Tại sao trồng nấm sò lại lên nấm rơm??

  • Thread starter hoangthuy.ts49
  • Ngày gửi
Chào các bác,
Em đang trồng thử 100 bịch nấm sò. Quá trình trồng thì đúng kỹ thuật, nấm cũng lên chỉ có điều lên không hết. Một số bich nhiễm nấm rơm, ở quê em gọi là nấm rơm chứ thực sự em không biết nấm gì. Lúc mới lên nó màu xám và cục như nấm rơm, sau vài giờ nó bung ra, đỉnh nấm có màu đen. Các bác xem giúp em chứ những bịch có nấm này thì nấm sò rất khó lên, nếu lên được thì cũng lèo tèo vài cọng.
Em xin cảm ơn.
 


P/S : mod ơi, nhờ mod giúp đỡ cái này với, về topic trồng nấm em thấy có nhiều pic nhỏ lẻ, mà mỗi lần vào giải đáp hoặc chia sẻ thì tìm rất mất công, mod gom các pic lại hết vào thành một pic tên là : TRỒNG NẤM để có gì mọi người dễ theo dõi và có gì cũng dễ giải đáp và chia sẻ nữa, chứ cứ mỗi người vào đặt một câu hỏi về nấm và lập ra một pic thế này thì vừa loãng lại vừa hao tài nguyên diễn đàn nữa. Rất mong mod giúp đỡ và mọi người ủng hộ

Mình cũng ủng hộ, mong admin / mod giúp đỡ.
 


