Thành lập hội nuôi rắn việt nam

  • Thread starter Thuốc Trị Bệnh Rắn Hổ Hèo
  • Ngày gửi
Status
Không còn mở để tiếp tục thảo luận
T

Thuốc Trị Bệnh Rắn Hổ Hèo

Guest
THÀNH LẬP HỘI NUÔI RẮN VIỆT NAM

LỜI CẢM ƠN
Thay mặt Công Ty CP Thịnh Ý, xin gửi lời cảm ơn diễn đàn Agriviet đã tạo điều kiện để buổi offline tổ chức thành công tốt đẹp. Cảm ơn sự nhiệt tình và rất tâm huyết của Trại Rắn Minh Hải Biên Hòa Đồng Nai đã rất tận tình sắp xết chu đáo cho buổi họp mặt thành công tốt đẹp. Đặc biệt cảm ơn qúi anh chị em gần xa đã bỏ thời gian quí báu về tham dự buổi họp mặt. Kính chúc diễn đàn Agiviet, trại rắn Minh Hải Biên Hòa Đồng Nai và các anh chị đại gia đình AgriViet sức khỏe, hạnh phúc . Kính chúc anh chị em hội nuôi rắn 01 năm mới nhiều thành công và thịnh vượng.

Theo tinh thần Offline ngày 17/3/2013
Việc thành lập Hiệp Hội Nuôi Rắn Việt Nam là cần thiết và cấp bách, nhằm phát triền bền vững nghề nuôi rắn Ráo Trâu Việt Nam
Mục đích: Hội Nuôi Rắn Việt Nam là một hội nghề nghiệp bao gồm những cá nhân, tổ chức pháp nhân thuộc các thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi rắn được nhân giống tại Việt nam. có nhu cầu lợi ích chung, tự nguyện lập ra theo quy định của pháp luật mục đích:

1. Hỗ trợ về mặt kỹ thuật
2. Ổn định con giống, bảo tồn gen quí hiếm lòai rắn Hổ Trâu của Việt Nam
3. Hỗ trợ mua bán kinh doanh
4. Ổn định thị trường giá cả thị trường theo chiến lược chung
5. Đảm bảo đầu ra cho người nuôi
6. Ngăn chặn sự lũng đọan thị trường từ các thương lái trong, ngòai nước
7. Thúc đẩy nghề nuôi rắn phát triển ổn định bền vững
8. Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người nuôi
9. Đảm bảo quyền lợi cho tất cả hội viên tham gia


Để Hiệp hội nuôi rắn Việt Nam sớm thành lập và đi vào hiện thực, kính đề nghị

1. BQT AgriViet, các mod đưa bài này lên tiêu điểm việc Thành Lập Hội Nuôi rắn Việt Nam
2. Bình bầu Ban Vận Động Thành Lập Hội Nuôi rắn Việt Nam trù bị bao gồm: Số lượng uỷ viên Ban Vận Động theo NGHỊ ĐỊNH Số 45/2010/NĐ-CP
3. Bình bầu ban chấp hành Hội Nuôi rắn Việt Nam trù bị bao gồm : Số lượng uỷ viên Ban thường vụ do Đại hội quyết định.:
- Bầu Ban Thường vụ, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Trưởng Ban Kiểm tra và Thư ký
- Bầu bổ sung và miễn nhiệm uỷ viên Ban Chấp hành
4. Dự thảo Điều lệ Họat Động Hội Nuôi rắn Việt Nam, đã gửi theo danh sách
o Nguyen Hung Dung “Anh Hiếu” : Letranle16@gmail.com
o doan_tuanvn204: doan_tuanvn204@yahoo.com.vn
o huutuoc: huutuoc@gmail.com
o Bản dự thảo sẽ gửi trực tiếp bằng Emaill cho uỷ viên ban Ban Vận Động Thành Lập Hội trù bị sau khi thống nhất.

Đề xuất Ban Vận Động Thành Lập Hội trù bị bao gồm: Cần thống nhất ai là người sáng lập và chịu trách nhiệm pháp luật, và có ít nhất 5 thành viên (hội trong tỉnh) hoặc 10 thành viên (hội liên tỉnh). Sau khi thống nhất sẽ làm đơn đề nghị cơ quan quản lý nhà nước công nhận
1.Nguyễn Hùng Dũng “Anh Hiếu” : Letranle16@gmail.com
2.doan_tuanvn204: doan_tuanvn204@yahoo.com.vn
3.Ngô Tuấn Thanh: Cty CP Thịnh Ý
4.Trại Rắn Thành Phát Đồng Nai – Lưu Phước Tường
5.Trại Rắn Trần Hữu Hậu An Giang
6.Trại Rắn Hồ Minh Tuấn HCM - Q4
7.8.9.10

Chào Mừng các Anh chị em nuôi rắn trên mọi miền tổ quốc tham cùng tham gia vào ban vận động thành lập hội nuôi rắn Việt Nam

Ghi chú: Danh sách Ban vận Động Thành lập Hội Nuôi Rắn Việt Nam sẽ cập nhật căn cứ theo nguyện vọng đăng ký của các anh chị em có đăng ký nguyện vọng tham gia vào Ban Vận Động trên diễn đàn. Sau đó tiến hành bình chọn 5 hoặc 10 ứng viên để thành lập Ban Vận Động thành lập Hội Nuôi Rắn Việt Nam.

