Tóm tắt chăm sóc cây mai trong chậu

Để chăm sóc được cây mai sau tết cho khỏe mạnh, thì cây mai của bạn được chọn trong chợ hoa xuân phải được lựa ra từ cây mai đang khỏe mạnh đã ( đẹp nữa)

Chọn mai
:
Nhất gốc, nhì thân , tam chi. Tứ diệp
Gốc rễ càng đẹp giá càng cao, thân đẹp khúc chiết nhỏ dần theo độ cao
Rồi đến chi cành (tàng).. cân đối, không bị khuyết
Diệp ?! Cuối năm lá không còn…vậy phải coi bông nụ

1cây mai đẹp có qui ước về thẩm mỹ hay còn gọi mai thế ( mai đã vào đúng thế Long giáng) Mai Bình Định
Cây này hình như của bác pkimduc nề nếp ngiêm chỉnh, nhất nhất theo luật định :


1 cây đẹp, không qui ước..mai dáng tự do phóng khoáng, trong hội hoa xuân 2011 ( cây của anh em Miền Tây) cây này bị mất điểm do nở bông chậm



nụ, kích thước nụ tổng số nụ.. bạn nên chọn tối thiểu cây nào đã nở 1 hoa..thì chắc chắn hơn vì đã biết kích thước, màu sắc, số cánh của 1 bông cây mai này

Không nên chọn cây chưa nở 1 bông để tự giới thiệu về mình…dù cây đó có bao nhiêu nụ cũng không nên mua…nếu bạn không phải là…dân chơi thứ thật

Nên cân nhắc coi kĩ dưới gốc có bao nhiêu nụ rụng…nên nhân 10 lần thêm thì đó là số nụ nó rụng trong 1 ngày đó…vì người bán luôn tìm cách lượm bỏ hết nụ rụng để dấu khuyết điểm rụng nụ của cây…bạn có thể rung nhẹ cây sẽ phát hiện có thêm nụ sắp rụng hay không

nên chọn cây mai nào mà đất chậu nhiều cỏ, đất trông cũ kĩ vì đó là cây mai đã ở trong chậu nhiều tháng và ổn định rồi, và nếu mua ở điểm bán mai tết thì chắc chắn cây này đã được chăm sóc và sang chậu ở nhà vườn chuyên ngiệp, nên dễ chăm sóc khi bạn mang về

Đất mặt chậu mà mới toang trông đẹp mắt, là cây mai đó mới sang chậu…khó chăm sóc nhất là chọn mai nơi điểm bán mai tết…chậu bị vỡ, thương lái sang chậu mới..cẩu thả và không nắm rõ kĩ thuật lót đáy chậu..các cây này sau tết khó chăm sóc, và nhiều hiện tượng dị kì do úng nước , do chất trồng không phù hợp…v..v
Có thể sẽ có nhiều triệu chứng dị kì sẽ xảy ra….cho cây mai này sau tết đấy
nếu bạn cẩn thận sang chậu 1 lần nữa để có chất trồng vừa ý..để làm lớp đáy chậu tốt hơn…thì cây này sẽ suy kiệt ngay…rất khó hồi phục thậm chí có thể chết…vì sang chậu 2 lần trong 1 năm, cây không chịu nổi đâu.

Khi đã có cây mai vừa ý bạn mang về nhà chuẩn bị chơi tết..Bạn nên để ngoài sân nơi có nắng nhẹ..tưới vừa đủ ẩm…không nên tưới ướt sũng..rất hại cho rễ..bạn có quyền trang trí mai với đèn led để nhiệt độ được ấm hơn ai sẽ nở đẹp hơn…nếu không khí khô quá nên thỉnh thoảng phun sương cho nụ và thân cây

Tuyệt đối không nên dùng bất kì thích tố nào phun cho nụ hoặc tưới vào gốc…cũng tuyệt đối không nên “nge đồn” là tưới nước đá mai sẽ nở đẹp…không có chuyện đó đâu….nước đá lạnh sẽ làm chết rễ đấy và sau tết cây sẽ èo uột..

Cũng không bất kì chế phẩm nào gọi là làm mai lâu rụng hoặc không rụng...vì sau đó mai sẽ suy kiệt

Cũng không nên tưới bất kì phân gì vào gốc vì cây không có lá sự trao đổi chất không có, phân nằm tại chỗ sẽ làm chết rễ
Cây chỉ cần nước hút lên từ rễ và cây vận dụng toàn bộ tài nguyên tích trữ trong năm đang chứa nơi thân cành để nở hoa..
Chính vì thế sự bón phân trong năm trước, nhất là từ tháng 10 năm trước đến ngày lặt lá là điều cực kì quan trọng để cây mạnh khỏe nở hoa mạnh vào tết và phục hồi mạnh sau tết..