Mình rất hoan nghênh ý kiến của Bạn Hoàng Khôi . Ngành Nấm ăn và Nấm dược liệu mang tầm quan trọng rất lớn , có thể nói là cứu cánh của người nông dân và ngành sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn này . Người Lao động không cần phải xa rời nông thôn ra thành thị bươn chải kiếm sống mà vẫn có thể ổn định thu nhập khá tại chính nơi chôn nhau cắt rốn của mình . Hy vọng rằng những lời chân chất của nhà nông khi bất chợt thốt lên : " Quyết không để con làm nông dân " sẽ cũng chỉ là câu nói bức xúc nhất thời trước thực trạng bế tắc của Nông nghiệp Việt Nam hiện nay .
Chiến lược phát triển cho ngành sản xuất và canh tác Nấm sẽ ổn định và phát triển mạnh khi nó được dựa trên nền tảng mô hình tập thể ( cổ đông , cổ phần , cổ phiếu ) : tổ dân phố , thôn , xóm , làng - Ngân hàng - nhà đầu tư ... Mổi tập thể này sẽ có nhiều điều kiện hơn để có thể thiết lập đồng bộ quy trình khép kín từ A - Z của ngành sản xuất ( từ khâu tạo nhân giống - sản xuất canh tác - thương mại ) . Đây là mô hình đã và đang được ứng dụng khá thành công ở TQ .
Chúng ta không nên lo ngại về cán cân cung cầu của thị trường , bởi sẽ có rất nhiều chủng loại Nấm trong tương lai được cùng triển khai sản xuất trên thị trường , chứ không như hiện nay chỉ có nấm mèo và nấm sò trắng là chiếm ưu thế hơn cả , khiến mọi người cùng đua nhau trồng tạo sản lượng dư thừa cục bộ làm giá cả bấp bênh . Người tiêu dùng trong xã hội hiện nay rất cần có nhiều sản phẩm Nấm ăn để lựa chọn cho nhu cầu ẩm thực hàng ngày . Và một ưu thế lớn rất khả quan là hiện nay người tiêu dùng đang dần quay về với các mặt hàng nguyên liệu thực phẩm được sản xuất trong nước , do đó ngành canh tác và sản xuất Nấm cần phải dựa theo nhu cầu của thị trường mà quyết định phương hướng đúng đắn , lâu dài mang tình thương mại hóa " sản xuất những sản phẩm mà thị trường cần , chứ không phải cái mà ta đang có "
Ngành sản xuất và canh tác Nấm ăn có ưu điểm là không cần chiếm quá nhiều diện tích đất canh tác , mổi tập thể có thể chọn cho mình khoảng 1 vài hecta đất chuyên canh trồng nấm theo công nghệ mới , cũng có thể sản xuất được từ hàng trăm cho đến hàng ngàn tấn nấm mổi năm dựa trên ưu thế nguồn nguyên phế liệu sẳn có tại địa phương . Và mổi người nông dân khi đó cũng không cần phải tự mài mò , khổ sở tìm kiếm tư liệu vì công nghệ đã được chuyển giao đầy đủ , chặc chẻ ( có bàn quyền và có trách nhiệm ) .
Đầu tiên là phát triển các chủng loại Nấm nhiệt đới theo điều kiện tự nhiên của khu vực như nấm mèo , nấm rơm , nấm sò trắng , Nấm Linh Chi .. sau 2 - 3 năm tích lũy nguồn vốn thì đầu tư xây dựng nhà mát ( có hệ thống máy điều hòa 18 - 25 độ ) phát triển các chủng nấm cận nhiệt đối như Nấm Jinfu , Nấm Đùi gà ( Coprinus) , Nấm Sò ( Xanh , Xám , Vàng ) , Nấm Brasil ( Agaricus ) , Nấm Chanxingu ( Agrocybe ) , Nấm Maitake ... thêm 1 vài năm nữa tích lũy nguồn vốn khá hơn mở rộng sản xuất đầu tư lắp đặt hệ thống nhà lạnh bảo ôn , dàn lạnh đáp ứng cho nhu cầu canh tác nhiệt độ thấp ( 8 - 16 độ C ) với các chủng Nấm ôn đới như Nấm Kim Châm ( Enoki ) , Nấm hào ( Eryngii ) , Nấm Ngọc Thạch ( shimeji ) , Nấm nút trắng ( Bisporus ) , Nấm nút vàng ( Portobello , Brow Crimini ) ... vừa đáp ứng được thị trường tiêu thụ của 90 triệu dân trong nước vừa có thể xuất khẩu ra thế giới bên ngoài .
Chỉ có mô hình tập thể mới phát triển được Chiến lược ngành Nấm trong tương lai . Tự sản , tự tiêu như hiện nay là chỉ tạo được nghề trồng nấm mà không thể xây dựng được ngành Nấm và nếu cứ như thế tiềm năng ngành nấm Việt Nam cũng chỉ mãi là tiềm năng , sẽ không thể nào phát triển lớn mạnh được vì không hấp dẫn được sức thu hút đầu tư từ mọi nguồn lực của xã hội . Ngành nông nghiệp nói chung và riêng nhất là ngành sản xuất và canh tác Nấm hiện nay cũng cần đầu tư và thu hút đầu tư như tất cả mọi ngành nghề khác trong xã hội .
We can change
 
