Tóm tắt chăm sóc cây mai trong chậu

Để chăm sóc được cây mai sau tết cho khỏe mạnh, thì cây mai của bạn được chọn trong chợ hoa xuân phải được lựa ra từ cây mai đang khỏe mạnh đã ( đẹp nữa)

Chọn mai
:
Nhất gốc, nhì thân , tam chi. Tứ diệp
Gốc rễ càng đẹp giá càng cao, thân đẹp khúc chiết nhỏ dần theo độ cao
Rồi đến chi cành (tàng).. cân đối, không bị khuyết
Diệp ?! Cuối năm lá không còn…vậy phải coi bông nụ

1cây mai đẹp có qui ước về thẩm mỹ hay còn gọi mai thế ( mai đã vào đúng thế Long giáng) Mai Bình Định
Cây này hình như của bác pkimduc nề nếp ngiêm chỉnh, nhất nhất theo luật định :


1 cây đẹp, không qui ước..mai dáng tự do phóng khoáng, trong hội hoa xuân 2011 ( cây của anh em Miền Tây) cây này bị mất điểm do nở bông chậm



nụ, kích thước nụ tổng số nụ.. bạn nên chọn tối thiểu cây nào đã nở 1 hoa..thì chắc chắn hơn vì đã biết kích thước, màu sắc, số cánh của 1 bông cây mai này

Không nên chọn cây chưa nở 1 bông để tự giới thiệu về mình…dù cây đó có bao nhiêu nụ cũng không nên mua…nếu bạn không phải là…dân chơi thứ thật

Nên cân nhắc coi kĩ dưới gốc có bao nhiêu nụ rụng…nên nhân 10 lần thêm thì đó là số nụ nó rụng trong 1 ngày đó…vì người bán luôn tìm cách lượm bỏ hết nụ rụng để dấu khuyết điểm rụng nụ của cây…bạn có thể rung nhẹ cây sẽ phát hiện có thêm nụ sắp rụng hay không

nên chọn cây mai nào mà đất chậu nhiều cỏ, đất trông cũ kĩ vì đó là cây mai đã ở trong chậu nhiều tháng và ổn định rồi, và nếu mua ở điểm bán mai tết thì chắc chắn cây này đã được chăm sóc và sang chậu ở nhà vườn chuyên ngiệp, nên dễ chăm sóc khi bạn mang về

Đất mặt chậu mà mới toang trông đẹp mắt, là cây mai đó mới sang chậu…khó chăm sóc nhất là chọn mai nơi điểm bán mai tết…chậu bị vỡ, thương lái sang chậu mới..cẩu thả và không nắm rõ kĩ thuật lót đáy chậu..các cây này sau tết khó chăm sóc, và nhiều hiện tượng dị kì do úng nước , do chất trồng không phù hợp…v..v
Có thể sẽ có nhiều triệu chứng dị kì sẽ xảy ra….cho cây mai này sau tết đấy
nếu bạn cẩn thận sang chậu 1 lần nữa để có chất trồng vừa ý..để làm lớp đáy chậu tốt hơn…thì cây này sẽ suy kiệt ngay…rất khó hồi phục thậm chí có thể chết…vì sang chậu 2 lần trong 1 năm, cây không chịu nổi đâu.

Khi đã có cây mai vừa ý bạn mang về nhà chuẩn bị chơi tết..Bạn nên để ngoài sân nơi có nắng nhẹ..tưới vừa đủ ẩm…không nên tưới ướt sũng..rất hại cho rễ..bạn có quyền trang trí mai với đèn led để nhiệt độ được ấm hơn ai sẽ nở đẹp hơn…nếu không khí khô quá nên thỉnh thoảng phun sương cho nụ và thân cây

Tuyệt đối không nên dùng bất kì thích tố nào phun cho nụ hoặc tưới vào gốc…cũng tuyệt đối không nên “nge đồn” là tưới nước đá mai sẽ nở đẹp…không có chuyện đó đâu….nước đá lạnh sẽ làm chết rễ đấy và sau tết cây sẽ èo uột..

Cũng không bất kì chế phẩm nào gọi là làm mai lâu rụng hoặc không rụng...vì sau đó mai sẽ suy kiệt

Cũng không nên tưới bất kì phân gì vào gốc vì cây không có lá sự trao đổi chất không có, phân nằm tại chỗ sẽ làm chết rễ
Cây chỉ cần nước hút lên từ rễ và cây vận dụng toàn bộ tài nguyên tích trữ trong năm đang chứa nơi thân cành để nở hoa..
Chính vì thế sự bón phân trong năm trước, nhất là từ tháng 10 năm trước đến ngày lặt lá là điều cực kì quan trọng để cây mạnh khỏe nở hoa mạnh vào tết và phục hồi mạnh sau tết..

