Tóm tắt chăm sóc cây mai trong chậu

Để chăm sóc được cây mai sau tết cho khỏe mạnh, thì cây mai của bạn được chọn trong chợ hoa xuân phải được lựa ra từ cây mai đang khỏe mạnh đã ( đẹp nữa)

Chọn mai
:
Nhất gốc, nhì thân , tam chi. Tứ diệp
Gốc rễ càng đẹp giá càng cao, thân đẹp khúc chiết nhỏ dần theo độ cao
Rồi đến chi cành (tàng).. cân đối, không bị khuyết
Diệp ?! Cuối năm lá không còn…vậy phải coi bông nụ

1cây mai đẹp có qui ước về thẩm mỹ hay còn gọi mai thế ( mai đã vào đúng thế Long giáng) Mai Bình Định
Cây này hình như của bác pkimduc nề nếp ngiêm chỉnh, nhất nhất theo luật định :


1 cây đẹp, không qui ước..mai dáng tự do phóng khoáng, trong hội hoa xuân 2011 ( cây của anh em Miền Tây) cây này bị mất điểm do nở bông chậm



nụ, kích thước nụ tổng số nụ.. bạn nên chọn tối thiểu cây nào đã nở 1 hoa..thì chắc chắn hơn vì đã biết kích thước, màu sắc, số cánh của 1 bông cây mai này

Không nên chọn cây chưa nở 1 bông để tự giới thiệu về mình…dù cây đó có bao nhiêu nụ cũng không nên mua…nếu bạn không phải là…dân chơi thứ thật

Nên cân nhắc coi kĩ dưới gốc có bao nhiêu nụ rụng…nên nhân 10 lần thêm thì đó là số nụ nó rụng trong 1 ngày đó…vì người bán luôn tìm cách lượm bỏ hết nụ rụng để dấu khuyết điểm rụng nụ của cây…bạn có thể rung nhẹ cây sẽ phát hiện có thêm nụ sắp rụng hay không

nên chọn cây mai nào mà đất chậu nhiều cỏ, đất trông cũ kĩ vì đó là cây mai đã ở trong chậu nhiều tháng và ổn định rồi, và nếu mua ở điểm bán mai tết thì chắc chắn cây này đã được chăm sóc và sang chậu ở nhà vườn chuyên ngiệp, nên dễ chăm sóc khi bạn mang về

Đất mặt chậu mà mới toang trông đẹp mắt, là cây mai đó mới sang chậu…khó chăm sóc nhất là chọn mai nơi điểm bán mai tết…chậu bị vỡ, thương lái sang chậu mới..cẩu thả và không nắm rõ kĩ thuật lót đáy chậu..các cây này sau tết khó chăm sóc, và nhiều hiện tượng dị kì do úng nước , do chất trồng không phù hợp…v..v
Có thể sẽ có nhiều triệu chứng dị kì sẽ xảy ra….cho cây mai này sau tết đấy
nếu bạn cẩn thận sang chậu 1 lần nữa để có chất trồng vừa ý..để làm lớp đáy chậu tốt hơn…thì cây này sẽ suy kiệt ngay…rất khó hồi phục thậm chí có thể chết…vì sang chậu 2 lần trong 1 năm, cây không chịu nổi đâu.

Khi đã có cây mai vừa ý bạn mang về nhà chuẩn bị chơi tết..Bạn nên để ngoài sân nơi có nắng nhẹ..tưới vừa đủ ẩm…không nên tưới ướt sũng..rất hại cho rễ..bạn có quyền trang trí mai với đèn led để nhiệt độ được ấm hơn ai sẽ nở đẹp hơn…nếu không khí khô quá nên thỉnh thoảng phun sương cho nụ và thân cây

Tuyệt đối không nên dùng bất kì thích tố nào phun cho nụ hoặc tưới vào gốc…cũng tuyệt đối không nên “nge đồn” là tưới nước đá mai sẽ nở đẹp…không có chuyện đó đâu….nước đá lạnh sẽ làm chết rễ đấy và sau tết cây sẽ èo uột..

