Thủy canh - Trồng cây không cần đất

Thủy Canh - Trồng cây không cần đât

Thủy canh thường được định nghĩa như là "Trồng cây trong nước". Tuy nhiên do có rất nhiều môi trường tổng hợp được sử dụng để trồng cây nên có thể mở rộng định nghĩa thủy canh là " trồng cây không sử dụng đất".
Từ nhiều thế kỷ trước ở vunAmmaaazon, Babylon, Ai Cập, Trung Quốc và Ấn Độ, người xưa đã biết sử dụng phân bón hòa tan để trồng dưa chuột, dưa hấu và nhiều loại rau củ khác. Sau đó các nhà sinh lý thực vật bắt đầu trồng cây trên môi trường dung dịch dinh dưỡng đặc biệt để thí nghiệm và gọi là "nuôi cấy dinh dưỡng".
Năm 1929, William F. GoGGoricke đã thàn công trong việc trồng cây cà chua đạt kích thước 7,5 m trong dịch dinh dưỡng. Ông gọi hệ thống mới này là "thủy canh" ("Hydroponic" - theo tiếng Hy Lạp, hydros là 'nước" và ponos là "làm việc"). Từ đó, thủy canh được ứng dụng và phát triển rộng rãi, và mở rộng thành các phương pháp trồng cây trên môi trường rắn trơ sử dụng dung dịch dinh dưỡng.

hydroponic-lettuce-in-beaker-thumb3.jpg


Việc trồng cây không có đất thật sự đem lại rất nhiều thuận lợi. Khi sử dụng một môi trường sạch khuẩn và không phải lo lắng đến việc trừ cỏ dại, trừ sâu và các côn trùng có hại trong đất. Hơn nữa khi dùng kỹ thuật thủy canh, cây trồng sẽ có được môi trường sống đầy đủ các thành phần dinh dưỡng thiết yếu. Do vậy cây sẽ sinh truỏng và phát triển nhanh hơn, việc canh tác cũng đơn giản hơn đối với cây rau và hoa. Một thuânnj lợi lớn của kỹ thuật thủy canh là cho phép thiết lập hệ thống nuôi trồng tự động. Khi sử dụng hệ thống tự động, người làm vườn có thể linh hoạt được thời gian chăm sóc cây trồng.
Trong tương lai, khi dân số ngày một gia tăng, đời sống được nâng cao, đất đai trở nên khan hiếm, thì kỹ thuật thủy canh dần dần thay thế phương pháp trồng trọt truyền thống. Vì không những mang lại món lợi nhuận không lồ cho ngành nông nghiệp, kỹ thuật này còn giúp giữ gìn môi trường được trong sạch, đây chính là mục tiêu được coi trọng hàng đầu để góp phần năng cao chất lượng cuộc sống của con người.
---------------
Đây là một bài giới thiệu về thủy canh để mọi người tham khảo và đóng góp ý kiến. Em nghĩ rằng muốn tìm hiểu về thủy canh thì trước tiên mình phải biết thủy canh là gì và tại sao phải tìm hiểu về thủy canh. Nếu có thời gian rãnh em sẽ post từ từ các kiến thức cơ bản về thủy canh mà em biết cho đến những tài liệu thủy canh chuyên dụng trồng các loại cây đơn giản. Em là một người đam mê thủy canh nên em rất hy vọng càng ngày sẽ càng có nhiều người có niềm đam mê như em.
Thân!
---------------
* Ưu điểm của kỹ thuật thủy canh:
- Không cần đất, chỉ cần không gian để đặt hộp dụng cụ trồng, do vậy có thể triển khai ở những vùng đất cằn cỗi như hải đảo, vùng núi xa xôi cũng như tại gia đình sân thượng, balcon.
- Không phải làm đất, không có cỏ dại, không cần tưới.
- Trồng được nhiều vụ, có thể trồng trái vụ,
- Không phải sử dụng thuốc trừ sâu bệnh và các hóa chất độc hại khác.
- Năng suất cao vì có thể trồng liên tục.
- Sản phẩm hoàn toàn sạch, đồng nhất. Giàu dinh dưỡng và tươi ngon.
- Không tích lũy chất độc, không gây ô nhiễm môi trường.
- Không đòi hỏi lao động nặng nhọc, người già trẻ em đều ó thể tham gia hiệu quả

