Tôi đã chọn được giống gà thả vườn thích hợp, hiệu quả

  • Thread starter Hải Nam
  • Ngày gửi
Qua nhiều đợt nuôi thất bại với nhiều lý do trong đó phải kể đến một số lý do vụn vặt nhưng quan trọng sau:
-Gà con yếu: Chậm, ăn không nhiều, lông mọc chậm nên thân nhiệt không ấm vì thế không khỏe.
-Thời tiết: mưa nhiều, độ ẩm cao nên gà hay co ro, cơ hội kiếm ăn ít trong khi thức ăn sẵn cũng ngán.
-Dịch bệnh: vì 2 lý do trên nên gà không khỏi không bị dịch bệnh trong mùa mưa ở miền nam. Đôi khi dịch bệnh chẳng làm nó chết mà làm cho đàn gà còi cọc tốn thuốc, tốn thức ăn, chết thì không chết.
Ui rầu.
Vô tình mua được con gà mái 1,8kg; Da vàng, chân vàng, gà đẻ trứng to, đều.
Cho ấp mấy lứa và nhận ra 1 điều:
Đây là giống gà dễ nuôi. Gà con có đủ lông cánh và đuôi trong 10 ngày đầu. Từ ngày 15 trở đi mọc lông ống ở đùi, ngực... trong khi giống gà khác phải chăm sóc chật vật mà chẳng ra làm sao.
Có cánh đủ lông gà có thân nhiệt cao, bay nhảy tốt, ăn tốt. Rất nhanh lớn. Gà này nuôi trong điều kiện thời tiết miền Nam đã giảm mưa, nhiều ngày nắng ấm... rất hiệu quả. Tôi quyết định chọn giống gà này nhân đàn để nuôi phát triển lâu dài.
Đó là kinh nghiệm của tôi mong góp một chút vào kho kinh nghiệm nuôi gà của diễn đàn.
 


Vài thắc mắc muốn hỏi cho bít!:blink:
gà mái thuộc giống gà gì vậy bạn ? zí bạn cho con gà trống giống nào đạp ?đủ lông đủ cách là lớn nhanh hả ? (lý thuyết này ở đâu ra, con gà nòi ra lông nhanh hơn con gà tàu sao con gà nòi nuôi tới 4,5 tháng, còn con gà tàu có 3 tháng là bự chản
 