Đề xuất Ban Ban thường vụ trù bị Hội bao gồm:

01. Chủ tịch hội : _________________________________________
02. Phó Chủ tịch :____________________________________
(kỹ thuật, tư vấn chăn nuôi, gắn kết các hộ nuôi)
03. Phó Chủ tịch : ___________________________________
(Phân tích, đánh giá lập kế họach kinh doanh, mua bán)
04. Thư ký :____________________________________
05. Ủy viên ban chấp hành: __________________________________
Trưởng Ban Kiểm tra tài chính
06. Ủy viên ban chấp hành: __________________________________
Trưởng Ban tuyên truyền, vận động chính sách và pháp luật
07. Ủy viên ban chấp hành: __________________________________
Trưởng Ban phát triển Dự Án Đầu Tư
Ủy viên ban chấp hành: __________________________________________

Nhiệm kỳ Đại hội của Hiệp hội là 5 năm

5. Tiến hành kêu gọi hội viện tham gia bao gồm:
- Hội viên chính thức
- Hội viên liên kết:
- Hội viên danh dự

Kính chúc các anh chị sức khỏe và hạnh phúc

Trân trọng
Ngo Tuan Thanh / DG
 


Last edited by a moderator:
Cảm ơn anh Thanh đã xung phong đi đầu, mong mọi người cùng góp sức để mục tiêu được hoàn thành sớm nhất. Mình thấy mọi người nên tìm hiểu sâu về các nghị định của chính phủ về việc thành lập hội:

NGHỊ ĐỊNH Số 45/2010/NĐ-CP<O:p></O:p>Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
 
Last edited:
Chính xác. anh em nên tìm hiều NGHỊ ĐỊNH Số 45/2010/NĐ-CP như anh Tuấn đề xuất. Anh chị em nào cần tìm hiểu nếu không tìm được trên mạng, vui lòng yêu cầu Thanh sẽ gửi Email để tham khảo nhé .

Cảm ơn kính chúc vui - trẻ - khỏe
Tran trọng
Ngo Tuan Thanh / DG
 
Last edited by a moderator:
CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 45/2010/NĐ-CP​
Hà Nội, ngày 21 tháng 04 năm 2010