* Nhược điểm của kỹ thuật thủy canh
- Vốn đầu tư ban đầu cao do chí phí về trang thiết bị. Tuy nhiên, chi phí này không phải là cao so với những chi phí phải trả để diệt sâu bệnh và côn trùng, thuê nhân công. Hơn nữa các máy móc thiết bị được tái sử dụng nhiều lần nên chỉ tốn chi phí đầu tư cho ban đàu.
- Đòi hỏi trình độ chuyên mộ kỹ thuật cao để sản xuất có hiệu quả. Điều này gây trở ngại cho việc đưa phương pháp thủy canh mở rộng đại trà.
- Trong quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng, thực vật làm thay đổi độ pH trong dung dịch thủy canh. Do đó, cần phải điều chỉnh pH mồi ngày. Giá trị pH tối thích từ khoảng 5.8 - 6.5. giá trị pH càng chênh lệch khỏi khoảng này thì mức độ ảnh hưởng không tốt lên hệ thống thủy canh càng lơn.
- Ngoài ra, những yếu tố thay đổi đột ngột môi trường cũng như việc cung cấp chất dinh dưỡng hay tưới nước không đúng có thể gây ra những triệu chứng rối loạn sinh lý ở cây (như hiện tượng thối quả cà chua, nứt quả cà chua).
 
Last edited by a moderator:
tham khảo

trong quá trình học mình cũng thực hành trồng cây thủy canh, so với trồng trên đất thì phát triển nhanh và tốt hơn.
nhưng mình còn thắc mắc là liệu trong rau có dư lượng nitrat hay ko?????:unsure:
 
Nhìn thì dễ làm thấy khó, đầu tư làm cái này trên tầng thượng được không mọi người, là chi phí cho 15m2 là bao nhiêu nhỉ? Ai biết chỉ bảo mình
 
Sau hơn một năm kể từ ngày đọc topic này tôi đã làm được một phần như ý bác Thủy canh chỉ bảo.
Mời bà con ai quan tâm đến 181 Đình Thôn-Mỹ Đình!

Thuycanh_zpsaa18fb76.png


Caixoong_zps17f24b11.png
Vườn rau này của bác trồng à?
 
Nhìn thì dễ làm thấy khó, đầu tư làm cái này trên tầng thượng được không mọi người, là chi phí cho 15m2 là bao nhiêu nhỉ? Ai biết chỉ bảo mình
Chi phí làm trên sân thượng khoảng 700K-1M /m2 nếu thuê làm. Tự làm thì cũng phải 400K-600K/m2. Tuỳ thuộc chất liệu sử dụng.
 
Dạo này http://agriviet.com/ khi đăng bài có loại bỏ các code trong mã nguồn từ các bài copy, nhưng loại ko triệt để thành ra bài đăng của member be bét cả lên, mong mod và BQT kiểm tra lại ạ
 
Coi bộ bún bò không thể thiếu ớt rồi hihi.Thật ra khi trồng thủy canh ở mô hình nhỏ thì cây nào cũng giống cây nào, chỉ khác là hạt giống và khả năng sáng tạo về hệ thống của mỗi người sao cho phù hợp với môi trường riêng hiện tại.
Vậy thì xin phép các bác em xin mạo muội giới thiệu về mô hình thủy canh nhỏ áp dụng trên cây ớt. Đây chỉ là 1 bài viết về cách trồng đơn giản để bất kỳ ai cũng có thể áp dụng được nên mô hình được giới thiệu là mô hình không hồi lưu và dung dịch được sử dụng là dung dịch đã được pha sẵng đang bán trên thị trường. Nếu có gì sai sót mong các bác tận tình chỉ dạy thêm!

hydroponic_chillipeppers.jpg


Xây dựng hệ thống thủy canh không hồi lưu trên cây ớt gồm:

1. Chuẩn bị những dụng cụ và vật liệu cần thiết
- Hộp xốp (45cm x 60cm x 15cm) sơn đen mặt trong hoặc dùng rá nhựa lót nilông (nilông đen ngăn ánh sáng lọt vào dung dịch)
- Khung gỗ chống đỡ.
- Rọ nhựa hoặc ly nhựa để gieo hạt.
- Dung dịch dinh dưỡng gốc bán sẵn (khi dùng chỉ cần pha loãng với nồng độ tuỳ theo từng loại rau).
- Giá thể (xơ dừa, trấu).
- Hạt ớt có chất lượng tốt.
- Nước sạch.

f_gionhuam_d927971.jpg




dsc05536qn6.jpg


big_66674_01_1_.jpg



2. Kỹ thuật trồng

- Chuẩn bị hộp xốp hoặc rá nhựa phủ nilông.