Last edited by a moderator:
Trước hết phải tìm hiểu lý do tại sao lại có giống gà mọc lông chậm và mọc lông nhanh. cái này chỉ là do chọn lọc nhân tạo thôi.
Các giống gà nuôi lấy thịt để bổ sung vào bữa ăn hàng ngày của người dân và có tính đến yếu tố kinh tế khi nuôi thì đều có gien mọc lông sớm vì:
- Lông mọc nhanh phủ hết mình thì tuổi tách mẹ của nó sớm hơn, thường chỉ 30 ngày tuổi là tự đi kiếm ăn độc lập được; sức chống trọi với mọi thay đổi của thời tiết cũng tốt hơn; Những giống gà này nhiều lông thì khả năng bay nhảy cũng tốt hơn từ đó mà nâng cao khả năng bắt mồi cũng như chạy trốn kẻ thù. vì vậy mà khi nuôi nó, chủ nó không tốn nhiều ngô thóc, chủ yếu là con gà tự kiếm ăn ngoài tự nhiên. Các giống gà lông mọc sớm thì thịt đặc biệt thơm ngon vì người ta nuôi nó lấy thịt để ăn mà và khi chế biến thì rất đơn giản: làm lông song, cho vào nước đun sôi là song ( lại kinh tế nữa rồi). Điển hình mọc lông sớm là con gà ri. Các giống gà vườn nhập nội như lương phượng, tam hoàng,..cũng mang gien mọc lông sớm. Gà của các trại giống lớn như Minh Dư, Dabaco, phùng Dầu Sơn, Đà lạt... dù là kết quả lai tạo của 5 cha 3 mẹ nhưng cuối cùng cũng mang gien mọc lông sớm. Gà mọc lông sớm thì khắc phục được một phần tập tính cắn mổ lông nhau mặc dù chúng rất hung hăng và hiếu chiến. Gà mang gien mọc lông sớm thì chịu được kham khổ và chế độ dinh dưỡng ngèo nàn.
- Còn các giống gà mọc lông chậm( gà nòi, gà đông tảo, hồ, mía...): Người ta nuôi nó để đá nhau, để tiến vua, để làm cảnh... nói chung là chủ nó ko trực tiếp ăn thịt nó và cũng ko tính đến yếu tố kinh tế khi nuôi nó;tốn kém thế nào người ta cũng nuôi; nó không phải tự đi kiếm mồi, chẳng phải lo nắng mưa sương gió nên chẳng cần lông nhiều và mọc sớm làm gì. chủ nó cho nó ăn cả ngày và cứ đói lúc nào là cho ăn lúc đấy, ăn song là nó nằm ì một chỗ; từ đó mà khả năng kiếm mồi rất kém. bạn cứ thả một con gà nòi và một con gà ri ra vườn mà xem, cuối ngày diều con gà ri căng phồng còn của con gà nòi thì xẹp lép. Các giống gà mọc lông chậm thì rất khó nuôi tập trung số lượng lớn vì chúng mổ lông nhau rất ác, mặc dù so về tính hiếu chiến, thì con gà nòi thua xa con gà ri. Cũng vì là vật cưng mà giống này rất dạn người, người tới gần bắt chúng mà chúng ko thèm chạy. Hệ số sử dụng thức ăn của giống mọc lông chậm thì kém hơn giống mọc lông nhanh.
- Riêng đối với gà nòi thì vừa mọc lông chậm lại vừa ít lông: đây là yếu tố tự đào thải vì với cơ thể trần chuồng không manh áo như thế, những con nào ốm yếu, thể chất kém thì khó mà sống được qua mùa đông khắc nghiệt ( tổ tiên mình sống ở miền Bắc có mùa đông lạnh mà, gà miền Nam là mang từ bắc vào), dốt cục chỉ còn lại những con thực sự khỏe mạnh để mang đi cho chúng đá nhau.
- Dù là gà nào thì nhanh hay chậm chỉ thể hiện trên con trống; còn con mái thì đều mọc lông sớm và dày: để sau này nó ấp trứng và ủ ấm cho con. Các giống gà mọc lông chậm thì sau khoảng 7 đến 10 ngày tuổi là phân biệt được trống mái: con mái đủ lông 2 cánh và bắt đầu nhú lông đuôi, con trống thì mỗi bên cánh thường chỉ có 1 cọng lông( cho đến tận 60 ngày tuổi có khi nó vẫn chỉ có thế). Còn đối với gà mọc lông sớm thì chịu, lúc nhỏ chẳng thể nào phân biệt trống mái, con nào cũng dài cánh và dài đuôi như nhau; nhìn vào đàn gà trăm con mà như một. chỉ khi nào con trống nhú mào (mồng) thì lúc đấy mới phân biệt được.
- Các giống mọc lông sớm thường có kích cỡ nhỏ hơn, thường chỉ 1,2 đến 2kg khi trưởng thành,( nuôi lâu có thể đạt 2.5kg ở con trống). Khối lượng này khi ăn rất thích hợp với gia đình gồm 6 người: ông bà, cha mẹ và 2 con. kích thước nhỏ thì cũng chui rúc, bay nhảy lanh lẹ, rễ kiếm đủ thức ăn hơn. còn đối với các giống gà ít lông, thường cơ thể rất lớn, như gà Đông Tảo có thể đạt 10kg nếu nuôi lâu.
- Giống tự kiếm mồi thì phải chạy nhảy, bươi bới... nên thịt săn chắc, thơm ngon, đôi chân nhỏ xíu ( đôi chân nhỏ là tiêu chí được các bà nội trợ áp dụng để đánh giá một con gà ngon).
 
Last edited by a moderator:
Pác chủ xị cho vài tấm ảnh xem được không ạ, không biết giống gì mà pác quảng cáo thấy khí thế quá
 