Last edited by a moderator:
Trong miền Nam, con mạt là khủng khiếp, đốt trại không phải là đùa vì nếu muốn diệt sạch chỉ có cách đó. Tất nhiên, về thực tế không ai đốt cả trại. nhưng từng phần thì có. mô tả của bạn về con rệp thì có thể là con mạt trong này ( không phải mạt gà). Nó còn gọi là Mites, một con thuộc lớp nhện, rất nhỏ, phải dùng kính hiển vi mới thấy được. Vì vậy nếu thấy được bằng mắt thường thì không phải là nó. Con này chuyên ăn tơ nấm mèo, sinh sản dạng bọc trứng và bọc trứng lớn dần cho đến khi ta thấy được bằng mắt thường, to khoảng 3-5 li, hiện diện đầy ở cổ và vai bịch nấm như trứng cá. Úi chào, lúc đó mà ấn tay vào nó sẽ bể lép bép nghe rất vui tai. Nhưng cứ 1 trứng là 300 con mạt con chui ra. hàng ngàn trứng là....... và dĩ nhiên không chỉ có 1 bịch bị. Thường rất nhiều bịch bị. Chỉ trong vòng 1, 2 tháng là cả trại bị. Không đốt chứ làm gì? Nó ăn sạch tơ. Và vì tiếc của, đương nhiên, người trồng nấm xổ ra, trộn lại, hấp lại và trồng lại. Lại một thế hệ mới của chúng ra đời tiếp. Bởi vì chúng rất nhỏ, sống rất dai, bám mọi xó xỉnh của nhà trồng, của nơi chứa mạt cưa. Vui thì bò, buồn thì theo gió, theo những gót chân hồng của người chăm sóc, theo tà áo của những người xổ bịch, người cấy. Tóm lại là theo tất tần tật. Ngoài ra một tác nhân chính góp phần vào việc lây lan là xe đổ mạt cưa. Đổ ở 1 nơi bị bệnh là nó sẽ theo đến nơi khác. Đây là trường hợp bất khả kháng, vì vậy cả vùng sẽ bị bệnh sau khi một trại bị. Chuyện này xảy ra hàng 20 năm rồi. Vùng Long Khánh, thủ phủ nấm mèo VN là bị nặng nhất và đành sống chung với nó. Chẳng có cách gì diệt hết. Vì vậy, nhiều người bỏ lên Bảo Lộc để trồng . hy vọng thoát nó. Con mạt. Nghe tên là muốn mạt rồi.

Không còn cách nào diệt nó hả Bác Quân Tử :1^:
 
Không còn cách nào diệt nó hả Bác Quân Tử :1^:
He he, diệt thì có cách, toàn phun thuốc diệt nhện. Nhưng vấn đề là không thấy nó bằng mắt thường. Nó sống rất dai, chổ nào cũng bám được. Bay theo gió... Còn các trại nấm thì không bao giờ giữ vệ sinh tốt được, nên nó luôn đợi cơ hội để ra tay. Túm lại bao giờ cũng vậy, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Phòng bệnh triệt để mới giảm thiểu mức độ thiệt hại, nếu có.Bệnh mà đã thấy bằng mắt thường là ôi thôi, ai tai.
Cũng có 1 cách hiện một số trại nấm lớn đang làm là nếu bán bịch phôi là chỉ bán bịch phôi. Tuyệt đối không trồng. Người trồng là chỉ có trồng ở nơi khác. Vì vậy nếu khâu làm bịch phôi vệ sinh tốt. Khâu trồng vệ sinh tốt thì có khả năng giảm được thiệt hai do mạt.
À quên, về phong trào trồng nấm. Mới có 1 hội nghị về nấm ở Đồng Tháp. Tớ được đi ăn theo Tỉnh. Để rảnh chút sẽ bình loạn cho các cụ nghe.
 
Last edited by a moderator:
Túm lại bao giờ cũng vậy, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Phòng bệnh triệt để mới giảm thiểu mức độ thiệt hại, nếu có.Bệnh mà đã thấy bằng mắt thường là ôi thôi, ai tai.
À quên, về phong trào trồng nấm. Mới có 1 hội nghị về nấm ở Đồng Tháp. Tớ được đi ăn theo Tỉnh. Để rảnh chút sẽ bình loạn cho các cụ nghe.

Ta phòng ngừa theo kiểu: xông trại (formandehit + thuốc tím), phun thuốc khử trùng trại, phun thuốc khi treo bịch phôi, gần rạch bịch phôi thì sẽ giảm bớt mạt trên nấm mèo. Nhưng lặp đi lặp lại các mùa vụ thì em nghĩ nó lờn thuốc mất thôi
* Đợt rồi theo đoàn có gì hay không Bác Quân Tử ^_^

Cho em hỏi ngoài lề chút: Bác Quân Tử trồng nấm gì và ở đâu vậy ạ?
 