<tbody> </tbody>
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ HỘI​
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Sắc lệnh số 102/SL/L004 ngày 20 tháng 5 năm 1957 ban hành Luật quy định quyền lập hội;
Căn cứ Bộ Luật Dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
NGHỊ ĐỊNH
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh1. Nghị định này quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý nhà nước đối với hội.2. Nghị định này không áp dụng với các tổ chức:a) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;b) Các tổ chức giáo hội.Điều 2. Hội1. Hội được quy định trong Nghị định này được hiểu là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, được tổ chức và hoạt động theo Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.2. Hội có các tên gọi khác nhau: hội, liên hiệp hội, tổng hội, liên đoàn, hiệp hội, câu lạc bộ có tư cách pháp nhân và các tên gọi khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là hội).3. Phạm vi hoạt động của hội (theo lãnh thổ) gồm:a) Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh;b) Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh);c) Hội có phạm vi hoạt động trong huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là huyện);d) Hội có phạm vi hoạt động trong xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã).Điều 3. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của hộiTổ chức, hoạt động của hội được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:1. Tự nguyện; tự quản;2. Dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch;3. Tự bảo đảm kinh phí hoạt động;4. Không vì mục đích lợi nhuận;5. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và điều lệ hội.Điều 4. Tên, biểu tượng, trụ sở, con dấu và tài khoản của hội1. Tên của hội được viết bằng tiếng Việt, có thể được phiên âm, dịch ra tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài; tên, biểu tượng của hội không được trùng lặp, gây nhầm lẫn với tên của hội khác đã được thành lập hợp pháp; không vi phạm đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hóa dân tộc.2. Hội có tư cách pháp nhân, trụ sở, con dấu, tài khoản và có thể có biểu tượng riêng. Trụ sở chính của hội đặt tại Việt Nam.Chương 2.
ĐIỀU KIỆN, THỦ TỤC THÀNH LẬP HỘI
Điều 5. Điều kiện thành lập hội1. Có mục đích hoạt động không trái với pháp luật; không trùng lặp về tên gọi và lĩnh vực hoạt động chính với hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trên cùng địa bàn lãnh thổ.2. Có điều lệ;3. Có trụ sở;4. Có số lượng công dân, tổ chức Việt Nam đăng ký tham gia thành lập hội:a) Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh có ít nhất một trăm công dân, tổ chức ở nhiều tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;b) Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm mươi công dân, tổ chức trong tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;c) Hội có phạm vi hoạt động trong huyện có ít nhất hai mươi công dân, tổ chức trong huyện có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;d) Hội có phạm vi hoạt động trong xã có ít nhất mười công dân, tổ chức trong xã có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;đ) Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có hội viên là đại diện các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân của Việt Nam, có phạm vi hoạt động cả nước có ít nhất mười một đại diện pháp nhân ở nhiều tỉnh; hiệp hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm đại diện pháp nhân trong tỉnh cùng ngành nghề hoặc cùng lĩnh vực hoạt động có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký thanh gia thành lập hiệp hội.Đối với hội nghề nghiệp có tính đặc thù chuyên môn, số lượng công dân và tổ chức tự nguyện đăng ký tham gia thành lập hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này xem xét quyết định từng trường hợp cụ thể.Điều 6. Ban vận động thành lập hội1. Muốn thành lập hội, những người sáng lập phải thành lập ban vận động thành lập hội. Ban vận động thành lập hội được cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động công nhận.2. Người đứng đầu ban vận động thành lập hội là công dân Việt Nam, sống thường trú tại Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có sức khoẻ và có uy tín trong lĩnh vực hội dự kiến hoạt động.3. Số thành viên trong ban vận động thành lập hội được quy định như sau:a) Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh có ít nhất mười thành viên;b) Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, có ít nhất năm thành viên;c) Hội có phạm vi hoạt động trong huyện, xã, có ít nhất ba thành viên;d) Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có phạm vi hoạt động cả nước có ít nhất năm thành viên đại diện cho các tổ chức kinh tế; đối với hiệp hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất ba thành viên đại diện cho các tổ chức kinh tế trong tỉnh.4. Hồ sơ đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội lập thành hai bộ, hồ sơ gồm:a) Đơn xin công nhận ban vận động thành lập hội, trong đơn nêu rõ tên hội, tôn chỉ, mục đích của hội, lĩnh vực mà hội dự kiến hoạt động, phạm vi hoạt động, dự kiến thời gian trù bị thành lập hội và nơi tạm thời làm địa điểm hội họp;b) Danh sách và trích ngang của những người dự kiến trong ban vận động thành lập hội: họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; trú quán; trình độ văn hóa; trình độ chuyên môn.5. Công nhận ban vận động thành lập hội:a) Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động quyết định công nhận ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh;b) Sở quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động quyết định công nhận ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh;c) Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) quyết định công nhận ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động trong huyện, xã.Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ủy quyền cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất, giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ đối với hội có phạm vi hoạt động trong xã, thì phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định công nhận ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động trong xã;d) Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp pháp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại các điểm a, b và c khoản 5 Điều này có trách nhiệm xem xét, quyết định công nhận ban vận động thành lập hội; trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.6. Nhiệm vụ của ban vận động thành lập hội sau khi được công nhận:a) Vận động công dân, tổ chức đăng ký tham gia hội;b) Hoàn chỉnh hồ sơ xin phép thành lập hội theo quy định tại Điều 7 của Nghị định này. Sau khi đã hoàn tất việc trù bị thành lập hội, ban vận động thành lập hội lập thành hai bộ hồ sơ gửi đến: Bộ Nội vụ đối với hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh; Sở Nội vụ đối với hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, huyện, xã; Phòng Nội vụ (trong trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập hội có phạm vi hoạt động trong xã).Ban vận động thành lập hội tự giải thể khi đại hội bầu ra ban lãnh đạo của hội.Điều 7. Hồ sơ xin phép thành lập hội1. Đơn xin phép thành lập hội.2. Dự thảo điều lệ.3. Dự kiến phương hướng hoạt động.4. Danh sách những người trong ban vận động thành lập hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.5. Lý lịch tư pháp người đứng đầu ban vận động thành lập hội.6. Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của hội.7. Bản kê khai tài sản do các sáng lập viên tự nguyện đóng góp (nếu có).Điều 8. Nội dung chính của Điều lệ hội1. Tên gọi của hội.2. Tôn chỉ, mục đích, lĩnh vực và phạm vi hoạt động của hội.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của hội.4. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hội.5. Thể thức vào hội, ra hội, thẩm quyền kết nạp, khai trừ hội viên.6. Tiêu chuẩn hội viên.7. Quyền, nghĩa vụ của hội viên.8. Cơ cấu, tổ chức, thể thức bầu và miễn nhiệm; nhiệm vụ, quyền hạn của ban lãnh đạo, ban kiểm tra, các chức vụ lãnh đạo khác của hội; nguyên tắc, hình thức biểu quyết.9. Tài sản, tài chính và phương thức quản lý tài sản, tài chính của hội.10. Điều kiện giải thể và thanh quyết toán tài sản, tài chính.11. Khen thưởng, kỷ luật; khiếu nại, giải quyết khiếu nại trong nội bộ hội.12. Thể thức sửa đổi, bổ sung điều lệ.13. Hiệu lực thi hành.Điều 9. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hội khi nhận hồ sơ xin phép thành lập hộiCơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này khi nhận hồ sơ xin phép thành lập hội phải có giấy biên nhận. Trong thời hạn sáu mươi ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp pháp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, quyết định cho phép thành lập hội; trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.Điều 10. Thời gian tiến hành đại hội thành lập hội1. Trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày quyết định cho phép thành lập hội có hiệu lực, ban vận động thành lập hội phải tổ chức đại hội.2. Nếu quá thời hạn trên không tổ chức đại hội, thì trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày hết thời hạn tổ chức đại hội theo quy định tại khoản 1 Điều này, ban vận động thành lập hội có văn bản gửi cơ quan nhà nước đã quyết định cho phép thành lập hội đề nghị gia hạn. Thời gian gia hạn không quá ba mươi ngày, nếu quá thời gian được gia hạn mà không tổ chức đại hội thì quyết định cho phép thành lập hội hết hiệu lực.Điều 11. Nội dung chủ yếu trong đại hội thành lập hội1. Công bố quyết định cho phép thành lập hội.2. Thảo luận và biểu quyết điều lệ.3. Bầu ban lãnh đạo và ban kiểm tra.4. Thông qua chương trình hoạt động của hội.5. Thông qua nghị quyết đại hội.Điều 12. Báo cáo kết quả đại hộiTrong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày đại hội, ban lãnh đạo hội gửi tài liệu đại hội đến cơ quan nhà nước đã quyết định cho phép thành lập hội, gồm:1. Điều lệ và biên bản thông qua điều lệ hội;2. Biên bản bầu ban lãnh đạo, ban kiểm tra (có danh sách kèm theo) và lý lịch người đứng đầu hội;3. Chương trình hoạt động của hội;4. Nghị quyết đại hội.Điều 13. Phê duyệt điều lệ hội và hiệu lực của điều lệ hội1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này quyết định phê duyệt điều lệ hội khi điều lệ hội đã được đại hội thông qua. Trường hợp quy định của điều lệ hội trái với pháp luật thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ chối phê duyệt và yêu cầu hội sửa đổi.2. Điều lệ hội có hiệu lực kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định phê duyệt.Điều 14. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể, đổi tên và phê duyệt điều lệ hội1. Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ đối với hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh, trừ trường hợp luật, pháp lệnh có quy định khác.2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ đối với hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh. Căn cứ tình hình thực tế ở địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ đối với hội có phạm vi hoạt động trong xã.Chương 3.
HỘI VIÊN
Điều 15. Hội viên của hộiHội viên của hội gồm hội viên chính thức, hội viên liên kết và hội viên danh dự.Điều 16. Hội viên chính thức1. Công dân, tổ chức Việt Nam tán thành điều lệ hội, tự nguyện gia nhập hội, có đủ tiêu chuẩn hội viên theo quy định của điều lệ hội có thể trở thành hội viên chính thức của hội.2. Thẩm quyền và thủ tục kết nạp hội viên do điều lệ hội quy định.Điều 17. Hội viên liên kết và hội viên danh dự1. Các doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài (sau đây gọi chung là doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài) hoạt động tại Việt Nam, có đóng góp cho sự phát triển của hiệp hội, tán thành điều lệ hiệp hội, thì được hiệp hội của các tổ chức kinh tế xem xét, công nhận là hội viên liên kết.2. Công dân, tổ chức Việt Nam không có điều kiện hoặc không có đủ tiêu chuẩn trở thành hội viên chính thức của hội, tán thành điều lệ hội, tự nguyện xin vào hội, được hội công nhận là hội viên liên kết hoặc hội viên danh dự.3. Hội viên liên kết, hội viên danh dự được hưởng quyền và nghĩa vụ như hội viên chính thức của hội, trừ quyền biểu quyết các vấn đề của hội và không được bầu cử, ứng cử vào ban lãnh đạo, ban kiểm tra hội.4. Thủ tục kết nạp, quyền, nghĩa vụ của hội viên liên kết, hội viên danh dự do điều lệ hội quy định.Điều 18. Quyền và nghĩa vụ của hội viênQuyền và nghĩa vụ của hội viên do điều lệ hội quy định.Chương 4.
TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA HỘI
Điều 19. Cơ cấu tổ chức của hộiCơ cấu tổ chức của hội gồm:1. Đại hội;2. Ban lãnh đạo;3. Ban kiểm tra;4. Các tổ chức khác do điều lệ hội quy định.Điều 20. Đại hội nhiệm kỳ và đại hội bất thường1. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của hội là đại hội nhiệm kỳ hoặc đại hội bất thường.2. Đại hội nhiệm kỳ hoặc đại hội bất thường được tổ chức dưới hình thức đại hội toàn thể hoặc đại hội đại biểu. Đại hội toàn thể hoặc đại hội đại biểu chỉ được tổ chức khi có trên 1/2 (một phần hai) số hội viên chính thức hoặc có trên 1/2 (một phần hai) số đại biểu chính thức có mặt.3. Nhiệm kỳ đại hội do điều lệ hội quy định nhưng không quá năm năm kể từ ngày kết thúc đại hội nhiệm kỳ trước.Trong thời gian mười hai tháng kể từ ngày hết nhiệm kỳ đại hội, nếu hội không tiến hành đại hội, thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này có văn bản yêu cầu hội tổ chức đại hội. Trong thời gian sáu tháng kể từ khi nhận được văn bản yêu cầu tổ chức đại hội mà lãnh đạo hội không tổ chức đại hội thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này xem xét, quyết định xử lý.4. Đại hội bất thường được triệu tập khi ít nhất có 2/3 (hai phần ba) tổng số ủy viên ban lãnh đạo hoặc có ít nhất 1/2 (một phần hai) tổng số hội viên chính thức đề nghị.Điều 21. Nội dung chủ yếu quyết định tại đại hội1. Phương hướng hoạt động của hội2. Bầu ban lãnh đạo, ban kiểm tra hội.3. Đổi tên hội, sửa đổi, bổ sung điều lệ (nếu có).4. Gia nhập liên hiệp các hội cùng lĩnh vực hoạt động.5. Chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể hội.6. Tài chính của hội.7. Các vấn đề khác theo quy định của điều lệ hội.Điều 22. Nguyên tắc biểu quyết tại đại hội1. Đại hội có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Việc quy định hình thức biểu quyết do đại hội quyết định.2. Việc biểu quyết thông qua các quyết định của đại hội phải được quá 1/2 (một phần hai) đại biểu chính thức có mặt tán thành.Điều 23. Quyền của hội1. Tổ chức, hoạt động theo điều lệ hội đã được phê duyệt.2. Tuyên truyền mục đích của hội.3. Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của hội.4. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên phù hợp với tôn chỉ, mục đích của hội.5. Tổ chức, phối hợp hoạt động giữa các hội viên vì lợi ích chung của hội; hòa giải tranh chấp trong nội bộ hội.6. Phổ biến, huấn luyện kiến thức cho hội viên; cung cấp thông tin cần thiết cho hội viên theo quy định của pháp luật.7. Tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện và giám định xã hội theo đề nghị của cơ quan nhà nước; cung cấp dịch vụ công về các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của hội, tổ chức dạy nghề, truyền nghề theo quy định của pháp luật.8. Thành lập pháp nhân thuộc hội theo quy định của pháp luật.9. Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của hội theo quy định của pháp luật. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển hội và lĩnh vực hội hoạt động. Được tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức các hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật và được cấp chứng chỉ hành nghề khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.10. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của hội.11. Được gây quỹ hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động.12. Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Được nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với những hoạt động gắn với nhiệm vụ của nhà nước giao.13. Cơ quan Trung ương hội có phạm vi hoạt động trong toàn quốc được gia nhập các tổ chức quốc tế tương ứng và ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định của pháp luật và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực hội hoạt động, cơ quan quyết định cho phép thành lập hội về việc gia nhập tổ chức quốc tế tương ứng, ký kết, thực hiện thoả thuận quốc tế.Điều 24. Nghĩa vụ của hội1. Chấp hành các quy định của pháp luật có liên quan đến tổ chức, hoạt động của hội và điều lệ hội. Không được lợi dụng hoạt động của hội để làm phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội, đạo đức, thuần phong mỹ tục, truyền thống của dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.2. Hội hoạt động thuộc lĩnh vực nào phải chịu sự quản lý nhà nước của cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực đó.3. Trước khi tổ chức đại hội nhiệm kỳ ba mươi ngày, ban lãnh đạo hội phải có văn bản báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này và cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực hội hoạt động.4. Việc lập văn phòng đại diện của hội ở địa phương khác phải xin phép Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt văn phòng đại diện và báo cáo bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này.5. Khi thay đổi Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký của hội, thay đổi trụ sở, sửa đổi, bổ sung điều lệ, hội phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này.6. Việc lập các pháp nhân thuộc hội phải theo đúng quy định của pháp luật và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này.7. Hàng năm, hội phải báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động của hội với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này và cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực mà hội hoạt động, chậm nhất vào ngày 01 tháng 12 hàng năm.8. Chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc tuân thủ pháp luật.9. Lập và lưu giữ tại trụ sở hội danh sách hội viên, chi hội, văn phòng đại diện và các đơn vị trực thuộc hội, sổ sách, chứng từ về tài sản, tài chính của hội và văn phòng đại diện, biên bản các cuộc họp ban lãnh đạo hội.10. Kinh phí thu được theo quy định tại khoản 11 và khoản 12 Điều 23 của Nghị định này phải dành cho hoạt động của hội theo quy định của điều lệ hội, không được chia cho hội viên.11. Việc sử dụng kinh phí của hội phải chấp hành quy định của pháp luật. Hàng năm, hội phải báo cáo quyết toán tài chính theo quy định của Nhà nước gửi cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này về việc tiếp nhận, sử dụng nguồn tài trợ của cá nhân, tổ chức nước ngoài.12. Xây dựng và ban hành quy tắc đạo đức trong hoạt động của hội.

