Thủy canh - Trồng cây không cần đất

Thủy Canh - Trồng cây không cần đât

Thủy canh thường được định nghĩa như là "Trồng cây trong nước". Tuy nhiên do có rất nhiều môi trường tổng hợp được sử dụng để trồng cây nên có thể mở rộng định nghĩa thủy canh là " trồng cây không sử dụng đất".
Từ nhiều thế kỷ trước ở vunAmmaaazon, Babylon, Ai Cập, Trung Quốc và Ấn Độ, người xưa đã biết sử dụng phân bón hòa tan để trồng dưa chuột, dưa hấu và nhiều loại rau củ khác. Sau đó các nhà sinh lý thực vật bắt đầu trồng cây trên môi trường dung dịch dinh dưỡng đặc biệt để thí nghiệm và gọi là "nuôi cấy dinh dưỡng".
Năm 1929, William F. GoGGoricke đã thàn công trong việc trồng cây cà chua đạt kích thước 7,5 m trong dịch dinh dưỡng. Ông gọi hệ thống mới này là "thủy canh" ("Hydroponic" - theo tiếng Hy Lạp, hydros là 'nước" và ponos là "làm việc"). Từ đó, thủy canh được ứng dụng và phát triển rộng rãi, và mở rộng thành các phương pháp trồng cây trên môi trường rắn trơ sử dụng dung dịch dinh dưỡng.

hydroponic-lettuce-in-beaker-thumb3.jpg


Việc trồng cây không có đất thật sự đem lại rất nhiều thuận lợi. Khi sử dụng một môi trường sạch khuẩn và không phải lo lắng đến việc trừ cỏ dại, trừ sâu và các côn trùng có hại trong đất. Hơn nữa khi dùng kỹ thuật thủy canh, cây trồng sẽ có được môi trường sống đầy đủ các thành phần dinh dưỡng thiết yếu. Do vậy cây sẽ sinh truỏng và phát triển nhanh hơn, việc canh tác cũng đơn giản hơn đối với cây rau và hoa. Một thuânnj lợi lớn của kỹ thuật thủy canh là cho phép thiết lập hệ thống nuôi trồng tự động. Khi sử dụng hệ thống tự động, người làm vườn có thể linh hoạt được thời gian chăm sóc cây trồng.
Trong tương lai, khi dân số ngày một gia tăng, đời sống được nâng cao, đất đai trở nên khan hiếm, thì kỹ thuật thủy canh dần dần thay thế phương pháp trồng trọt truyền thống. Vì không những mang lại món lợi nhuận không lồ cho ngành nông nghiệp, kỹ thuật này còn giúp giữ gìn môi trường được trong sạch, đây chính là mục tiêu được coi trọng hàng đầu để góp phần năng cao chất lượng cuộc sống của con người.
---------------
Đây là một bài giới thiệu về thủy canh để mọi người tham khảo và đóng góp ý kiến. Em nghĩ rằng muốn tìm hiểu về thủy canh thì trước tiên mình phải biết thủy canh là gì và tại sao phải tìm hiểu về thủy canh. Nếu có thời gian rãnh em sẽ post từ từ các kiến thức cơ bản về thủy canh mà em biết cho đến những tài liệu thủy canh chuyên dụng trồng các loại cây đơn giản. Em là một người đam mê thủy canh nên em rất hy vọng càng ngày sẽ càng có nhiều người có niềm đam mê như em.
Thân!
---------------
* Ưu điểm của kỹ thuật thủy canh:
- Không cần đất, chỉ cần không gian để đặt hộp dụng cụ trồng, do vậy có thể triển khai ở những vùng đất cằn cỗi như hải đảo, vùng núi xa xôi cũng như tại gia đình sân thượng, balcon.
- Không phải làm đất, không có cỏ dại, không cần tưới.
- Trồng được nhiều vụ, có thể trồng trái vụ,
- Không phải sử dụng thuốc trừ sâu bệnh và các hóa chất độc hại khác.
- Năng suất cao vì có thể trồng liên tục.
- Sản phẩm hoàn toàn sạch, đồng nhất. Giàu dinh dưỡng và tươi ngon.
- Không tích lũy chất độc, không gây ô nhiễm môi trường.
- Không đòi hỏi lao động nặng nhọc, người già trẻ em đều ó thể tham gia hiệu quả

* Nhược điểm của kỹ thuật thủy canh
- Vốn đầu tư ban đầu cao do chí phí về trang thiết bị. Tuy nhiên, chi phí này không phải là cao so với những chi phí phải trả để diệt sâu bệnh và côn trùng, thuê nhân công. Hơn nữa các máy móc thiết bị được tái sử dụng nhiều lần nên chỉ tốn chi phí đầu tư cho ban đàu.
- Đòi hỏi trình độ chuyên mộ kỹ thuật cao để sản xuất có hiệu quả. Điều này gây trở ngại cho việc đưa phương pháp thủy canh mở rộng đại trà.
- Trong quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng, thực vật làm thay đổi độ pH trong dung dịch thủy canh. Do đó, cần phải điều chỉnh pH mồi ngày. Giá trị pH tối thích từ khoảng 5.8 - 6.5. giá trị pH càng chênh lệch khỏi khoảng này thì mức độ ảnh hưởng không tốt lên hệ thống thủy canh càng lơn.
- Ngoài ra, những yếu tố thay đổi đột ngột môi trường cũng như việc cung cấp chất dinh dưỡng hay tưới nước không đúng có thể gây ra những triệu chứng rối loạn sinh lý ở cây (như hiện tượng thối quả cà chua, nứt quả cà chua).
 