Trước hết phải tìm hiểu lý do tại sao lại có giống gà mọc lông chậm và mọc lông nhanh. cái này chỉ là do chọn lọc nhân tạo thôi.
Các giống gà nuôi lấy thịt để bổ sung vào bữa ăn hàng ngày của người dân và có tính đến yếu tố kinh tế khi nuôi thì đều có gien mọc lông sớm vì:
- Lông mọc nhanh phủ hết mình thì tuổi tách mẹ của nó sớm hơn, thường chỉ 30 ngày tuổi là tự đi kiếm ăn độc lập được; sức chống trọi với mọi thay đổi của thời tiết cũng tốt hơn; Những giống gà này nhiều lông thì khả năng bay nhảy cũng tốt hơn từ đó mà nâng cao khả năng bắt mồi cũng như chạy trốn kẻ thù. vì vậy mà khi nuôi nó, chủ nó không tốn nhiều ngô thóc, chủ yếu là con gà tự kiếm ăn ngoài tự nhiên. Các giống gà lông mọc sớm thì thịt đặc biệt thơm ngon vì người ta nuôi nó lấy thịt để ăn mà và khi chế biến thì rất đơn giản: làm lông song, cho vào nước đun sôi là song ( lại kinh tế nữa rồi). Điển hình mọc lông sớm là con gà ri. Các giống gà vườn nhập nội như lương phượng, tam hoàng,..cũng mang gien mọc lông sớm. Gà của các trại giống lớn như Minh Dư, Dabaco, phùng Dầu Sơn, Đà lạt... dù là kết quả lai tạo của 5 cha 3 mẹ nhưng cuối cùng cũng mang gien mọc lông sớm. Gà mọc lông sớm thì khắc phục được một phần tập tính cắn mổ lông nhau mặc dù chúng rất hung hăng và hiếu chiến. Gà mang gien mọc lông sớm thì chịu được kham khổ và chế độ dinh dưỡng ngèo nàn.
- Còn các giống gà mọc lông chậm( gà nòi, gà đông tảo, hồ, mía...): Người ta nuôi nó để đá nhau, để tiến vua, để làm cảnh... nói chung là chủ nó ko trực tiếp ăn thịt nó và cũng ko tính đến yếu tố kinh tế khi nuôi nó;tốn kém thế nào người ta cũng nuôi; nó không phải tự đi kiếm mồi, chẳng phải lo nắng mưa sương gió nên chẳng cần lông nhiều và mọc sớm làm gì. chủ nó cho nó ăn cả ngày và cứ đói lúc nào là cho ăn lúc đấy, ăn song là nó nằm ì một chỗ; từ đó mà khả năng kiếm mồi rất kém. bạn cứ thả một con gà nòi và một con gà ri ra vườn mà xem, cuối ngày diều con gà ri căng phồng còn của con gà nòi thì xẹp lép. Các giống gà mọc lông chậm thì rất khó nuôi tập trung số lượng lớn vì chúng mổ lông nhau rất ác, mặc dù so về tính hiếu chiến, thì con gà nòi thua xa con gà ri. Cũng vì là vật cưng mà giống này rất dạn người, người tới gần bắt chúng mà chúng ko thèm chạy. Hệ số sử dụng thức ăn của giống mọc lông chậm thì kém hơn giống mọc lông nhanh.
- Riêng đối với gà nòi thì vừa mọc lông chậm lại vừa ít lông: đây là yếu tố tự đào thải vì với cơ thể trần chuồng không manh áo như thế, những con nào ốm yếu, thể chất kém thì khó mà sống được qua mùa đông khắc nghiệt ( tổ tiên mình sống ở miền Bắc có mùa đông lạnh mà, gà miền Nam là mang từ bắc vào), dốt cục chỉ còn lại những con thực sự khỏe mạnh để mang đi cho chúng đá nhau.
- Dù là gà nào thì nhanh hay chậm chỉ thể hiện trên con trống; còn con mái thì đều mọc lông sớm và dày: để sau này nó ấp trứng và ủ ấm cho con. Các giống gà mọc lông chậm thì sau khoảng 7 đến 10 ngày tuổi là phân biệt được trống mái: con mái đủ lông 2 cánh và bắt đầu nhú lông đuôi, con trống thì mỗi bên cánh thường chỉ có 1 cọng lông( cho đến tận 60 ngày tuổi có khi nó vẫn chỉ có thế). Còn đối với gà mọc lông sớm thì chịu, lúc nhỏ chẳng thể nào phân biệt trống mái, con nào cũng dài cánh và dài đuôi như nhau; nhìn vào đàn gà trăm con mà như một. chỉ khi nào con trống nhú mào (mồng) thì lúc đấy mới phân biệt được.
- Các giống mọc lông sớm thường có kích cỡ nhỏ hơn, thường chỉ 1,2 đến 2kg khi trưởng thành,( nuôi lâu có thể đạt 2.5kg ở con trống). Khối lượng này khi ăn rất thích hợp với gia đình gồm 6 người: ông bà, cha mẹ và 2 con. kích thước nhỏ thì cũng chui rúc, bay nhảy lanh lẹ, rễ kiếm đủ thức ăn hơn. còn đối với các giống gà ít lông, thường cơ thể rất lớn, như gà Đông Tảo có thể đạt 10kg nếu nuôi lâu.
- Giống tự kiếm mồi thì phải chạy nhảy, bươi bới... nên thịt săn chắc, thơm ngon, đôi chân nhỏ xíu ( đôi chân nhỏ là tiêu chí được các bà nội trợ áp dụng để đánh giá một con gà ngon).
Bác nói chuẩn đó, các giống mọc lông sớm thường có kích cỡ nhỏ nuôi chậm lớn, thích hơp nuôi bán chăn thả để tự kiếm mồi, giảm tiêu tốn thức ăn như con gà ri chẳng hạn,em khoái nuôi gà này sức đề kháng tốt dễ nuôi dễ bán, nhưng nuôi lâu dài ngày hi hi!
 
