Quy trình kỹ thuật trồng cây hồ tiêu

  • Thread starter TuanDuyuskom
  • Ngày gửi

I.CHUẨN BỊ GIỐNG:
I.1. Các giống tiêu ở Việt Nam
Lựa chọn các giống trồng tiêu cho năng suất cao như:
- Tiêu lá nhỏ còn gọi là tiêu sẻ trong đó có các giống: Vĩnh Linh (Quảng Trị), Tiêu Sơn (Gia Lai), Di Linh (Lâm Đồng), Sẻ Đất đỏ (Bà Rịa-Vũng Tàu), Phú Quốc (Kiên Giang), Nam Vang (nhập nội từ Campuchia, gồm ba giống Kamchay, Kep và Kampot).
- Tiêu lá trung bình gồm chủ yếu các giống tiêu nhập nội từ Madagascar, Ấn Độ và Indonesia như: Lada Belangtoeng, Karimunda, Panniyur và Kuching.
- Tiêu lá lớn còn gọi là tiêu trâu như các giống Sẻ mỡ, Trâu Đất đỏ (Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu).Trong số các giống trên, giống Lada Belangtoeng được trồng phổ biến nhất, đặc biệt là ở Đông Nam Bộ
I.2. Kỹ thuật nhân giống
I.2.1 Chọn cây giống
- Chọn vườn tiêu tốt không có nguồn bệnh, cây tiêu không nhiễm bệnh, cho năng suất ổn định.
- Cây có tán phân bố đều, đốt ngắn, khả năng phân cành tốt có nhiều cành ác.
- Gié hoa dài, hạt to mang nhiều hạt, chín tương đối tập trung.
I.2.2 Nhân giống
Nhân giống bằng hạt:
- Cây mọc khỏe, hệ số nhân cao
- Cây con không đồng đều, chậm cho trái, cây đơn tính (thường sử dụng trong lai tạo).
Nhân giống bằng phương pháp chiết, ghép, nuôi cấy mô:
Ít được sử dụng.
Nhân giống bằng cách giâm cành:
- Dây lươn: là dây mọc sát gốc, bò dưới đất, lóng dài. Nhân giống từ dây này chậm cho trái, tỷ lệ sống thấp (< 60%) lóng dài khó vận chuyển, phải đôn dây nhưng cho năng suất cao, ổn định, thời gian kinh doanh kéo dài (³ 30 năm) giá rẻ.
Chọn dây to khỏe cho dây leo lên nọc tạm thời khi dây dài 1-1,5 m, được 5 tháng cắt trồng, cắt bỏ phần ngọn non, bỏ lá, 1 hom 2-3 mắt.
- Dây chính: cho cây sinh trưởng mạnh, tỷ lệ sống cao (> 90%) mau cho trái, năng suất cao, ổn định, thời kỳ kinh doanh kéo dài (> 25 năm). Chọn dây có tuổi 1-1,5 năm, cắt bỏ phần ngọn non, cắt cách gốc 25-30 cm, bỏ lá, 1 hom 3-4 mắt. Nếu cây tiêu sau trồng 2 năm trở đi thì lấy cành tược làm hom giâm.
- Dây ác: Là những cành cho trái, tỷ lệ sống cao, mau cho trái, năng suất thấp, tuổi thọ ngắn (5-7 năm).
Chọn những cành to, khỏe, cắt bỏ lá và cành cấp 2, 1 hom 3-4 đốt, đem trồng.
I.2.3 Ươm hom
Đất phải tơi xốp, nhiều mùn (3 phần phân hữu cơ hoai + 1 phần lân, vôi + 6 phần đất) lên líp hoặc cho vào bịch ươm Hom cắt hơi xiên, vết cắt cách mắt 3-4 cm, mỗi hom cắt 3-4 mắt. Sau khi cắt hom xử lý bằng hóa chất cho mau ra rễ, sát trùng hom bằng dung dịch Benlat C 4 ‰ trong 5 phút. Thời gian trong vườn ươm từ 4,5-6 tháng (4-6 cặp lá).
II.THỜI VỤ TRỒNG, MẬT ĐỘ VÀ KHOẢNG CÁCH
- Miền trung ( Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế trồng vào tháng 8-9 khi hết gió Lào, thu hoạch tháng 2-3
- Tây Nguyên trồng vào tháng 5-7, thu hoạch tháng 12-1
- Miền đông nam bộ trồng tháng 4-8 thu hoạch tháng 1-4
- Miền tây nam bộ trồng tháng 6-9 thu hoạch tháng 2-3
Mật độ: Mật độ, khoảng cách phụ thuộc vào đất trồng, đất tốt trồng thưa, đất xấu trồng dầy
2 x 2m 2.500 cây/ha.