Last edited by a moderator:
Mục-tiêu của chúng ta là làm cho những bạn thiệt-thòi đó ứng-dụng dễ-dàng kỹ-thuật tưởng khó mà thật dễ nầy.

Nếu các bạn cũng đồng-ý như vậy thì chúng ta ..."sáng tạo" (hì hì) những kiểu hệ-thống càng đơn-giản, càng rẻ tiền càng tốt. Miễn kết-quả cũng như nhau mà thôi. Đồng ý?
Thân
---------------


Thưa bạn,
Tôi cứ nghĩ là bạn sẽ không thưc-hành, bởi tôi ăn rau trồng bằng phương-pháp thủy-canh, mà bạn thì ...kỵ sản-phẩm của lối canh-tác nầy. Nhưng bạn nói người khác cần thì buộc tôi phải nghĩ lại. Tánh tôi thẳng-thắn, như vậy là tôi sai. Bắt tay một cái để bỏ qua, được hôn?
Thôi, đâu cần gì mở topic khác. Ăn rau sạch để ngừa bệnh và ăn rau sạch để trị bịnh, dùng chung với topic nầy cũng tốt chớ có ảnh-hưởng gì đâu? Bạn thainguyen đâu rùi, ới ời, cho phép nha!
Thân.

Em ủng hộ hết mình! cả hai tay luôn
 
Hệ thống thủy canh: mô hình + dung dịch dinh dưỡng + giá thể.
Em nghĩ nhiêu đây lý thuyết là tạm đủ rồi, học phải đi đôi với hành, lý thuyết phải đi đôi với thực tế. Em nghĩ lý thuyết tạm thời dừng ở đây đi, giờ post các bài thực tế mà thủy canh đã được áp dụng. Như vậy sẽ giúp mọi người hiểu rõ lý thuyết hơn. Lúc đó sẽ có nhiều thứ để trao đổi đó, trao đổi sẽ học được nhiều thứ hơn đọc lý thuyết xuông. Đúng không các bác ??? hihi

Bạn 123,
Bạn nói đúng quá rồi chứ còn gì nữa? Vậy bạn với bạn thainguyen nói thêm để chúng ta bắt đầu, hai bạn nhé!
Thân.
---------------
Thức ăn và sưc khỏe. Thức ăn nói chung và rau cải nói riêng ảnh-hưởng đến sức khỏe người tiêu-thụ. Nhất là rau cải, là những thứ ăn sống, lại trồng chỗ thấp, ngắn ngày thì khó mà giữ vệ-sinh trong lúc canh-tác, sản-xuất.
Đây không phải là vấn-nạn củă các nước đang phát-triển như VN mình, cả các nước tiên-tiến cũng vậy. Mười lăm năm trước, tôi đọc trong nhật báo Sydney Morning Herald một bài không lấy gì làm vui, trong đó có hình một phu-nữ (được ghi chú là Campuchea) đang xịt thuốc sát-trùng trong nhà kiếng. Bà không bao tay, không che đầu, không cả khẩu-trang. Bài báo công-kích nặng nề cung-cách trồng-trọt và cung-cấp thực-phẩm cho thị-trường như ho trình bày là đầu-độc.
(Xin lỗi, tôi phải đi làm)
Thân.
---------------
Thưa quý bạn, xưa nay ở đây người ta không hề có vấn-đề với an-toàn thực-phẩm đến độ báo chí la-làng như vậy. Sydney Morning Heralld là tờ báo lớn nhất Úc-châu. Họ lên án nặng-nề nông-dân gốc Á-châu. Tôi cảm thấy bị xúc-phạm, nên ngay sau đó tôi tự mình đi hết nông-trại Á-châu nầy, đến nông-trại Á-châu khác, yêu-cầu mọi người liên-lạc với nhau, và sau đó tôi thành-lập được một cái hội, gọi lả Hội Nông-gia Việtnam New South Wales, qui-tụ được chừng 30 nhà-nông gốc Việt. Tôi liên-lạc với Bộ Nông-nghiệp Tiểu-bang NSW và yêu-cầu giúp đở. Tây nó có cái hay là ho rất thích con số. Cái gì cũng con số, cũng thống-kê. Họ phái ngay người của Bộ đến gặp chúng tôi. Một trong những người đó là một người Việt, Tiến-sĩ Nguyễn Khắc Vọng.
(Tôi bận một chút)
---------------
(Hết lòng xin lỗi quý bạn. Tôi không có giờ. Tôi hiện đang ở chỗ làm).