Bác nói chuẩn đó, các giống mọc lông sớm thường có kích cỡ nhỏ nuôi chậm lớn, thích hơp nuôi bán chăn thả để tự kiếm mồi, giảm tiêu tốn thức ăn như con gà ri chẳng hạn,em khoái nuôi gà này sức đề kháng tốt dễ nuôi dễ bán, nhưng nuôi lâu dài ngày hi hi!

ko có sức đề kháng tốt đâu bác. mấy thằng lông nhiều sức đề kháng khá yếu đấy. hjx .
 

Trước hết phải tìm hiểu lý do tại sao lại có giống gà mọc lông chậm và mọc lông nhanh. cái này chỉ là do chọn lọc nhân tạo thôi.
Các giống gà nuôi lấy thịt để bổ sung vào bữa ăn hàng ngày của người dân và có tính đến yếu tố kinh tế khi nuôi thì đều có gien mọc lông sớm vì:
- Lông mọc nhanh phủ hết mình thì tuổi tách mẹ của nó sớm hơn, thường chỉ 30 ngày tuổi là tự đi kiếm ăn độc lập được; sức chống trọi với mọi thay đổi của thời tiết cũng tốt hơn; Những giống gà này nhiều lông thì khả năng bay nhảy cũng tốt hơn từ đó mà nâng cao khả năng bắt mồi cũng như chạy trốn kẻ thù. vì vậy mà khi nuôi nó, chủ nó không tốn nhiều ngô thóc, chủ yếu là con gà tự kiếm ăn ngoài tự nhiên. Các giống gà lông mọc sớm thì thịt đặc biệt thơm ngon vì người ta nuôi nó lấy thịt để ăn mà và khi chế biến thì rất đơn giản: làm lông song, cho vào nước đun sôi là song ( lại kinh tế nữa rồi). Điển hình mọc lông sớm là con gà ri. Các giống gà vườn nhập nội như lương phượng, tam hoàng,..cũng mang gien mọc lông sớm. Gà của các trại giống lớn như Minh Dư, Dabaco, phùng Dầu Sơn, Đà lạt... dù là kết quả lai tạo của 5 cha 3 mẹ nhưng cuối cùng cũng mang gien mọc lông sớm. Gà mọc lông sớm thì khắc phục được một phần tập tính cắn mổ lông nhau mặc dù chúng rất hung hăng và hiếu chiến. Gà mang gien mọc lông sớm thì chịu được kham khổ và chế độ dinh dưỡng ngèo nàn.
- Còn các giống gà mọc lông chậm( gà nòi, gà đông tảo, hồ, mía...): Người ta nuôi nó để đá nhau, để tiến vua, để làm cảnh... nói chung là chủ nó ko trực tiếp ăn thịt nó và cũng ko tính đến yếu tố kinh tế khi nuôi nó;tốn kém thế nào người ta cũng nuôi; nó không phải tự đi kiếm mồi, chẳng phải lo nắng mưa sương gió nên chẳng cần lông nhiều và mọc sớm làm gì. chủ nó cho nó ăn cả ngày và cứ đói lúc nào là cho ăn lúc đấy, ăn song là nó nằm ì một chỗ; từ đó mà khả năng kiếm mồi rất kém. bạn cứ thả một con gà nòi và một con gà ri ra vườn mà xem, cuối ngày diều con gà ri căng phồng còn của con gà nòi thì xẹp lép. Các giống gà mọc lông chậm thì rất khó nuôi tập trung số lượng lớn vì chúng mổ lông nhau rất ác, mặc dù so về tính hiếu chiến, thì con gà nòi thua xa con gà ri. Cũng vì là vật cưng mà giống này rất dạn người, người tới gần bắt chúng mà chúng ko thèm chạy. Hệ số sử dụng thức ăn của giống mọc lông chậm thì kém hơn giống mọc lông nhanh.
- Riêng đối với gà nòi thì vừa mọc lông chậm lại vừa ít lông: đây là yếu tố tự đào thải vì với cơ thể trần chuồng không manh áo như thế, những con nào ốm yếu, thể chất kém thì khó mà sống được qua mùa đông khắc nghiệt ( tổ tiên mình sống ở miền Bắc có mùa đông lạnh mà, gà miền Nam là mang từ bắc vào), dốt cục chỉ còn lại những con thực sự khỏe mạnh để mang đi cho chúng đá nhau.
- Dù là gà nào thì nhanh hay chậm chỉ thể hiện trên con trống; còn con mái thì đều mọc lông sớm và dày: để sau này nó ấp trứng và ủ ấm cho con. Các giống gà mọc lông chậm thì sau khoảng 7 đến 10 ngày tuổi là phân biệt được trống mái: con mái đủ lông 2 cánh và bắt đầu nhú lông đuôi, con trống thì mỗi bên cánh thường chỉ có 1 cọng lông( cho đến tận 60 ngày tuổi có khi nó vẫn chỉ có thế). Còn đối với gà mọc lông sớm thì chịu, lúc nhỏ chẳng thể nào phân biệt trống mái, con nào cũng dài cánh và dài đuôi như nhau; nhìn vào đàn gà trăm con mà như một. chỉ khi nào con trống nhú mào (mồng) thì lúc đấy mới phân biệt được.
- Các giống mọc lông sớm thường có kích cỡ nhỏ hơn, thường chỉ 1,2 đến 2kg khi trưởng thành,( nuôi lâu có thể đạt 2.5kg ở con trống). Khối lượng này khi ăn rất thích hợp với gia đình gồm 6 người: ông bà, cha mẹ và 2 con. kích thước nhỏ thì cũng chui rúc, bay nhảy lanh lẹ, rễ kiếm đủ thức ăn hơn. còn đối với các giống gà ít lông, thường cơ thể rất lớn, như gà Đông Tảo có thể đạt 10kg nếu nuôi lâu.
- Giống tự kiếm mồi thì phải chạy nhảy, bươi bới... nên thịt săn chắc, thơm ngon, đôi chân nhỏ xíu ( đôi chân nhỏ là tiêu chí được các bà nội trợ áp dụng để đánh giá một con gà ngon).

