phương pháp trồng chuối tiêu hồng hiệu quả

  • Thread starter hoangty8x
  • Ngày gửi
Chuối tiêu hồng là một loại cây trồng mới của nước ta, là loại giống dễ trồng, sống khỏe mang lại hiệu quả kinh tế cao làm thế nào để cho cây chuối phát triển mạnh. bà con nông dân cần áp dụng phương pháp trồng chuối tiêu hồng tại đây .
Cách chọn giống
Giống cây nuôi cấy mô: là giống được nhân trong phòng thí nghiệm đạt đầy đủ các tiêu chuẩn sạch bệnh, độ đồng đều cao, nhân nhanh với số lượng lớn
- Giống được tách từ cây mẹ: cây có chiều cao từ 70cm -1,2 m thân thẳng, sạch bệnh, và đã được xử lý kỹ thuật
Đất trồng giống chuối tiêu hồng
Đất trồng phải là loại đất tốt nhất trên đất phù sa, có tầng đất mặt dày, tơi xốp nhiều mùn, giài dnh dưỡng, giữ ẩm và thoát nước tốt, độ Ph trong đất khoảng 5 -7 là phù hợp nhất.

trong-chuoi-tieu-hong.md.jpg


Trước khi trồng 1 tháng tiến hành đào hố, hố trồng có kích thước: rộng 40 cm, dài 40 cm, sâu 30 – 40 cm. Sau khi đào hố tiến hành bón lót cho cây với lượng phân cho mỗi hố như sau: 5 – 10 kg Phân chuồng + 0,2 kg Super lân + 0,1 kg Kali. Phân được trộn đều với lớp đất mặt sau đó lấp hố lại sao cho mặt hố sâu hơn mặt đất 5 – 10 cm.
Kỹ thuật bón phân trong giai đoạn sinh trưởng
trước khi gieo trồng chuối bà con nông dân cần áp dụng theo hai cách bón phân như sau :
Bón lót ( tính cho 1 hố ) phân hữu cơ vi sinh Miền Trung hoặc phân chuồng hoai mục 10 -15kg. phân lân supe 0,3 -0,5kg vôi bột 0,3 -0,5 kg
image_1494917577_1.jpg

- Bòn thúc; 1kg đạm + 1kg kali
+ Bón thúc lần 1: Sau khi trồng 1-1,5 tháng. Kết hợp với làm cỏ xới xáo quanh gốc. Bón 0,5 kg đạm ure + 0,3kg kali, cách gốc 30 -40cm
+ bón thúc lần 2: Sau lần 1 từ 1,5 -2 tháng. Bón 0,2kg đạm ure + 0,3kg kali cách gốc 1m
+ bón thúc lần 3: Với lượng đạm và kali còn lại khi cây trổ buồng, bón cách gốc 1,5 -2m. Nên đào 4 hốc xung quanh gốc, lấp phân sâu 7 -10cm, tiến hành bón khi đất có độ ẩm 70 -80%.
Kỹ thuật chăm sóc và thu hoạch
Sau khi bón lót phân phủ đất, tiến hành xé túi bầu, đặt cây ngay ngắn giữa hố, giữ cho cây đứng thẳng, phủ đất cho kín gốc. Phần xung quanh vũng rễ cây nên lấp bằng đất nhỏ.
=>> Tham khảo : Kỹ thuật trồng rau sạch bằng phân bón hữu cơ
Tưới nước từ từ kết hợp lắc nhẹ cây chuối cho đất trôi theo nước lèn chặt gốc cây và tiếp xúc với rễ. Sau đó, phủ rơm dạ xung quanh gốc, tưới nước giữ ẩm ( tránh làm vỡ bầu cây). Khi trồng tránh để cây tiếp xúc với phân lót.
Sau trồng 30 -45 ngày thì làm cỏ, làm cỏ và việc làm quanh năm trong suốt thời kì sinh trưởng của cây. Chuối là cây chịu nóng kém, nhưng lại cần rất nhiều nước. Vì vậy, cần phải thường xuyên tưới nước, giữ ẩm cho cây.
Đánh tỉa chồi và cắt tỉa cành
- 1 cây chuối có thể sản sinh 5 -10 chồi bên. Thông thường chỉ để 1 -2 chồi cho vụ sau. Các chồi khác phải bỏ đi để tránh cạnh tranh về dinh dưỡng. Đánh tỉa chồi là kỹ thuật lựa chọn những chồi khỏe mạnh nhất, ở những vị trí thích hợp nhất.
- Phương pháp chung đánh tỉa là dùng dao cắt ngang hoặc dưới mặt đất. Làm như vậy chồi sẽ mọc lại và tiếp tục cắt.
Ngắt hoa đực và bao buồng
Hoa đực hay còn gọi la bắp chuối, thường được cắt bỏ ở vị trí 10cm dưới nải quả cuối cungfvaf đồng thời với bao buồng quả.
Ngắt bỏ hoa đực có xu hướng làm tăng kích thước của những nải phía dưới và khối lượng buồng quả. Có thể bẻ hoa đực bằng tay nhưng tốt nhất là dùng dao sắc và cũng cần được xử lý giống như đối với cắt tỉa lá và đánh tỉa chồi.
hu hoạch và bảo quản
Căn cứ vào hình thái quả như màu sắc, hình dạng quả và núm quả.
- Căn cứ vào chỉ số quả: giữa trọng lượng quả (g) và chiều dài quả (cm).
- Căn cứ vào dộ nhớt hoặc độ chắc của thịt quả qua các máy đo chuyên dụng.
- Căn cứ vào thời gian ra hoa đến thu hoạch: 2,5 - 3 tháng.

Nguồn tin : huucomientrung.com.vn
 




Back
Top