Ngày ra mắt Hội, có đại-diện Bộ Nông-nghiệp Tiểu-bang và cả Liên-bang, đi từ Canberra đến. Ngay sau đó chúng tôi được tổ-chức các lớp học có các giảng-viên từ các Trường Kỹ-thuật đến dạy, có một giảng-sư của Đai-học Miền Tây Sydney đến họp với chúng tôi nhiều lần, đó là tiến-sĩ Parkes. Sau nầy bà có dẫn sinh-viên đến thăm trại trồng rau của tôi mấy lần. Ở đây người ta không dùng Thủy-canh để trồng rau, chỉ có anh em tôi thôi.Chúng tôi được học nhiều khóa về an-toàn thực-phẩm và bảo-vệ môi-trường. Mãn khóa chúng tôi được cấp chứng-chỉ. Các khoá nối nhau cho đến giờ. Có lần tôi đùa với họ : Quý-vị tốn tiền bạc, công sức cho chúng tôi nhiều quá ha! Họ nghiêm-chỉnh trả lời : Bộ anh nghĩ là nhiều sao? Ít tốn kém hơn bệnh-viện phải điều-trị cho bệnh-nhân ăn rau cải không an-toàn hàng ngàn lần! Tôi ngớ ra. Thưa quý bạn. Mình đánh cờ tướng, đi một nước rồi tính trước 1 hay 2 nước kế. Còn họ, họ tính, cuối cùng thì... ai cũng thắng (Ai cũng có lợi).
Cái ý-niệm đó tiềm-ẩn trong người tôi, ngủ yên. Cho đến khi tôi về thăm VN, rồi báo-chí cũng la-làng về an-toàn rau cải, như mấy năm trước tại... Úc!
Tôi biết 2 nơi khác nhau. Nhưng bộ tiêu-hoá chúng ta thì giống nhau. Thôi thì mình làm gì được thì làm, không được nhiều cũng được... chút chút. Chớ nhất-định không thể là không. Trừ khi nào mình không làm gì cả, hay cản trở người khác làm.
Các bạn, riêng thainguyen và 123, nghĩ sao?
Thân.
---------------
Xin lỗi đã dông-dài. Bạn nào thấy không thích-thú thì xin vui lòng lướt qua. Chỉ cần nhìn Nickname là lướt qua thôi, hơi mất công một chút. Xin cảm phiền. Đa tạ.

Cám ơn quý bạn đã bỏ thì giờ nghe tối tâm-sự... vụn. Cũng cần "gở rối tơ lòng" đó chớ! Đó là làm sao :
- Mọi người được ăn rau sạch,
- Người "ghiền" trồng mà không có đất rộng, cũng làm được một cái gì. Làm sao?

Sau hết, người già, người hưu, các bà nội-trợ... ở nhà có thì giờ, nếu biết cách trồng thủy-canh, tôi bảo-đảm sẽ say-mê... giải-trí.
Trong khi chờ đợi các bạn đưa ra mô-hình thực-hành các lý-thuyết đã được chuyển lên. Tôi sẽ xin nói về ...bịnh. (Nghe bịnh quá há!).

thainguyen, 123 và các bạn khác nữa, đâu rùi? Bớ !
Thân.
 
Last edited:
Em có ý này! em sẽ đưa ra 1 mô hình thí nghiệm cơ bản, dựa vào đó các bác có thể biến hóa thêm, sáng tạo thêm. Như vậy mọi người có một cái nền sẵng, dễ tưởng tượng và sẽ dễ dàng hơn khi bắt tay vào làm.
Có gì các bác đóng góp ý kiến cho em với nha. bác 123 help em với nha hihi
 
em ủng hộ bác thủy-canh hết mình!
chúng ta cần "áp dụng thủy canh vào thực tế cuộc sống", đây cũng là trăn trở của rất nhiều nguời và của thầy Hồ Hữu An ĐH Nông Nghiệp 1 Hà Nội nguời đầu ngành trong công tác thủy canh ở nước ta. hiện tại thầy đã nghiên cứu thành công ứng dụng thủy canh tại gia đình ( nếu có ai đó nhìn thấy căn nhà trong lòng Hà Nội với những hành lang và trụ cột...toàn là rau, cà chua, ớt... thì là nhà của thầy đó:D) rất tiếc là em không có hình ở đây để post lên.
"Công nghệ này rất phù hợp với VN, nó giải quyết tận gốc vần đề rau an toàn ở nước ta, vậy tại sao ta lại không áp dụng?”. Thầy An đã nhận xét như thế và đây cũng là câu hỏi mà chúng ta cần chung tay giải quyết.
khó nhất trong thủy canh là dung dịch dinh dưỡng, hiện nay có bán ngoài thị trường, mua về pha theo công thức khuyến cáo và sử dụng. Còn thích trồng rau gì, cây gì thì tìm một vị trí thích hợp ở 1 góc sân thượng hay bên hiên nhà. Dụng cụ có thể là ống nước, khay nhựa...
Có thể trồng rau cải trên ống nước dọc theo lan can tầng thượng nhà mình vừa có rau sạch ăn lại vừa đẹp mắt:eek:
còn những ai có chuyên môn thì vừa trồng vừa thí nghiệm, biết đâu lại nổi danh với công thức tối ưu cho một loại rau nào đó, rồi làm giàu được nữa ấy chứ!!!
em là thành viên mới, thử góp chút ý kiến của mình, các bác nếu em có gì thất lễ thì bỏ quá cho em với nhé!
chân thành!
 
