Tìm hiểu về hệ thống tưới tự động cho cây ăn quả

  • Thread starter tiphukhongtien
  • Ngày gửi
Tôi đang dự định trồng 1ha bưởi đoan hùng , muốn lắp đặt 1 hệ thống tưới tiêu tự động nhưng không nắm vững được vấn đề này lắm vậy bác nào có kinh nghiệm cho em hỏi vài vấn đề
- Việc tưới tiêu cho cây ăn trái thì nên dùng hệ thống tưới nhỏ giọt hay tưới kiểu phun mưa?
- lắp đặt hoàn thiện 1 hệ thống tưới cho 1 ha cần đầu tư bao nhiêu tiền ?
- Tưới cho 1ha 1 ngày cần lượng nước là bao nhiêu?
Xin trân thành cảm ơn các ý kiến của các bác
 


Đầu tiên ta chia lô thửa đất ra thành từng cụm để tưới mỗi cum từ 200>250 gốc tiêu từ dưới thấp lên theo hướng nghiêng của thế đất (bây giờ tạm gọi hướng nghiêng chính của thế đất là chiều dọc. hướng còn lại là chiều ngang)
Đào rảnh theo chiều ngang này để chạy ống Φ49. Rồi từ đây đào rảnh theo chiều dọc để chạy ống Φ27
Mỗi đường Φ27 tưới cho hai hàng tiêu ở 2 bên nó vậy cứ cách một đường sẽ có một đường Φ27.
Cuối mỗi đường 27 có một nắp để xả cặn trong quá trình làm ống và xả cặn khi cần, nắp cũng đặt thấp hơn mặt đất xả xong cũng sẽ lấp lại
Từ đường Φ27 này ở vị trí đối diện gốc tiêu ta sẽ gắn ống tizo 4>5 ly bằng cách khoan lỗ hơi nhỏ hơn đường kính ống một tý để nhét vừa sít ống tizo vào. ống tizo sẽ đưa nước tưới vào gốc tiêu
Ống tizo cũng sẽ được đi âm như các ống khác chỉ lòi lên khoảng 20>25 phân ở gốc tiêu
Mỗi đầu ống 27 gắn vào ống49 sẽ có một van 27 để điều chỉnh lượng nước các đường 27 đều nhau(van này chỉ cần dùng van dỏm giá 7000/ cái) bởi van này sau khi điều chỉnh tưới thành công thì cũng được lấp âm trong đất
Với những ống ti zo ra nước mạnh hơn các ống khác ta sẽ dùng cọng kẽm bóp bớt đầu ống hẹp lại
Mỗi một cụm tưới sẽ có một van 49 loại tốt để khi tưới cụm nào sẽ mở van nấy
Trên là cách làm một cụm tưới. Ta làm tương tự với các cụm còn lại

Giá tham khảo một số linh kiện:
Ống 49 = 40000/ống
Ống 27 = 22000/ống
Van 27 = 7000/cái
Ống tizo = 65000/kg
Van 49 =60000/cái
Trên là giá loại thường nhưng đã được chứng minh xử dụng hiệu quả cho hệ thống tưới nêu trên
Loại tốt thì giá rất cao nếu đầu tư
*Chú ý có loại dỏm hơn, thường hay bị lỗi nên khi thi công, lắp ráp thường bị lệch rất khó khăn không nên mua

T49/27 + van27 chia nước từ ống 49:

Agriviet.Com-Photo0515.jpg


Ống tizo được đấu vào ống 27 và nắp xả cặn cuối ống 27:
Agriviet.Com-Photo0516.jpg

Agriviet.Com-Photo0517.jpg


Đầu đấu cuối từ ống 49 sang ống 27 của cụm tưới

Agriviet.Com-Photo0525.jpg


Van 49 đưa nước vào tùng cụm tưới:

Agriviet.Com-Photo0522.jpg

Agriviet.Com-Photo0521.jpg


Đầu ống tizo nơi gốc tiêu:

