Thắc mắc về cây Dứa(thơm)

Cháu đăng bài không biết đúng chỗ chưa mong các bác thông cảm.
trên mỗi quả dứa có 1chồi địa phương cháu gọi là hoa dứa, cháu có nghe nếu bỏ trong thời gian sinh trưởng sẽ làm quả to hơn và ngọt hơn v.v.. Cho cháu hỏi liệu đó có là thật ? Và nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là gì mà người trồng dứa không làm ạ? Cháu đội ơn các kiến thức các kiến thức các bác chia sẻ lắm ạ!
 


Trong thời gian sinh trưởng, nếu cắt bỏ chồi có thể ảnh hưởng đến trái. Làm cho trái chậm lớn, mất dinh dưỡng dẫn đến ăn không ngọt. Thậm chí không khéo, phạm vào phần trái sẽ làm thối trái thơm.
Thân!
 
Năm 2004 tôi ăn ngủ cùng khóm (thơm) tại Mỹ Phước Bà Bèo những 2 năm ,và cũng chưa có nghe nói hoặc thấy ai làm như cách này ,thời tôi làm còn lạc hậu chăng ?
Khi cây khóm bắt đầu ra trái ,tôi thường lấy rơm khô quấn trái khóm lại cho đến khi thu hoạch .
Thời đó làm ko có xịt thuốc diệt cỏ ,đa số là đi vào ruộng khóm cắt cỏ thôi ,cho nên chuyện bị gai khóm cào xướt tay chân là chuyện rất thường hi
AH quên nữa cách đây vài ngày có gặp thằng e ở Cần Đước ,nó nói bây giờ có cách làm cho khóm mau có trái và mau thu hoạch hơn rất nhiều ,là dùng khí đá tưới trực tiếp lên ngọn cây khóm ,ace có ai dùng cách này rồi thì xác nhận giúp mình nhé ,thân ái
 
Năm 2004 tôi ăn ngủ cùng khóm (thơm) tại Mỹ Phước Bà Bèo những 2 năm ,và cũng chưa còn l trái khóm lại cho đến khi thu hoạch[/DOUBLEPOST]AH quên nữa cách đây vài ngày có gặp thằng e ở Cần Đước ,nó nói bây giờ có cách làm cho khóm mau có trái và mau thu hoạch hơn rất nhiều ,là dùng khí đá tưới trực tiếp lên ngọn cây khóm ,ace có ai dùng cách này rồi thì xác nhận giúp mình nhé ,thân ái
Dạ cái dùng khí đá đó địa phương cháu gọi là sử lý đất đèn, làm cho dứa ra hoa cùng thời điểm, thu hoạch cũng đồng bộ
 
Dạ cái dùng khí đá đó địa phương cháu gọi là sử lý đất đèn, làm cho dứa ra hoa cùng thời điểm, thu hoạch cũng đồng bộ
Ah hay quá ,nếu làm vậy có thể làm cho bụi khóm ra nhiều trái cùng 1 ngọn đúng ko bạn ?
 
Ah hay quá ,nếu làm vậy có thể làm cho bụi khóm ra nhiều trái cùng 1 ngọn đúng ko bạn ?
một đọt khóm chỉ ra được một trái thôi bạn, người ta dùng phương pháp này để điều chỉnh mùa vụ cho trái của cây dứa. muốn cho ra trái lúc nào cũng được
 
Nghe nói khóm là loại trái cây tương đối ít bị phun thuốc trừ sâu phải không bà con?
 

Năm 2004 tôi ăn ngủ cùng khóm (thơm) tại Mỹ Phước Bà Bèo những 2 năm ,và cũng chưa có nghe nói hoặc thấy ai làm như cách này ,thời tôi làm còn lạc hậu chăng ?
Khi cây khóm bắt đầu ra trái ,tôi thường lấy rơm khô quấn trái khóm lại cho đến khi thu hoạch .
Thời đó làm ko có xịt thuốc diệt cỏ ,đa số là đi vào ruộng khóm cắt cỏ thôi ,cho nên chuyện bị gai khóm cào xướt tay chân là chuyện rất thường hi
AH quên nữa cách đây vài ngày có gặp thằng e ở Cần Đước ,nó nói bây giờ có cách làm cho khóm mau có trái và mau thu hoạch hơn rất nhiều ,là dùng khí đá tưới trực tiếp lên ngọn cây khóm ,ace có ai dùng cách này rồi thì xác nhận giúp mình nhé ,thân ái
Xác nhận! Cây dứa Cayenne (còn gọi là thơm) rất khó ra hoa nên thường dùng cách này đó. Cách này rất có hiệu quả đó. Cách khác có thể dùng ethephon để phun
 