Cũng không bất kì chế phẩm nào gọi là làm mai lâu rụng hoặc không rụng...vì sau đó mai sẽ suy kiệt

Cũng không nên tưới bất kì phân gì vào gốc vì cây không có lá sự trao đổi chất không có, phân nằm tại chỗ sẽ làm chết rễ
Cây chỉ cần nước hút lên từ rễ và cây vận dụng toàn bộ tài nguyên tích trữ trong năm đang chứa nơi thân cành để nở hoa..
Chính vì thế sự bón phân trong năm trước, nhất là từ tháng 10 năm trước đến ngày lặt lá là điều cực kì quan trọng để cây mạnh khỏe nở hoa mạnh vào tết và phục hồi mạnh sau tết..

30 tết bạn mang cây vào nhà nơi ấm áp mai sẽ nở tốt hơn…tuyệt đối không nên dùng nhang hay trầm trong phòng có chưng mai mà đóng kín cửa…vì khí ethylen có từ khói nhang trầm sẽ làm mai rụng nụ đấy..có khi rụng sạch

Cũng không để mai bị trực tiếp gió từ 1 cái quạt..vì nụ sẽ héo hoặc bông rụngnhanh

Nếu thấy 1 điểm xanh nơi đầu cành muốn nứt ra…đó là …“lộc” đó
Nếu bạn muốn mai nở mạnh…bạn ngắt lộc đi đừng chờ đến khi nó thành lá…vì nếu nó đã thành lá mà bạn ngắt đi cây sẽ mất nhiều sức lắm đấy…ngắt ngay khi là 1 điểm xanh cây hầu như không tổn hại tài nguyên…mà chỉ mất thì giờ (15 ngày) nơi đó sẽ mọc ra lộc mới
Nếu bạn muốn vừa may vừa có lộc thì bạn để y nguyên..nhưng không nên để nhiều lộc vì nụ sẽ nở chậm đi và hoa có thể sẽ…kích thước nhỏ đi

Ngắt bỏ ngay những cuống hoa đã nở xong..không để chúng chuyển sang kết trái, để tiết kiệm tài nguyên ( carbuahydrat) cho cây

Nên chơi tết 3 ngày trong nhà thôi sang 4 tết bạn mang mai ra sân nơi có nắng nhẹ..và từ đây không ngắt bỏ lộc nữa hãy để cây ra lá..cây sẽ mạnh hơn vì có nắng nhẹ lá dù non cũng quang hợp được chút đỉnh bù vào cho khối tài nguyên đang cạn dần vì nở hoa..

Ngày 7 tết bạn đưa mai ra nắng toàn phần..tưới cho nó 1 lần phân loãng để mai thêm sức mạnh..chuẩn bị xả tàn thay đất vào rằm tháng giêng
(còn tiếp)
 
Last edited by a moderator:
...
- cây mai cháu đầu năm không có đắp hữu cơ hoai mục, bây giờ nếu cháu mua được trấu hun và phân trùng quế thì 2 thứ này mình trộn tỉ lệ bao nhiu cho chậu 80cm vậy bác .
- nếu bây giờ mún đắp gốc thì khi nào. Đắp được
Cảm ơn bác

1 phần phân trùn. 1 phần tro trấu trộn đều rồi đắp lên gốc 1 lớp dày 5cm. đắp ngay bây giờ.sau đó dùng rơm rạ hay cỏ khô phủ mặt chậu lại
phối trộn là để cho phân trùn rời ra. không bị bệt ra thành bùn thôi
 
Mục-Tử đã viết:
1 phần phân trùn. 1 phần tro trấu trộn đều rồi đắp lên gốc 1 lớp dày 5cm. đắp ngay bây giờ.sau đó dùng rơm rạ hay cỏ khô phủ mặt chậu lại
phối trộn là để cho phân trùn rời ra. không bị bệt ra thành bùn thôi