He he, hôm nay báo KHPT có đăng tin về diễn đàn trồng nấm. các cụ mua xem.
Tên đầy đủ là " Phát triển nghề trồng nấm hiệu quả" tổ chức tại Cao lãnh 1 buổi sáng thứ sáu ngày 19-7-2013. Thành phần khá đông. Nông dân trong tỉnh và 15 tỉnh thành khác, vài nhà khoa học có liên quan đến nấm. Vài công ty nấm và các nhà quản lý khuyến nông. Trung tâm sinh học thực vật Viện di truyền nông nghiệp cùng chủ trì với Trung tâm khuyến nông quốc gia. Vậy thôi. Điều còn đọng lại là: Có dịp đi nghe, đi hóng chuyện về nấm.
Bởi vì nhà quản lý, nhà khoa học thuyết trình về vĩ mô: Nấm quan trọng ra sao, tại sao phải phát triển. Nấm thế giới gồm những gì, đã tiến bộ đến đâu. Việt Nam đang trồng nấm gì, sản lượng từng tỉnh ra sao. Chúng ta cần tuyên truyền cho mọi người dùng nấm. Đầu ra thế nào. Giải quyết bao nhiêu phế, phụ phẩm nông nghiệp.... Các bài nói này hao hao giống nhau và tốn khá nhiều thời giờ vì có vị câu giờ.
Còn nông dân trồng nấm ấy à? Chỉ có một thời lượng nhỏ để hỏi và các vị cố vấn diễn đàn trả lời. Nông dân toàn nghĩ chuyện vi mô như: Mua meo giống ở đâu tốt. Bịch phôi ở đâu cho năng suất cao. Nước giếng có dùng tưới nấm được không? Nấm ra bị bệnh có xịt thuốc được không?.... Đại khái thế và một vài vị khuyến nông cũng trả lời đại khái là phải thế này, thế kia....
Túm lại là diễn đàn đi qua, nỗi lo còn đó. Ở đây là nỗi lo của người trồng nấm bởi hàng ngày phải giải quyết từng sự việc cụ thể còn phát biểu trên diễn đàn thì... Có cụ PGS Lê xuân Thám, chuyên gia sừng sỏ về nấm. Cụ rất kiên định lập trường phát triển nghề nấm. Nghĩa là trước sau như một. Nghe cụ nói cách đây 1 năm trong hội nghị phát triển nấm do Bộ Nông nghiệp & PTNT tổ chức tại Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam, hay nghe cụ nói cách đây 3 năm,5,6,7 năm cũng đều có 1 nội dung. Số liệu cụ chiếu cho mọi người xem là số liệu năm 2002. He he hơn 10 năm. Và cụ thuyết nhiệt tình. Đến nỗi thầy Phạm Thành Hổ lên phát biểu sau phải nói" Tôi nói ngắn thôi vì gần hết giờ rồi" À nhân tiện, bác Fruit hỏi thử PGS Thám vụ trồng nấm cần acid tannic như thế nào nhé.Em tìm tó píc đó không ra.
Còn về để formaldehid và thuốc tím để khử trùng là chỉ làm ở phòng thí nghiệm thôi nhé. Diện tích nhỏ, dễ đóng kín. Diệt nấm mốc và bào tử nấm mốc. Sau đó phải dùng ammoniac trung hòa. Còn ở những nhà nấm, trại nấm phải dùng cách khác. Dùng cách này hiệu quả không cao và chi phí cao.
Có thể kể: Dùng vôi rắc nền, phun thuốc trừ sâu, trừ nấm bệnh trên vách hoặc dưới nền. Tất nhiên dùng thuốc có độ tồn lưu nhanh, ít độc với động vật máu nóng. Những thuốc có trong danh mục của Bộ Nông nghiệp. Còn thì là những biện pháp phòng như tớ đã nói.
He he, tớ trồng nấm gì hở? Nấm nào cũng trồng hết. Nhưng có ra hay không, lại là chuyện khác.
Bác Fruit pót bài thế là hay rồi. Tuy nhiên cụ nào chưa có, nên ra nhà sach Thăng Long số 58 Nguyễn bĩnh Khiêm Q1 chổ vòng xoay Điện biên Phủ mua 2 cuốn công nghệ trồng nấm 1 và 2 của GS Nguyễn Lân Dũng dịch từ tài liệu TQ, đầy công thức phối trộn, đầy nấm. Tha hồ đọc.
Ôi mệt quá.
 