30 tết bạn mang cây vào nhà nơi ấm áp mai sẽ nở tốt hơn…tuyệt đối không nên dùng nhang hay trầm trong phòng có chưng mai mà đóng kín cửa…vì khí ethylen có từ khói nhang trầm sẽ làm mai rụng nụ đấy..có khi rụng sạch

Cũng không để mai bị trực tiếp gió từ 1 cái quạt..vì nụ sẽ héo hoặc bông rụngnhanh

Nếu thấy 1 điểm xanh nơi đầu cành muốn nứt ra…đó là …“lộc” đó
Nếu bạn muốn mai nở mạnh…bạn ngắt lộc đi đừng chờ đến khi nó thành lá…vì nếu nó đã thành lá mà bạn ngắt đi cây sẽ mất nhiều sức lắm đấy…ngắt ngay khi là 1 điểm xanh cây hầu như không tổn hại tài nguyên…mà chỉ mất thì giờ (15 ngày) nơi đó sẽ mọc ra lộc mới
Nếu bạn muốn vừa may vừa có lộc thì bạn để y nguyên..nhưng không nên để nhiều lộc vì nụ sẽ nở chậm đi và hoa có thể sẽ…kích thước nhỏ đi

Ngắt bỏ ngay những cuống hoa đã nở xong..không để chúng chuyển sang kết trái, để tiết kiệm tài nguyên ( carbuahydrat) cho cây

Nên chơi tết 3 ngày trong nhà thôi sang 4 tết bạn mang mai ra sân nơi có nắng nhẹ..và từ đây không ngắt bỏ lộc nữa hãy để cây ra lá..cây sẽ mạnh hơn vì có nắng nhẹ lá dù non cũng quang hợp được chút đỉnh bù vào cho khối tài nguyên đang cạn dần vì nở hoa..

Ngày 7 tết bạn đưa mai ra nắng toàn phần..tưới cho nó 1 lần phân loãng để mai thêm sức mạnh..chuẩn bị xả tàn thay đất vào rằm tháng giêng
(còn tiếp)
 
Last edited by a moderator:
Kính chào Bác Mục!!!
Bác cho e hỏi,cây mai nhà e bị chết cành(1cành gần ngọn và 1cành cuối gốc)trong khi nguyên cây vẫn xanh tốt và đọt vẫn phun nhiều.Bác hướng dẫn e xử lí hiện tượng trên Bác nha.Mong tin Bác!!!
 
Xin gửi Bác Mục , những lá mai già nằm khuất bên trong và ít có ánh sáng mình lặt bỏ bớt dc ko Bác ?? cám ơn bác!!!
 
Xin gửi Bác Mục , những lá mai già nằm khuất bên trong và ít có ánh sáng mình lặt bỏ bớt dc ko Bác ?? cám ơn bác!!!

Những cái lá bên trong là lá mọc từ tháng giêng,,tháng 2..nay thành vô dụng rồi..nó đã trả hết chất về cho cây nó chỉ còn cái xác chứa nhiều mầm nấm bịnh đấy

Bác nên lặt bỏ nó đi cho cây thoáng…tỉa chèo tháng 5 người ta còn tỉa cả tược nữa cho thưa ra...để trẻ hóa tàn cây...
Kính chào Bác Mục!!!
Bác cho e hỏi,cây mai nhà e bị chết cành(1cành gần ngọn và 1cành cuối gốc)trong khi nguyên cây vẫn xanh tốt và đọt vẫn phun nhiều.Bác hướng dẫn e xử lí hiện tượng trên Bác nha.Mong tin Bác!!!

Cây chỉ chết cành trong các trường hợp sau :
suy kiệt...nấm hồng.. sâu đục thân
Bác kiểm soát lại coi tại cái gì ? thì xử lí tận gốc cái đó, sau đó bác cắt cành đã chết cắt sát cho tới chỗ gỗ tươi ..sau đó quét thuốc gốc đồng vào. cuối cùng thoa keo liền thẹo lên

cây còn bỏ chết cành do có cành vượt nào đó quá mạnh phát triển vươn thẳng đứng lên..nó rút năng lượng làm cành yếu sẽ chết...các cành bị uốn nhiều thường rất yếu
coi lại cành nào vượt thẳng đứng thì...bẻ ngang nó ra rồi cắt ngọn nó sẽ mất ưu thế... vượt
 
Last edited by a moderator:
Dạ e coi lại lịch bón phân của e thì đã tới ngày ngừa sâu đục thân và tuyến trùng rồi,để mai e bón liền(nokaph viên hoặc vibasu pha nước)vì hôm nay trời âm u quá sợ mưa to trôi hết thuốc.Cám ơn Bác rất nhiều,e rất vui được Bác hướng dẫn tận tình.Kính Bác!!!
 