Cảm ơn bác
Như vậy tỉ lệ trộn là 50 tro trấu 50 phân trùn quế. Hả bác? Nếu trộn nhìu phân trùn quế cây có bị lạm phân không bác?
- mấy chậu mai của cháu mặt chậu lõm xuống thíu đất nhìu, vậy khi ta đắp gốc thì vây tole 1 nữa chậu quanh gốc hay vây tole ra hết tới vành chậu lun bác ?
- mấy chậu mai bình định toàn đất cát bị lõm sâu thíu đất, cháu cháu vây tole bằng tro trấu với phân trùn, phần còn lại cháu có thể đổ lớp hữu cơ hoai mục này lên mặt cho cho bớt lõm thíu đất được không bác?

Cháu cảm ơn
 
Last edited by a moderator:
thanks ducly về chỗ bán trấu hun
To: bác mục tử
- cây mai cháu đầu năm không có đắp hữu cơ hoai mục, bây giờ nếu cháu mua được trấu hun và phân trùng quế thì 2 thứ này mình trộn tỉ lệ bao nhiu cho chậu 80cm vậy bác .
- nếu bây giờ mún đắp gốc thì khi nào. Đắp được
Cảm ơn bác


Đất tro trấu ngay cho bác Mục Tử chỉ có bán 1 bao 25k, bác hỏi mua đất trộn sẵng tro trấu sơ dừa phân bò họ bán cho. Đem về trộn chung với phân trùng quế 50/50, bác trộn nhiều phân trùng quế thì tốn tiền nhiều và coi chừng ngậm nước gây úng rễ trong mùa mưa.
Bác mua về trộn xong quay tole kiểu nào cũng được sau đó bỏ ngay vào 1 lớp 5cm hoặc chậu nào thiếu đất bác bỏ đầy tới cổ rễ vẫn tốt.

Hình như bác chưa hiểu thế nào là phân hữu cơ mục. Phân hữu cơ mục là phân bò...heo...gà...chim ....đã được ủ hoai, nếu phân tươi bác bỏ vào chậu là cây chết ngay. Phân trùng quế cũng là phân hữu cơ và là loại tốt nhất hiện nay.
Bác vào google seach phân hữu cơ hoai mục đọc và tìm hiểu thêm nhé.
 
Last edited by a moderator:
Bác mục cho e hỏi

thuốc ngừa nấm anvil mìng sử dung liều lượng như thế nào ? vì trên chai e thấy nó ghi 0,3- 0,5 l/ha e không hiểu .

cám ơn bác.
Anvil pha 20ml cho 8 lít nước phun định kỳ 15 ngày 1 lần để ngừa nâm
 
Đất tro trấu ngay cho bác Mục Tử chỉ có bán 1 bao 25k, bác hỏi mua đất trộn sẵng tro trấu sơ dừa phân bò họ bán cho. Đem về trộn chung với phân trùng quế 50/50, bác trộn nhiều phân trùng quế thì tốn tiền nhiều và coi chừng ngậm nước gây úng rễ trong mùa mưa.
Bác mua về trộn xong quay tole kiểu nào cũng được sau đó bỏ ngay vào 1 lớp 5cm hoặc chậu nào thiếu đất bác bỏ đầy tới cổ rễ vẫn tốt.

Hình như bác chưa hiểu thế nào là phân hữu cơ mục. Phân hữu cơ mục là phân bò...heo...gà...chim ....đã được ủ hoai, nếu phân tươi bác bỏ vào chậu là cây chết ngay. Phân trùng quế cũng là phân hữu cơ và là loại tốt nhất hiện nay.
Bác vào google seach phân hữu cơ hoai mục đọc và tìm hiểu thêm nhé.

Cảm ơn bác
E vừa mua được 1 bao phân trùn quế, 1 bao tro, 1 bao trấu sống( bị bể ra chứ không phải trấu sống hạt bự) , tro trấu này có cần phơi nắng ko bác hay trộn với phân trùn dùng lun.
- e định trộn tro +trấu sống 50, phân trùn quế 50 đưoc. Không bác? Mình không có trộn thê. Đất vào đúng không?
 