Chương 5.
CHIA, TÁCH; SÁP NHẬP; HỢP NHẤT; GIẢI THỂ VÀ ĐỔI TÊN HỘI
Điều 25. Chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể và đổi tên hội1. Tùy theo yêu cầu và khả năng hoạt động của hội, ban lãnh đạo hội đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này cho phép chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể và đổi tên hội. Việc chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể và đổi tên hội được thực hiện theo quy định của pháp luật.2. Hội giải thể trong các trường hợp sau:a) Tự giải thể;b) Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này quyết định giải thể.Điều 26. Hội tự giải thểHội tự giải thể trong các trường hợp sau:1. Hết thời hạn hoạt động;2. Theo đề nghị của trên 1/2 (một phần hai) tổng số hội viên chính thức;3. Mục đích đã hoàn thành.Điều 27. Trách nhiệm của ban lãnh đạo hội khi hội tự giải thể1. Gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này các văn bản sau:a) Đơn đề nghị giải thể hội;b) Nghị quyết giải thể hội;c) Bản kê tài sản, tài chính;d) Dự kiến phương thức xử lý tài sản, tài chính và thời hạn thanh toán các khoản nợ.2. Thông báo thời hạn thanh toán nợ (nếu có) cho các tổ chức và cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật trên năm số liên tiếp ở báo Trung ương đối với hội có phạm vi hoạt động trong cả nước và liên tỉnh; năm số liên tiếp ở báo địa phương đối với hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh.Điều 28. Quyết định việc giải thể hộiCơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này quyết định giải thể hội sau mười lăm ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn thanh toán nợ và thanh lý tài sản, tài chính ghi trong thông báo của hội khi xin giải thể mà không có đơn khiếu nại.Hội chấm dứt hoạt động kể từ ngày quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải thể hội có hiệu lực.Điều 29. Hội bị giải thểHội bị giải thể theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này trong các trường hợp sau:1. Hội không hoạt động liên tục mười hai tháng;2. Khi có nghị quyết của đại hội về việc hội tự giải thể mà ban lãnh đạo hội không chấp hành;3. Hoạt động của hội vi phạm pháp luật nghiêm trọng.Điều 30. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi hội bị giải thểKhi hội bị giải thể, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này:1. Ra quyết định giải thể hội;2. Thông báo quyết định giải thể hội trên ba số liên tiếp ở báo Trung ương đối với hội có phạm vi hoạt động cả nước và liên tỉnh; ba số liên tiếp ở báo địa phương đối với hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh.Điều 31. Giải quyết tài sản, tài chính khi hội giải thể; hợp nhất; sáp nhập; chia, tách1. Hội tự giải thể, bị giải thể, tài sản của hội được giải quyết như sau:a) Tài sản, tài chính do các tổ chức trong và ngoài nước tài trợ; tài sản, tài chính do Nhà nước hỗ trợ mà hội đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về tài sản và thanh toán các khoản nợ thì số tài sản, số dư tài chính còn lại do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định;b) Đối với nguồn tài sản, tài chính tự có của hội, mà hội đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về tài sản và thanh toán các khoản nợ sau khi hội giải thể thì số tài sản, số dư tài chính còn lại do hội quyết định theo quy định của điều lệ hội.2. Giải quyết tài sản, tài chính của hội khi hội hợp nhất:a) Sau khi hợp nhất hội thành hội mới, các hội cũ chấm dứt tồn tại, hội mới được hưởng các quyền, lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, các hợp đồng dịch vụ mà các hội cũ đang thực hiện;b) Tài sản, tài chính của các hội hợp nhất không được phân chia, chuyển dịch mà được chuyển giao toàn bộ cho hội mới3. Giải quyết tài sản, tài chính của hội khi sáp nhập:a) Hội được sáp nhập vào hội khác, thì tài sản, tài chính của hội được sáp nhập chuyển giao cho hội sáp nhập;b) Hội sáp nhập được hưởng các quyền, lợi ích hợp pháp về tài sản, tài chính hiện có, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán về tài sản, tài chính và các hợp đồng dịch vụ đang thực hiện của hội được sáp nhập.4. Giải quyết tài sản, tài chính của hội khi chia, tách:a) Sau khi chia hội, hội bị chia chấm dứt hoạt động, quyền, nghĩa vụ về tài sản, tài chính được chuyển giao cho hội mới theo quyết định chia hội;b) Sau khi tách, các hội thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản, tài chính của mình phù hợp với mục đích hoạt động của hội đó.Điều 32. Quyền khiếu nạiTrường hợp hội bị giải thể mà không đồng ý với quyết định giải thể, thì hội có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật. Trong thời gian chờ giải quyết khiếu nại, hội không được hoạt động.Chương 6.
MỘT SỐ QUY ĐỊNH ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁC HỘI CÓ TÍNH CHẤT ĐẶC THÙ
Điều 33. Hội có tính chất đặc thùHội có tính chất đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quy định, thực hiện các quy định chung tại Nghị định này và quy định của Điều này, Điều 34, Điều 35 của Nghị định này.Điều 34. Quyền, nghĩa vụ của hội có tính chất đặc thù1. Quyền của hội có tính chất đặc thù:a) Tham gia với các Bộ, cơ quan ngang Bộ xây dựng các cơ chế, chính sách liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về lĩnh vực hoạt động của hội;b) Tham gia thực hiện một số hoạt động quản lý nhà nước, dịch vụ công thuộc lĩnh vực hoạt động của hội theo quy định của pháp luật;c) Tư vấn, phản biện và giám định xã hội các chính sách, chương trình, đề tài, dự án do cơ quan nhà nước yêu cầu về các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của hội theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.2. Nghĩa vụ của hội có tính chất đặc thù:a) Tập hợp, nghiên cứu ý kiến, kiến nghị của các hội thành viên, hội viên theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của hội để tham gia vào các chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước;b) Tập hợp các chuyên gia đầu ngành, các chuyên gia giỏi ở các hội thành viên và các tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao, thực hiện tư vấn, phản biện và giám định xã hội;c) Tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực hoạt động của hội theo quy định của pháp luật.Điều 35. Chính sách của nhà nước đối với các hội có tính chất đặc thù1. Các hội có tính chất đặc thù được cấp kinh phí hoạt động theo số biên chế được giao; bảo đảm kinh phí để thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao và hỗ trợ cơ sở vật chất và phương tiện hoạt động; được khuyến khích, tạo điều kiện tham gia thực hiện một số hoạt động quản lý nhà nước, các dịch vụ công; thực hiện tư vấn, phản biện và giám định xã hội; thực hiện các chương trình, đề tài, dự án.2. Việc cấp kinh phí hoạt động theo số biên chế được giao; bảo đảm kinh phí để thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao và hỗ trợ cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động; tư vấn, phản biện và giám định xã hội do Thủ tướng Chính phủ quyết định.3. Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm quy định, hướng dẫn, tạo điều kiện về cấp kinh phí hoạt động theo số biên chế được giao, hỗ trợ kinh phí hoạt động gắn với nhiệm vụ của Nhà nước và hỗ trợ cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động; ban hành cơ chế chính sách để hội có tính chất đặc thù tham gia thực hiện một số hoạt động quản lý nhà nước, các dịch vụ công; tư vấn, phản biện và giám định xã hội; thực hiện các chương trình, đề tài, dự án trong phạm vi chức năng quản lý nhà nước theo thẩm quyền.Chương 7.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỘI
Điều 36. Quản lý nhà nước đối với hội1. Xây dựng trình hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hội.2. Hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương, các hội và công dân thi hành pháp luật về hội.3. Cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ hội theo quy định tại Điều 14 của Nghị định này.4. Hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác quản lý hội.5. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hội.6. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về hội; kiểm tra việc thực hiện điều lệ hội đối với các hội.7. Quản lý việc ký kết hợp tác quốc tế về hội theo quy định của pháp luật.8. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về hội.9. Tổng hợp báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động và quản lý hội.Bộ Nội vụ giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hội trong phạm vi cả nước.Điều 37. Nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ đối với hội hoạt động thuộc lĩnh vực do Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý trong phạm vi cả nước1. Tham gia bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Điều 14 của Nghị định này về việc cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ hội; quyết định công nhận ban vận động thành lập hội theo thẩm quyền.2. Ban hành cơ chế, chính sách để hội tham gia chương trình dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện và giám định xã hội, cung cấp dịch vụ công, đào tạo, cấp chứng chỉ hành nghề các hoạt động thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ theo quy định của pháp luật; hướng dẫn, tạo điều kiện để hội tổ chức đại hội nhiệm kỳ; tổ chức lấy ý kiến của hội để hoàn thiện các quy định quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực.3. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước cho hội có hoạt động gắn với nhiệm vụ của Nhà nước; việc quản lý, sử dụng tài sản, tài chính của hội; quản lý việc tiếp nhận, sử dụng các nguồn tài trợ của cá nhân, tổ chức nước ngoài cho hội.4. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hội thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của mình hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật; kiến nghị việc giải thể hội.Điều 38. Nhiệm vụ quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với hội hoạt động trong phạm vi tỉnh1. Thực hiện thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 14 của Nghị định này và quản lý nhà nước về tổ chức, hoạt động của hội.2. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về hội.3. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hội.4. Xem xét hỗ trợ đối với các hội có phạm vi hoạt động tại địa phương.5. Xem xét và cho phép hội có phạm vi hoạt động tại địa phương nhận tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.6. Chỉ đạo các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trong việc quản lý hội.7. Hàng năm, tổng hợp, báo cáo Bộ Nội vụ về tình hình tổ chức, hoạt động và quản lý hội ở địa phương.Điều 39. Khen thưởng1. Hội hoạt động có nhiều đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội thì được khen thưởng theo quy định của Nhà nước.2. Hội viên có nhiều thành tích thì được khen thưởng theo quy định của hội và của Nhà nước.Điều 40. Xử lý vi phạm1. Người nào vi phạm quyền lập hội, lợi dụng danh nghĩa hội để hoạt động trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật; trường hợp gây thiệt hại về vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.2. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cho phép thành lập hội trái với quy định của Nghị định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật; trường hợp gây thiệt hại về vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.3. Ban lãnh đạo hội, người đại diện hội cố tình kéo dài thời hạn đại hội nhiệm kỳ do điều lệ hội quy định hoặc không chấp hành quy định về nghĩa vụ của hội thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.Chương 8.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 41. Hiệu lực thi hành1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2010.2. Nghị định này thay thế Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.Điều 42. Tổ chức thực hiệnBộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định này.Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, TCCV (5b)
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

