Tôi rất tán thành ý kiến "Sự thật đã về" cúa bạn .
*
Sự thật ở đây là: Bò, Heo, Gà có giá trị thật của nó
ở chợ nhà . Nhím, Dúi có giá trị ảo, kể cả chợ nhà,
và kể cả xuất khẩu . Giả dụ bạn có người cho thịt Nhím
thịt Dúi, thịt Bò, thịt Heo ăn thả giàn không mất tiền,
thì tỷ lệ thịt con gì bạn ăn nhiều nhất? Đương nhiên
là thịt Bò và thịt Heo! Mỹ là một nước nông nghiệp rất
tiên tiến . Con gì nó cũng nuôi được, và bán với giá rẻ .
Thế nhưng hàng ngày chợ bán mấy chục cho đến cả trăm ký
thịt Bò, thịt Heo, thịt Gà, mà chỉ có mấy ký Dê, Cừu, và
Thỏ thôi. Không phải vì đắt hay rẻ, mà vì ít người ăn.
Mỹ không nuôi Rắn và Ếch, và chim Cút, nên người Việt muốn
ăn phải nhập khẩu Đùi Ếch, và chim Cút . Riêng tôi chẳng
bao giờ mua Đùi Ếch và Chim Cút cả . Mỹ nuôi cá sấu, nhưng
không phát triển được ngành này.
*
Trở lại vấn đề nuôi các động vật máu lạnh, trong đó có rắn
Ráo Trâu: Thực ra, bà con người Việt chúng ta không đánh giá
cao mấy con này bằng người TQ . Nói TQ mua về nuôi rồi bán
lại cho ta với giá cắt cổ, thì chắc là chừa bà con nhà tôi
ra . Bà con nhà tôi thì cứ thịt Bò, thịt Heo mua đều đều,
chứ thịt kỳ đà, rắn ráo, hổ mang, nếu có rẻ như thịt ếch thì
cũng mua về ăn thử.
*
Nói TQ mua giống của ta về nuôi thành công thì sụt giá xuất
khẩu của ta xuống thì cũng đúng . Tuy vậy, TQ là xứ lạnh,
dù có nuôi được, giá thành bao giờ cũng vẫn phải cao hơn ta,
vì chúng ta ở xứ ấm hơn. Có câu nói "trăm người bán, vạn người
mua" và "Có cô thì chợ thêm đông; cô đi lấy chồng thì chợ vẫn
vui." Thị trường TQ rộng lớn, có thêm hàng vạn người nuôi rắn,
tôi vẫn đầu tư nuôi rắn như thường. Ai cần cù, ai chịu khó suy
nghĩ, ai dám cải tiến, thì người ấy thắng . Đó là định luật
của kinh doanh, đúng ở các trường đại học Mỹ dạy, cũng đúng
với tất cả các ngành nghề, cả với nghề nuôi rắn.
*
Thực ra đối với bất vì vật nuôi, cây trồng nào thì giá cả
cũng đều phải tuân theo quy luật cung cầu của thì trường
( cung ít + cầu nhiều -> giá cao , cung nhiều + cầu ít giá
thấp ). Khi nhận thấy thị trường hấp dẫn nhiều người gia
nhập nghề đẩy giá sản phẩm đi xuống. Cho nên giá nhím
biến động trong thời gian gần đây là điều bình thường.