Thưa bạn cupid,
Bạn nói dùm cho rất nhiều người rồi đó. Bạn chỉ hơi "thở nhẹ" ra thì cũng biết bạn là dân trong nghề rồi!
Thay mặt thainguyen và 123, mời bạn tích-cực đóng góp.
Trong 4 cái khổ thì "bệnh" có phần trong đó. Nhưng mà nếu bệnh là do rau thì lãng quá! Phải không thưa bạn? Một người bệnh nghỉ việc, một người ở nhà săn-sóc, một người chở (honda) đi bệnh-viện... đông quá, không đủ y-tá, bác-sĩ, chỉ tại rau!
Vậy bạn thainguyen chuyển hình lên đi! Bạn cupid tiếp tay với tôi và 123 nha!
Thân.
 
Thỉnh thoảng các bạn hay dùng từ rau an toàn để ám chỉ rau thủy canh BM xin có ý kiến sau
Rau an toàn và rau thủy canh là 2 cái khác nhau..vì chữ an toàn là nói đến chất lượng...thủy canh không có ngĩa là an toàn, mà chỉ có ngĩa là : kỹ thuật canh tác trên nước mà thôi..
cần phải phân biệt rõ ràng kẻo người đọc ...lầm lẫn
Con gà đi bộ( gà thả vườn) tìm bới ăn bậy bạ bao giờ cũng ngon hơn con gà công ngệ nhốt trong chuồng với thức ăn được phan phát và chế biến theo kiểu khoa học của con người. vậy con gà công ngệ có thể gọi là con gà an toàn không ? và kì lạ hơn nữa là dùng để chữa bịnh được cho người không ?
 
Last edited by a moderator:
Thỉnh thoảng các bạn hay dùng từ rau an toàn để ám chỉ rau thủy canh BM xin có ý kiến sau
Rau an toàn và rau thủy canh là 2 cái khác nhau..vì chữ an toàn là nói đến chất lượng...thủy canh không có ngĩa là an toàn, mà chỉ có ngĩa là : kỹ thuật canh tác trên nước mà thôi..
cần phải phân biệt rõ ràng kẻo người đọc ...lầm lẫn
Con gà đi bộ( gà thả vườn) tìm bới ăn bậy bạ bao giờ cũng ngon hơn con gà công ngệ nhốt trong chuồng với thức ăn được phan phát và chế biến theo kiểu khoa học của con người. vậy con gà công ngệ có thể gọi là con gà an toàn không ? và kì lạ hơn nữa là dùng để chữa bịnh được cho người không ?

em đồng ý với ý kiến của bác Bình Minh. Rau an toàn và rau thủy canh hòa toàn khác nhau. Rau thủy canh nếu trồng đúng cách, không thuốc trừ sâu, không chất kích thích tăng trưởng,.. thì chỉ có thể gọi là rau sạch thôi.
 
Rau an toàn và rau thủy canh là 2 cái khác nhau..vì chữ an toàn là nói đến chất lượng...thủy canh không có ngĩa là an toàn, mà chỉ có ngĩa là : kỹ thuật canh tác trên nước mà thôi..
cần phải phân biệt rõ ràng kẻo người đọc ...lầm lẫn
Con gà đi bộ( gà thả vườn) tìm bới ăn bậy bạ bao giờ cũng ngon hơn con gà công ngệ nhốt trong chuồng với thức ăn được phan phát và chế biến theo kiểu khoa học của con người. vậy con gà công ngệ có thể gọi là con gà an toàn không ? và kì lạ hơn nữa là dùng để chữa bịnh được cho người không ?

Bác Bình-Minh nói đúng,
- Thủy-canh là danh-từ. Đó là một phương-pháp trồng cây.
- Rau an-toàn : Rau (danh-từ); an-toàn (tỉnh-từ của d/t rau).

Ái-chà, mấy thầy Việt-văn đâu rùi, đưa tay ra tiếp với.

Nhưng thưa riêng với bác Binh-Minh, bác có thể chờ anh em chúng tôi trao đổi, bác hiểu chúng tôi làm cái gì rồi có ý-kiến được không?
Bên topic bên kia đang treo giải trồng ớt trong chậu đó. Rau trái trồng bằng đất "nhốt" trong chậu cũng ăn được chớ phải không bác?
Xin bác nghĩ lại.
Thân.