<tbody>
</tbody>
 
Hội nuôi rắn Việt Nam không phải muốn đưa ai vào cũng được đâu các bác ạ !
Bác thử nghĩ xem những người bác đề xuất đưa vào có xứng đáng đứng trong hàng ngũ sát cánh cùng bà con không ?
Bác chưa biết rõ từng thành viên và những đóng góp của họ như thế nào ?
Đề nghị bác suy nghĩ lại nhé !!!!
 
Tôi đã đọc bản dự thảo điều lệ mà Thanh gửi, còn đang xem xét cân nhắc một số nội dung, nhưng nói chung là đã tương đối đầy đủ.

Nhân đây cũng nói thêm, Thanh có thể bỏ thêm chút thời gian, xây dựng phương án hoạt động cụ thể của hội trong 5 năm ( nhiệm kỳ đầu tiên được không).

Trong đó:

1. Ấn định cụ thể số lượng thành viên được kết nạp trong nhiệm kỳ.

2. Xây dựng kế hoạch liên kết sản xuất và tiêu thụ. Số liệu cụ thể.

3. Kế hoạch huy động, phân bổ vốn, kế hoạch doanh thu, chi phí, lợi nhuận từng năm.

Muốn cho hội thật sự có ý nghĩa và hoạt động hiệu quả thì phải làm rõ mối quan hệ ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ của từng thành viên tham gia hội.
 
Last edited:
Trước hết thì liên kết tiêu thụ đi bác ơi, Bác đứng ra thu mua và báo giá liên tục cho anh em. Còn kỹ thuật thì anh em tạm ổn rồi, làm sao giá luôn hấp dẫn hơn thương lái thường là anh em đỡ khổ rồi,hii
 

Hồ sơ thành lập hội bao gồm:
Hồ sơ kèm theo gồm:<o:p></o:p>
1. Quyết định công nhận Ban vận động thành lập hội, sơ yếu lý lịch người đứng đầu Ban vận động, danh sách những người trong Ban vận động; <o:p></o:p>2. Dự thảo điều lệ hội;<o:p></o:p>
3. Dự kiến phương hướng hoạt động;<o:p></o:p>
4. Danh sách hội viên ban đầu và đơn đề nghị vào hội có chữ ký hội viên; <o:p></o:p>
5. Các văn bản xác định về trụ sở và tài sản của hội.
Do đó mình phải tiến hành từng bước, càng sơm càn tốt
@ A Hiếu: anh góp ý về điều lệ và trao đổi mail với anh Thanh, CC cho mình luôn. Sau khi thống nhất sơ bộ mình gặp để thao luận chi tiết và sau đó công bố lên diễn đàn để lấy ý kiến mọi người.
Phần dự thảo phương hướng hoạt động anh Thanh cũng đã soạn sẵn rồi, xong phần điều lệ mình sẽ xúc tiến phần này. Xong 2 phần cơ bản, xem như mìnhđã đi 70% đoạn đường, phần còn lại giải quyết sẽ nhanh hơn. Mình bận việc cả tuần , chắc tuần sau mới tham gia thảo luận với anh em được
@ all: các ACE ủng hộ anh Thanh và mọi người để cho ý tưởng được thực hiện càng nhanh càng tốt.
 
Vấn đề này đáng đc wan tâm lắm chứ!Nhưng chú Minh Hải nói cũng rất có lý!Dự thảo đến lúc hoàn thành cũng còn xa ah!Bao giờ có đầu ra ổn định thì người nuôi mới phấn khởi mặc dù ko bít là có nuôi đc hay ko!hihihi hy vọng chờ đợi!Hình poss o đâu vậy chú Hải!Sắp đến ngày đám cưới rồi quá xá lu bu!
 
em rất mong hội mình xẽ nhanh chóng thành lập để những người muốn học nghề như em có thêm niềm tin và cũng có một nơi để giao lưu học hỏi. Thấy các bác háo hức quá em cũng háo hức theo, em mới thử thiết kế 1 vào mẫu logo, em xin chia sẻ, nếu các bác thấy hợp thì em xin gửi tặng cho hội, còn nếu không đẹp thì cũng thanks em cái
Agriviet.Com-Untitled-1ok.jpg

Agriviet.Com-Untitled-3ok.jpg

Agriviet.Com-Untitled-4ok.jpg


--------

thêm vài mẫu
Agriviet.Com-Untitled-5ok.jpg

Agriviet.Com-Untitled-6ok.jpg

Agriviet.Com-Untitled-7ok.jpg

Agriviet.Com-Untitled-8ok.jpg
 
Last edited by a moderator:
em rất mong hội mình xẽ nhanh chóng thành lập để những người muốn học nghề như em có thêm niềm tin và cũng có một nơi để giao lưu học hỏi. Thấy các bác háo hức quá em cũng háo hức theo, em mới thử thiết kế 1 vào mẫu logo, em xin chia sẻ, nếu các bác thấy hợp thì em xin gửi tặng cho hội, còn nếu không đẹp thì cũng thanks em cái
Agriviet.Com-Untitled-1ok.jpg