2 x 2,5m 2.000 cây/ha.
2,5 x 2,5m 1.600 cây/ha.
3 x 3m 1.100 cây/ha.

III.BIỆN PHÁP CANH TÁC
III.1.Cuẩn bị đất trồng:
Cây tiêu trồng được trên nhiều loại đất khác nhau nhưng phải đạt được các yêu cầu cơ bản sau:
- Đất dể thoát nước, không úng ngập, có độ dốc < 10O
- Tầng đất canh tác dày, đất giàu mùn, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình.
- Độ chua ( pH ) từ 5 - 6,5 nếu đất chua hơn thì dùng USKOM – TRUNG VI LƯỢNG – CẢI TẠO ĐẤT để cải tạo.
- Làm đất : Cày sâu 2 lần, bừa kỹ nhặt sạch cỏ dại, chia thành diện tích lớn, nhỏ tùy theo địa hình (nếu khai hoang trồng mới hoàn toàn và diện tích rộng dùng cày được).
- Cày, cuốc sâu 20-30cm diện tích trong vườn (nếu cải tạo vườn tạp)
- Đất dốc thì thiết kế hàng theo đường đồng mức để chống xói mòn.
III.2.Chuẩn bị nọc trồng tiêu:
- Nọc sống: gồm các loại cây như: Trôm,keo dậu,gòn, muồng đen, lồng mứt, mít, núc nác … , các loại cây trên có đường kính từ 7 cm trở lên, chiều cao trên 3m là trồng tiêu được
- Nọc chết: Là các loại gỗ lỏi khô không bị mối mọt để dùng được lâu dài. Nên trồng nọc chết xen với nọc sống để hạn chế lá tiêu bị cháy nắng vào mùa hè. Ngoài ra cũng có thể dùng gạch xây trụ cho tiêu leo, dùng trụ bê tông để trồng tiêu
- Thiết kế hàng theo hướng Bắc Nam để hạn chế ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và gió Lào.
III.3.Bón phân và kỹ thuật bón phân
Lượng phân bón mỗi năm phụ thuộc vào giống, mật độ trồng và khoảng cách trồng.
-Phân hữu cơ sinh học: TKUSKOM 0,5kg/nọc, USKOM – TRUNG VI LƯỢNG – CẢI TẠO ĐẤT : 10 lít/ha
- Phân urea 200-300g/nọcPhân Super lân 300-500g/nọc, Kali clorua 200-250 g/nọcVôi 200-300g/nọc
USKOM 6-9-9 – SIÊU ENZYME GIẢI ĐỘC CHO ĐẤT: 10ml/nọc
Sử dụng USKOM 6-9-9 thì năng suất vườn tiêu tăng thêm từ 1 - 2 tấn /ha,giảm 30% lượng phân bón NPK,làm giảm lượng tiêu lép đáng kể ,tăng năng suất, hạ thấp chi phí đầu tư ban đầu, mang lợi nhuận đến cho nông dân. Bỏ phân khi đất đủ ẩm. Rạch rãnh xung quanh trụ ,rải phân đều và lấp đất.