Last edited by a moderator:
Đúng như Bạn Quân tử đã nêu trên , lĩnh vực trồng nấm mèo ở nước ta , theo mình đã đi quan sát nhiều địa phương thì theo thói quen và truyền thống , hầu hết là lắp dựng nhà hở , không có phủ bạt che kín do vậy không thể sử dụng giải pháp xông hơi khử trùng trên vì khi chất khí diệt khuẩn bốc hơi lên thì thoát ra ngoài rất nhanh chóng không có tác dụng gì cả .
Như mình đã nêu ở các bài trước , hổn hợp formaldehid và thuốc tím trong lĩnh vực canh tác Nấm trong nhà bảo vệ ở toàn TQ là gần như bắt buộc bởi tính chuyên nghiệp của họ , và quy trình này đã hoàn thiện từ vài chục năm rồi , vã lại hổn hợp này vừa rẻ tiền lại hiệu quả cao ( 50 mét vuông đặt 1 phát thải : 10ml fomandehit + 5g thuốc tím ) .
- Trồng nấm mèo nói riêng và các chủng loại nấm ăn nói chung hầu như không cần ánh sáng trưc tiếp , với ánh sánh khuyết tán yếu ( khoảng 500 plus ) , dễ hính thành primordia và tai nấm trưởng thành sẽ dày hơn . ( ít chứ không phải không cần ánh sáng nhé các bạn , trên tấm bạt phủ khoét vài lổ bên hông có kim gài hoặc phec ma tuya đóng mở để
thông gió và đưa ánh sáng vào , ban đêm cần mở 1 - 2 bóng đèn compact nhỏ )
- Nhà che bạt kín sẽ giử được độ ẩm ( hạn chế bay hơi nước ) , và nhiệt độ ổn định hơn
-
Nhà che bạt kín hạn chế nhiều sự xâm nhập của côn trùng , bào tử nấm dại lan truyền qua gió bụi bên ngoài ( sau khi đã được xông hơi , khử trùng )
- Nhà che bạt kín mới phát huy hết được vai trò của hệ thống kiểm soát : độ ẩm , nhiệt độ , ánh sáng , nồng độ CO2 ... có thể giúp tăng năng xuất đồng thời có thể canh tác được quanh năm .
Với dàn khung cột kèo có sẳn theo mình nghỉ đầu tư thêm những tấm bạt tối che phủ cũng không đắt lắm 5 - 8 ngàn/m2 , và có thể sử dụng đến 2 - 3 năm .
Đây cũng có thể là một mô hình nhà trồng nấm kiếu mới mà chúng ta cần học hỏi và khảo nghiệm thử hy vọng có thể giúp cải thiện thêm thời vụ và năng suất cho các khu vực canh tác truyền thống .
Bạn Quân tử có hỏi về acid tannic trong lĩnh vực canh tác nấm Linh Chi mình xin trích lược cho Bạn tài liệu của Hàn Quốc . TQ :
-
Trồng trọt loài gỗ sồi, Quercus serrata, Quercus aliena, và cây hạt dẻ, cây đào, anh đào, sủi, gỗ sồi, vv, và việc trồng loài thích hợp nhất Linh Chi và gỗ trong acid tannic 2,1 đến 2,8% để chứa. Tannic acid, trong khi bất động sản được trồng mầm thế hệ và tăng trưởng eokjae 0 geostropic phát triển tốt. Nấm Linh Chi trồng được sử dụng bởi các đặc tính loài như sau:
* Cây sồi
Linh Chi trồng như gỗ phù hợp nhất và gỗ được phân phối rộng rãi tại Hàn Quốc. Gỗ sồi (Quercus acutissma Carr.) Bởi rất nhiều sản xuất nấm cũng như chất lượng là một loài thích hợp cho việc trồng trọt. Nấm Linh Chi trồng cây gỗ lớn, đủ để nhận được 20 đến 30 Years Old, nhưng đốt cháy một cách dễ dàng và bóc vỏ, nó dễ dàng hơn để tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trực tiếp nên được...
- 3) mùn cưa trồng trọt
Các phương tiện vật chất)
Tannin nội dung của 2,1 đến 2,8% mùn cưa, gỗ sồi mùn cưa là thực hành tốt nhất hiện nay, cây đào khác, alders, cây dương, cây liễu khóc lóc, cây mận, cây táo, cũng có sẵn. Độ dày mùn cưa bởi vì nó liên quan đến tăng trưởng sợi nấm và bàn chân cơ thể đậu quả nhanh chóng, nhanh chóng sợi nấm tăng trưởng và thông khí tốt, mùn cưa thô. By trồng nhân tạo của nấm để tăng sản xuất hàng loạt và số lượng mỗi đơn vị mùn cưa không đủ bởi vì thành phần chính trong mùn cưa gỗ sồi nên được bổ sung nguồn hữu cơ như cám gạo...