Giá rắn RT liên tục tăng trong thời gian gần đây do nhu
cầu quá lớn từ thị trường TQ trong khi nguồn cung từ VN
và các nước khác có hạn. Người TQ thấy rõ điều này và
tim cách gia nhập ngành cũng là điều tất nhiên. Ở một
vài trường hợp có thể giá cả nằm ngoài sự chi phối của quy
luật cung cầu đó là khi một vài người cố tình tạo tình trạng
bong bóng trên thị trường nhằm thu lời bất chính. """VD
( cái này chỉ là giả thuyết tôi đưa ra ) : Người TQ cố tình
tung ra 1 lượng tiền mua trứng rắn RT với mức giá cao nhằm
tạo cơn sốt ảo trên thị trường. Giả định trên thị trường hiện
tại có 10 người nuôi rắn, nhưng thấy sự hấp dẫn do giá ảo
tạo nên số người gia nhập ngành tăng lên họ sẽ tranh nhau
mua rắn giống ( do lúc này khan hiếm) lại càng đẫy giá lên
cao đến khi nhận thấy thị trường không còn khả năng tăng
hơn nữa (giả định lúc này trên thị trường có 100 người nuôi).
Người TQ lập tức tung ra một số lượng lớn con giống bán
với mức giá cao ngất ngưỡng hiện tại thu lại một khoản lợi
lớn và giảm giá từ từ ( cho đến khi ngang bằng với suất phát
điểm). những người nuôi rắn hoan mang bán tháo con giống
của mình càng làm giá thị trường rớt thãm hại. Thậm chí giá
sẽ còn giãm sâu hơn so với lúc xuất phát điễm gây lỗ nặng
cho người nuôi rắn. Trong khi người TQ lại thu được khoản
lợi nhuận lớn """ ( đây chỉ là giả thuyết còn người TQ nuôi rắn
có lẽ vì nhu cầu quá lớn từ thị trường trong nước và giá rắn
ở TQ là quá hấp dẫn )
*
Nếu A nói nước mỹ nó nuôi con gì
cũng được và bán giá rẽ thì cho tôi hỏi cá da trơn của mỹ cạnh
tranh nỗi với cá basa của VN ko? Cà phê nguyên liệu của mỹ
có cạnh tranh lại được ca phê của Braxin ko? Nước mỹ có trồng
được thanh long, dừa không? Đúng là để cạnh tranh thì người
nuôi phải cải tiến kỹ thuật tìm cách hạ chi phí sản xuất xuống
thấp nhất vậy thì mới đứng vững trên thị trường và có lợi nhuận.
tôi ko bác bỏ lập luận của Anh nhưng tại sao Người mỹ kỹ thuật
hiện đại, quy mô nuôi lớn, quy trình bài bản mà vẫn cạnh tranh
không lại. Câu trả lời ở đây là lợi thế tuyệt đối của mỗi quốc gia.
VN có môi trường rất thuận lợi để nuôi cá da trơn (cá tra, cá basa)
trong khi mỹ phãi tốn chí phí khá cao đễ tạo ra 1 môi trường
nuôi cá như ở VN do đó cá da trơn ỡ mỹ hoàn toàn không cạnh
tranh lại so với cá basa ở VN ( Mỹ phải sử dụng hàng rào
thuế quan và kiễm định chất lượng đễ bảo vệ người nuôi cá
ở nước họ ). Đối với cà phê của Braxin cũng 1 kịch bản tương
tự. Có 1 số thứ có thể nói là độc quyền ở 1 vài nước như
Thanh Long ở VN khi đó xuất bán ra nước ngoài hoàn toàn
không bị cạnh tranh. Khi những nước nghèo không mạnh
về khoa học công nghệ, kỹ thuật tiên tiến như những nước
giàu thì họ sữ dụng lợi thế độc quyền của mình cạnh tranh
với các nước lớn. " Một vd nhỏ đối với trái thanh long : cách
đây 15 năm ở quê tôi Thanh Long khi vào mùa 500vnd/2kg
người dân chỉ để cho heo ăn, nhưng khi được người TQ
chuộng dùng giá lien tục tăng ( hiện tại giá mùa 8000vnd/kg