30 tết bạn mang cây vào nhà nơi ấm áp mai sẽ nở tốt hơn…tuyệt đối không nên dùng nhang hay trầm trong phòng có chưng mai mà đóng kín cửa…vì khí ethylen có từ khói nhang trầm sẽ làm mai rụng nụ đấy..có khi rụng sạch

Cũng không để mai bị trực tiếp gió từ 1 cái quạt..vì nụ sẽ héo hoặc bông rụngnhanh

Nếu thấy 1 điểm xanh nơi đầu cành muốn nứt ra…đó là …“lộc” đó
Nếu bạn muốn mai nở mạnh…bạn ngắt lộc đi đừng chờ đến khi nó thành lá…vì nếu nó đã thành lá mà bạn ngắt đi cây sẽ mất nhiều sức lắm đấy…ngắt ngay khi là 1 điểm xanh cây hầu như không tổn hại tài nguyên…mà chỉ mất thì giờ (15 ngày) nơi đó sẽ mọc ra lộc mới
Nếu bạn muốn vừa may vừa có lộc thì bạn để y nguyên..nhưng không nên để nhiều lộc vì nụ sẽ nở chậm đi và hoa có thể sẽ…kích thước nhỏ đi

Ngắt bỏ ngay những cuống hoa đã nở xong..không để chúng chuyển sang kết trái, để tiết kiệm tài nguyên ( carbuahydrat) cho cây

Nên chơi tết 3 ngày trong nhà thôi sang 4 tết bạn mang mai ra sân nơi có nắng nhẹ..và từ đây không ngắt bỏ lộc nữa hãy để cây ra lá..cây sẽ mạnh hơn vì có nắng nhẹ lá dù non cũng quang hợp được chút đỉnh bù vào cho khối tài nguyên đang cạn dần vì nở hoa..

Ngày 7 tết bạn đưa mai ra nắng toàn phần..tưới cho nó 1 lần phân loãng để mai thêm sức mạnh..chuẩn bị xả tàn thay đất vào rằm tháng giêng
(còn tiếp)
 
Last edited by a moderator:
Bác Mục cho cháu hỏi: Cháu ở Nha Trang, thời tiết bây giờ đang chuẩn bị vào cao điểm của mùa nóng (tháng 5, 6AL) và mùa mưa thường bắt đầu vào khoảng tháng 8, 9AL. Vậy chế độ chăm sóc có khác gì không ạ, giảm đạm có ảnh hưởng đến khả năng chống nắng nóng của cây không ạ.

Cháu xin cảm ơn bác!

Sự giảm đạm đột ngột,trong cao điểm của nắng nóng sẽ làm cây tự chuyển biến Gibberellin đang có trong cây từ sanh trưởng biến thành Gib để sinh thực
Chỉ cần 1 hoặc 2 lần giảm đạm + tăng kali trong tháng 5 là “chất tạo nụ” * được hình thành trong cây rồi, bắt được cái “đà” rồi cây cứ thế mà kết nụ dù sau đó nước mưa mang nhiều đạm đổ xuống làm N trong đất chậu tăng lên, cây vẫn kết nụ như thường
...giảm đạm có ảnh hưởng đến khả năng chống nắng nóng của cây không ạ.!

Để chống nóng cho cây, người ta dùng kali…vì kali mới chính là giúp cây chống nóng..lạnh hoặc các thời tiết khắc ngiệt khác “**”
Và nếu sự giảm đạm trong nắng nóng có làm lá đang có già nhanh thì cũng là cái lợi để cây dễ kết nụ..vì bộ lá đang có không thể tồn tại đến tháng 10 đâu sẽ bị rụng sớm
Bộ lá tháng 7 mới qua trọng để giữ nụ mai và nuôi nụ nuôi cây đến tháng chạp

*=lí luận của học thuyết về chất tạo nụ

“**” = trong nắng nóng tháng 3, 4 người ta tăng đạm hữu cơ và tăng kali ngoài công dụng để chống nắng nóng còn có tác dụng là lợi dụng nhiệt độ cao và nắng lớn, phản ứng sinh hóa trong cây tăng lên cao, đủ phân bón cây sẽ quang hợp được rất nhiều tài nguyên
Trong nắng to và nhiệt độ cao…thiếu phân bón, cây sẽ suy kiệt vì phải tự “ăn dần năng lượng dự trữ” để chống nóng
Vậy với những cây này thì tạm thời cháu vẫn bón phân dơi hàng tháng kết hợp phun 501 để tiếp tục tạo tàng lá cho đến khi cây ra lá xum xuê thì giảm đạm kết hợp phun chất kích nụ như bác hướng dẫn thì có được ko bác?

