Thảo luận Tìm cộng sự - Phát triển thực phẩm sạch cho cộng đồng

  • Thread starter daong
  • Ngày gửi
Chào mọi người,
Em là thành viên mới của diễn đàn. Em đang có một ý tưởng phân phối sản phẩm rau sạch đến cộng đồng nên đăng bài, hi vọng có thể tìm được những lời khuyên hoặc nếu có ai có cùng chí hướng thì sẽ cùng làm với em ạ (em giờ hầu như đơn thương độc mã, đang tự lọ mọ tìm hiểu).

Gần đây chắc ai cũng thấy vấn đề ATVSTP đang rất hot. Đâu đâu cũng thấy phanh phui các vụ thực phẩm bẩn. Tuy nhiên, em thấy truyền thông đang "hơi quá", làm lây lan cảm giác sợ hãi tiêu cực, cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến nông dân (ý kiến cá nhân - em cũng làm trong ngành truyền thông). Vì thế, em muốn làm một cái gì đó để người dân yên tâm ăn rau mà không lo ngộ độc, ung thư (rau trong siêu thị giờ cũng không an toàn nữa rồi).

Mục đích chính của ý tưởng này là tạo một mô hình cung cấp thực phẩm sạch trực tiếp từ nông dân đến người dùng, đề người dân được ăn những thứ mà họ biết (thậm chí là kiểm soát) được rõ nguồn gốc. Nông dân khi đó sẽ có đầu ra ổn định, giá bán cũng có lợi hơn cho họ, đặc biệt là qua đây sẽ nâng cao được nhận thức và thúc đẩy họ áp dụng các biện pháp hữu cơ trong canh tác.
Em thấy nâng cao nhận thức cho nông dân là quan trọng nhất. Có những người biết tác hại của các chất bảo vệ thực vật nhưng vì lợi nhuận nên trồng 2 luống rau 1 nhà ăn 1 đem bán. Một số khác thì vẫn tin vào mấy chất độc hóa học vì "nhà nước bảo dùng tức là tốt rồi, không dùng thì sao tránh được sâu được bệnh" (Trích lời mẹ em luôn ạ, quê em làm nông nghiệp). Nếu tác động được đến họ thì có thể tạo cho họ sinh kế ổn định, cải thiện cuộc sống. Bản thân em không thích các doanh nghiệp đầu tư lớn vào trang trại cho lắm, chỉ muốn làm gì đó hỗ trợ nông dân thôi.

Về kế hoạch chi tiết, em vẫn chưa viết xong (và cũng đang gặp nhiều khó khăn để biến ý tưởng thành kế hoạch cụ thể). Tuy nhiên, em phác thảo ra một số nội dung như sau:
- Trước hết, bắt đầu với chính diễn đàn Rausach. Chúng ta có thể tổ chức các buổi "họp chợ" để trao đổi rau sạch giữa các thành viên. Ngoài ra, một số buổi workshop chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức trồng rau cũng rất cần thiết.
- Từ những sự kiện nhỏ này, nếu tốt sau có thể mở rộng ra thành các hoạt động cho cộng đồng như: tổ chức hội chợ thực phẩm cho nông dân (cái này trong SG em thấy đã có những nông dân tự tổ chức với nhau mà ở HN thì chưa có), workshop cho bất cứ ai quan tâm, các buổi tập huấn, hướng dẫn nông dân trồng rau hữu cơ đúng cách và có hiệu quả cao nhất, xây dựng mạng lưới của người dùng và nông dân, giới thiệu tình nguyện viên đến giúp đỡ nông dân...

Nhìn chung, đây là những hoạt động hỗ trợ nông dân thôi, em chưa có ý định tìm kiếm lợi nhuận gì cả. Về ngân sách hoạt động, em dự định nếu lớn lên sẽ phải tìm tài trợ từ các nguồn quỹ phi chính phủ để đảm bảo có chi phí cho người điều hành :D

Em không làm trong ngành nông nghiệp nên kiến thức về làm nông chỉ là lý thuyết sách vở chứ không có nhiều cơ hội để thực hành. Vì thế, em rất hi vọng có thể tìm được người có cùng chí hướng, nếu có ai đó rành về kỹ thuật có thể tham gia cùng thì tốt ạ.

Để liên lạc với em, ngoài comment trong bài viết này, mọi người có thể nhắn tin qua facebook cho nhanh nhất. Facebook em ở địa chỉ www.facebook.com/ssheepshaunn. Em sinh năm 91 cho tiện xưng hộ ạ

Em mong sẽ sớm nhận được phản hồi của ai đó để cùng bàn bạc thêm!
 