+ Năm thứ nhất: Bón lót toàn bộ TKUSKOM, lân,vôi, USKOM – TRUNG VI LƯỢNG – CẢI TẠO ĐẤT . Sau trồng 1,5 tháng bón 1/3 lượng đạm+1/3 lượng ka li. Sau trồng 3,5- 4tháng bón 1/3 lượng đạm +1/3lượng ka li. Sau trồng 5,5- 6 tháng bón hết lượng đạm và ka li, còn lại . USKOM 6-9-9 - SIÊU ENZYME GIẢI ĐỘC CHO ĐẤT nên phun định kỳ 1 tháng 1 lần với liều lượng như sau 20ml/bình phun 16l, phun đều trên thân lá, phun từ 4 – 6 bình/1000 m2
+ Năm thứ 2: Đầu mùa mưa bón toàn bộ phân hữu cơ sinh học TKUSKOM + 1/3 đạm + 2/3 lân+ 1/3 kali và phun USKOM 6-9-9 - SIÊU ENZYME GIẢI ĐỘC CHO ĐẤT với liều lượng như sau 25ml/bình phun 16l, phun đều trên thân lá, phun từ 4 – 6 bình/1000 m2 ; giữa mùa mưa bón 1/3 đạm+ 1/3 ka li; Cuối mùa mưa bón 1/3 đạm + 1/3 lân + 1/3 ka li và phun USKOM 6-9-9 - SIÊU ENZYME GIẢI ĐỘC CHO ĐẤT với liều lượng như trên
+Từ năm thứ 3 trở đi: Sau khi hái quả, bón toàn bộ phân hữu cơ sinh học TKUSKOM +1/3 đạm + 1/4 lân
+ 1/4 ka li; Khi có mầm hoa bón 1/3 đạm + 1/4 lân + 1/4 ka li và phun USKOM 6-9-9 - GIÀU BO VÀ MANHÊ – TĂNG TỶ LỆ ĐẬU TRÁI với liều lượng như sau 30 ml/bình phun 16 lít, phun đều trên lá để hình thành mầm hoa, và thúc ra hoa đồng loạt .Khi có trái non bón :1/4 đạm + 1/4 lân +1/4 ka li; Nuôi trái lớn và chín bón 1/4 lân+ 1/4 kali . thời kỳ nuôi trái nuôi trái nên phun USKOM 6-9-9 - GIÀU BO SIÊU TO HẠT với liều lượng như sau 30 ml/bình phun 16 lít,phun liên tục sau 15 ngày giúp cho hạt tiêu lớn nhanh, chắc cay, mùi nồng. Sử dụng USKOM 6-9-9 - GIÀU BO SIÊU TO HẠT làm cho tiêu chín sớm năng suất cao.
Thời kỳ sau thu hoạch : bón bổ sung NPK (20-20-15-TE) và USKOM 6-9-9 - SIÊU ENZYME GIẢI ĐỘC CHO ĐẤT với liều lượng như sau 1 lít sản phẩm pha với 900 lít nước tưới đều vào gốc tiêu sử dụng trên 1000 m2 giúp cây phục hồi dinh dưỡng,và phân hóa mầm hoa cho vụ sau.
Cách bón: Phân hữu cơ sinh hoc TKUSKOM đào rãnh rộng 20cm, sâu 20cm bón theo hình chiếu của tán cây,cách gốc cây 40-50cm. Phân hoá học đào rãnh sâu 5-10cm rộng 10-15cm. Trộn đều phân với đất lấp vào rãnh. Khi đào rãnh không làm tổn thương rễ cây. Sau khi bón không có mưa phải tưới ngay cho cây để giúp USKOM phân giải dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng.
IV.CHĂM SÓC
IV.1. Buộc dây:
Tạo cho thân to khỏe, rễ bám chắc, chọn dây bền chắc không thấm nước, định kỳ 7-10 ngày buộc 1 lần, khi cây cao 60-80cm chưa phát cành tiến hành bấm ngọn, khi cây cao 80-100cm chưa phân cành ngang lại bấm tiếp. Để 3-4 dây chính trên 1 nọc tùy kích thước nọc, nên phân bố dây đều trên nọc không buộc đè lên nhau.
IV.2. Trồng dặm: sau trồng 20 ngày kiểm tra, cây nào chết tiến hành trồng dặm phải che bóng trong giai đoạn cây con.
IV.3. Xén tỉa, tạo hình:
Sau khi trồng 1 năm tiến hành đôn dây quanh gốc 2-3 vòng lấp đất đặt ngọn bám vào nọc.
- Vào mùa mưa theo dõi tỉa bỏ các cành lươn, cành tược mọc ngoài bộ khung thân chính, tỉa 2-3 lần, chỉ nuôi cành tược bổ sung khi cần thiết.
- Từ năm thứ 10 sau khi trồng bắt đầu phát sinh cành ác nhỏ và yếu không mang trái cần theo dõi dể tỉa bỏ kịp thời.
Sau khi cây ra hoa và hình thành trái thường có những đợt hoa ra trễ (tháng 7-8) cần tỉa bỏ vì nếu không tỉa bỏ hoa bị rụng hạt lép, làm ảnh hưởng đến vụ sau.
IV.4. Làm cỏ xới xáo vun gốc: Làm cỏ tạo thành các băng sạch cỏ vào mùa mưa 1-2 tháng/lần, mùa khô 2-3 tháng/lần. Đầu và cuối mùa mưa cày xới quanh gốc tránh làm tổn thương đến rễ.