Rất mong bác hướng dẫn giúp. Cháu cám ơn bác nhiều.

Bước sang mùa mưa là mai không cần phân dơi nữa…vì sẽ đưa đến thừa đạm ( phân dơi có đạm cao + nước mưa đạm cũng cao= thừa)

Phân dơi lại có lân cao nữa..bón từ sau tết đến giờ lân đã đủ trong đất rồi…bón nữa là thừa đấy..thừa lân sẽ đưa đến mất kẽm (Zn)…về lâu dài mới thấy cái họa của đất mất kẽm

Mùa mưa với các cây đang nuôi dưỡng ( gống như cây bị tỉa tàn 2 lần của bác) chỉ cần tưới phân loãng vào những ngày có nắng to..và cũng phải đúng lịch 15 ngày 1 lần là đủ rồi

Không cần phải phun chất kích nụ nào vì các cây này cần phải nuôi dưỡng cho mạnh tới sang năm

Xin nhắc nhở lại là :2,4D trùng tên với chất độc màu da cam ( 2,45T) nó chỉ khác 1 chút trong cấu trúc hóa học
Đây là hóa chất hủy diệt các cây lá rộng ,do đó các bác chỉ nên biết để tham khảo thôi
Lạm dụng nó sẽ bị trả giá nặng đấy…cây có thể chết và người có thể nhiễm dioxin
Nhà vườn không hề dùng 2,4D..chỉ có người ngiên cứu mới dùng nó để tìm hiểu thôi
Nhà vườn bón phân tưới nước đúng , chăm sóc đúng nên mai khỏe và tự kết nhiều nụ

Các bác chăm sóc sai… cây bị yếu nên mai không có nụ… hoặc ít nụ
Cây yếu mà các dùng chất kích thích…thì cây đó không chột cũng què

chơi mai mấy chục năm rồi tôi thực sự chỉ dùng 2,4D có 1 lần thôi

bài đọc thêm về 2,4D :
2,4D có tên hoá học là (2,4 Diclo phenoloxy) acetat Là chất rắn kết tinh không màu ít tan trong nước tan nhiều trong rươuj, ete là axít mạnh gây ăn mòn kim loại. Ngoài dạng 2,4D thông thương các muối của nó cũng được sử dụng rộng rãi là 24D-Na( ít tan), 24Đi etylamin ( tan nhiều) 24D isopropyl và butyl tan trong dầu.Đối với loại 24D Dimetylamin cực độc đối với mắt các loại khác độc cấp 2-3.

Tất cả các hợp chất của 2,4D đều gây độc mãn tính qua cả 3 đường miệng, hô hấp, da gây tồn hại não, thần kinh, phổi, dạ dày, gan, ruột. da mắt là tác nhân gây ung thư đột biến gen do chứa vi lượng Dioxin trong quá trình tổng hợp. Là hoá chất bào vệ thực vật có tác dụng diệt cỏ mạnh và chọn lọc

Ngoài ra 2,4D còn được sử dụng đẻ bảo quản hoa quả ( nhưng hiện nay đã bị cấm tuyệt đối) với liều lượng 500 ppm phun lên hoa quả sẽ bảo quản hoa quả tươi trên 3 tháng.

2,4D là chất đọc quân sự diệt cây có thời gian lưu trên mặt đất là 2-15 tuần

Dạng 2,4D butyl là thành phần trong chất diệt cỏ (Da cam, tim, trắng )mà quân dội mỹ đã sử dụng tại VN đặc biệt với lương dioxin vết trong thành phần khi xuống dất bị phân huỷ và rửa trôi một phần thì phần còn lại có tác dung khích thích sinh trưởng rất mạnh vì vậy chỉ sau một thời gian ngắn sau khi phun có lại mọc lên rất nhanh còn cao và nhanh hơn trước.Khi sử dụng tuân theo các trang bị bảo hộ kín tòan thân.