Agriviet.Com-Photo0523.jpg

Agriviet.Com-Photo0514.jpg


Con phan ong phi 49 ket noi vao bon nuoc hay may bom chua thay bac noi den.Ong tizo ket noi vao ong phi 27 sao khong bi ro ri nuoc hay vay bac? ( xin loi vi viet kg dau)
 


bạn yên tâm nếu ra đến phú thọ thì bưởi mình trồng chỉ nếm thửcho vui thôi chứ quà mang về thì mình sẽ gửi cho loại bưởi cây chỉ mọc có 2 quả thôi đảm bảo chưa có vợ như bạn ăn vào mê ngay , tặng cả cây he he
Rất cảm ơn bác nhiều, quả này phải tìm cơ hội ra thăm bác sớm thôi
 
bạn yên tâm nếu ra đến phú thọ thì bưởi mình trồng chỉ nếm thửcho vui thôi chứ quà mang về thì mình sẽ gửi cho loại bưởi cây chỉ mọc có 2 quả thôi đảm bảo chưa có vợ như bạn ăn vào mê ngay , tặng cả cây he he
Rất cảm ơn bác nhiều, quả này phải tìm cơ hội ra thăm bác sớm thôi
bác cho em hỏi thăm cái cây bưởi có 2 quả nhé. hì hì, mà bác nhớ chăm sóc để dành cho em bác nhé
 
Con phan ong phi 49 ket noi vao bon nuoc hay may bom chua thay bac noi den.Ong tizo ket noi vao ong phi 27 sao khong bi ro ri nuoc hay vay bac? ( xin loi vi viet kg dau)
Dùng ống tải 49 chạy dọc (để dễ đồng bộ) rồi chia nước vào các cụm tưới qua van 49(như đã trình bày).Bơm nguồn đấu trực tiếp vào ống tải này không nên dùng bồn (tốn đầu tư và sức nước không ổn định).
Ưu điểm của hệ thống tưới này là có thể kết hợp tưới phân thuốc bằng bộ châm phân hoặc bơm áp lực mà ta hay dùng để phun thuốc
Ống tizo có độ đàn hồi tốt chọn mũi khoan có đường kính nhỏ hơn đường kính ống một chút bảo đảm khi nhét ống vào sẽ không bị tuột hay rò rỉ không cần dùng keo dán
Ở đầu các ống tizo nước chảy mạnh hơn các ống khác nên dùng van điều chỉnh lượng nước gắn vào thay cho cách dùng kẽm buộc. Giá mỗi van trên dưới 1000 đồng. chỉ cần dùng cho các ống chảy mạnh không nhất thiết dùng cho toàn bộ
 
hệ thống tưới tiêu tự động

Đầu tiên ta chia lô thửa đất ra thành từng cụm để tưới mỗi cum từ 200>250 gốc tiêu từ dưới thấp lên theo hướng nghiêng của thế đất (bây giờ tạm gọi hướng nghiêng chính của thế đất là chiều dọc. hướng còn lại là chiều ngang)
Đào rảnh theo chiều ngang này để chạy ống Φ49. Rồi từ đây đào rảnh theo chiều dọc để chạy ống Φ27
Mỗi đường Φ27 tưới cho hai hàng tiêu ở 2 bên nó vậy cứ cách một đường sẽ có một đường Φ27.
Cuối mỗi đường 27 có một nắp để xả cặn trong quá trình làm ống và xả cặn khi cần, nắp cũng đặt thấp hơn mặt đất xả xong cũng sẽ lấp lại
Từ đường Φ27 này ở vị trí đối diện gốc tiêu ta sẽ gắn ống tizo 4>5 ly bằng cách khoan lỗ hơi nhỏ hơn đường kính ống một tý để nhét vừa sít ống tizo vào. ống tizo sẽ đưa nước tưới vào gốc tiêu
Ống tizo cũng sẽ được đi âm như các ống khác chỉ lòi lên khoảng 20>25 phân ở gốc tiêu
Mỗi đầu ống 27 gắn vào ống49 sẽ có một van 27 để điều chỉnh lượng nước các đường 27 đều nhau(van này chỉ cần dùng van dỏm giá 7000/ cái) bởi van này sau khi điều chỉnh tưới thành công thì cũng được lấp âm trong đất
Với những ống ti zo ra nước mạnh hơn các ống khác ta sẽ dùng cọng kẽm bóp bớt đầu ống hẹp lại
Mỗi một cụm tưới sẽ có một van 49 loại tốt để khi tưới cụm nào sẽ mở van nấy
Trên là cách làm một cụm tưới. Ta làm tương tự với các cụm còn lại