Cháu đăng bài không biết đúng chỗ chưa mong các bác thông cảm.
trên mỗi quả dứa có 1chồi địa phương cháu gọi là hoa dứa, cháu có nghe nếu bỏ trong thời gian sinh trưởng sẽ làm quả to hơn và ngọt hơn v.v.. Cho cháu hỏi liệu đó có là thật ? Và nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là gì mà người trồng dứa không làm ạ? Cháu đội ơn các kiến thức các kiến thức các bác chia sẻ lắm ạ!
Bỏ chồi là phương pháp đã từng được áp dụng ở nhiều vườn dứa tại Ninh Bình trên giống Cayenne bạn nhé. Người ta lấy một vật kim loại có đầu nhọn ấn nhẹ vào đỉnh sinh trưởng của chồi ngọn để phá hỏng nó, làm cho nó không có cơ hội phát triển. Chỉ có hiệu quả khi làm sớm, tức là lúc trái dứa mới bằng trái cam. Lúc này, dinh dưỡng của cây sẽ chỉ tập trung vào nuôi quả, làm quả to và ngọt hơn.
Nhược điểm của pp này là: mất nhiều công và đôi khi làm không tốt nấm bệnh sẽ tấn công vào trái dứa thông qua vết thương mới được tạo ra. Mặt khác, vào mùa thu trái, nếu trái chín vào thời điểm nắng gay gắt, nếu cái chồi ngọn quá bé như vậy sẽ không che được nắng cho quả dứa làm quả dứa bị sém nắng (sunburn) dẫn đến hư hỏng hoặc mẫu mã xấu.
 
Nhà em trồng khóm (dứa) ở Tân Phước, Tiền Giang cũng đã 20 năm có lẻ.....
Hok biết thương lái với người bán có ỉm xì bùa, ngâm trái hay phun xịt hóa chất gì ko chứ Người trồng thì không có xịt thuốc sâu gì đâu.... Cây này hầu như ko bị sâu hại.... Chỉ rải phân hữu cơ, NPK, làm cỏ, bẫy chuột thôi.

Còn về xử lý khí đá (đất đèn) cho ra hoa là đúng quy trình kỹ thuật và chất này ko có gây hại cho chất lượng thịt khóm....

Để trái chín đồng loạt ngta có thể xử lý ủ khí đá.... cách này hồi xưa hay dùng để bán cho cty chế biến nông sản.... Bây giờ thấy toàn bán trái xanh với chín 1/3 trái.
 
Bỏ chồi là phương pháp đã từng được áp dụng ở nhiều vườn dứa tại Ninh Bình trên giống Cayenne bạn nhé. Người ta lấy một vật kim loại có đầu nhọn ấn nhẹ vào đỉnh sinh trưởng của chồi ngọn để phá hỏng nó, làm cho nó không có cơ hội phát triển. Chỉ có hiệu quả khi làm sớm, tức là lúc trái dứa mới bằng trái cam. Lúc này, dinh dưỡng của cây sẽ chỉ tập trung vào nuôi quả, làm quả to và ngọt hơn.
Nhược điểm của pp này là: mất nhiều công và đôi khi làm không tốt nấm bệnh sẽ tấn công vào trái dứa thông qua vết thương mới được tạo ra. Mặt khác, vào mùa thu trái, nếu trái chín vào thời điểm nắng gay gắt, nếu cái chồi ngọn quá bé như vậy sẽ không che được nắng cho quả dứa làm quả dứa bị sém nắng (sunburn) dẫn đến hư hỏng hoặc mẫu mã xấu.

Cảm ơn chị! Em sẽ thử nghiệm thử trên 1 mảnh nhỏ dứa dùng kim châm hoa luôn vụ này
 


Back
Top