Còn 1 ý này bác mục trả lời giúp cháu:
- từ đầu tháng 5 al trở đi , khi 1 đọt non mọc ra mình bấm 2 lá hay 4 lá vậy bác? vì có lúc bác nói 4, có lúc bác nói 2 nên cháu ko biết áp dụng cách bấm nào cho giai đoạn này.
- Mình bấm đọt đến tháng mấy là ngưng vậy bác?

Bác trả lòi giúp cháu.
cảm ơn bác
Bấm đọt tháng 5 ,6 có tác dụng không cho cho cây chia bớt sức để nuôi đọt phóng dài ra làm hao tổn tài nguyên. Sự bấm đọt sẽ làm cây dồn hết sức mà kết nụ nhiều
Bấm để lại 2 lá hay 4 lá cũng được, vì phải để lại vài lá còn chuẩn bị thay thế cho bộ lá đang có sẽ rụng vào tháng 8.9 hoặc 10
hoặc bấm không để lại lá nào cũng được ( chỉ trong tháng 5 thôi) tháng 6 bấm phải chừa lại lá

Bấm đọt tháng 8 9 10 là tùy vào tình hình nụ..nếu nụ nhỏ thì bấm để cây dòn nhựa mà nuôi nụ

Nếu nụ đã to thì thả không bấm..để cây giải phóng bớt năng lượng, bằng không sung mãn quá tức nhựa rồi tự nở hoa chỉ sau 1 cơn mưa dù chỉ rất nhỏ
 
Last edited by a moderator:
Những kiến thức cơ bản về mai và của thực vật nói chung ai đọc và nghiền ngẫn chút xíu rất dễ hiểu, từ những kiến thức này anh em ta có thể điều kiển cây theo ý mình muốn, không chừng có anh em trong này một ngày nào đó làm cho mai đột biến có bông nở thiệt bự, cỡ bằng đường kính lon bia chẳng hạn. Cảm ơn bác Mục mỗi ngày cứ như tằm nhả tơ, truyền đạt hết kiến thức và kinh nghiệm quý cho anh em trong này.
 
ba´c mục cho con hoi. ti`nh hi`nh cây ma.i nha` con ca´c la´ tư` tê´t đê´n giơ` bây giơ` hơi nga~ ma`u va`ng. va` ca´c chô`i tược non cu~ng đang ful ra vs mă´t la´ kha´ nhặt. con ti´nh chủ độg nhặt la´ va`ng đi dc ko a?
 
ba´c mục cho con hoi. ti`nh hi`nh cây ma.i nha` con ca´c la´ tư` tê´t đê´n giơ` bây giơ` hơi nga~ ma`u va`ng. va` ca´c chô`i tược non cu~ng đang ful ra vs mă´t la´ kha´ nhặt. con ti´nh chủ độg nhặt la´ va`ng đi dc ko a?
không hiểu bạn viết cái gì cả
 
không hiểu bạn viết cái gì cả

Chào Bác Mục,
Bác có thể hướng dẫn cách chăm em "Cúc mai - mai nhiều cánh" vì theo em biết Bác Mục cũng có vài cây. Bác cho em hỏi cách chăm sóc có gì khác biệt với các em mai Giảo, Bình Định không? Cám ơn bác rất nhiều.
 
không hiểu bạn viết cái gì cả
con xin lỗi bác. giờ con viết lại.( do phàn mềm gõ bị lỗi chút ạ)
tình hình là cây mai nhà con có những lá mai ra từ tháng giêng đến giờ, nay gặp mấy trận mưa thì bắt đầu vàng dần, nhìn lá rất khô úa và các cành cũng đang phun tược non ra từ từ. con tính chủ động nhặt bỏ lá nào vàng đi cho cây, theo bác có được ko a?
con cám ơn bác!
 
Mùa này lá mai rất xanh và tươi tốt. Bạn nên đọc kỹ lại trang 1, 2 để áp dụng cách chăm sóc cho đúng nha. Xem lại chậu có thoát nước tốt không !. Bạn có thể up hình cây lên cho các Bác trên này xem và sẽ có góp ý cho bạn.
 
con xin lỗi bác. giờ con viết lại.( do phàn mềm gõ bị lỗi chút ạ)
tình hình là cây mai nhà con có những lá mai ra từ tháng giêng đến giờ, nay gặp mấy trận mưa thì bắt đầu vàng dần, nhìn lá rất khô úa và các cành cũng đang phun tược non ra từ từ. con tính chủ động nhặt bỏ lá nào vàng đi cho cây, theo bác có được ko a?
con cám ơn bác!
Bây giờ các cây mai đủ phân và nắng nhiều lá đã già và vàng rồi, có thể chậu hơi bị khô nước nên lá cũng mau già. Cây không bị úng nước, đất chậu không quá khô và cây vẫn đâm chồi thì không có vấn đề gì.