Mình rất tán đồng với những ý tưởng của bạn, dù rằng đi đến hiện thực sẽ còn phải qua rất nhiều trở ngại.
Nông nghiệp VN đang đứng trước nhiều thách thức. Thứ nhất là nền sản xuất vẫn còn mạnh mún, giá thành cao, giá trị gia tăng thấp. Trong xu thế hội nhập hiện nay khi các sản phẩm nông nghiệp bên ngoài tràn vào, một số tập đoàn ngay tại Việt Nam mở rộng sản xuất thì khi đó những sản phẩm thông thường của gần 40% dân số là nông dân sẽ không còn chỗ đứng nữa - hoạ chăng chỉ duy trì việc cung cấp cho gia đình, và đó là trở lại trạng thái tự cung tự cấp. Thứ hai, là thị trường, đang bị thu hẹp nhanh chóng, mà gần đây nhất là hệ thống bán lẻ đã cơ bản bị nước ngoài chi phối, mua sắm tại siêu thị và ăn đồ công nghiệp đã trở thành xu hướng, kinh doanh vỉa hè, chợ cóc theo kiểu hiện nay sẽ đẩy giá thành lên rất cao, không còn là tiện lợi nữa, và quan trọng là sẽ ngày càng thiếu niềm tin với người tiêu dùng bởi thực phẩm bẩn tràn lan. Chưa kể hậu quả của việc đầu độc lẫn nhau mà bạn phân tích.
Vậy hướng đi của nông nghiệp VN nói chung, của các trang trại, gia trại sẽ thế nào?
Theo thiển ý của tôi, ở góc độ sản xuất, chúng ta nên chuyển hướng đến những lợi thế so sánh của người Việt Nam. Giá thành của gà công nghiệp sẽ ngày càng giảm, nhưng gà ta nói chung (và vô cùng phong phú) thì thế giới không thể sản xuất bằng chúng ta; thịt lợn công nghiệp sẽ ngày càng nhiều, chế biến công nghiệp - tiẹn lợi, song chẳng thể làm những người quen với mùi thơm của miếng mỡ luộc của lợn Móng Cái nuôi bằng rau bèo, càng không thể thoả mãn những ông sành CLTC; ăn cá đóng hộp, cá biển, cá nuôi công nghiệp,... hẵn sẽ có người nhớ cs giếc kho, rô đồng, trê ta, ốc đồng... NGoài ra, vô số loại vật nuôi và các loại rau tự nhiên, đặc sản mà thế giới và guồng máy công nghiệp khó, thậm chí là không làm được.
Đương nhiên là cạnh tranh với sản phẩm công nghiệp thì sẽ có khó khăn, thị trường - khẩu vị của người Việt cũng sẽ có sự thay đổi dần. Song nếu ai đã từng bị tra tấn bởi cả tháng owr nước ngoài chỉ xúc xíc - Zăm bông, thịt gà rán, khoai tây và xà lách sẽ hiểu điều này; ai đó cả tuần ăn cơm cơ quan, thậm chí đi tiếp khách triền miên mới thấm
thía bát canh rau tập tàng vợ nấu. Cũng phải thấy thêm rằng người nước ngoài cũng rất thích những món ăn đặc sản của người Việt. Chúng ta còn có hàng chục triệu người Việt ở nước ngoài. Thị trường đó chứ đâu? Đó là chưa kể, những món ăn đó không chỉ là thức ăn, mà còn là văn hoá, là truyền thống.
Về thị trường, cụ thể là thị trường thực phẩm sạch thì rõ ràng là nhu cầu có, nguồn cung có, nhưng tại sao người cần thì chẳng có, người làm ra không có nơi tiêu thụ?. Hình như cậu chuyện ở cả hai phía: Người sản xuất, đôi khi không có quan điểm làm ăn bền vững, mà nặng về chụp giật từng vụ, thấy lợi trước mắt thì làm, đôi khi gian dối; người mua thì thiếu niềm tin. NGoài ra, chúng ta thiếu sự liên kết sản xuất và thiếu cả sự liên kết trong tiêu thụ. Làm thực phẩm sạch theo quy mô gia đình thì lấy đâu ra khối lượng lớn, sản phẩm đa dạng, đáp ứng tiêu chuẩn - mà từng ông mang bán mấy chục kg một thì thời gian và giá thành sẽ bất cập. Muốn ăn thực phẩm sạch mà mỗi ông chỉ lắt nhắt mỗi thứ vài lạng, vài cân thì cũng là đánh đố nhà phân phối.
Vậy thì, rất cần một ông, đủ tầm - về ý tưởng, đủ lực - để đầu tư, đủ tài - để quản lý, đủ tín - để có sự tin tưởng (của khách hàng và của cộng sự) và cả đủ chí nữa - để vượt qua khó khăn trong giai đoạn ban đầu mà chắc chắn là sẽ khó khăn. Nếu một ông không đủ thì cần vài ông xúm lại.
Nói thì có vẻ lý thuyết xa vời, song thực tế thì bạn nên có một cửa hàng ổn định làm đầu mối và cả bán lẻ nữa (nếu 1 ngày bán lẻ được 1-2 tạ rau, vài thứ thực phẩm gì đó nữa thì cũng đủ hạch toán cho cửa hàng không lỗ rồi); chịu khó đi tìm trong thực tế và trên mạng mấy nhà cung cấp owr một vùng nào đó (cũng có thể tạo một đầu mối thu mua
tin tưởng); một xe đông lạnh; trước mắt vài chỗ - tốt nhất là cơ quan, hoặc nhà hàng lấy hàng của bạn ổn định, rồi từng bước mở rộng khách hàng. Khi lấy hàng thì mỗi thứ một tý; kết hợp bán lẻ, ship hàng, bán theo định kỳ cho các cơ quan,... Nếu làm tử tế và bài bản, chấp nhận lỗ 6 tháng, đến khi nào mỗi ngày bạn bán được 5 tạ rau các loại, vài chục con gà vịt, ít tôm cá quê, vài chục quả trứng sạch - mỗi tuần 1-2 con lợn sạch,... thì hàng ngày bạn "không muốn đếm tiền lãi há có được không"?
Viết phiếm vài câu, nếu có sơ xuất mọi người đại xá. Thực ra tôi không muốn kinh doanh, vì có việc khác mà tiền cũng đủ ăn rồi, cũng chẳng có nhu cầu rau sạch, vì trại nhà tôi đầy, đi cho không xuể. Nhưng nếu bạn quyết chí, tôi cũng có thể giúp bạn được một vài điều thiết thực như giới thiệu khách hàng ổn định (chắc loáng thoáng cũng có vài cơ quan và mấy chục bạn bè nhu cầu thực), thích nữa tôi có thể cho bạn mượn mặt bằng (đủ để làm cửa hàng rau sạch, tương đối thuận lợi) - tất nhiên là phải trả điện nước, đến khi nào bạn kinh doanh được thì chuyển sang cơ chế cho thuê, còn vẫn lỗ thì tôi chẳng lấy tiền làm gì.
À quên, tất nhiên là bạn ở Hà Nội thì tôi mới giúp được.
 