Để ngừa tuyến trùng ta có thể dùng cây bông cúc vàng, chặt nhỏ, phơi khô rồi rải lên mặt chậu hoặc trộn chung với đất trên mặt chậu cũng rất tốt, cách này tốt mà không ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe mọi người.
 
Nói đến Tuyến trùng là nhắc đến sát thủ giấu mặt…âm thầm ghê gớm nhất Của nhiều loại cây trong đó có tiêu ,cà phê, mai vàng…triệu chứng : cây vàng lá…ít ra đọt . bơi rễ thấy nổi cục..1, 2 năm là chết
Lan trên cao cũng bị…

Basudin chỉ có thể ngừa…khi cây đã bị thì chỉ có Mocap
Mocap ..nokaph..puradan ..v.v hoạt chất là ethoprophos kịch độc cũng chỉ diệt được 98 %,
2% còn lại vài tháng sau lại trỗi dậy nhân được quân số do đó phải diệt nữa…tốn kém và nguy hiểm

Vì hoạt chất này độc hại , lại phải dùng nhiều nên bị cấm sản xuất rồi…hàng nếu còn mua được chỉ là hàng tồn kho thôi
Theo lí thuyết nếu dùng nhiều hữu cơ thì rất khó bị tuyến trùng..do sức đề kháng của cây mạnh

Tuy nhiên dù dùng hữu cơ, để chắc ăn cho cây mai chậu cứ khoảng 4 tháng tưới hoặc rải thuốc 1 lần là chắc cú nhất

Có 1 loại thuốc tốt đang được giới thiệu..ít độc các bác đọc thử xem :

Một số kết quả của thuốc trị tuyến trùng Tervigo

Tuyến trùng ký sinh bên trong rễ, lây truyền qua đất, gây hiện tượng u bướu rễ, cây có dấu hiệu vàng lá, chậm phát triển, vài năm sau thì chết.

thuoc-tri-tuyen-trung-tervigo.jpg


TS. Lê Ngọc Báu, Viện trưởng Viện KHKH Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) cho biết, viện đã khảo nghiệm và đánh giá đây là sản phẩm sẽ thay cho Mocap. Mặc dù Mocap là thuốc trị tuyến trùng tương đối hiệu quả nhưng rất độc cho người sử dụng và môi trường. Tervigo phòng trừ tuyến trùng có hiệu quả như Mocap nhưng lại không độc hại cho người và môi trường”.

Theo nhận định của Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển thanh long tỉnh Bình Thuận, tuyến trùng tấn công vào rễ cây thanh long làm cây chậm sinh trưởng khiến năng suất, sản lượng giảm mạnh, ảnh hưởng đến chất lượng thanh long xuất khẩu. Do vậy, giải pháp trị tuyến trùng Tervigo không những giúp người nông dân trong việc phòng trị tuyến trùng trên cây cà phê hay hồ tiêu mà còn áp dụng hiệu quả cả cho cây thanh long.

Về phía nông dân:

Tại mô hình thanh long đang thử nghiệm áp dụng giải pháp trị tuyến trùng Tervigo của gia đình ông Trương Văn Trí ở khu phố 1, thị trấn Ma Lâm, huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) khi chưa sử dụng Tervigo ông không hiểu lắm về tuyến trùng vì nó dưới mặt đất, chỉ thấy bộ rễ phát triển kém không ăn phân, cành yếu, ngắn, trái nhỏ.

Gia đình ông Trí đã phải dùng rất nhiều loại thuốc khác nhau để trị bệnh cho cây nhưng cũng chẳng ăn thua, bệnh cây ngày càng nặng không cứu được. Vậy nhưng khi ông được hướng dẫn thử dùng Tervigo để trị bệnh cho vườn thanh long, không ngờ chỉ sau 15 ngày đã thấy vườn cây “tỉnh” dần. Kiểm tra thực tế bộ rễ của cây thanh long phát triển trắng, mập, khỏe mạnh hút dinh dưỡng tốt nên giúp cành đâm tược nhanh, dây phát triển mạnh.

