Quyết tâm làm giàu từ con rắn mối

  • Thread starter lamnhatkien
  • Ngày gửi
Xây chuồng 3 triệu đồng, mua 400 con rắn mối giống, cộng với tiền thức ăn trong 2 tháng nuôi chưa đến 10 triệu đồng, nhưng anh Phạm Huy Hoàng, ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú, đã bán được 1.000 con rắn mối giống, thu về 15 triệu đồng.

Hiện trong chuồng anh còn gần 1.000 con rắn mối đã trưởng thành và có rất nhiều người tới đặt mua con giống tại trại giống của anh.

Con rắn mối thật ra không xa lạ với người dân Cà Mau, nhưng làm kinh tế từ con rắn mối thì ít ai nghĩ tới. Anh Hoàng cho biết, anh mới nuôi rắn mối tại nhà 2 tháng nay.

Năm 2009, anh cùng nuôi rắn mối với người bà con ở tỉnh Tiền Giang, thấy hiệu quả kinh tế cao nên anh muốn đem mô hình này về phát triển tại quê nhà, vừa để cải thiện kinh tế gia đình, vừa vận động bà con nông dân nghèo, ít đất áp dụng để cải thiện cuộc sống.

quyettam.jpg


Anh Hoàng đang chăm sóc rắn mối.
Anh Hoàng cho biết, rắn mối mỗi năm đẻ 3 lứa, mỗi lứa từ 5 tới 7 con. Rắn con được 4 tháng đã trưởng thành và bắt đầu sinh sản. Rắn mối là loại ăn tạp, từ tép rong con đến mối và nhiều loại côn trùng khác, nhưng chúng không ăn thịt nhau, rắn bố mẹ cũng không ăn thịt con và lại ít bị dịch bệnh nên tỷ lệ nuôi đạt rất cao.
Anh tính, trong một năm, một cặp rắn mối giống sẽ đẻ ít nhất 15 rắn con, con của rắn con lứa đầu cũng sẽ đẻ được 1 lứa.

Như vậy, chỉ cần một cặp rắn bố mẹ, trong vòng một năm sẽ sản sinh ra đàn rắn mối tới vài chục con. Hiện tại, rắn mối giống có giá 15.000 đồng/con, rắn thịt từ 250.000-350.000 đồng/kg, đầu ra rất rộng. Người ta mua rắn mối để xuất khẩu, để chế biến thức ăn.

Ở các tỉnh, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh, món rắn mối chiên giòn phổ biến ở các nhà hàng. Mỗi con rắn mối khi lên bàn ăn có giá tới 40.000 đồng. Ở Cà Mau, thực đơn của một số nhà hàng cũng đã có món rắn mối và món này rất được thực khách ưa chuộng.

Anh Hoàng tâm sự, tốt nghiệp đại học nông học, năm 2002 anh về công tác tại xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước, được xã phân công phụ trách mảng nông nghiệp, giao thông, thủy lợi, thủy sản và phát triển nông thôn. Anh đưa cả gia đình về ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú (trước đây là xã Lương Thế Trân) ở. Được người

cậu bán chịu cho 1.000 m2 đất, anh bàn với vợ mở đại lý vật tư thủy sản để vợ ở nhà quản lý, lo cho các con ăn học, còn anh thì vừa tham gia công tác ở xã, vừa chịu trách nhiệm về kỹ thuật và đối ngoại.

Tuy có bằng đại học nhưng lúc đó chế độ ở xã hầu như chưa có gì, một tháng chỉ vài trăm ngàn đồng phí hoạt động, 4 đứa con đang tuổi ăn, tuổi học nên cuộc sống rất khó khăn. Đến năm 2007, vợ chồng anh thành lập Công ty Nuôi trồng thủy sản Vì Dân. Khách hàng đến mua con giống được anh tận tình hướng dẫn kỹ thuật nuôi nên tôm luôn đạt đầu con, mau lớn, được nông dân ưa chuộng.