untitled1dp2.jpg


- Dùng vỏ lon kim loại có đường kính tương đương với rọ nhựa hun nóng rồi đục lỗ trên nắp hộp. Số lỗ đục thẳng hàng tạo nhãn quan thẩm mĩ.

dsc06536to3.jpg


- Rọ gieo hạt: nhồi xơ dừa vào rọ rồi rải trấu lên phía trên. Đặt các rọ nhựa vào các lỗ đã đục trên nắp hộp.

ef423b94fed3fd4c4cdb794e9ef60cb8.jpg


- Hạt giống: rửa sạch, loại bỏ các hạt lép, ngâm 2 sôi +3 lạnh trong vài giờ.
- Gieo 2-3 hạt vào một rọ ở độ sâu khoảng 1cm. Tưới ẩm lên các rọ.

thuyCanh5.gif


njw.jpg


- Pha dung dịch: dung dịch dinh dưỡng thường đựng trong chai nhựa, khi dùng lắc đều rồi đổ vào hộp. Thêm đủ lượng nước theo hướng dẫn.
- Đặt nắp hộp có sẵn rọ nhựa đã gieo hạt lên hộp xốp chứa dung dịch dinh dưỡng sao cho đáy rọ ngập trong dung dịch khoảng 1-2cm.

dsc05495wv2.jpg


- Trong quá trình trồng, cần chú ý bổ sung mực nước trong hộp xốp, cần pha thêm dinh dưỡng khi mực nước thấp hơn bộ rễ
- Tưới cây vào buổi sáng sớm và chiều tối. Cần phun sương vào buổi trưa để lá không bị héo.
- Trước thu hoạch 2 ngày, không cần phải thêm dinh dưỡng, nếu mực nước thấp chỉ bổ sung nước sạch.
- Trong suốt thời gian trồng cần phải để ý đến pH của dung dịch. Có thể dùng giấy thử pH hoặc máy đo pH để đo.

DSC00544.jpg


Myodungdchcdnincao.jpg


Cây ớt được trồng bằng thủy canh

DSC00829.jpg


07-09-12_hydroponic-deck-garden_bel.jpg



Nếu các bác muồn trồng ớt thủy canh để trên bàn thì các bác có thể thay thùng xốp bằng các dụng cụ khác như chai thủy tinh, bình thủy tinh,... (Có thể sáng tạo giống vậy nè... hihi)

hydroponic-lettuce-in-beaker-thumb3.jpg


226672961_cd7988cfd6-1.jpg



Và đây là nguyên tắc cơ bản của mô hình không hồi lưu

dsc06588copyll4.jpg



Chúc các bác thành công!!!!
 
nếu cho chúng ta đi làm mô hình nào chúng ta cũng có thể thất bại nhưng rồi sẽ thành công nhưng nông dân chúng ta trình độ dân trí còn thấp,làm sao ứng dụng được đây,như kêu gọi những thương lái heo đi học ATVSTP vậy,mình mong các AE nói những từ chuyên môn làm sao bình dân nhất để dễ tiếp thu hơn,cám ơn vì bài viết rất hữu ít
 
Xin hỏi các bác và đặc biệt là bác @Thuy-canh và bác @AQ101

Em thấy ở đầu thread có hướng dẫn trồng thủy canh là cần phải đậy kín tránh ánh sáng vì sợ rêu phát triển ăn hết chất dinh dưỡng của rau. Nhưng theo hình 2 bác đưa lên thì em thấy là các bác không đậy kín, vậy thì các bác có cách nào để ngăn rêu phát triển ạ.

Em mới tham gia diễn đàn, nên chắc còn nhiều câu hỏi ngô nghê nữa, mong các bác hết sức thông cảm và giúp đỡ ạ.

Em chân thành cảm ơn.
 
Last edited by a moderator:
Ban co the cho toi so dien thoai hoac email de lien lac ban khong? Vi hien tai toi dang song o nuoc ngoai va dang nghien cuu ve cac phuong phap trong thuy canh moi. Cam on ban! Mong nhan duoc email cua ban theo dia chi hatobubbletea@gmail.com
 
Các bạn thân mến,

Tôi vừa mới học phương pháp thủy canh được 2 tuần nay và tôi rất thích phương pháp này. Ngày nào tôi cũng đọc trên internet để tìm hiểu lý thuyết. Tôi xin chia sẻ chút kiến thức mà tôi đọc được trên internet và những kinh nghiệm thực tế mà tôi rút ra khi tự mình trồng cây thủy canh.