Giá tham khảo một số linh kiện:
Ống 49 = 40000/ống
Ống 27 = 22000/ống
Van 27 = 7000/cái
Ống tizo = 65000/kg
Van 49 =60000/cái
Trên là giá loại thường nhưng đã được chứng minh xử dụng hiệu quả cho hệ thống tưới nêu trên
Loại tốt thì giá rất cao nếu đầu tư
*Chú ý có loại dỏm hơn, thường hay bị lỗi nên khi thi công, lắp ráp thường bị lệch rất khó khăn không nên mua

T49/27 + van27 chia nước từ ống 49:

Agriviet.Com-Photo0515.jpg


Ống tizo được đấu vào ống 27 và nắp xả cặn cuối ống 27:
Agriviet.Com-Photo0516.jpg

Agriviet.Com-Photo0517.jpg


Đầu đấu cuối từ ống 49 sang ống 27 của cụm tưới

Agriviet.Com-Photo0525.jpg


Van 49 đưa nước vào tùng cụm tưới:

Agriviet.Com-Photo0522.jpg

Agriviet.Com-Photo0521.jpg


Đầu ống tizo nơi gốc tiêu:

Agriviet.Com-Photo0523.jpg

Agriviet.Com-Photo0514.jpg
chào các bác ạ..
em muốn hỏi thăm chút về hệ thống tưới tiêu tự động của mình là tự động toàn bộ? các van của mình sẽ được điều khiển mở theo thông số nào vậy ạ?
mà nguyên lý điều chỉnh lượng nước của nó có ai tìm hiểu bao giờ chưa ạ. Mong được sự giúp đỡ từ các bác ạ.( em hỏi hơi ngu tí... )
Em cảm ơn ạ!
 
Last edited by a moderator:
Ống tizo mua trong nam ở đâu vậy anh?

Dùng ống tải 49 chạy dọc (để dễ đồng bộ) rồi chia nước vào các cụm tưới qua van 49(như đã trình bày).Bơm nguồn đấu trực tiếp vào ống tải này không nên dùng bồn (tốn đầu tư và sức nước không ổn định).
Ưu điểm của hệ thống tưới này là có thể kết hợp tưới phân thuốc bằng bộ châm phân hoặc bơm áp lực mà ta hay dùng để phun thuốc
Ống tizo có độ đàn hồi tốt chọn mũi khoan có đường kính nhỏ hơn đường kính ống một chút bảo đảm khi nhét ống vào sẽ không bị tuột hay rò rỉ không cần dùng keo dán
Ở đầu các ống tizo nước chảy mạnh hơn các ống khác nên dùng van điều chỉnh lượng nước gắn vào thay cho cách dùng kẽm buộc. Giá mỗi van trên dưới 1000 đồng. chỉ cần dùng cho các ống chảy mạnh không nhất thiết dùng cho toàn bộ

Bác cho em hỏi ngu tí :5^:, ống tizo đó bác mua ở đâu vậy?
em search trên mạng không thấy chỗ bán? 1kg ống đó được bao nhiêu met? Bác cho em xin cái địa chỉ luôn nha ở sài gòn càng tốt, em đang thiết kế tưới nhỏ giọt cho vườn chôm chôm ở Đồng Nai mấy bữa nay đang đau đầu cái vụ nối từ ống 27 ra đầu nhỏ giọt cho không bị xì nước mà không được đây bác đây bác :bash:.
Cám ơn bác lắm lắm.
 