Tôi thấy cây này bình thường thôi. có vấn đề gì đâu ?
không phải đâu bác ạ, cứ chiều là nó héo cụp lá xuống, lá rất mỏng sờ tay vào thấy rất mềm mặc dù gốc vẫn ẩm, quanh 1 sỗ lá bị cháy liệu nó có sao ko bác. cây này giờ mình có phải đem vào mát hay cứ để ngoài nắng, cháu rất lo cho em nó, mong bác cho lời khuyên, cảm ơn bác.
 
Cảm ơn bác
E vừa mua được 1 bao phân trùn quế, 1 bao tro, 1 bao trấu sống( bị bể ra chứ không phải trấu sống hạt bự) , tro trấu này có cần phơi nắng ko bác hay trộn với phân trùn dùng lun.
- e định trộn tro +trấu sống 50, phân trùn quế 50 đưoc. Không bác? Mình không có trộn thê. Đất vào đúng không?
Tro trấu nếu họ đã xử lý rồi thì trộn 20 tro 30 trấu sống + 50 trùng quế, nếu chưa thì bác tưới nước rữa vài lần cho sạch...đem phơi nắng ....sau đó hãy trộn .
 
kính gửi bác mục tử:
- như bác hướng dẫn sau khi đắp hữu cơ hoai mục phải có rơm rạ cỏ khô phủ lên, e chạy cả buổi đi kiếm mua mà không có, có loại nào có thể thay thế cho rơm rạ cỏ khô không bác .
- nhà e có lá tre khô và lá lộc vừng khô, có thể lấy 2 loại lá này phủ lên mặt chậu thay cho rơm ra. Cỏ khô không bác .

Cảm ơn bác nhìu
 
không phải đâu bác ạ, cứ chiều là nó héo cụp lá xuống, lá rất mỏng sờ tay vào thấy rất mềm mặc dù gốc vẫn ẩm, quanh 1 sỗ lá bị cháy liệu nó có sao ko bác. cây này giờ mình có phải đem vào mát hay cứ để ngoài nắng, cháu rất lo cho em nó, mong bác cho lời khuyên, cảm ơn bác.

Bác than phiền cây bác héo lá, nhưng hình chụp lại không có cái nào héo ? lá xanh lè bình thường
Bác chụp tấm hình lúc nó héo lá xem

Nhưng lưu ý thế này : 1 số cây mai Bình Định, đang trong giai đoạn phóng đọt mạnh. đọt ra nhanh to nhanh nhưng mỏng tăng. Buổi trưa các lá non này sẽ héo… do màng cutin còn quá non, quá mỏng chưa giữ được nước cho lá. nhưng khi nắng hết đến tối sẽ căng nước lại
Khi lá trưởng thành có màu xanh dậm lá sẽ dày lại ,màng cutin đã kiên cố, lá không héo buổi trưa nữa

Sự héo lá của lá non buổi chiều cũng còn có thể do lớp hữu cơ phủ mặt giữ nhiều nước,nhưng rễ lại chưa mọc ra để ăn lên lớp phủ mặt này, do đó bạn lầm tưởng rằng đất đã đủ nước nên không tưới hoặc tưới ít trong khi thực sự bầu đất phía dưới ôm bộ rễ đã khô rồi..…cây thiếu nước, phải héo thôi..

Tưới thế nào…phải có kinh ngiệm...để biết thực sự đất khô hay ướt bạn phải thăm chừng được bầu đất phía dưới,,,chứ không phải nhìn qua lớp mặt phủ ở trên
 
kính gửi bác mục tử:
- như bác hướng dẫn sau khi đắp hữu cơ hoai mục phải có rơm rạ cỏ khô phủ lên, e chạy cả buổi đi kiếm mua mà không có, có loại nào có thể thay thế cho rơm rạ cỏ khô không bác .
- nhà e có lá tre khô và lá lộc vừng khô, có thể lấy 2 loại lá này phủ lên mặt chậu thay cho rơm ra. Cỏ khô không bác .