Tương tự, 4 ha cà phê và tiêu của hộ ông Nguyễn Mẫn ở Eo Ba, huyện Buôn Đôn (Đăk Lăk) khi sử dụng Tervigo cũng đều đem lại kết quả tốt. Đặc biệt, sử dụng Tervigo trên cây cà phê, tiêu giúp cho đọt phát triển mạnh, thậm chí với những cây định bỏ đi nhưng khi tưới Tervigo đã phục hồi rất nhanh.

Theo Nongnghiep.vn
http://trangvangnongnghiep.com/tran...uoc-tri-tuyen-trung-tervigo.html#.U789VPl5M_s
 
Kính chào Bác Mục!!!
e rãi nấm Trichroderma vào cách 1 tuần,hôm nay e xem thì thấy có màng lông trắng giống như bị mốc vậy,Bác cho e hỏi nấm như thế tốt hay xấu,mong Bác tư vấn cho e(vì lúc trước bón e chôn dưới đất nên không thấy).
Kính Bác!!!
 
Kính chào Bác Mục!!!
e rãi nấm Trichroderma vào cách 1 tuần,hôm nay e xem thì thấy có màng lông trắng giống như bị mốc vậy,Bác cho e hỏi nấm như thế tốt hay xấu,mong Bác tư vấn cho e(vì lúc trước bón e chôn dưới đất nên không thấy).
Kính Bác!!!

Vậy là tốt chứ bác ..
Tôi cũng chôn sâu hoặc pha nước tưới để thấm sâu…vì quan trọng nhất là đáy chậu…chỗ đó là đầu rễ dễ bị bịnh nhất

Bác chôn cạn nấm có thể bò lên gốc lên cây cành..cũng tốt thôi

Gọi là bịch nấm…nhưng thực sự trong đó là chất độn có trộn với bào tử nấm ( phấn của nấm)
Do đó người ta còn nuôi nấm cho mọc lên nhân nhiều thêm sau đó tưới và phun cho cây …nấm sẽ bảo vệ rễ và cành lá…như thế bác không phải phun thuốc ngừa nấm cho mai nữa , vì thuốc trừ nấm độc hại cho mình và môi trường

Hãy xem bác httung nuôi nấm này và nhân lên rồi phun cho vườn ớt..
ớt hoàn toàn không có bịnh nữa :

Cách làm nấm trichoderma tươi:
Cơm vừa chín cho vào 1/3 túi nilon để nguội, cơm hơi sống tí càng tốt:


IMG_0413_zpsa77f281e.jpg


Cắt bao nấm trico, cắt bao xong nấm có thể dùng trên 3 tháng, bỏ vô tủ lạnh có thể lâu hơn:

IMG_0419_zps8c8c6fd8.jpg


Dùng kéo cạo viên nấm để bào tử trải đều lên cơm:

IMG_0423_zps3047fbb1.jpg


Sau đó trộn lại lần nữa:

IMG_0426_zps7be1b2db.jpg


Trải cơm đầy 1/3 túi nilon:

IMG_0429_zps7ea86d24.jpg


Dùng que châm trên 10 lỗ:

IMG_0433_zpsf71cf48f.jpg


Để chổ râm mát, 3 ngày sau thấy khuẩn ty mọc đầy 5 - 6 có thể thu hoạch, túi này để tới 2 tuần:

IMG_0434_zps46ac4a9f.jpg


Cắt túi cho hết vào thau nước có pha thuốc bám dính, không có thuốc bám dính bào tử khó hòa với nước:

IMG_0437_zps6172cbbc.jpg


Lọc bỏ xác, xác có thể đem rải gốc cây nào đó:

IMG_0438_zps2e9d697e.jpg


Một túi chiếc được 2 chai 300ml, mỗi chai pha 50-70 lit nước tưới gốc hoặc toàn thân cây cần ngừa bệnh, bảo quản trong tủ lạnh 10 ngày vẫn chạy tốt:

IMG_0443_zpsa7b0a501.jpg


Hình như vẫn còn vi khuẩn cố định đạm tưới xong vài ngày thấy lá non xanh mướt, mình vài tháng tưới một lần, chưa thấy cây bị bệnh gì cả.

