dần lịch làm việc của mình, rồi có người lại nghĩ việc chung chúng nó không làm tội gì mình... Vậy là ếch chết, số vốn gom góp bốc hơi, riệu vào lời ra họ đánh nhau đập tan dãy bể ếch Tình bạn cũng từ đó mà sứt mẻ.
Câu chuyện thứ hai: Miền nam vựa cây trái của đất nước, sẵn tay nghề giỏi giang trồng trọt, mối quan hệ trong nghề sâu rộng. Anh mới bàn với hai người bạn hùn vốn thuê đất phèn cải tạo trồng cây ăn trái. Thế rồi một mình anh là người có chuyên môn. Anh xoay trong mô hình một cách đơn phương. Hạn mặn, thiên tai mà anh cũng ngờ nó khắc nghiệt đến thế. Vậy là mô hình của anh phải cần lượng tiền lớn để cứu vườn. Và anh gọi điện cho cổ đông, nhưng mọi người đều ở xa, và họ cũng không có mấy khái niệm về hạn mặn hay thiên tai. Họ ngập ngừng trong việc rót vốn tiếp tục, vậy là Anh buồn Anh nản. Giá anh đừng hợp tác!
Hợp tác là thế "một cây làm chẳng nên non, nhưng đôi khi ba cây chụm lại chỉ nên hòn đá vôi". Biết khắc phục được nhược điểm của việc phối hợp thì hiệu quả là vô hạn, nhưng không tiên lượng được dẫn đến đổ bể thì hậu quả cũng khó lường.
Khi làm việc chung quan trọng phải hướng về mục tiêu chung. Đừng quá vì lợi ích bản thân một cách ích kỷ để rồi làm hỏng hai chữ "Hợp tác!"