Cảm ơn bác nhìu

Bác ở quận 2... bên kia cầu giây văng Phú Mỹ là 1 cánh đồng..gốc rạ nông dân bỏ khô trên đồng..
lấy lá cây phủ cũng được nhưng nên lưu ý là bất kì lá cây nào khi già rụng xuống, đều mang trong thân nó 1 ổ nấm

mang các ổ nấm đắp vào gốc mai ?! liệu có nên không ?

rơm hoặc Cỏ phơi khô là chắc ăn nhất
bên kia cầu Phú Mỹ hoặc hầm Thủ Thiêm cũng là 1 cánh đồng cỏ hoang...chịu khó mang bao ra đó cắt 15 phút sài cả năm không hết
 
Bác than phiền cây bác héo lá, nhưng hình chụp lại không có cái nào héo ? lá xanh lè bình thường
Bác chụp tấm hình lúc nó héo lá xem

Nhưng lưu ý thế này : 1 số cây mai Bình Định, đang trong giai đoạn phóng đọt mạnh. đọt ra nhanh to nhanh nhưng mỏng tăng. Buổi trưa các lá non này sẽ héo… do màng cutin còn quá non, quá mỏng chưa giữ được nước cho lá. nhưng khi nắng hết đến tối sẽ căng nước lại
Khi lá trưởng thành có màu xanh dậm lá sẽ dày lại ,màng cutin đã kiên cố, lá không héo buổi trưa nữa

Sự héo lá của lá non buổi chiều cũng còn có thể do lớp hữu cơ phủ mặt giữ nhiều nước,nhưng rễ lại chưa mọc ra để ăn lên lớp phủ mặt này, do đó bạn lầm tưởng rằng đất đã đủ nước nên không tưới hoặc tưới ít trong khi thực sự bầu đất phía dưới ôm bộ rễ đã khô rồi..…cây thiếu nước, phải héo thôi..

Tưới thế nào…phải có kinh ngiệm...để biết thực sự đất khô hay ướt bạn phải thăm chừng được bầu đất phía dưới,,,chứ không phải nhìn qua lớp mặt phủ ở trên
Vâng, cháu cảm ơn bác, cháu sẽ lưu ý điều bác nhắc nhở, để cháu theo dõi 1 thời gian có diễn biến thế nào cháu lại vào làm phiền bác.
 
Da. Cháu bít rồ.i
Bác mục tử cho cháu hỏi, chiều nay cháu kiểm tra mặt chậu thì thấy đất chai cứng đóng thành từng miếng màu trắng cỡ 2 ngón tay rãi đều khắp mặt chậu giống như vôi và lân vón cục lai,bị như vậy có ảnh hưởng đến e mai không bác?
- đầu năm cháu bón 3 chậu mai (chậu 80cm) mỗi chậu 6 muỗng cf lân+vôi, bới đất lên rãi xung quanh chậu rồi lấp lại, bây bi. Tình trạng như trên

Cháu móng bác giúp đỡ
Cảm ơn bác
 
Xới nó lên rồi bóp nhiễn ra, nó không dính lại nữa đâu
Đó là tác dụng tuyệt diệu của vôi
Do đó trấu hun nếu ủ với vôi, sẽ biến thành cứng rất khó mục ,nếu thêm lân trộn vào, tác dụng hóa cứng còn tốt hơn
 
Anvil pha 20ml cho 8 lít nước phun định kỳ 15 ngày 1 lần để ngừa nâm
bác cho em hỏi tý nhé. vừa qua em có mua 1 lọ confidor để trị bọ trĩ về đọc cách pha chế nó báo xem hướng dẫn trong tờ hướng dẫn mà mình mua lẻ nó có đưa cho đâu. vậy bác cho em hỏi để pha 1 lit nước trong bình phun cầm tay thì mình trộn bao nhiêu cc thuốc là hợp lí nhỉ. và cách 3-4 ngày mình xịt loại thuốc dùng để tẩm màn diệt muỗi thì có ảnh hưởng gì đến cây ko.chân thành cảm ơn bác
 
