Tìm Giải pháp nâng cao chất lượng cá tra giống

  • Thread starter duy_vasep
  • Ngày gửi
[h=2]Ngày 12/4/2012 tại TP. Cao Lãnh, Đồng Tháp, Tổng cục thủy sản đã phối hợp với Sở NN-PTNT Đồng Tháp tổ chức “Hội nghị bàn về giải pháp quản lý và nâng cao chất lượng cá tra giống”.[/h]
hnghi-giai-phap-chat-luong-ca-tra1.jpg
Ông Nguyễn Huy Điền – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục thủy sản phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: Trần Duy

Chủ trì Hội nghị có ông Nguyễn Huy Điền – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục thủy sản, kiêm Vụ trưởng Vụ NTTS và ông Dương Nghĩa Quốc – Giám đốc Sở NN-PTNT Đồng Tháp, với sự tham của các đại diện lãnh đạo các Sở NN-PTNT 10 tỉnh ĐBSCL, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), các nhà khoa học thuộc các trường đại học, viện nghiên cứu thủy sản và đại diện các hộ dân nuôi cá tra giống.

hnghi-giai-phap-chat-luong-ca-tra.jpg
Toàn cảnh buổi Hội nghị
Cá tra xuất khẩu là một mặt hàng chiến lược quan trọng của Việt Nam. Những năm gần đây, nuôi cá Tra ở ĐBSCL đạt sản lượng từ 1,2 – 1,4 triệu tấn/năm, giá trị xuất khẩu đạt hơn 1-1,8 tỷ USD, chiếm 25-30% tổng kim ngạch xuất khẩu ngành thủy sản. Tuy nhiên, tình hình sản xuất và tiêu thụ cá tra trong mấy năm qua còn gặp khó khăn từ khâu nuôi đến tiêu thụ sản phẩm.
Hằng năm, nhu cầu giống cá tra cần từ 1,8 tỷ đến 2,4 tỷ con tương đương khoảng 25-30 tỷ con cá bột. Để sản xuất được lượng giống trên, toàn vùng ĐBSCL có khoảng 200 trại sản xuất cá bột với lượng cá bố mẹ khoảng 1.000 tấn, với trên 4000 hộ ương cá giống trên diện tích 2.250ha, tập trung nhiều nhất ở Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Tiền Giang, về cơ bản đáp ứng đủ cho nhu cầu nuôi.
Tuy nhiên, việc sản xuất giống cá tra hiện nay còn mang tính tự phát, chạy theo số lượng, không quan tâm đến chất lượng. Nhiều cơ sở sản xuất giống không đảm bảo các điều kiện sản xuất, kinh doanh. Cá bố mẹ không được chăm sóc đúng quy cách đã dẫn đến chất lượng cá bột kém, cá nuôi phát triển không đồng đều, tỷ lệ cá thịt vàng cao và tỷ lệ philê thấp, bên cạnh đó khả năng kháng bệnh rất kém nên quá trình nuôi phải sử dụng nhiều thuốc trị bệnh, tiêu tốn thức ăn, cá phân đàn, hao hụt lớn, giá thành cá nguyên liệu cao ảnh hưởng tới tiêu thụ và tác động xấu tới môi trường.
Các đại biểu đều thống nhất cho rằng để khắc phục được tình trạng trên cần có các giải pháp đồng bộ cả về phương pháp kỹ thuật lẫn công tác quản lý. Về mặt kỹ thuật, TS Nguyễn Văn Sáng, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu NTTS II đã trình bày các biện pháp nâng cao chất lượng và tỷ lệ sống ở cá tra giống bao gồm việc chọn giống, dinh dưỡng, thuốc đặc trị, kiểm soát môi trường và kỹ thuật thu hoạch…. GS-TS Nguyễn Thanh Phương – Khoa Thủy sản ĐH Cần Thơ, cho biết thêm : “ Nguyên nhân tỷ lệ cá sống thấp là do mật độ thả quá cao, thức ăn không phù hợp và dùng quá nhiều các loại thuốc, hóa chất trong phòng trị bệnh cho cá. Vì vậy cần phải bổ sung thức ăn tự nhiên, khoáng vi lượng vào thức ăn cho cá để tăng tỷ lệ sống.”
Đại diện Vụ NTTS, Ông Nguyễn Anh Khoa đề xuất Bộ NN-PTNT yêu cầu các trại sản xuất nhân tạo cá bột phải có đăng ký kinh doanh, thực hiện công bố chất lượng giống của cơ sở. Ông Nguyễn Huy Điền – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục thủy sản nhấn mạnh, sắp tới Tổng cục Thủy sản sẽ hoàn thiện tất cả các hệ thống văn bản quy phạm liên quan đến cá tra, đồng thời nhanh chóng ban hành quy chế về quản lý đàn cá tra hậu bị và cá tra bố mẹ.

Trần Duy ( www.vietfish.org )
 


Chào Duy ! .Bạn là thành viên trong hiệp hội chế biến thủy sản à?
 
Nếu bạn duy_vasep cần cá tra giống sạch bệnh, nuôi theo tiêu chuẩn SQF1000 và HACCP xin liên hệ Cá giống Trung Khương, 0903.879657
 


Back
Top