Bây giờ trời đã chuyển mưa nhưng có cây lá sum suê, xanh tốt nhưng có cây lá cũng vàng nhiều và rụng lá rất nhiều lại vẫn cứ đâm chồi, nảy lộc. Hình như mấy cây mà sum suê, nhiều lá và lá già nhiều vào thời điểm này sẽ chuyển mình kết nụ tốt hơn cây lá còn xanh và non thì phải, mong bác Mục cho anh em một số ý kiến và tại sao có cây lại có sự chuyển biến như vậy .
 
Last edited by a moderator:
Kính thưa Bác Mục!!!
_Bác cho e hỏi,cây mai của e hiện giờ các mắt lá rất nhặt không vươn dài ra(e đã tỉa tàn cho gọn rồi)cây vẫn ra đọt non không nhiều,vậy bây giờ e phun 701/7ngày 1lần hết tháng 5,tưới kali/2lần trong tháng,kết hợp giảm đạm+xiết nước trong tháng 5 này được không Bác.
-e ngâm dynamic+dap tưới cho cây 2lần được không Bác.Còn 1 cây đã nhú nụ được 4 cành,những cành còn lại thì không,và có những mầm mọc ra từ thân khoãng 5 mầm e có nên lãy bỏ hay để vậy luôn Bác(lá đã già nhiều)cây này e phải bón phân sao Bác.Mong tin Bác.

Kính!!!
 
Last edited by a moderator:
Kính thưa Bác Mục!!!
_Bác cho e hỏi,cây mai của e hiện giờ các mắt lá rất nhặt không vươn dài ra(e đã tỉa tàn cho gọn rồi)cây vẫn ra đọt non không nhiều,vậy bây giờ e phun 701/7ngày 1lần hết tháng 5,tưới kali/2lần trong tháng,kết hợp giảm đạm+xiết nước trong tháng 5 này được không Bác.
-e ngâm dynamic+dap tưới cho cây 2lần được không Bác.Còn 1 cây đã nhú nụ được 4 cành,những cành còn lại thì không,cây này e phải bón phân sao Bác.Mong tin Bác.

Kính!!!
Bác ở Quận Bình Thạnh , bác quan sát thật kĩ sẽ thấy: các mắt kim đã có dưới mỗi nách lá rồi…đó là mầm nụ đấy
Không cần xiết nước vì mầm nụ đã có rồi

Bác đừng phun 701 vì nụ sẽ lớn nhanh lắm đấy và đọt mới sẽ phóng dài ra..
bác tăng cho nó 1 lần kali..để cây chịu được nắng nóng và rải dynamic để cây có chút đạm mà cầm cự với nắng…vì phải cầm cự với nắng, lạị thiếu đạm nụ không phình to ra được

Hạn chế đạm ..để nụ lớn chậm vì bây giờ mới đầu tháng 5

Mưa đều ở tháng 6 đạm trong nước mưa sẽ cũng cấp đủ cho cây…nụ bắt chuyển mình lớn dần lên trong tháng 6

Nụ lớn lên cần cả 3 thứ là NPK

Nếu tháng 6 mà nụ to quá thì cắt bỏ nụ đi…nụ khác sẽ mọc lên
Hạn chế phân, nụ sẽ chậm lớn…nếu bác cho đủ phân nụ sẽ lớn nhanh chừng đó tỉa nụ mỏi tay đấy

1 cây đã nhú nụ được 4 cành,những cành còn lại thì không,cây này e phải bón phân sao Bác.Mong tin Bác.

cây đang kết nụ đấy..nó sẽ kết đều khắp cành nếu từ tết đến giờ bác đã bón phân đúng
bón phân như đã viết trên
 
-e chân thành cám ơn Bác rất nhiều,đọc được những lời chỉ bảo của Bác trong lòng e rất vui,trong thâm tâm e luôn cầu chúc cho Bác được vui vẻ và bình an!!!
-Bác còn cây với mắt lá rất nhặt chưa có nhú mắt kim thì phải làm sao Bác?
Kính Bác!!!
 