* Nó chửa bệnh được cho người không? Thưa : "Không"
* Nó chỉ giúp phần nào chửa được bệnh thôi!
Bác muốn chửa "cái nào"?
Thân.
 
Dựa vào nghiên cứu của trường ĐH KHTN TPHCM các bác có thể dùng phân bón lan hvp theo công thức cho 1lit môi trường: 0.25g(20-20-20) + 0.25g(30-10-10). . Hai loại phân này thuộc loại phân bón tổng hợp, đã được bổ sung đầy đủ đa lượng, vi lượng vitamin... Ngoài ra, công thức trên còn thay đổi theo thời kỳ, nhu cầu của thực vật nhưng có quy luật.
pH của môi trường được chỉnh đến 6.5 bằng nước cốt chanh (gồm các chất chống oxy hóa như A.citric, A.ascorbic..).
Chuẩn bị gieo hạt:
Nếu các bác dùng rọ (ly) để đựng giá thể thì cho tro trấu, mạt cưa, vụn xơ dừa. Các bác nhớ khoát lỗ trên ly để rễ có thể theo các lỗ đó ra ngoài chạm vao dung dịch dinh dưỡng. Có thể lấy 1 miếng vải để làm mao dẫn hút dinh dưỡng lên làm ẩm giá thể cho hạt dễ dàng nảy mầm, và cung cấp dinh dưỡng cho cây khi rễ cây chưa đủ khả năng hút dddd.
Có một mẹo này, Các bác có thể cho cây nảy mầm bên ngoài, to được một chút xíu và có rễ. sau đó các bác mới đưa vào bình chứa dinh dưỡng. hihi

Chúc các bác thành công!
---------------
mọi ng tham du cuoc thi soi noi qua cac bac oi!
Bác Thuycanh ơi, bác nghĩ sao về cuộc thi này, hay là thành lập hội thủy canh - trồng cây không cần đất hihi
 
Last edited by a moderator:
thainguyen thân,
Lập Hội, hay quá! Có sẵn 123, tôi và mời thêm... trước hết là bạn cupid. Mong bạn không (nở) từ-chối.
Ừ, bên kia thi sôi nổi lắm hả? Nếu thainguyen có dự, để ý chi-tiết nầy :
* Bạn khucthuydu muốn chậu thủy-tinh,
* Bạn NguyenPhatLoi đua ra chậu plastic đục.
- Chậu thũy-tinh sẽ cho người xem thưởng-thức được bộ rễ, nhưng ở môi-trường ẩm (hoặc nước) mà có muối khoáng (dinh-dưỡng) thì các loại rong rêu thích lắm. Vậy phải nghĩ cách diệt rêu. Chậu thủy-tinh hay! Nhiều người nghĩ là rễ cây thích bóng tối. Không, rễ cây chỉ thích nước thôi, sáng tối gì không làm chúng (rễ cây) bận-tâm.
- Chậu plastic đục, không thấy được rễ mà rêu vẫn mọc, nếu plastic không đủ dầy để ngăn ánh-sáng.
- Điều đáng lo, thật sự phải lo là làm sao giữ cho cây ớt đứng. Cây ớt còn nhỏ thì không có gì phải lo. Cây lớn hơn một chút, thân gỗ cứng có thể quấn dây kim-loại (có bọc nhựa) để giữ cây đứng (thay vì bonsai uốn cong), dây được gắn chặc vào nắp đậy. Sau giai-đoạn nầy mới là có vấn-đề :
* Khi cây lớn, điều-kiện của cây dự-thi là phải sai trái, tức là trên đầu ngọn sẽ nặng hơn gốc nhiều lắm. Nắp đậy chậu (có gắn dây quấn giữ cây) phải đủ nặng, nếu không, cả cây lẫn nắp đều sẽ ngã chỏng gọng!
* Trước khi (gởi cây ớt của chúng ta) tham-dự, nên đề-nghị Ban Tổ-chức cho thêm vài giải an-ủi. Mình ráng dành cho được một giải nầy.
Thân.
 