http://agriviet.com/threads/thoi-trai-ot.144094/
 
Bác mục cho cháu hỏi là nấm tricodecma mình mua ngoài tiệm loại 1 bịch 80k về chỉ cần pha với nước rồi tưới cho các gốc cây hay mình phải ủ để lên men rồi mới tưới và nấm thì pha nước tưới tốt hơn hay để nguyên bột rắc vào gốc tốt hơn, mong bác tư vấn giùm cháu, xin cảm ơn bác trước nhé. À cho cháu hỏi thêm là hiện nay các cây mai của cháu ra lá non rất nhiều và tổng thể cấy rất xanh tốt thì định kì 2 tuần mình vẫn tưới phân loãng bình thường có cần thêm cali vào nữa ko bác( lân và vôi bột thì cháu đã bỏ mỗi gốc khoảng 2 lạng cách đây 10 ngày. Mong được sự tư vấn của bác)
 
Bác mục cho cháu hỏi là nấm tricodecma mình mua ngoài tiệm loại 1 bịch 80k về chỉ cần pha với nước rồi tưới cho các gốc cây hay mình phải ủ để lên men rồi mới tưới và nấm thì pha nước tưới tốt hơn hay để nguyên bột rắc vào gốc tốt hơn, mong bác tư vấn giùm cháu, xin cảm ơn bác trước nhé. À cho cháu hỏi thêm là hiện nay các cây mai của cháu ra lá non rất nhiều và tổng thể cấy rất xanh tốt thì định kì 2 tuần mình vẫn tưới phân loãng bình thường có cần thêm cali vào nữa ko bác( lân và vôi bột thì cháu đã bỏ mỗi gốc khoảng 2 lạng cách đây 10 ngày. Mong được sự tư vấn của bác)

Viên của Bác httung dung là viên nấm tricho…của…Mỹ. do 1 công ty độc quyền ở Cần Thơ nhập rồi phân phối ( 1 viên hình như giá 50 ngàn đồng)

Các bịch nấm mua ngoài tiệm là của VN 1kg giá 50 ngàn đồng

Tôi đã từng dùng lấy 1 chút trong bịch nấm này , rồi trộn cơm nguội

Làm y như bác httung chỉ sau khoảng 6 ngày nấm mọc đặc ngẹt bịch cơm cứng lại và nóng lên.. tôi dùng nó để tưới và phun và tưới cho 1 cây mai trắng bị vàng lá sau đó giảm tưới ( chỉ tưới khi đất đã khô lúc buổi sáng)…cây mai trắng lá non mọc ra đẹp và hết… vàng

Túm lại đồ “nội địa” vẫn…. tốt

....Bác mục cho cháu hỏi là nấm tricodecma mình mua ngoài tiệm loại 1 bịch 80k về chỉ cần pha với nước rồi tưới cho các gốc cây hay mình phải ủ để lên men rồi mới tưới và nấm thì pha nước tưới tốt hơn hay để nguyên bột rắc vào gốc tốt hơn, mong bác tư vấn giùm cháu,


-Nếu để bổ sung vào đất thì pha nước tưới hoặc chôn vào chậu gọn hơn
-Nếu phun vào lá để ngừa các loại nấm trên lá cành…thì làm như bác httung có lợi hơn ( vì viên nano grow đó mắc tiền)

-Nếu các bác chịu khó ngiên cứu cách dùng tricho để ngừa bịnh cho rễ …trong đất và ngừa bịnh trên lá cành Và ngiên cứu xử dụng các chế phẩm trừ sâu bọ sinh học (Đã viết rồi)
Thì thú vui chăm sóc cây mai vàng sẽ không còn tiềm ẩn nguy cơ độc hại do hóa chất nữa…mà sẽ là 1 thú vui hoàn toàn…sạch và xanh

...hiện nay các cây mai của cháu ra lá non rất nhiều và tổng thể cấy rất xanh tốt thì định kì 2 tuần mình vẫn tưới phân loãng bình thường có cần thêm cali vào nữa ko bác( lân và vôi bột thì cháu đã bỏ mỗi gốc khoảng 2 lạng cách đây 10 ngày. Mong được sự tư vấn của bác


Vẫn thêm phân loãng hoặc phân viên nếu mưa nhiều bình thường…nhưng phải giảm phân có nhiều đạm khi bón vào gốc hoặc phun trên lá

Canxi và lân cho vào lúc đầu năm…là đúng nhất
Giữa năm cho lân và can xi…chỉ làm thừa thôi

Nếu trong năm cây có triệu chứng lạ…đo PH đất nếu thấy PH giảm thì phải thêm can xi để trung hòa ( nhưng điều này khó lắm PH có tăng sau đó lại giảm về như cũ)

Quan trọng nhất vẫn cứ là…nước tốt, tưới đúng ,đất tốt. phân đúng…cây sẽ rất mạnh xanh tốt và PH đất trong chậu tự nhiên luôn là… trên 6





 
Thuốc bám dính ở đây mình dùng những loại nào vậy bác Mục. Mình có thể sử dụng lá nha đam hoặc củ nghệ non xay ra trộn với dung dịch nấm hoặc nước rửa chén , nước vo gạo phun lên cây được không bác. Cảm ơn bác.