mới có đầu tháng 5 mà..vấn đề ở đây không phải là nụ chưa mọc
mà vấn đề là nụ mọc sớm bây giờ phải làm sao mới là đúng
nụ tháng 7 mới bắt đầu mọc, mới là nụ an toàn đấy
Chào Bác Mục,
Bác có thể hướng dẫn cách chăm em "Cúc mai - mai nhiều cánh" vì theo em biết Bác Mục cũng có vài cây. Bác cho em hỏi cách chăm sóc có gì khác biệt với các em mai Giảo, Bình Định không? Cám ơn bác rất nhiều.
Phân biệt rõ ràng :

Cúc mai miền nam phổ biến có 2 loại :
-150 cánh :





- và loại nữa khoảng 24 cánh :


Cả 2 loại này bông nhỏ và hay rụng nụ, loại 150 cánh rụng 8/10 nụ khi chuẩn bị nở ( nếu trồng chậu) nhưng nếu trồng dưới đất và cây trồng từ nguyên hột thì không thấy rụng ( do anh em báo cáo vậy)

Loại thứ 2 trên 24 cánh trồng chậu ít rụng nụ hơn..rụng khoảng 5/10 thôi

Loại thứ 2 này được nhà vườn Bình Định cho lai giống với mai gì không biết..và ra đời nhiều loại cúc lai Bình Định. Bông to hơn và ít rụng nụ,,,thậm chí có cây không rụng











Chăm sóc cúc lai trong chậu tôi thấy không có vấn đề gì cả…
theo lí thông thường thì các cây nhiều cánh, bông to phải chăm sóc kĩ hơn, phân bón đều hơn…thì bông mới to,không bị rụng nụ. nở mới đẹp
Nhưng các cây cúc lai của tôi, tôi chăm sóc gống như các cây mai Bình Định 5 đến 8 cánh khác..không thấy có gì lạ..vẫn nở tốt

Tôi nhận thấy rụng nụ là do di truyền nhiều hơn là do chăm sóc

Thí dụ như tôi có 1 cây Cây Mai BĐ 5 cánh, lá xanh hơi pha chút đỏ..màu lá rất đặc biệt , gốc to rất tốt xum xuê…nhưng cây này năm nào cũng rụng 5/10 nụ xanh khi sắp nở dù bông nó chỉ có 5 cánh mà nhỏ

Các cây cúc lai cũng chăm sóc như vậy…bông to nhiều cánh mà không có cây nào rụng nụ cả
 
Last edited by a moderator:
Bác Mục chụp hình đẹp quá......bác quả là đa tài...nào là quảng lý nhà hàng.....chụp ảnh....chăm mai ........cái nào cũng tuyệt. Ko biết bác có đệ tử nào đam mê như bác để bác truyền nghề hết ko ạ ?

Bác Mục cho cháu hỏi máy bác chụp hiệu Canon EOS Kiss Digital X có phải là Canon 400D ko ạ ? Bác dùng con len 50mm f1.8 chụp chân dung mà sao chụp macro đẹp quá.
Hic....bác Mục nhiều máy chụp hình quá....bác chuyên trị Canon ko. Cháu thấy Canon chụp hình như thiếu sáng hơn Nikon phải ko bác ?
 
Last edited by a moderator:
Vì hội họa là ngề được đào tạo chính của tôi, nên nhiếp ảnh là môn tôi phải học thêm ( học ở Hội Việt Mỹ số 5 Mạc Đĩnh chi ) do đó khá rành:

Khái niệm thiếu sáng chỉ có ở máy Film…vì khi thiếu sáng, hay thừa sáng dù chỉ nửa khẩu độ…màu sắc hoàn toàn đổi khác mà không thể phục hồi
Thời của máy film đã qua rồi, đã cáo chung

Với máy kĩ thuật số…dù chỉ là máy du lịch hay cái điện thoại…không có chuyện “thiếu sáng”.mà chỉ sợ “thừa sáng” thôi..
Vì khi thừa sáng dù chỉ 1 khẩu độ sẽ có 1 số các “ảnh điểm” pixen bị cháy hết , không thể phục hồi
Vì vậy người ta hay chụp thiếu sáng nhất là các tấm chân dung hoặc các hình quan trọng..vì thiếu sáng cỡ 3 khẩu độ vẫn nâng lên được vừa ý khi về xử lí…hậu cần bằng phần mềm nào cũng được

Bác có thấy các hình đoạt giải đa số đều…thiếu sáng..vì khi thiếu sáng hình rất rõ nét