(tiếp)
* Những cây kiểng trong nhà có thể là :
- Cây không cần nhiều ánh-sáng,
- Nếu là loại cần ánh sáng có cường-độ cao và quang-kỳ dài thì phải thỉnh-thoảng mang ra phơi nắng. Nhưng nếu vậy thì chúng ta không thể mong đợi được... đủ ớt ăn.
* Như vậy, để có một cây ớt... như ý, hầu mong chiếm được ít nhất một giải (an-ủi cũng được). Đề-nghị thainguyen, 123 :
- Dùng chậu thủy-tinh dầy, có diện-tích đáy rộng, miệng trên hẹp. Chậu dầy để nặng, khó bể; đáy rộng để khó ngã; miệng hẹp để dễ quấn dây kẹp thẳng vào thành miệng chậu và uốn vào thân cây ớt.
- Không nên gieo hạt và dưỡng cây con từ trong chậu. Chậu cứ đễ sẵn đó. Hai bạn ra chợ cây kiểng, lựa mua 1 cây. Có nhiều loại ớt dáng rất đẹp, lựa thứ nhỏ cây, nhỏ lá, dĩ-nhiên là nhỏ trái mà lại rất sai trái. Như vậy mớt bắt mắt.
Hai bạn đem cây ớt về, dùng một miếng nhựa, uốn thành hình máng xối. Máng xối dài 2 tấc là đủ, đáy ngang 1 tấc và cao 6-10cm. Hai đầu máng xối trống. Máng xối đặt trên một sô nhựa 10 lít. Máng xối đặt hơi dốc, đầu cao trong hay ngoài miệng sô cũng không sao, nhưng đầu dưới máng xối là phải trong vòng miệng sô.
Hai bạn đặt trong thùng, dưới đáy, môt bơm điện chìm nhỏ, loại thật nhỏ của dân chơi cá kiểng. Bơm nầy sẽ bơm dung-dịch dinh-dưỡng từ bồn lên đầu cao của máng đặt trên miệng sô. Dung-dịch sẽ chảy xuống đầu thấp và rớt vào miệng sô. Bơm sẽ tiếp-tục bơm dung-dịch trở lại đầu trên máng. Hai bạn biết rồi, đây là hệ-thống NFT hồi-lưu.
- Sẵn-sàng rồi nhé! Cây ớt mua về, rửa sạch rễ để loại hết mầm bệnh (nếu có) từ trong đất. Cần rửa thật nhẹ tay, không làm đứt rễ non. Xong đặt cây ớt vào máng có dung-dịch đang chảy. Bạn chỉnh cho dung-dịch chảy thế nào mà, không cần biết đầu trên, ở đầu thấp dung-dịch rớt xuống sô phải rớt đứt khoảng, như vậy chứng tỏ là dung-dịch khi đi ngang qua rễ là đúng Kỹ-thuật Màng dung-dịch (Nutrient Film Technique). Nhưng khi tôi trồng nhiều quá, đôi khi có vòi bị nghẹt mà mình không biết thì chết cây, nên tôi cho chảy nhiều hơn, đó là Kỹ-thuật Dung-dịnh Chảy (Nutrient Flow Technique). Cả 2 kỹ-thuật nầy viết tắt cũng vẫn là NFT.
- Gần đến ngày "nộp bài" cho bạn khucthuydu, hai bạn chỉ đơn-giản đem cây ớt ra, để vào chậu đã chuẩn-bị sẵn. Cẩn-thận quấn dây cột để giữ cây đứng vững.
- Nhớ giao hẹn với Ban Giám-khảo rõ-ràng. Dù được giải hay không, Ban Giám-khaả cũng không được "bắt xác" cây ớt của mình. Hai bạn đem chậu ớt về, triển-lãm ở "Tru-sở Hội".
* Có bạn nào tình-nguyện "hiến" một khoảnh không-gian nhỏ làm trụ-sở không?. Hội trồng cây thì chắc là phải có chỗ rùi!
Thân.
 
Bác Thuycanh hay quá, nhưng mà thi thủy canh không hồi lưu mà? Đúng ròi đó, phải có trụ sở, để mọi người gặp mặt bàn bạc, giao lưu với nhau, cũng nhau trồng rau công nghệ mới. Ủng hộ hết mình
 
Bác Thuycanh hay quá, nhưng mà thi thủy canh không hồi lưu mà? Đúng ròi đó, phải có trụ sở, để mọi người gặp mặt bàn bạc, giao lưu với nhau, cũng nhau trồng rau công nghệ mới. Ủng hộ hết mình

Đúng đó 123,
"Đề thi" là Không Hồi-Lưu". Vậy thì 123 có thấy điểm nầy không : Những cây trồng trong chậu làm cảnh trong nhà là những cây :
- Chịu bóng mát,
- Ốc-xy cho bộ rễ do lá đưa xuống.
Còn cây ớt của khucthuydu thì rễ ở trong chậu nước nhỏ, mà lại là chậu thủy-tinh. Vậy chuyện gì sẽ xãy ra?
- Cây ớt không tự cung-cấp dưỡng-khí cho bộ rễ được
- Tất cả o-xy có trong nước là do hoán-chuyển CO2 từ trong dung-dịch ra, và O2 từ ngoài không-khí vào.
- Chậu thủy-tinh : ánh-sáng xuyên qua, vào dung-dịch sẽ là môi trường tốt cho rong, rêu. Rong rêu "ăn" hết o-xy và "hít" hết dưỡng-khí của cây ớt rùi! Rong rêu lại làm xanh xĩn phần thủy-tinh dưới rễ nữa! Ban Giám-khảo trừ điểm là cái chắc!
* Vậy 123 "nuôi" cây ớt "gà nòi" của 123 trong hệ-thống hôi-lưu, chờ đến ngaỳ, đưa qua hệ-thống không hồi-lưu (chậu), mang đi "đấu" thì chỉ có còn thua ... Cọp! Hì hì.
Thân.
---------------
Bác Thuycanh hay quá, nhưng mà thi thủy canh không hồi lưu mà? Đúng ròi đó, phải có trụ sở, để mọi người gặp mặt bàn bạc, giao lưu với nhau, cũng nhau trồng rau công nghệ mới. Ủng hộ hết mình