Ống tizo 6mm 1kg được 35m nhé bác..!
Còn cái vụ ống nhánh từ ống 50mm ra thì nên xài ống 21mm hay 27mm và mềm hay cứng thì tốt hơn vậy các bác...??? Bác nào có kinh nghiệm chỉ dùm nhen...!!! Hi hi hi..! Thank..!
 
tanh cho em hoi

e mới làm hệ thống giống anh cho 1000 trụ tiêu mỗi cụm tưới được 200 cây nhưng không biết công suất máy bơm anh dùng là bao nhiêu
em đang dùng máy bơm 1 pha 2.5 kw nhưng máy chạy nóng lắm cứ nháy atomat suốt mong anh giúp đở
 
anh nguyen minh hai cho em hỏi với

e mới làm hệ thống giống anh cho 1000 trụ tiêu mỗi cụm tưới được 200 cây nhưng không biết công suất máy bơm anh dùng là bao nhiêu
em đang dùng máy bơm 1 pha 2.5 kw nhưng máy chạy nóng lắm cứ nháy atomat suốt mong anh giúp đở

bssy giờ gần đến tháng tư rồi cây chuẩn bị làm hoa hịc hic mấy bác giúp em với không là mấy chục triệu của em ra đi
 
e mới làm hệ thống giống anh cho 1000 trụ tiêu mỗi cụm tưới được 200 cây nhưng không biết công suất máy bơm anh dùng là bao nhiêu
em đang dùng máy bơm 1 pha 2.5 kw nhưng máy chạy nóng lắm cứ nháy atomat suốt mong anh giúp đở

bssy giờ gần đến tháng tư rồi cây chuẩn bị làm hoa hịc hic mấy bác giúp em với không là mấy chục triệu của em ra đi
Lí do nhảy mccb
- bạn đang tới cụm 200 cây có khả nang ko sử dụng hết lượng nuoc bơm ra, gây tình trạng quá tải bơm, thử tăng thêm trụ coi cònn bị ko
- kiểm tra dây điện cấp nguồn cho máy bơm và dây nhà có đủ công suất ko, bạn ko noi ro nhảy automat ở vị trí máy bơm hay ngoai cot diện.
- cuoi cùng ma bạn van bị thì thay automat khác thử.
Hy vong bạn het nhay
 
goi anh phungde

rất cảm ơn anh đã góp ý kiến.
để em về thử lại mấy cách của anh xem sao
 
Tưới tiết kiệm nước phải ko bác, dùng béc con bọ, mỗi lần cũng được 600 lít nước, nhưng đầu ra lớn, nhiều đầu phun vào 1 gốc tối đa 2 đầu là hợp lý, máy bơm bác dùng máy dầu hoặc bơm 3 pha có vẻ ổn hơn, nếu tưới đủ ẩm thì chỉ tưới 30p là được rồi, còn tối đa vào mùa tưới cũng phải 2 tiếng mới đủ nước.
Em chuyên thiết kế cái này em biết rõ bệnh của nó,hiện đây là mô hình hiệu quả nhất về tưới.
Nhưng có nhiều loại hình
Loại 20tr/1ha và loại 70-80tr/1 ha (gồm ống, đầu tưới, thi công lắp đặt) tùy vào mật độ cây.
Nếu các bác nào có nhu cầu xin alo em: tư vấn và thiết kế miễn phí.0934191445
 