Tôi sẽ kể từng chi tiết quá trình học thủy canh của mình để các bạn mới bắt đầu như tôi có hứng thú tự mình trồng cây thủy canh.
 
Lý do tôi biết đến thủy canh cũng do tình cờ. Ban đầu tôi chỉ định trồng cây cảnh để trang trí.

Tôi thích trồng cây cảnh nhưng không biết cách chăm sóc nên những chậu cây cảnh tôi mua về được khoảng vài tháng thì chúng đều chết hết mặc dù ngày nào tôi cũng tưới nước. Tôi chỉ tưới nước không bón phân. Tôi tưới nước được vài tháng thì cây chết nên rất nản.

Vì không biết cách chăm sóc cây cảnh nên tôi tìm trên internet xem có cách nào trồng cây mà không cần chăm sóc tưới nước bón phân mà cây vẫn sống không.

Đầu tiên tôi tìm được phương pháp trồng cây cảnh mà không cần chăm sóc tưới nước bón phân mà cây vẫn sống. Đó là phương pháp trồng cây trong bình thủy tinh bịt kín. Phương pháp này tiếng anh gọi là Terrarium.Thấy phương pháp trồng cây Terrarium quá dễ thực hiện, tôi liền đi mua bình thủy tinh, mua đất, mua sỏi, mua hạt giống về làm thử.

Trồng cây cảnh theo phương pháp Terrarium quá dễ, tôi làm như sau:

1. mua sỏi to màu trắng hoặc sỏi màu ở chỗ bán cá cảnh

2. mua đất và hạt giống ở chỗ bán cây cảnh

3. mua bình thủy tinh có nắp đậy kín

4. đổ sỏi vào đáy bình thủy tinh

5. đổ đất vào trên lớp sỏi

6. đổ nước vào cho đất ẩm

7. gieo hạt giống vào

8. đậy nắp bình thủy tinh thật kín

9. mang bình thủy tinh đặt cạnh cửa sổ

10. sau khi hạt nẩy mầm tôi đã có một cây cảnh Terrarium mà không cần chăm sóc tưới nước bón phân.

Vì nắp bình đậy kín nên nước không thoát ra ngoài được, hơi nước bốc hơi trong bình rồi chảy ngược xuống đất trở lại nên cây trồng theo phương pháp này không cần chăm sóc.

Sau khi thành công với cây cảnh Terrarium. Tôi tiếp tục tìm kiếm trên internet xem còn cách nào làm tốt hơn không.

Tình cờ tôi tìm thấy phương pháp thủy canh Hydroponics khi đang tìm giá thể đất sét nung để trang trí cho chậu cây cảnh Terrarium.

Vừa thấy phương pháp thủy canh Hydroponics tôi đã thích phương pháp này ngay lập tức. Thế là tôi lại đi mua dụng cụ về để thử làm thủy canh Hydroponics.Vì quá thích phương pháp thủy canh Hydrophonics nên ngày nào tôi cũng đọc tài liệu về phương pháp này. Vì vậy mặc dù chỉ biết phương pháp này mới 2 tuần trước đây nhưng tôi đã biết khá rõ về phương pháp thủy canh Hydrophonics.

Tôi xin chia sẻ kinh nghiệm làm thủy canh với các bạn như sau.

Có 6 phương pháp trồng thủy canh, tuy nhiên với những người mới bắt đầu làm quen với thủy canh, các bạn nên chọn phương pháp thủy canh tĩnh, không hồi lưu. Lý do chọn phương pháp thủy canh tĩnh, không hồi lưu dựa vào kinh nghiệm của tôi như sau:

1. quy mô nhỏ để trồng thử nghiệm làm quen trước
2. đỡ tốn tiền mua dụng cụ
3. rất đơn giản, không cần bơm, không cần tốn điện
4. chỉ cần setup cài đặt ban đầu một lần rồi không cần phải chăm sóc nữa.
5. có thể dùng chậu hộp nhỏ để trồng cây cảnh để bên cửa sổ...các bạn cần mua những dụng cụ sau đây để tự mình làm một hệ thống thủy canh tĩnh, không hồi lưu, không cần bơm.