Theo mình được biết có người chỉ dẫn dùng nước rửa chén ( PH= 7) pha 1ml/ 1 lít bào tử nấm và phun lên cây có tác dụng tốt, nước rửa chén không những làm chất bám dính mà làm dính luôn cả bọ trĩ vào lá làm bọ trĩ cũng chết theo. Mình chưa thử bao giờ nhưng không biết đã có bác nào thử qua chưa?
 
Last edited by a moderator:
Viên của Bác httung dung là viên nấm tricho…của…Mỹ. do 1 công ty độc quyền ở Cần Thơ nhập rồi phân phối ( 1 viên hình như giá 50 ngàn đồng)

Các bịch nấm mua ngoài tiệm là của VN 1kg giá 50 ngàn đồng

Tôi đã từng dùng lấy 1 chút trong bịch nấm này , rồi trộn cơm nguội

Làm y như bác httung chỉ sau khoảng 6 ngày nấm mọc đặc ngẹt bịch cơm cứng lại và nóng lên.. tôi dùng nó để tưới và phun và tưới cho 1 cây mai trắng bị vàng lá sau đó giảm tưới ( chỉ tưới khi đất đã khô lúc buổi sáng)…cây mai trắng lá non mọc ra đẹp và hết… vàng

Túm lại đồ “nội địa” vẫn…. tốt


-Nếu để bổ sung vào đất thì pha nước tưới hoặc chôn vào chậu gọn hơn
-Nếu phun vào lá để ngừa các loại nấm trên lá cành…thì làm như bác httung có lợi hơn ( vì viên nano grow đó mắc tiền)

-Nếu các bác chịu khó ngiên cứu cách dùng tricho để ngừa bịnh cho rễ …trong đất và ngừa bịnh trên lá cành Và ngiên cứu xử dụng các chế phẩm trừ sâu bọ sinh học (Đã viết rồi)
Thì thú vui chăm sóc cây mai vàng sẽ không còn tiềm ẩn nguy cơ độc hại do hóa chất nữa…mà sẽ là 1 thú vui hoàn toàn…sạch và xanh



Vẫn thêm phân loãng hoặc phân viên nếu mưa nhiều bình thường…nhưng phải giảm phân có nhiều đạm khi bón vào gốc hoặc phun trên lá

Canxi và lân cho vào lúc đầu năm…là đúng nhất
Giữa năm cho lân và can xi…chỉ làm thừa thôi

Nếu trong năm cây có triệu chứng lạ…đo PH đất nếu thấy PH giảm thì phải thêm can xi để trung hòa ( nhưng điều này khó lắm PH có tăng sau đó lại giảm về như cũ)

Quan trọng nhất vẫn cứ là…nước tốt, tưới đúng ,đất tốt. phân đúng…cây sẽ rất mạnh xanh tốt và PH đất trong chậu tự nhiên luôn là… trên 6
Cháu cảm ơn bác, ngày mai cháu sẽ làm theo lời bác chỉ dạy, chúc bác luôn khỏe.
 
Thuốc bám dính ở đây mình dùng những loại nào vậy bác Mục. Mình có thể sử dụng lá nha đam hoặc củ nghệ non xay ra trộn với dung dịch nấm hoặc nước rửa chén , nước vo gạo phun lên cây được không bác. Cảm ơn bác.

Theo mình được biết có người chỉ dẫn dùng nước rửa chén ( PH= 7) pha 1ml/ 1 lít bào tử nấm và phun lên cây có tác dụng tốt, nước rửa chén không những làm chất bám dính mà làm dính luôn cả bọ trĩ vào lá làm bọ trĩ cũng chết theo. Mình chưa thử bao giờ nhưng không biết đã có bác nào thử qua chưa?