Agriviet.Com-Untitled-3ok.jpg

Agriviet.Com-Untitled-4ok.jpg


--------

thêm vài mẫu
Agriviet.Com-Untitled-5ok.jpg

Agriviet.Com-Untitled-6ok.jpg

Agriviet.Com-Untitled-7ok.jpg

Agriviet.Com-Untitled-8ok.jpg

kaka....hay đấy. Mình đề nghị phải thêm hai chữ: TQ.... trước lưỡi con rắn. Mình phải....đớp thằng 3 tàu mới lược hà...kaka
 
xin được làm đệ tử

THÀNH LẬP HỘI NUÔI RẮN VIỆT NAM

.........
..........

Trân trọng
Ngo Tuan Thanh / DG
em xin chanh thành cảm ơn các anh chị đi trước đã có ý tưởng thành lập hội nuôi rắn ráo trâu Việt Nam. Em mới chập chững bước từng bước vào nghề nên rất cần sự dìu dắt,chỉ bảo của mấy anh chị đi trước.ngày 17/3/2013 vừa rồi em có tham dự buổi họp mặt do các anh khởi xướng.Em rất mông được làm một thành viên của hội nuôi rắn Việt Nam. mông được là một thành viên của hội.Em là Trần Quang ở Bình Thuận.
 
Last edited by a moderator:
Về mặt tinh thần em ủng hộ các Bác hết mình! thanks!
 
Xin được thay mặt anh em nuôi rắn trên diễn đàn Agriviet, gửi lời cảm ơn chân thành đến trại rắn Thành Phát Đồng Nai đại diện là anh Lưu Phước Tường và Trại Rắn Trần Hữu Hậu An Giang đã xác nhận đồng ý tham gia vào danh sách Ban Vận Động Thành lập Hội Nuôi Rắn Việt Nam.

Ban Vận động Thành Lập Hội Nuôi Rắn Việt Nam cùng bà con chăn nuôi đánh giá cao sự đóng góp của các anh.

Kính chúc các anh chị và gia đình sức khỏe và hạnh phúc
Kính chúc Trại Rắn Thành Phát - Trại Rắn Trần hữu Hậu phát triển bền vững và đóng góp nhiều cho Hội Nuôi Rắn Việt Nam

Kính chúc Anh chị em và diễn đàn Agriviet sức khỏe và hạnh phúc
Ngo Tuan Thanh
 
Last edited by a moderator:
Trại Rắn Trần Hữu Hậu An Giang Cảm Ơn Lời Mời Anh Ngô Tuấn Thanh CTy Thịnh Ý
• Hứa sẽ hết sức mình đóng góp cho (Hội Nuôi Rắn) những kinh nghiệm trong những năm nuôi rắn có được
• Để chia sẽ cho những người đi sau vững dàng hơn trước khi bước vào nghề nuôi rắn khỏi mắc phải vấp ngã ...
• Có thêm phần thu nhập, phụ cho gia đình khấm khá lên, để cho cuộc sống có được niềm tin & (HẠNH PHÚC)

Trân Trọng Kính Chào
 
Last edited by a moderator:
Lời Cảm Ơn

Cho em tham gia với nhé.

Xin được thay mặt anh em nuôi rắn trên diễn đàn Agriviet, gửi lời cảm ơn chân thành đến Trại Rắn tanchaufam

Xin vui lòng xác nhận Trại Rắn tanchaufam đ8ang ký tham gia là Hội Viên của hội hay tham gia vào danh sách Ban Vận Động Thành lập Hội Nuôi Rắn Việt Nam.

Ban Vận động Thành Lập Hội Nuôi Rắn Việt Nam cùng bà con chăn nuôi đánh giá cao sự đóng góp của anh.

Kính chúc các anh và gia đình sức khỏe và hạnh phúc
Kính chúc Trại Rắn tanchaufam phát triển bền vững và đóng góp nhiều cho Hội Nuôi Rắn Việt Nam

Kính chúc Anh chị em và diễn đàn Agriviet sức khỏe và hạnh phúc

Hội nuôi rắn

--------

kaka....hay đấy. Mình đề nghị phải thêm hai chữ: TQ.... trước lưỡi con rắn. Mình phải....đớp thằng 3 tàu mới lược hà...kaka

Xin được thay mặt anh em nuôi rắn trên diễn đàn Agriviet, gửi lời cảm ơn chân thành đến anh doan_tuanvn204 đã đồng ý đồng ý tham gia vào danh sách Ban Vận Động Thành lập Hội Nuôi Rắn Việt Nam.

Ban Vận động Thành Lập Hội Nuôi Rắn Việt Nam cùng bà con chăn nuôi đánh giá cao sự đóng góp của các anh.

Kính chúc các anh chị và gia đình sức khỏe và hạnh phúc và đóng góp nhiều cho Hội Nuôi Rắn Việt Nam

Kính chúc Anh chị em và diễn đàn Agriviet sức khỏe và hạnh phúc
Trân trọng
Hội nuôi Rắn
 
Last edited by a moderator:
Cảm ơn anh Thanh đã tích cực vận động thành lập Hội nuôi rắn Việt nam. Tất cả vì lợi ích chung của những người làm nông nghiệp, mong mọi người đóng góp nhiều ý kiến và tích cực vận động để Hội nuôi Rắn được thành lập càng sớm, càng tốt...
 
Status
Không còn mở để tiếp tục thảo luận


Back
Top