Thông tin thêm cho các Bạn : Chất xông khói khử trùng hiện nay tại TQ đã phát triển thêm dạng túi bột tiện dụng hơn có thể thay thế Formaldehyde , thuốc tim (kali permanganat) . mình thấy trong phim tư liệu họ chỉ cần đốt một góc túi nhỏ rồi tắt lửa là khói lan tỏa nhanh ra toàn khu vực . đóng cửa xông khói trong 8 tiếng và mở cửa thông hơi 24 tiếng . Ngoài lĩnh vực xông khói khử trùng nhà Nấm , chúng còn được sử dụng vệ sinh khử trùng trong chăn nuôi chuồng trại , kho chứa lương thực ...

qakc.jpg


qtlp.jpg
 
Last edited by a moderator:
Bác Dfruit có hình ảnh về nhà che bạt kín không, share cho em học hỏi với ^_^

Cảm ơn Bác.
 
Cụ DFruit bắt anh Gú dịch mà chẳng sửa gì cả. He he, làm tớ đọc mỏi miệng mới đoán được ý.
 
Nhà phủ bạt thì đơn giản mà . có loại nilon màu tối dày thì rẻ tiền , còn loại vải dù thì đắt hơn , tùy điều kiện mổi người . Khổ bạt có thể may nối lại cho vừa vời kích thước từng nhà trồng . điểm quan trọng là phía dưới đáy phải còn dư vài tấc để tấn kín lại . Mổi bộ bạt sắm thêm ( đã có nhà trồng nấm ) có thể tiết kiệm cơ động tháo rời dùng cho công đoạn xông khói khử trùng của nhiều nhà trồng . Ngoài ra theo mình nghỉ lĩnh vực này có thể làm dịch vụ khử trùng cho cả khu vực ( tương tự như dịch vụ xông hơi khử trùng đất ở các vườn rau , hoa Đà Lạt ) .
Agriviet.Com-images_%252816%2529.jpg


Agriviet.Com-634089129458425914.jpg


Agriviet.Com-ghymlqbrx7.jpg


Agriviet.Com-d_%25283%2529.jpg
 
Hj..hi.. đã gọi là trích lược mà còn sửa lại thì mang tính chủ quan mất rồi .
 
biết thì cũng có biết, nhưng lại không vào tham quan học hỏi được bác ơi, liên hệ mấy lần rồi, nhờ mối quan hệ cũng không vào được, không biết họ làm ăn thế nào.