trái mùa 22000vnd/kg). Hiện tại ai có trên 1hecta TL đều có
thể gọi là tỷ phú. Nhưng tại sao lại thuận lợi như thế, đơn giản
vì trái TL là độc quyền của VN "
*
Trở lại vấn đề con rắn có thể nói VN có lợi thế về môi trường và
khí hậu so với TQ. Nhưng chúng ta hãy đợi xem TQ sẽ làm cách
nào hạ thấp chi phí sản xuất. Và liệu với kỹ thuật tiên tiến của họ
có thể san lấp được lợi thế mà VN có? Và nếu họ san lấp được thì
tất nhiên họ sẽ không nhập hàng từ VN nữa. Nhưng ngược lại
thì cánh cửa TQ sẽ không bao h khép lại với rắn VN nhưng giá
sẽ không tăng nữa mà cố định ở một mức cụ thể. Còn ở VN nói
nuôi con gì, trồng cây gì cho hiệu quả, nếu trả lời được câu hỏi
này thì đa phần nông dân VN đã không còn nghèo nữa. Tôi chỉ
góp một vài ý kiến chúng ta là nước nghèo tất nhiên khoa học
kỹ thuật không bằng các nước khác cho nên cần phải tận dụng
tốt lợi thế của quốc gia mình cộng với nhận định xu hướng tiêu
thụ của thị trường thế giới mà lựa chọn cây trồng vật nuôi cho
phù hợp ( như cà phê, cao su ở tây nguyên, dừa ở bến tre, TL
ở bình thuận ). Bên cạnh đó không ngừng cải tiến nâng cao
kỹ thuật để nâng cao lợi nhuận và khả năng cạnh tranh với
hàng hóa của các nước khác. Ngoài ra cũng phải rất cần sự
giúp đỡ của nhà nước trong vấn đề kỹ thuật và tìm thị trường
xuất khẩu cho nông sản VN.( để nâng cao giá trị nông sản
và tránh bị ép giá trong một thị trường hẹp)
*
Con xin chia sẽ đôi lời với bác Xuân Vũ . TQ đang mở trang
trại nuôi rắn -> nguy cơ rắn hạ giá mất thị trường. Vậy thì khi
TQ nuôi nhím với quy mô lớn thì thị trường nhím sẽ ra sao.
Theo con lợi thế nuôi 2 con này của VN so với TQ thì con
rắn vẫn xếp trên so với con nhím. Nếu giá rắn thịt vẫn duy
trì với mức như bây h vậy nuôi con rắn thịt với nhím thịt
cái nào lợi hơn ( cái này con không biết). Con thấy
rằng nhu cầu về Rắn của TQ là rất lớn, nếu trang trại của TQ
nuôi thành công chưa chắc giá nuôi của họ rẽ hơn mình. Mỹ
vẫn nhập cá basa của VN cho dù công nghệ của họ rất hiện đại
(Do họ không có điều kiện tự nhiên như ở VN), TQ sản xuất
lúa gạo nhất nhì thế giới nhưng họ vẫn nhập khẩu gạo của VN
( Do nhu cầu của họ quá lớn). TQ họ quyết tâm nuôi rắn mà
không nuôi nhím chắc hẳn họ thấy rằng nếu nuôi rắn thành
công lợi nhuận của họ sẽ rất cao (lâu nay ta vẫn không biết
rắn mua ở VN về họ bán cho thị trường của họ giá bao nhiêu,
và sức tiêu thụ của TQ mạnh cỡ nào) . Điều này chỉ có người
TQ mới biết. Con nói vậy không phải cho rằng thời điểm này
nuôi con rắn lợi hơn con nhím. " Người thức thời mới là hào kiệt"
Nhưng đa phần người nông dân VN vẫn nuôi trồng theo tâm lí
đám đông. Bác là nông dân lão thành có kinh nghiêm nhiều năm
con hi vọng bác và các thành viên có nhiều kinh nghiệm sẽ giúp
cho các thành viên còn lại trong diễn đàn có sự lựa chọn thích hợp
trong thời gian tới và có thể làm giàu từ nghề nông .
**
Không biết tuổi tác các thành viên trong diễn đàn thế
nào. nếu có xưng hô bất kính monh các chú, các bác bõ qua...