Bạn nói rất chi tiết và rất thuyết phục. Tôi chỉ chăn nuôi với quy mô nhỏ nên đúc rút kinh nghiệm thấy gì nói nấy thôi. Trường hợp này phải trừ giống gà Ai Cập ra (Giống này mọc lông sớm nhưng khó nuôi).
 
Qua nhiều đợt nuôi thất bại với nhiều lý do trong đó phải kể đến một số lý do vụn vặt nhưng quan trọng sau:
-Gà con yếu: Chậm, ăn không nhiều, lông mọc chậm nên thân nhiệt không ấm vì thế không khỏe.
-Thời tiết: mưa nhiều, độ ẩm cao nên gà hay co ro, cơ hội kiếm ăn ít trong khi thức ăn sẵn cũng ngán.
-Dịch bệnh: vì 2 lý do trên nên gà không khỏi không bị dịch bệnh trong mùa mưa ở miền nam. Đôi khi dịch bệnh chẳng làm nó chết mà làm cho đàn gà còi cọc tốn thuốc, tốn thức ăn, chết thì không chết.
Ui rầu.
Vô tình mua được con gà mái 1,8kg; Da vàng, chân vàng, gà đẻ trứng to, đều.
Cho ấp mấy lứa và nhận ra 1 điều:
Đây là giống gà dễ nuôi. Gà con có đủ lông cánh và đuôi trong 10 ngày đầu. Từ ngày 15 trở đi mọc lông ống ở đùi, ngực... trong khi giống gà khác phải chăm sóc chật vật mà chẳng ra làm sao.
Có cánh đủ lông gà có thân nhiệt cao, bay nhảy tốt, ăn tốt. Rất nhanh lớn. Gà này nuôi trong điều kiện thời tiết miền Nam đã giảm mưa, nhiều ngày nắng ấm... rất hiệu quả. Tôi quyết định chọn giống gà này nhân đàn để nuôi phát triển lâu dài.
Đó là kinh nghiệm của tôi mong góp một chút vào kho kinh nghiệm nuôi gà của diễn đàn.

Bạn thử nuôi con D300 đi bạn
 


Back
Top