Nếu chụp hình mà cài tự động toàn bộ…thì sẽ có rất nhiều tấm, hoặc nhiều chỗ bị thừa sáng mà không thể phục hồi

Do đó nếu có phải dùng đến tự động người cẩn thận luôn cài thêm= tự động + thiếu sáng 2 khẩu độ

Đây là nguyên nhân mà hãng Canon mặc định : chụp đủ sáng tự động là thiếu sáng 1 khẩu độ

Hoặc cài thủ công toàn bộ từ A…Z tùy ý thích từ khẩu độ, tốc độ ,iso , nhiệt độ màu v.v

Và Quan trọng nữa là “tốc độ chụp” : … bấm giữ nguyên. Máy tự chụp liên tục, 1 giây có thể ghi được cả chục tấm ( hình thể thao hoặc"chủ thể động" như trẻ em đùa giỡn. vũ công múa ) nhờ thế mới lựa ra được 1 tấm có…thần
Nó có khả năng “khóa chủ đề” ngĩa là khi bác lấy nét vào chủ đề thì hệ thống lấy nét, sẽ “khóa” chủ thể vào bộ nhớ..

Thí dụ chụp con bướm hoặc 1 vũ công múa, khi đã bị “khóa” thì con bướm ấy có chợt bay lại gần, hay chợt bay ra xa..máy vẫn tự động điều chỉnh cự ly để lấy nét rõ nhất..vào con bướm

Giống như Phi đạn khi đã "khóa mục tiêu" rồi...thì dù mục tiêu đó có bay lượn lẩn trốn tới đâu,,phi đạn vẫn cứ nhắm vào "mục tiêu đã khóa" mà phóng tới mà không lộn vào cái khác..dù giống y chang..

Đó là ưu điểm của máy EOS hoặc DSRL

Và ống kính thay được để chụp các tấm hình ….chuyên biệt

Và đó là lí do nhiều người thích EOS .DSRL dù có mắc tiền và…cồng kềnh

Tôi vẫn dùng cái máy 30D cồng kềnh dù đã cũ rồi..mấy năm nay có thêm cái EOS của đứa con mang về cho, mua ngay từ bên Nhật, hàng bán cho người Nhật không xuất khẩu..nó là lọai gì tôi cũng không tìm hiểu, nhưng rất gọn và rất tiện lợi

Vấn đề này bàn ở đây không được, bác có thắc mắc gì vào trang dưới đây…có nhiều chuyên gia lắm :

http://www.vnphoto.net/
 
Last edited by a moderator:
mới có đầu tháng 5 mà..vấn đề ở đây không phải là nụ chưa mọc
mà vấn đề là nụ mọc sớm bây giờ phải làm sao mới là đúng
nụ tháng 7 mới bắt đầu mọc, mới là nụ an toàn đấy
Phân biệt rõ ràng :

Cúc mai miền nam phổ biến có 2 loại :
-150 cánh :





- và loại nữa khoảng 24 cánh :


Cả 2 loại này bông nhỏ và hay rụng nụ, loại 150 cánh rụng 8/10 nụ khi chuẩn bị nở ( nếu trồng chậu) nhưng nếu trồng dưới đất và cây trồng từ nguyên hột thì không thấy rụng ( do anh em báo cáo vậy)

Loại thứ 2 trên 24 cánh trồng chậu ít rụng nụ hơn..rụng khoảng 5/10 thôi

Loại thứ 2 này được nhà vườn Bình Định cho lai giống với mai gì không biết..và ra đời nhiều loại cúc lai Bình Định. Bông to hơn và ít rụng nụ,,,thậm chí có cây không rụng











Chăm sóc cúc lai trong chậu tôi thấy không có vấn đề gì cả…
theo lí thông thường thì các cây nhiều cánh, bông to phải chăm sóc kĩ hơn, phân bón đều hơn…thì bông mới to,không bị rụng nụ. nở mới đẹp
Nhưng các cây cúc lai của tôi, tôi chăm sóc gống như các cây mai Bình Định 5 đến 8 cánh khác..không thấy có gì lạ..vẫn nở tốt

Tôi nhận thấy rụng nụ là do di truyền nhiều hơn là do chăm sóc

Thí dụ như tôi có 1 cây Cây Mai BĐ 5 cánh, lá xanh hơi pha chút đỏ..màu lá rất đặc biệt , gốc to rất tốt xum xuê…nhưng cây này năm nào cũng rụng 5/10 nụ xanh khi sắp nở dù bông nó chỉ có 5 cánh mà nhỏ

Các cây cúc lai cũng chăm sóc như vậy…bông to nhiều cánh mà không có cây nào rụng nụ cả
Cám ơn hướng tận tình của bác ( có hình ảnh minh họa quá tuyệt ) đợt này chác em liên hệ với bác Toại Nguyện để tuyển 1 em cúc mai lai Bình Định về chăm để cuối năm nhà rực rở mai vàng..... Chúc bác Mục & gia đình nhiều sức khỏe.
 