Chất bám dính tôi đang dùng là AVATA công thức là :
Lincear alkyl sulfonate + keo sinh học chai này rẻ khoảng hơn chục ngàn đồng 1 lít
Còn cách tự chế như bạn gợi ý Tôi chưa thử…vì vườn tôi nhiều cây quá. Diệt bọ trĩ không chỉ cho mai mà còn cho cả soài..nữa, nhất là khi soài ra bông.1 chùm bông ẩn chứa cả..triệu con lí nhí..không diệt được nó bông soài sẽ khô rụng hết và trái không đậu được

Do phải dùng nhiều nên không thể tự chế thuốc được,

Tôi vẫn lưu ý để tìm các thuốc sinh học..và đã dùng thử qua Chất abmamectin của Đài Loan với tên thương mại là Boama

Theo lí thuyết thì abamectin không độc với người…nhưng ngoài bao bì của chai Boama vẫn cảnh giác : thuốc độc..ngưng dùng7 ngày trước khi thu hái

Và trên thực tế thuốc có mùi của thuốc amico , và công dụng tốt với bọ trĩ nhện đỏ và tất cả các loại sâu ăn lá khác

Riêng về nhện đỏ..thì với vườn mai của tôi không phải là mối bận tâm.vì trước nhất do cách tưới có rửa lá với 1 loại vòi phun tưới chuyên dùng của Thái Lan ( tạo ra các tia nước xoáy)
.thứ 2 do các loại thuốc diệt bọ trĩ vẫn dùng đều có công dụng diệt cả nhện đỏ ( regen..boama..v.v)
 
Last edited by a moderator:
Kính gửi: Bác Mục tử và Anh chị em diễn dàn,
Nhờ Bác và ACE vui lòng giúp cháu tìm nguyên nhân và cách xử lý mấy cây mai nhà cháu đợt ra là non vừa qua lá bị vàng toàn bộ và mỏng. Kiểm tra cây không bị nấm bệnh và chậu thoát nước tốt. Trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của Bác và ACE. Cháu gửi mấy tấm hình để Bác và ACE nhận xét:


img_1182-jpg.1908

img_1186-jpg.1910
 

File đính kèm

  • IMG_1182.jpg
    IMG_1182.jpg
    68.7 KB · Lượt xem: 104
  • IMG_1183.jpg
    IMG_1183.jpg
    75.3 KB · Lượt xem: 84
  • IMG_1186.jpg
    IMG_1186.jpg
    58.7 KB · Lượt xem: 90
  • IMG_1189.jpg
    IMG_1189.jpg
    61.3 KB · Lượt xem: 85
Last edited by a moderator:
Kính gửi: Bác Mục tử và Anh chị em diễn dàn,
Nhờ Bác và ACE vui lòng giúp cháu tìm nguyên nhân và cách xử lý mấy cây mai nhà cháu đợt ra là non vừa qua lá bị vàng toàn bộ và mỏng. Kiểm tra cây không bị nấm bệnh và chậu thoát nước tốt. Trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của Bác và ACE. Cháu gửi mấy tấm hình để Bác và ACE nhận xét:


img_1182-jpg.1908

img_1186-jpg.1910
Bác xem lại chất trồng có giữ nước không có khi trên mặt khô nhưng bên trong giữ nước, không thoát nước, phân bón có đúng không, coi lại cách bón phân có thừa đạm hay lân hay thiếu magie không. Thiếu phân, nước cây cũng bị như vậy.
 
Vàng lá ngọn…chuyện tưởng nhỏ nhưng chữa được nó cũng phải kiên trì..vì nguyên nhân cũng chẳng đơn giản..( mai chiếu thủy dễ bị bịnh này nhiều nhất)

- Lậm phân vừa phải…cũng vàng lá ngọn ( đầu rễ bắt đầu hư)
Nếu bác dùng công thức bón phân loãng thì chuyện vàng lá do lậm phân là chuyện…không có
-Lập phân quá..lá ngọn thui rụi ( đầu rễ chết)
-Chậu to hơn tàng lá rất dễ bị bịnh vàng lá ngọn này

-Đừng tưởng chậu thoát nước tốt là…tốt đâu…rồi tưới thoải mái là lầm to
Còn phải tưới đúng cách nữa. buổi sáng đất chậu còn ẩm mà tưới thì chả bao lâu sau sẽ bị vàng lá ngọn do đáy chậu bị sũng nước lâu ngày.Làm đầu rễ hư đi

Bây giờ bác làm như sau :
Đưa cây vào chỗ không mưa…để bác có thể chủ động được về nước
Cắt bỏ toàn bộ các đầu cành mang lá bị vàng
Dùng nấm trichoderma trộn vào đất chậu
Lấy nấm trichho pha vào nước tưới cho nó 1 lần