Bác HoangKhoi cho em số điện thoại / địa chỉ / website của các trại nấm này được không? Em tìm trên mạng mà chưa ra.
Em định hỏi mua nấm từ trại.

Cảm ơn Bác.
 
* Gói thuốc xông khói thay formandehid ở VN có bán không bác Dfruit nhỉ?
* Em thấy nấm mèo mùa 1 từ tháng 4-7 thì tai nấm mỏng hơn mùa 2 từ tháng 9-12, có phải vì thời tiết lạnh hơn không nhỉ?

* Trại nấm như hình em post, mình che thêm bạt phần hở (từ mái xuống) thì xông khói có hiệu quả không nhỉ?

KhachThamQuan_zps58c108fb.jpg
 
Ảnh trại nấm mà Bạn post lên là điển hình tiêu biểu của phương thức canh tác tại VN ( nhà mái che hở ) . việc che kín là để hạn chế chất hơi khói khử trùng thoát ra , tiết kiệm thì vẫn tốt nhưng cần cài đặt kỷ lưỡng và xem xét phía trên mái có kín không . do những trại nằm gần liên kế nhau nên công đoạn xông khói khử trùng cần làm hết các trại rồi mới đưa bịch vào trồng .
Trại hở có những khiếm khuyết là không duy trì được độ ẩm ổn định , dễ lây lan dịch bệnh và côn trùng phá hoại . Nói chung là khó kiểm soát .
- Chu kỳ canh tác đến hơn 3 tháng như bạn nói là hơi bị lâu đấy , nếu mua bịch đã được lây lan trắng toàn phần thì từ lúc mua về rạch túi liền và chăm sóc thì tối đa khoảng 2 tháng là đã hoàn tất chu kỳ canh tác rồi .
- thời tiết lạnh ở VN không ảnh hưởng nhiều lắm đến năng xuất Nấm mèo tuy nhiên theo chu kỳ 2 mà bạn nêu thì vào thời gian này khí hậu mát hơn sẽ hạn chế việc bốc hơi nước trong túi cũng như trong không khí , do đó vào thời điểm này năng xuất sẽ cao hơn ( ngoại trừ trường hợp túi bị nhiễm nấm bệnh hoặc do côn trùng tấn công ) . Độ ẩm trong canh tác Nấm nói chung là rất quan trọng , thời kỳ đậu quả của Nấm mèo độ ẩm không khí nên được kiểm soát ở mức 80 - 90% do vậy việc sử dụng nhà che bạt kín sẽ giúp hạn chế việc thoát hơi nước , duy trì độ ẩm . thiết bị đo ẩm độ không khí không đắt lắm cần nên trang bị cho nhà nấm .
- Loại thuốc xông khói khử trùng này là công nghệ trong lĩnh vực trồng Nấm nhưng trong tất cả các tài liệu của Ngành trồng nấm VN mà mình tham khảo thì không hề thấy đề cập đến . Minh không biết là những trại nấm lớn họ có tự tìm hiểu và nhập về để xài hay không , chứ ngoài thị trường nông dược thì hầu như không thấy bán . Giá của chúng thì cũng không cao lắm khoảng 4,000đ/gói cho 50 mét khối thể tích nhà trồng .
 
1 số người nói không nên trồng nấm rơm và nấm bào ngư gần nhau, tối thiểu phải cách 1-2 km. Theo các bác thì việc này đúng hay sai, có cách nào trồng chung 2 loại này trong 2 nhà trồng sát nhau không ạ?

Em đang trồng bào ngư trắng, và dự định trồng thử nghiệm nấm rơm trong nhà phủ nilon kín (nhà bạt kín).

Cảm ơn các Bác trước.
 


Back
Top