1. mua thùng nhựa màu đen toàn thân, có nắp đậy cũng màu đen. nếu không tìm được thùng nhựa màu đen thì mua thùng màu khác cũng được nhưng tuyệt đối không được mua thùng nhựa trong suốt. Lý do thùng phải màu đen:

a. rễ cây ở trong thùng cần tối như trồng ở trong đất.
b. thùng màu đen để ngăn ánh sáng không cho rong rêu mọc trong thùng

diện tích bề mặt rộng nhỏ tùy ý các bạn nhưng chiều cao của thùng tốt nhất là 10 cm cho đến 15 cm. Lý do không chọn thùng quá cao vì thùng quá cao sẽ tốn nhiều nước, tốn nhiều dung dịch, quá nặng khó di chuyển.

tôi chọn 2 loại thùng màu đen kích thước như sau:
samla-box-with-lid__0206415_PE360413_S4.JPG


Thùng này kích thước 39x28x14 cm, dung tích 8 lít nước dùng để trồng ngoài sân

và thùng đen nhỏ này:
trofast-storage-box__0193782_PE347430_S4.JPG


Thùng này kích thước 20x30x10 cm, dung tích 2.5 lít nước dùng để trồng cây cảnh để bên cửa sổ

Nếu không mua thùng nhựa được các bạn có thể mua thùng xốp nhưng thùng xốp các bạn phải bọc nylon đen ở bên trong.

Sau khi cân nhắc sự bất tiện phải bọc nylon đen của thùng xốp, tôi quyết định mua thùng nhựa màu đen, vừa chắc vừa đẹp.sau khi mua thùng các bạn mua lưỡi cưa lỗ hole saw:
Drill_arbor_holesaw_2.jpg


Dùng lưỡi cưa lỗ này để khoan những lỗ tròn trên nắp thùng. Khoan lỗ thành hàng ngay ngắn cho đẹp.

2. Các bạn mua ly nhựa ở siêu thị
765px-Plastic_cups.jpg


3. Mua dung dịch dinh dưỡng. Theo kinh nghiệm của tôi các bạn đừng tìm cách tự mình pha chế dung dịch dinh dưỡng mà nên mua loại pha chế sẵn. Lý do: tự mình pha chế rất phức tạp, tốn công tốn thời gian

4. Mua đá núi lửa (đất sét nung) Expanded_clay_aggregate
220px-Hydroton.jpg


Theo kinh nghiệm của tôi đây là giá thể tốt nhất, mua một lần sử dụng vĩnh viễn. Tuyệt đối đừng bao giờ mua rockwool làm giá thể. mảnh vụn của rockwool rất độc cho mắt và phổi của bạn.Sau khi có đầy đủ dụng cụ:
1. thùng đen
2. ly nhựa
3. đá núi lửa, đất sét nung
4. dung dịch dinh dưỡng

Các bạn pha dung dịch dinh dưỡng theo hướng dẫn đổ vào thùng, khuấy đều cho nước có nhiều oxy.

Bước kế tiếp là trồng cây. Có 3 cách để các bạn có thể trồng cây vào thùng thủy canh:

1. gieo hạt
2. chuyển cây từ thổ canh sang thủy canh
3. giâm cành

Theo kinh nghiệm của tôi, với những người mới bắt đầu học thủy canh, các bạn không nên theo cách gieo hạt. Lý do: gieo hạt rất lâu, phải chờ 3 - 4 ngày để hạt nẩy mầm, phải chờ cây con ra rễ.

Để tạo hứng thú cho các bạn mới bắt đầu học thủy canh, các bạn nên theo kinh nghiệm của tôi, đi mua cây đã có rễ sẵn về trồng. Tức là trồng cây thủy canh theo cách thứ 2 hoặc thứ 3.

Theo cách thứ 2: chuyển cây từ thổ canh sang thủy canh áp dụng cho cây cảnh. Các bạn có thể mua cây cảnh có sẵn về nhẹ nhàng nhổ cây ra khỏi chậu đất, rửa sạch đất ở rễ. Dùng kéo cắt lỗ ở ly nhựa vừa bằng với đường kính của bộ rễ, sau đó xỏ rễ xuyên qua ly nhựa, đổ giá thể đá núi lửa đất sét nung vào ly nhựa để cố định cây, cuối cùng đặt ly nhựa vào thùng thủy canh.

Theo cách thứ 3: giâm cành áp dụng cho cây rau ăn lá. Theo kinh nghiệm của tôi các bạn nên bắt đầu bằng những loại rau sau đây: rau muống, rau ngò rí, rau ngò gai, rau thì là, hành lá, rau thơm, rau xà lách...Lý do bắt đầu bằng các loại rau này vì đây là những loại rau thông dụng dùng hàng ngày, các loại rau này cũng rất dễ trồng bằng cách giâm cành thủy canh.