- Vào mùa mưa theo dõi tỉa bỏ các cành lươn, cành tược mọc ngoài bộ khung thân chính, tỉa 2-3 lần, chỉ nuôi cành tược bổ sung khi cần thiết.
- Từ năm thứ 10 sau khi trồng bắt đầu phát sinh cành ác nhỏ và yếu không mang trái cần theo dõi dể tỉa bỏ kịp thời.
Sau khi cây ra hoa và hình thành trái thường có những đợt hoa ra trễ (tháng 7-8) cần tỉa bỏ vì nếu không tỉa bỏ hoa bị rụng hạt lép, làm ảnh hưởng đến vụ sau.
V. SÂU BỆNH HẠI CHÍNH VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
V.1. Sâu hại
V.1.1 Mối hại tiêu: Mối xông đất tạo thành đường di chuyển trên trụ, dây và rễ tiêu. Mối gây hại phần non của rễ, phần vỏ của thân và tạo vết thương trên các bộ phận này tạo điều kiện cho nấm, tuyến trùng xâm nhập và gây bệnh cho cây tiêu.
- Biện pháp phòng trừ:
Trên cây tiêu và thân cây trụ: cạo bỏ đường đất di chuyển của mối, phun kỹ một số loai thuốc hóa học như: Pyrinex 20EC, Basudin 40EC. Dưới đất: xới đất xung quanh trụ tiêu, rải một trong số các loại thuốc trừ mối sau: Diaphos 10H, Padan 4H, Furadan 3H.
V.1.2 Rệp sáp giả (Pseudococidae):
Gây hại trên đọt non, lá non, chùm quả, dây tiêu trên mặt đất, hoặc gốc tiêu, rễ tiêu dưới mặt đất.
- Biện pháp phòng trừ:
Trên cây tiêu: Phun rửa bồ hóng, rệp sáp bằng nước sau đó phun thuốc trừ sâu kỹ trên cây, mặt đất bằng Penbis10ND, Sherzol, Sevin 80WP nồng độ 1,5-2 ‰.
- Đối với rệp sáp ở dưới gốc: bới đất quanh nọc, xới đất khô cứng quanh nọc tiêu, rải thuốc hột lấp đất tưới nước. Sử dụng bằng thuốc Supracide hoặc Puradon 3H.
V.2. Bệnh hại:
V.2.1 Bệnh tuyến trùng
Hồ tiêu bị nhiều loại tuyến trùng gây hại, trong đó có hai loại tuyến trùng thường gặp là: Tuyến trùng gây nốt sầnMeloidogyne và tuyến trùng đục hang Radopholus.
Tuyến trùng đục và rễ chích hút dịch cây, tao điều kiện cho các loại nấm xâm nhập và gây hại. Rễ tiêu bị sưng, thối, lá vàng sinh trưởng kém, không ăn phân, rễ có bướu hoặc thối từng điểm, thân khô héo, tạo vết thương làm nấm xâm nhập phát triển mạnh.
- Biện pháp phòng trừ: Bón phân cân đối, vệ sinh đồng ruộng Trồng cúc vạn thọ xung quanh gốc tiêu (rễ cây cúc vạn thọ tiết r a một chất làm hạn chế sinh sản của tuyến trùng). Sử dụng Mocap 10G, xới đất quanh gốc bệnh cách gốc 30-50cm, rộng 10cm, sâu 10-15cm, rải thuốc 20-30gr/gốc lấp đất tưới nước. Mocap 720 ND pha 1cc/1lít nước tưới đều 2 lít/gốc hoặc sử dụng Regent, Vibasu ..
V.2.2 Bệnh chết nhanh: Nguyên nhân do nấm Phytophthora sp.
Do tác động của côn trùng, tuyến trùng, chăm sóc xới xáo, ngập úng… làm tổn thương rễ, sau đó nấm xâm nhập và gây hại. Các đọt mầm sinh trưởng không dài thêm, lá chuyển màu xanh nhạt, mềm yếu, cành mềm yếu. Những ngày tiếp theo lá chyển sang màu vàng làm lá, hoa và cuối cùng là cành bị rụng.
Bệnh gây hại trên tất cả các bộ phân của cây.