Đúng đó 123,
"Đề thi" là Không Hồi-Lưu". Vậy thì 123 có thấy điểm nầy không : Những cây trồng trong chậu làm cảnh trong nhà là những cây :
- Chịu bóng mát,
- Ốc-xy cho bộ rễ do lá đưa xuống.
Còn cây ớt của khucthuydu thì rễ ở trong chậu nước nhỏ, mà lại là chậu thủy-tinh. Vậy chuyện gì sẽ xãy ra?
- Cây ớt không tự cung-cấp dưỡng-khí cho bộ rễ được
- Tất cả o-xy có trong nước là do hoán-chuyển CO2 từ trong dung-dịch ra, và O2 từ ngoài không-khí vào.
- Chậu thủy-tinh : ánh-sáng xuyên qua, vào dung-dịch sẽ là môi trường tốt cho rong, rêu. Rong rêu "ăn" hết o-xy và "hít" hết dưỡng-khí của cây ớt rùi! Rong rêu lại làm xanh xĩn phần thủy-tinh dưới rễ nữa! Ban Giám-khảo trừ điểm là cái chắc!
* Vậy 123 "nuôi" cây ớt "gà nòi" của 123 trong hệ-thống hôi-lưu, chờ đến ngaỳ, đưa qua hệ-thống không hồi-lưu (chậu), mang đi "đấu" thì chỉ có còn thua ... Cọp! Hì hì.
Thân.
---------------
Xin lỗi!
Vô ý bấm 2 lần.
Xin lỗi.
 
Last edited:
Mấy điểm này e cũng đã nói ở trên và em thấy bác Thainguyen cũng đã nói. Em cũng đã suy nghĩ rất nhiều về vấn đề này, cây ớt ưa sáng mà lại phải trồng trong bình thủy tinh, mọi thứ trái ngược nhau hết. Em đang tìm hiểu để xem có gì bỏ thêm vào dung dịch để tạo thêm oxi cho dung dịch. Lúc đầu nghĩ đến cá, vừa thủy canh vừa thủy sinh hihi, nhưng cá cũng cần oxi hihi. Bỏ thêm các loại bèo kiểng, sen kiểng thì có oxi nhưng không giải quyết được rong, rêu. Hay là bỏ cả 2, vậy thì... không biết nữa.
Nói đùa thôi, chứ chúng ta 1 tuần thay nước 1 lần, rửa bộ rê sạch sẽ thì không có vấn đề gì đâu bác Thuycanh. Việc thay nước cũng là tạo thêm oxi và không có thời gian nhiều cho rong rên đóng
Để em cũng tạo thử 1 cây ớt kiểng xem sao, có hình minh họa thì cái gì cũng dễ hơn
 
Last edited by a moderator:
Đúng đó 123,
"Đề thi" là Không Hồi-Lưu". Vậy thì 123 có thấy điểm nầy không : Những cây trồng trong chậu làm cảnh trong nhà là những cây :
- Chịu bóng mát,
- Ốc-xy cho bộ rễ do lá đưa xuống.
Còn cây ớt của khucthuydu thì rễ ở trong chậu nước nhỏ, mà lại là chậu thủy-tinh. Vậy chuyện gì sẽ xãy ra?
- Cây ớt không tự cung-cấp dưỡng-khí cho bộ rễ được
- Tất cả o-xy có trong nước là do hoán-chuyển CO2 từ trong dung-dịch ra, và O2 từ ngoài không-khí vào.
- Chậu thủy-tinh : ánh-sáng xuyên qua, vào dung-dịch sẽ là môi trường tốt cho rong, rêu. Rong rêu "ăn" hết o-xy và "hít" hết dưỡng-khí của cây ớt rùi! Rong rêu lại làm xanh xĩn phần thủy-tinh dưới rễ nữa! Ban Giám-khảo trừ điểm là cái chắc!
* Vậy 123 "nuôi" cây ớt "gà nòi" của 123 trong hệ-thống hôi-lưu, chờ đến ngaỳ, đưa qua hệ-thống không hồi-lưu (chậu), mang đi "đấu" thì chỉ có còn thua ... Cọp! Hì hì.
.

hehe.... khó khăn mới thi chứ, dễ thì có j để mà thi ;)
Mở ra 1 lĩnh vực mới kết hợp kinh nghiệm của nhiều người (Cây cảnh kiểu Úc)
Cây chịu nắng ---> Để ở hiên nhà or thỉnh thoảng đem ra nắng
Ốc-xy cho bộ rễ do lá đưa xuống. ---> CHưa nghe qua khái niệm này, làm sao biết cây kiểng lá thì có mà cây ớt thì không ?! Cây nào mà lá chẳng hấp thụ Oxy
 