Confidor liều lượng 10cc cho 8 lít nước
dùng 1cc pha cho 1 lít cũng được

..... cách 3-4 ngày mình xịt loại thuốc dùng để tẩm màn diệt muỗi thì có ảnh hưởng gì đến cây ko.chân thành cảm ơn bác

Thuốc bảo vệ thực vật và thuốc bảo vệ đồ đạc khác nhau...dùng lẫn lộn coi chừng..".tiêu" luôn

dù rằng dùng đúng thuốc nhưng liều lượng không đúng.
1 là không công dụng do loãng quá
2 là cháy lá rụi đọt do liều lượng cao quá

Khuyên bạn đừng đùa với thuốc...độc

ngay trong thuốc bảo vệ thực vật cũng chia làm 2 loại : loại trừ sâu cắn phá, thuốc khác
loại trừ rầy là loài chích hút ( thí dụ bọ trĩ)...cũng thuốc khác

thuốc trừ rầy phun cũng diệt được sâu
nhưng thuốc trừ sâu lại khó hoặc không diệt được rầy

chọn Đúng thuốc...dùng đúng cách...đúng lúc...và đúng liều lượng đó là nguyên tắc cơ bản khi dùng thuốc

tôi biết 1 trường hợp...bà chủ trại heo rất lớn cả ngàn con
bà có 3 đứa con còn nhỏ ( 2 gái 1 trai)...chúng bị chí (con chí trong tóc) khó trị quá
bà có sáng kiến : dùng thuốc diệt sâu nhỏ 1 giọt vào tay rồi xoa lên đầu 3 đứa con nhỏ đang ngủ
chúng ngủ 1 giấc ngàn thu...không bao giờ tỉnh dậy nữa
3 đứa con chết 1 lượt bà như thành ngây dại
 
Last edited by a moderator:
Confidor liều lượng 10cc cho 8 lít nước
dùng 1cc pha cho 1 lít cũng được



Thuốc bảo vệ thực vật và thuốc bảo vệ đồ đạc khác nhau...dùng lẫn lộn coi chừng..".tiêu" luôn

dù rằng dùng đúng thuốc nhưng liều lượng không đúnng 1 là không công dụng do loãng quá
2 là cháy lá rụi đọt do liều lượng cao quá

Khuyên bạn đừng đùa với thuốc...độc

ngay trong thuốc bảo vệ thực vật cũng chia làm 2 loại : loại trừ sâu cắn phá thuốc khác
loại trừ rầy là loài chích hút ( thí dụ bọ trĩ)...cũng khác
thuốc trừ rầy phun cũng diệt được sâu
nhưng thuốc trừ sâu lại khó hoặc không diệt được rầy

chọn Đúng thuốc...dùng đúng cách...đúng lúc...và đúng liều lượng đó là nguyên tắc cơ bản khi dùng thuốc

tôi biết 1 trường hợp...bà chủ trại heo rất lớn cả ngàn con
bà có 3 đứa con còn nhỏ ( 2 gái 1 trai)...chúng bị chí (con chí trong tóc) khó trị quá
bà có sáng kiến : dùng thuốc diệt sâu nhỏ 1 giọt vào tay rồi xoa lên đầu 3 đứa con nhỏ đang ngủ
chũng ngủ 1 giấc ngàn thu...không bao giờ tỉnh dậy nữa
3 đứa con chết 1 lượt bà như thành ngây dại
Trời đất, cháu nghe bác nói mà giật cả mình, trước giờ cháu cứ nghĩ là thuốc rầy là gọi chung để diệt tất cả các loại côn trùng có hại cho con người cũng như cây cối, không ngờ hiểu biết của mình quá kém cỏi, lại 1 bài học nữa cháu cần ghi nhớ. Cảm ơn bác Mục nhiều nhiều. À thuốc tẩm mùng diệt muỗi mà cháu nói là loại thuốc y tế thường vào các làng dân tộc ít người để tẩm mùng cho bà con và xịt xung quanh nhà để diệt bọ gậy chống các bệnh sốt rét, sốt xuất huyết đó bác, loại thuốc này có màu trắng đục giống như sữa pha loãng, mùi hơi chua không nồng( thuốc ngoại 100%) cháu có được là do đứa em làm bên y tế cho và nghe nó nói diệt các loại côn trùng rất tốt.
 