Các bạn có thể mua các loại rau này ở siêu thị. Sau khi mua về dùng kéo cắt ngang thân cây rau cách gốc khoảng 4-5 cm, nhớ chừa một vài nhánh nhỏ và lá nhỏ. Dùng khoan để khoan lỗ ở đáy ly nhựa bằng đường kính bộ rễ rồi xỏ rễ xuyên qua ly nhựa. Khoan lỗ thì chỉ xỏ từng cây rau một lỗ. Hoặc các bạn có thể dùng kéo cắt một lỗ lớn ở đáy ly nhựa bằng với đường kính bộ rễ của một chùm rau (tức là cột chùm nhiều cây rau vào thành một chùm rồi xỏ xuyên qua lỗ lớn ở đáy ly nhựa). Đổ giá thể đá núi lửa đất sét nung vào ly nhựa để cố định cây, cuối cùng đặt ly nhựa vào thùng thủy canh.

Vì chúng ta dùng phương pháp thủy canh tĩnh không hồi lưu, không dùng máy bơm sủi khí nên có một chi tiết đặc biệt quan trọng các bạn phải lưu ý. Đó là chúng ta sẽ dùng phương pháp của Kratky khi trồng thủy canh tĩnh.

Tôi sẽ giải thích chi tiết phương pháp của Kratky sau.
 
Last edited by a moderator:
Xin hỏi các bác và đặc biệt là bác @Thuy-canh và bác @AQ101

Em thấy ở đầu thread có hướng dẫn trồng thủy canh là cần phải đậy kín tránh ánh sáng vì sợ rêu phát triển ăn hết chất dinh dưỡng của rau. Nhưng theo hình 2 bác đưa lên thì em thấy là các bác không đậy kín, vậy thì các bác có cách nào để ngăn rêu phát triển ạ.

Em mới tham gia diễn đàn, nên chắc còn nhiều câu hỏi ngô nghê nữa, mong các bác hết sức thông cảm và giúp đỡ ạ.

Em chân thành cảm ơn.
Dạo này bác Thuỷ canh không lên diễn đàn mấy nên tôi trả lời thay đơn giản thế này: còn rau phát triển tốt thì không có rêu. Nếu rau bị sâu bệnh, không phát triển được thì mới có rêu.
 
Dạo này bác Thuỷ canh không lên diễn đàn mấy nên tôi trả lời thay đơn giản thế này: còn rau phát triển tốt thì không có rêu. Nếu rau bị sâu bệnh, không phát triển được thì mới có rêu.
Cám ơn bác AQ101. Không biết hệ thống của bác hiện giờ thế nào rồi? Em có thể qua xem tham khảo được không ạ?Ban quản trị xem xét khắc phục lỗi font chữ ở các trang trước. Hiện giờ đang bị lỗi tùm lum, không thể đọc được.
 
Last edited by a moderator:
Cám ơn bác AQ101. Không biết hệ thống của bác hiện giờ thế nào rồi? Em có thể qua xem tham khảo được không ạ?Ban quản trị xem xét khắc phục lỗi font chữ ở các trang trước. Hiện giờ đang bị lỗi tùm lum, không thể đọc được.
Vẫn hoạt động, tuy nhiên hiện đang chuyển dần sang AQUAPONIC nên cũng hơi bừa bộn một chut
 
Tôi thấy có phần e ngại khi trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh vì không biết các hóa chất nuôi cây có đảm bảo an toàn thực phẩm hay không. Mà hình như chưa có cơ quan quản lý nhà nước nào tham gia quản lý vấn đề này thì phải :(
 
Tôi thấy có phần e ngại khi trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh vì không biết các hóa chất nuôi cây có đảm bảo an toàn thực phẩm hay không. Mà hình như chưa có cơ quan quản lý nhà nước nào tham gia quản lý vấn đề này thì phải :(
Bạn cứ ngồi đó mà e ngại. Có thể không chỉ bạn mà rất nhiều người nữa chưa bao giờ được cầm trên tay một ngọn rau trồng thủy canh. Hàng ngày họ vẫn ăn rau bẩn và luôn mồm nói e ngại những thứ mà mình chảng hiểu cái gì.
Cơ quan quản lý NN thì hãy đợi đấy, khi nào thủy canh thành một món lớn để họ có thể bóp nặn cho ra tiền được thì lúc đó sẽ có người xông vào.
 
Back
Top