Mấy điểm này e cũng đã nói ở trên và em thấy bác Thainguyen cũng đã nói. Em cũng đã suy nghĩ rất nhiều về vấn đề này, cây ớt ưa sáng mà lại phải trồng trong bình thủy tinh, mọi thứ trái ngược nhau hết. Em đang tìm hiểu để xem có gì bỏ thêm vào dung dịch để tạo thêm oxi cho dung dịch. Lúc đầu nghĩ đến cá, vừa thủy canh vừa thủy sinh hihi, nhưng cá cũng cần oxi hihi. Bỏ thêm các loại bèo kiểng, sen kiểng thì có oxi nhưng không giải quyết được rong, rêu. Hay là bỏ cả 2, vậy thì... không biết nữa.
Nói đùa thôi, chứ chúng ta 1 tuần thay nước 1 lần, rửa bộ rê sạch sẽ thì không có vấn đề gì đâu bác Thuycanh. Việc thay nước cũng là tạo thêm oxi và không có thời gian nhiều cho rong rên đóng
Để em cũng tạo thử 1 cây ớt kiểng xem sao, có hình minh họa thì cái gì cũng dễ hơn

123 thân,
Bèo sẽ ăn mất phân. Nuôi cá rồi trồng cây cũng là một Ngành "anh em" với thủy-canh. Đó là Aquaponic. Thủy-canh là Hydroponic.
123 muốn "Nuôi cá & trồng cây" thì làm như sau :
Nuôi cá trong một bồn, chậu... hay bất cứ bồn chứa nào. Trên nắp bồn, làm một máng hệ-thống thủy-canh hồi-lưu. Giá-thể của hệ thống nầy là là sõi hay sạn, dầy khoảng 1 tấc.
Cá nuôi ở bồn, hồ bên dưới. Bên trong hồ, đặt 1 bơm điện chìm. Bơm lên liếp trồng bên trên. Chỉ khoảng 10 ngày thôi, vi-khuẩn sẽ sinh-sôi nẩy nở trong gia thể, nước chảy ngay là nước có chất bài-tiết do cá thãi ra, vi-khuẩn sẽ ăn nitric có trong phân của cá, biến nitric thành nitrát cho cây xử-dụng. Khi nước đi qua giá thể, rễ hút nitrate, nên khi rớt xuống lại bồn cá là nước đã được lọc qua :
- Lược cơ-học : giá-thể
- Lược sinh-học : vi-khuẩn trong gia-thể.
Đây là hệ-thống lọc tuyệt-hảo, nên cá nuôi trong bồn có thể mật-độ lên gấp 3 lần mà cá vẫn lớn mạnh.
Nếu 123, bắt đầu 1 bồn nuôi cá và trồng cấy theo hệ-thống nầy, thì 2 tháng sau Hội Thủy-canh chúng mình họp mặt, 123 không phải đi chợ nhé! Rau cải sẵn, cá sẵn, nếu lúc đó cây ớt đem đi thi đã trở về thì chỉ còn thua ... Siêu-thị! Hì hì.
Thân.
 
hihi cám ơn bác Thuycanh chỉ em. Em nghĩ ra được một mô hình thủy canh ớt rồi, rất dễ, em nghĩ ai cũng sẽ làm được, để em thí nghiệm xem kết quả ra sao. Rồi chụp hình giới thiệu với mọi người. hihi
---------------
Các bác ơi! cuộc thi đôgn vui quá! sôi nổi quá. Các bác đăng ký đi, tham gia đông vui.
Thế là mình có lễ hội thủy canh rồi nhé. hì
 
Last edited by a moderator:
hehe.... khó khăn mới thi chứ, dễ thì có j để mà thi ;)
Mở ra 1 lĩnh vực mới kết hợp kinh nghiệm của nhiều người (Cây cảnh kiểu Úc)
Cây chịu nắng ---> Để ở hiên nhà or thỉnh thoảng đem ra nắng
Ốc-xy cho bộ rễ do lá đưa xuống. ---> CHưa nghe qua khái niệm này, làm sao biết cây kiểng lá thì có mà cây ớt thì không ?! Cây nào mà lá chẳng hấp thụ Oxy

Làm sao biết cây kiểng lá thì có mà cây ớt thì không?

123, thainguyen ui, cứu bồ dùm 1 phát!
Trong khi chờ đợi :
- Bạn khucthuydu có để ý thấy nước sình đen ngòm trong một chỗ hết sức tù đọng, hôi hám, rõ-ràng là môi-trường yếm-khí, mà cây sún, cây sen, cây sậy, cây bồn-bồn, rau muống... vẫn không bị ngộp, lại còn sống hùng, sống mạnh nữa chứ! Đúng không? Tại sao? Có phải tại thân những cây nầy "rỗng ruột" không? O-xy đi xuống ngả đó. Nói vậy thì phải kể thêm cây lúa, dĩ-nhiên là còn nhiều... Đây là lối "giải-nghĩa đùi" của dân tay ngang. Cón lối giải-thích chính-mạch thế nào. Giúp dùm tôi với khucthuydu với! Ới ời.
Thân.
 
Back
Top