Từ đây chỉ tưới vào buổi sáng khi thấy đất chậu đã khô…và tưới vừa phải thôi ( tưới ít..)
Nếu buổi sáng mà đất chậu còn ẩm thì không tưới
Cứ 7 ngày 1 lần tưới tràn đến độ khi thấy nước thoát ra đáy chậu nhiều nhiều thì ngưng

Kích rễ cho cây bằng các lọai thuốc thông dụng gồm cả phun lẫn tưới
 
Còn phải tưới đúng cách nữa. buổi sáng đất chậu còn ẩm mà tưới thì chả bao lâu sau sẽ bị vàng lá ngọn do đáy chậu bị sũng nước lâu ngày.Làm đầu rễ hư đi

Bác Mục hướng dẫn thêm giúp cháu chỗ kiểm tra độ ẩm của đất vào buổi sáng với; do buổi sáng sương xuống nên đất mặt chậu thường ẩm. Vậy để kiểm tra, cháu thường dùng que khơi đất mặt chậu khoảng 3-5cm để kiểm tra xem còn ẩm không (do cháu chỉ trồng 1 vài cây nên có thể kiểm tra từng cây được). Cháu làm như vậy được không ạ (cháu cũng đang phân vân không biết độ ẩm thế nào là không cần tưới, chỉ sợ cả ngày cây thiếu nước héo lá), nếu được nhờ bác hướng dẫn thêm chỗ này.

Cám ơn Bác.
 
Buổi tối mà đất khô…trong khi lá không héo là tốt nhất
mà nếu Tháng này lá non hơi héo 1 chút lúc chiều khi trời vừa tắt nắng càng tốt vì sẽ kích thích cây tạo thêm nụ.

cứ yên tâm khoảng 1 giờ sau lá non sẽ tươi lại…vì đất trong chậu vẫn còn ẩm đấy

Đừng vội vàng tưới chiều sũng nước sẽ chỉ làm hại rễ thôi,,,sẽ chẳng bao lâu lá non vàng hết đấy

Buổi sáng thấy đất chậu khô là phải tưới đủ nước
Buổi sáng thấy đất chậu ướt nhẹp…thì đừng tưới…nếu thấyđất chỉ hơi ẩm có thể đến trưa sẽ khô rang rồi héo lá thì tưới ít thôi

Buổi sáng Khi thấy khô bao nhiêu rồi tưới thêm bao nhiêu là do kinh ngiệm
Bị vàng lá ngọn vài lần sẽ ngiệm ra phải tưới thế nào lúc buổi sáng
 
Chất bám dính tôi đang dùng là AVATA công thức là :
Lincear alkyl sulfonate + keo sinh học chai này rẻ khoảng hơn chục ngàn đồng 1 lít
Còn cách tự chế như bạn gợi ý Tôi chưa thử…vì vườn tôi nhiều cây quá. Diệt bọ trĩ không chỉ cho mai mà còn cho cả soài..nữa, nhất là khi soài ra bông.1 chùm bông ẩn chứa cả..triệu con lí nhí..không diệt được nó bông soài sẽ khô rụng hết và trái không đậu được

Do phải dùng nhiều nên không thể tự chế thuốc được,

Tôi vẫn lưu ý để tìm các thuốc sinh học..và đã dùng thử qua Chất abmamectin của Đài Loan với tên thương mại là Boama

Theo lí thuyết thì abamectin không độc với người…nhưng ngoài bao bì của chai Boama vẫn cảnh giác : thuốc độc..ngưng dùng7 ngày trước khi thu hái

Và trên thực tế thuốc có mùi của thuốc amico , và công dụng tốt với bọ trĩ nhện đỏ và tất cả các loại sâu ăn lá khác

Riêng về nhện đỏ..thì với vườn mai của tôi không phải là mối bận tâm.vì trước nhất do cách tưới có rửa lá với 1 loại vòi phun tưới chuyên dùng của Thái Lan ( tạo ra các tia nước xoáy)
.thứ 2 do các loại thuốc diệt bọ trĩ vẫn dùng đều có công dụng diệt cả nhện đỏ ( regen..boama..v.v)
Bác cho hoi thăm dùng vòi xịt Thái Lan.Bác có thể chi dùm để mua được không? Cam ơn Bác! Bác vui long cho xem hình vòi để mua về sử dụng.
 
Back
Top