- Biện pháp phòng trừ: Chọn giống kháng bệnh và không bị bệnh. Bón phân cân đối làm cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, tạo sức đề kháng cho cây. Chú ý đến sử dụng nhiều phân hữu cơ sinh học TKUSKOM để tăng cường sức đề kháng cho bộ rễ ,và mùa mưa nên phun thường xuyên USKOM 6-9-9 - SIÊU ENZYME GIẢI ĐỘC CHO ĐẤT để phòng trừ bệnh chết nhanh . Tránh gây vết thương cho cây khi chăm sóc. Thoát nước triệt để trong mùa mưa.Tăng cường bón vôi và tiêu diệt côn trùng, tuyến trùng, mối kiến gây hại rễ. Phun một số loại thuốc trừ bệnh sau: Aliette 80WP, Rydomyl, Kasuran 16WP, Kasumin 5 SC…
V.2.3 Bệnh chết chậm:
Bệnh do nhiều loại nấm gây hai: Fusarium sp, Rhizoctonia sp, Pythium sp các loại nấm này thường tồn tại trong đất, trên tàn dư của cây trồng trước, trên cây giống…
Cây bị bệnh sinh trưởng và phát triển chậm, lá nhạt, màu vàng hoặc biến dạng. Hoa quả rụng dần từ gốc đến ngọn. Các đốt cũng rụng dần từ trên xuống dưới, gốc thối, bó mạch thân cây hóa nâu.
- Biện pháp phòng trừ: (như bệnh chết nhanh)
V.2.4 Bệnh thán thư: bệnh do nấm Colletotrichum sp gây ra
Cây bị bệnh trên lá, đọt hoa và quả xuất hiện nhiều đốm vàng nhạt không đều có quần đen bao quanh. Hoa, quả khô đen sau đó lan sang dây nhánh làm khô cành, rụng đốt.
- Biện pháp phòng trừ: Thu dọn cành, lá bị bệnh đem tiêu hủy. Bón phân cân đối, hợp lý, đủ vi lượng. Phun một số loại thuốc hóa học: Carbendazim 500FL, Fungugran OH 50WP…
V.2.5 Bệnh tiêu điên
Do virus gây nên, tác nhân truyền bệnh là rầy làm lá cong vẹo, cây lùn, lá nhỏ lại, cằn cỗi, năng suất giảm.
- Biện pháp phòng trừ: Phòng bệnh bằng cách nhổ bỏ cây bị bệnh, phun thuốc trừ rầy Trebon hoặc Fenbis.
V.2.6 Bệnh sinh lý:
- Thiếu đạm: Thường xảy ra ở giai đoạn sau thu hoạch, lá vàng, vàng cam, ngọn lá cháy, lá rụng.
- Thiếu Kali: Đỉnh lá bị cháy kéo dọc theo rìa lá, lá dòn dễ gãy, phiến lá cong, dây không chết nhưng năng suất giảm.
- Thiếu lân: Cây tăng trưởng chậm lại, cằn cỗi, ít đậu trái.
- Thiếu Mg: Phổ biến ở giai đoạn ra hoa và lúc trái già, lá mất màu diệp lục, gân lá màu vàng, lá trưởng thành màu xanh nhạt, vàng dọc theo chiều dài gân lá, làm lá rụng.
- Thiếu Ca: Thiếu nặng cây cằn cỗi, các lóng ngắn lại, lá non màu xanh nhợt, mép lá cháy xém gần phiến lá màu xanh nhạt, xuất hiện các đốm nâu ở giữa gân lá mặt trên và mặt dưới lá.
VI. THU HOẠCH – BẢO QUẢN
Không nên thu hoạch khi quả tiêu chưa chín sinh lý, thời điểm tốt nhất để thu hoạch tiêu đen khi chùm quả có trên 5% quả chín và làm tiêu sọ khi chùm quả có trên 20% quả chín.
Thu hái xong có thể phơi hoặc sấy ngay làm tiêu đen hoặc ủ 1-2 ngày trong mát cho tiêu tiếp tục chín để làm tiêu sọ.
Sau khi phơi, sấy hạt tiêu cần được làm sạch tạp chất, lá, cuốn gié bằng sàng, quạt.
Hạt tiêu được bảo quản vào bao có hai lớp, lớp trong là bao nilon (PE) để chống ẩm, lớp ngoài là bao PP hoặc bao bố. Cất giữ trong kho nơi thông thoáng, không quá nóng và không quá ẩm.
 




Back
Top