Bác haanlac nói 9 xác. Và bạn nghĩ chuẩn. Mình cũng đã và đang làm thực phẩm sạch. Nhưng mới là khởi động:) nếu có t.g alo mình làm ly cafe trao đổi về tp an toàn. Số mình 0933186389 or 0965186389 tên Thắng sn 1988. Lúc nào cũng trên Hà Nội trừ ngoài 9h đêm :)
 
@haanlac: em cũng thấy có nhiều vấn đề lắm ạ. Thế nên em mới định hướng mình phát triển mô hình nông nghiệp cộng đồng (nông dân có thể hỗ trợ nhau) rồi tạo cầu nối để thực phẩm đến tay ng dùng luôn. Nông dân chỉ lo trồng thôi, không phải đau đầu chuyện đầu ra nữa. Trong đó tất nhiên mình sẽ có các họat động giáo dục nhận thức cho cả người dùng lẫn người trồng.
@haanlac, @kutyhn: e ở HN ạ, nếu có thể thì sang tuần em rất sẵn sàng gặp mọi người để trao đổi thêm :)
 
@haanlac: em cũng thấy có nhiều vấn đề lắm ạ. Thế nên em mới định hướng mình phát triển mô hình nông nghiệp cộng đồng (nông dân có thể hỗ trợ nhau) rồi tạo cầu nối để thực phẩm đến tay ng dùng luôn. Nông dân chỉ lo trồng thôi, không phải đau đầu chuyện đầu ra nữa. Trong đó tất nhiên mình sẽ có các họat động giáo dục nhận thức cho cả người dùng lẫn người trồng.
@haanlac, @kutyhn: e ở HN ạ, nếu có thể thì sang tuần em rất sẵn sàng gặp mọi người để trao đổi thêm :)
Mien sao ban giu dung tieu chi ban dau cua ban ! Mat thoi gian mot , nhung se thanh cong!!!
 
Đừng buồn nếu t nói bạn k thực tế nhé, ở đây có nhiều cha chú anh em đều quan tâm sâu sắc tới nông nghiệp nhưng làm như thế nào?
T cũng như bạn, biết là khởi đầu bằng rau sạch gặp khó khăn về quỹ đất, đừng nghĩ có đất là xong mà phải quan tâm tới nguồn nước. Nước giếng ? hay sông suối kênh rạch ? Khả năng nhiễm phèn cao, có thể dư lượng kim loại nặng k?
Tuy nhiên t k làm về rau mà làm về thịt, bắt đầu từ gia cầm thủy cầm và trứng. T nhận ra là có điểm chung, là nhiều người thiếu thực tế trải nghiệm " cứng " đều đi sai rồi thành trò hề. Bạn sẽ k hiểu gì đâu cho đến khi lo vào ra. Như cách t có nói với một a là nhiều ng làm giàu còn t thích làm chủ. Chon rau cắt rốn ở mảnh đất người nhiều như cây trên núi thì t có cái nhìn về quê hương t rất rõ ràng, mạch lạc và đầy hấp dẫn. Chứ k phải mảnh đất bon bon như nhiều người nghĩ. Hà Nội có nguồn chất thải hữu cơ lớn và đó là cơ hội sinh lời cho nông nghiệp. T chỉ thu một phần k đáng kể mà có thể sinh lời rồi. Và khuyên bạn nên bỏ suy nghĩ bán rau sạch với giá nhỉnh, phân khúc thị trường dành cho người có điều kiện đi mà hãy quan tâm hơn tới bạn bè.
 
Hợp tác xã nông nghiệp, ủng hộ bạn. Có gì anh em cafe nhé.
 



Back
Top