Bác ở Quận Bình Thạnh , bác quan sát thật kĩ sẽ thấy: các mắt kim đã có dưới mỗi nách lá rồi…đó là mầm nụ đấy
Không cần xiết nước vì mầm nụ đã có rồi
Bác Mục có hình mắt kim nào cho con xin để tham khảo với ạ
Và những trường hợp nụ đã hình thành rồi thì lớn cỡ nào mình mới lặt bỏ?
Cám ơn bácMới đọc cái vụ đất hun với trấu hun này thấy hay quá. Chờ bác Mục cho ý kiến thêm
http://agriviet.com/threads/chia-se-cach-lam-trau-va-dat-hun-khoi-dung-lam-phan-bon.192827/
 
Last edited:
mới có đầu tháng 5 mà..vấn đề ở đây không phải là nụ chưa mọc
mà vấn đề là nụ mọc sớm bây giờ phải làm sao mới là đúng
nụ tháng 7 mới bắt đầu mọc, mới là nụ an toàn đấy
Phân biệt rõ ràng :

Cúc mai miền nam phổ biến có 2 loại :
-150 cánh :





- và loại nữa khoảng 24 cánh :


Cả 2 loại này bông nhỏ và hay rụng nụ, loại 150 cánh rụng 8/10 nụ khi chuẩn bị nở ( nếu trồng chậu) nhưng nếu trồng dưới đất và cây trồng từ nguyên hột thì không thấy rụng ( do anh em báo cáo vậy)

Loại thứ 2 trên 24 cánh trồng chậu ít rụng nụ hơn..rụng khoảng 5/10 thôi

Loại thứ 2 này được nhà vườn Bình Định cho lai giống với mai gì không biết..và ra đời nhiều loại cúc lai Bình Định. Bông to hơn và ít rụng nụ,,,thậm chí có cây không rụng











Chăm sóc cúc lai trong chậu tôi thấy không có vấn đề gì cả…
theo lí thông thường thì các cây nhiều cánh, bông to phải chăm sóc kĩ hơn, phân bón đều hơn…thì bông mới to,không bị rụng nụ. nở mới đẹp
Nhưng các cây cúc lai của tôi, tôi chăm sóc gống như các cây mai Bình Định 5 đến 8 cánh khác..không thấy có gì lạ..vẫn nở tốt

Tôi nhận thấy rụng nụ là do di truyền nhiều hơn là do chăm sóc

Thí dụ như tôi có 1 cây Cây Mai BĐ 5 cánh, lá xanh hơi pha chút đỏ..màu lá rất đặc biệt , gốc to rất tốt xum xuê…nhưng cây này năm nào cũng rụng 5/10 nụ xanh khi sắp nở dù bông nó chỉ có 5 cánh mà nhỏ

Các cây cúc lai cũng chăm sóc như vậy…bông to nhiều cánh mà không có cây nào rụng nụ cả



Em cũng có cái máy EOS 700D, mà ko tài nào chụp đc hình như bác, nhất là sợ chụp buổi tối, ko biết lấy sáng và ko biết sử dụng đèn flash sao cho tấm hình đẹp nhất. chỉ biết mỡ máy và chụp thôi. đang kiếm sư phụ tầm đạo mà chưa đc ai nhận...
 
gừi bác MỤC
Bác cho con hỏi vài cây mai của con thay đất hồi đầu năm(sau 3 năm thay )
những cây mai trong vườn hiện thời bắn đọt non nhiều , con vừa tỉa tàn cuối tuần vừa rồi và đắp phân hữu cơ phân gà(vậy là không dùng npk và dynamic)
bác cho con hỏi tới thời điểm này mình còn phun 501 không và trước thời điểm hạn(ngày hạ chí) thường bao nhiêu ngày mình cho 1 liều kali ạ?
con cảm ơn bác
 
Last edited by a moderator:
Back
Top