Bác Mục Tử : hiện tượng trên cành, thân có diện tích nhỏ da khô, cào có màu xám,có thể nói lũa như ở bonsai, Nhờ Bác hứơng dẫn thêm và biện pháp khắc phục.
Chúc Bác sức khỏe
 
Chuyện này thực sự tôi chưa gặp. hoặc đã gặp nhưng không lưu ý, vì tổn hại không lớn
1 cây dù khỏe mạnh đến đâu vẫn thỉng thoảng có các đấu hiệu bất thường xuất hiện trên vài lá hoặc trên thân,

Trong bộ lá xanh mướt óng ả, đôi khi có vài lá cháy hoặc có đốm vết, thì hái bỏ đi. Vì lá đó đã bị cái gì rồi.. trong muôn ngàn cái lá xanh tốt mà có 1 vài lá bất toàn vẹn là chuyện thường,,hái bỏ mà không cần thắc mắc

Chỉ khi nào các lá hư nhiều…thì có vấn đề rồi đó

Trên thân cành cũng vậy..cả 1 bộ tàn xanh mướt khỏe mạnh, bỗng dưng có 1 tược nhỏ chết khô.thì cắt bỏ đi..không cần thắc mắc…chỉ khi nào nhiều cành chết hoặc 1 cành to chết…thì có vấn dề rồi đó
Có nhiều bạn cho rằng các tược nhỏ chết là do nấm hồng…nhưng tôi quan sát đa số những tược nhỏ này chết không phải do nấm hồng. trong sự tranh sống, nếu tược nào bị đánh mất ưu thế thì sẽ yếu hẳn đi rồi bị loại trừ. mà không có dấu vết của bịnh tật

Bác Mục Tử : hiện tượng trên cành, thân có diện tích nhỏ da khô, cào có màu xám,có thể nói lũa như ở bonsai, Nhờ Bác hứơng dẫn thêm và biện pháp khắc phục.
Chúc Bác sức khỏe

Trên thân cành nếu có những vết như bạn mô tả, có ngĩa là chỗ đó đang chết có thể vì nấm sâu..

Có 1 loại nấm làm chết khô các mô rồi lan ra từ từ..rất khó trị..
Thoạt đầu chỉ là 1 vết khô nhỏ sau đó vết khô cứ lan dần ra..
tôi đã từng gọt bỏ 1 số cành to bằng cổ tay bỏ đi 1 nửa vì bị khô , gọt đến khi thấy gỗ tươi sau đó thoa keo của Nhật , vậy mà vẫn không khỏi..vết khoét tiếp tục khô thêm

Đến độ tôi phải cưa bỏ hết các chi cưa gần sát thân…cây còn lại trụi lũi trơ thân
Xả bỏ toàn bộ chi đem đốt sạch mới diệt được bịnh…Vậy mới cứu được cái cây
 
Bác mục tử cho cháu hỏi:
- cháu vây tole quanh chậu rồi khi cháu đổ phân hữu cơ hoai mục vào gốc cháu đổ bình thường cao phủ lấp cổ rễ hay vừa đổ vừa lấy tay nén lớp phân hữu cơ xuống cho chặt lấp cổ rể .
- khi. Cháu đổ phân vô rồi có thể tưới liền phân loãng lên lớp phân hữu cơ hoai mục vừa đổ vào không bác?
Mong tin bác
Cháu cảm ơn
Chúc bác cuối tuần vui vẻ !
 
Back
Top