Làm ăn khấm khá, năm 2009, gia đình anh mở thêm chi nhánh tôm giống ở Ninh Thuận, giao cho con trai lớn là kỹ sư nuôi trồng thủy sản quản lý. Nhờ chăm chỉ làm ăn lại biết tính toán, có chuyên môn nên gia đình anh làm ăn luôn có lãi.

Không chỉ trả được nợ mua đất mà anh còn mua được xe ô-tô để đi lại giao dịch, làm ăn, con cái được học hành đàng hoàng. 4 người con của anh hiện đã có 2 người tốt nghiệp đại học, 1 đang theo học đại học tại TP Hồ Chí Minh và 1 đang học lớp 10.

Bạn bè thấy anh làm ở xã thu nhập thấp nên có ý xin chỗ có thu nhập cao hơn cho anh, nhưng anh nghĩ, mình là một đảng viên, nếu không cùng chia sẻ khó khăn với bà con nông dân địa phương thì ai sẽ vào đây chia sẻ.

Mặt khác, anh nghĩ, học chuyên ngành nông học thì phải làm gì đó có ích cho bà con nông dân nên làm ở xã là tốt nhất, vì sẽ được gần gũi, trực tiếp với bà con. Có lăn lộn với thực tiễn tại địa phương thì mới rút được nhiều kinh nghiệm. Lương ít thì mình bày cho vợ con làm kinh tế thêm.

Với kiến thức học được ở nhà trường và sự siêng năng, cần mẫn đã giúp anh có được nhiều kinh nghiệm thực tiễn, cộng thêm được sự hỗ trợ đắc lực của cậu con trai nên anh đã giúp không ít bà con thành công trên mảnh vườn, thửa ruộng của họ.

Trong những năm vừa công tác vừa kinh doanh, anh có dịp đi nhiều nơi và học hỏi được nhiều cách làm hay của bà con nông dân các tỉnh bạn. Nuôi rắn mối là mô hình mà anh tâm đắc nhất, bởi loài rắn mối vừa dễ nuôi lại không cần phải có nhiều vốn, nhiều đất đai lại cho thu nhập khá cao.

Anh cho biết, việc phát triển công ty tôm giống sẽ giao cho cậu con trai, còn anh sẽ chuyên tâm lo việc phát triển bầy rắn mối của mình. Trong năm 2012 này, anh sẽ lấp mặt bằng gần 1.000 m2 đất sau nhà để xây chuồng nuôi rắn mối, ngoài ra còn nuôi thêm dế và tắc kè.

Về sinh hoạt tại chi bộ tại ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú, anh Hoàng không chỉ phác thảo cho mình một tương lai khá sáng sủa từ những “mặt hàng độc” này mà anh đang đề xuất với chi bộ và chính quyền ấp Sở Tại, vận động bà con nuôi rắn mối, anh sẽ cung cấp giống bảo đảm chất lượng và sẽ ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm.

Ở cái tuổi 50, anh Hoàng không chỉ muốn làm giàu cho riêng mình, mà anh còn hy vọng sẽ có nhiều bà con nông dân cùng phát triển vươn lên với mình. Cái tâm của người đảng viên thật đáng trân trọng./.

Bài và ảnh: Huỳnh Châu



Mọi chi tiết xin liên hệ để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Trang trại côn trùng Thành Tâm
Địa chỉ : Xóm 3, Văn Giáp, Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội
Liên hệ SĐT: 0964.789.262 0937.136.545
Email: thegioicontrung86@gmail.com


sản phẩm cùng bài viết:
Kỹ thuật nuôi dế thái

kỹ thuật nuôi sâu superworm

Bán bọ cánh cứng,bọ kẹp

tắc kè giống

kỹ thuật nuôi tắc kè

Kỹ thuật nuôi rắn mối bán hoang dã

chế biến rắn mối

nuôi rắn mối ở miền bắc

cách nuôi dế thương phẩm

bán dế giống miền bắc

Cách làm thịt dế và chế biến món ăn từ dế

Món ăn bổ dưỡng từ tắc kè

Món ngon từ rắn mối
 




Back
Top