Tưới tiết kiệm nước phải ko bác, dùng béc con bọ, mỗi lần cũng được 600 lít nước, nhưng đầu ra lớn, nhiều đầu phun vào 1 gốc tối đa 2 đầu là hợp lý, máy bơm bác dùng máy dầu hoặc bơm 3 pha có vẻ ổn hơn, nếu tưới đủ ẩm thì chỉ tưới 30p là được rồi, còn tối đa vào mùa tưới cũng phải 2 tiếng mới đủ nước.
Em chuyên thiết kế cái này em biết rõ bệnh của nó,hiện đây là mô hình hiệu quả nhất về tưới.
Nhưng có nhiều loại hình
Loại 20tr/1ha và loại 70-80tr/1 ha (gồm ống, đầu tưới, thi công lắp đặt) tùy vào mật độ cây.
Nếu các bác nào có nhu cầu xin alo em: tư vấn và thiết kế miễn phí.0934191445


hệ thống thì em làm rồi nhưng khi đi vào hoạt động thì bị trục trặc phần máy bơm bác àh. nhà em diện tích có 1000 cây nên sử dụng điện 1 pha thui, bác có cách nào gúp máy bơm của em hoạt động ko
 
hệ thống thì em làm rồi nhưng khi đi vào hoạt động thì bị trục trặc phần máy bơm bác àh. nhà em diện tích có 1000 cây nên sử dụng điện 1 pha thui, bác có cách nào gúp máy bơm của em hoạt động ko
Đầu tiên bác cho em hỏi vài câu:
1. Nguồn nước nhà bác dùng?
2. Máy bơm công suất?
3. Độ dốc của mảnh vườn?
4. Độ đẩy xa nhất của đường ống?
5. Mỗi gốc bác dùng mấy đầu tưới?
6. Máy bơm mua hay tự quấn?
7.Sự cố hiện tại của máy bơm>
Bác miêu tả kỹ đi, em có giải pháp sớm nhất cho bác? Nhớ cho em số di động nhé! để có gì em gọi lại em tư vấn!
 
Em xin góp ý: Không biết trên đây có bác nào đi trước biết thì thông cảm cho em?
Thật sư hệ thống này em đã làm và thiết kế cho tưới Thanh Long Bình Thuận, nó có hai nhược điểm như sau:
1. Nếu đi ống tydo thì 1 thời gian ống sẽ đóng rong và béc ngẹc gây khó khắn, ống sẽ nhanh hư và xạm màu đi, dễ gay dòn gãy.
2. Hệ thống bác làm nếu không âm đất và chỉ nổi đầu phun tại gốc thì khi bác dọn vườn rất gây khó khăn. Dễ làm đứt gãy...
3. Thu hoạch rất tốn công thu lại, nếu diện tích quá lớn, hết mùa tưới là mệt lắm, vì để bên ngoài thì tác động của môi trường
4. Nếu đi hệ vale ko đúng quy cách, áp suất thì có thể sẽ gây bức ống, xì nước lúc đó phải dùng ống UPVC nối lại gây khó khăn.
Nếu các bác đã làm thì nên làm luôn hệ thống UPVC ống âm dưới đất, luồn thẳng ống vào tới gốc và lên ôm cổ chó gốc cà phê hoặc nhánh Tê 2 béc đối với hồ tiêu, bảo đảm lâu dài đến 8-10 năm. Tới khi mối hàn keo PVC bị rã.
Còn ở Bình Thuận, sau khi em làm xong có bật tưới cho 100 trụ thanh long, độ dốc khoảng 2-3%, thì với máy bơm 2.75HP tưới rất ổn và chỉ trong 15 phút bác sẽ thấy mát lạnh khu vực 100 gốc thanh long nếu nổi nước thì tăng thời gian theo mức tưới của các bác cần. và cây hồ tiêu hoặc cà phê cần.
Xin chúc các bác thành công. Mọi thông tin hỗ trợ kỹ thuật, xin liên hệ: 0934 191 445 hoặc phần chữ ký. Hỗ trợ miễn phí.
 
gởi bác duongnguyen2111

Đầu tiên bác cho em hỏi vài câu:
1. Nguồn nước nhà bác dùng?
2. Máy bơm công suất?
3. Độ dốc của mảnh vườn?
4. Độ đẩy xa nhất của đường ống?
5. Mỗi gốc bác dùng mấy đầu tưới?
6. Máy bơm mua hay tự quấn?
7.Sự cố hiện tại của máy bơm>
Bác miêu tả kỹ đi, em có giải pháp sớm nhất cho bác? Nhớ cho em số di động nhé! để có gì em gọi lại em tư vấn!

nhà em sử dụng giếng sâu 25m " giếng o trên đỉnh dốc"
1.máy bơm công suất 2,5kw loại bơm chìm đã quấn lại 1 lần
2.độ dốc khoản 3%
3. ống chính đi ống 49 chia đến từng hàng bằng ống 27 và đến gốc cây tizo 6li
4. độ đẩy xa nhất 90m
5.mỗi gốc em chỉ dùng 1 béc ( loại bằng nhựa 70.000 1 bì 200 cái)
6. khi mới lắp máy bơm thấy nước yêu nên em đã đi sửa bi và phốt mấy bác sủa máy nói là ok rồi nhưng về nhà bỏ xuống chạy được 15 phút là thấy dây điện nóng bốc khói luôn và atomat nối với máy bơm bị nhảy
bên em làm ống chôn lấp đàng hoàng riêng ống tizo em đưa và tận gốc cây luôn. mà bên bác lắp 1 cây hai béc là sao vậy có thì bán cho em một ít
e tên tâm em ở chư sê gia lai đây là số đt của em 0935268007
 
gởi bác duongnguyen2111



nhà em sử dụng giếng sâu 25m " giếng o trên đỉnh dốc"
1.máy bơm công suất 2,5kw loại bơm chìm đã quấn lại 1 lần
2.độ dốc khoản 3%
3. ống chính đi ống 49 chia đến từng hàng bằng ống 27 và đến gốc cây tizo 6li
4. độ đẩy xa nhất 90m
5.mỗi gốc em chỉ dùng 1 béc ( loại bằng nhựa 70.000 1 bì 200 cái)
6. khi mới lắp máy bơm thấy nước yêu nên em đã đi sửa bi và phốt mấy bác sủa máy nói là ok rồi nhưng về nhà bỏ xuống chạy được 15 phút là thấy dây điện nóng bốc khói luôn và atomat nối với máy bơm bị nhảy
bên em làm ống chôn lấp đàng hoàng riêng ống tizo em đưa và tận gốc cây luôn. mà bên bác lắp 1 cây hai béc là sao vậy có thì bán cho em một ít
e tên tâm em ở chư sê gia lai đây là số đt của em 0935268007
Theo những thông tin bác đưa ra thì hệ thống của bác là đúng theo chuẩn phổ biến mà bà con ta làm đó. Vì vậy tôi nghĩ là bác đã bị trục trặc ở phần bơm hoặc điện có thể là
*Bơm mất công suất(Vì trục trặc gì đó, có thể thử bằng cách mượn một bơm cùng cỡ còn tốt thay vào để thử chớ thợ nhiều khi kiểm tra không chính xác đâu)
*Điện không đủ áp
*Dây dẫn chất lượng không tốt lâu ngày khả năng truyền dẫn không tốt(Cái này hay xảy ra lắm đó thử bằng cách đem bơm của bạn đến chỗ có điều kiện tương đương đang hoạt động tốt để thử, hoặc chịu kho kiểm tra hệ dây)
*Kiểm tra aptomat, các phụ kiện đường dây cầu dao tổng, cầu chì...xem hoạt động tốt không
Về lâu dài nên xài lưới 3pha thì ổn hơn chớ tưới một pha thì nhanh rã lắm
 
dùng dây truyền rất dễ hấp thụ nắng, dẫn đến nước tưới sẽ bị nóng.
chưa kể để 1 thời gian sẽ bị rêu bám và dễ bị tắc bạn à
 
Last edited by a moderator:


Back
Top