Tóm tắt chăm sóc cây mai trong chậu

Để chăm sóc được cây mai sau tết cho khỏe mạnh, thì cây mai của bạn được chọn trong chợ hoa xuân phải được lựa ra từ cây mai đang khỏe mạnh đã ( đẹp nữa)

Chọn mai
:
Nhất gốc, nhì thân , tam chi. Tứ diệp
Gốc rễ càng đẹp giá càng cao, thân đẹp khúc chiết nhỏ dần theo độ cao
Rồi đến chi cành (tàng).. cân đối, không bị khuyết
Diệp ?! Cuối năm lá không còn…vậy phải coi bông nụ

1cây mai đẹp có qui ước về thẩm mỹ hay còn gọi mai thế ( mai đã vào đúng thế Long giáng) Mai Bình Định
Cây này hình như của bác pkimduc nề nếp ngiêm chỉnh, nhất nhất theo luật định :


1 cây đẹp, không qui ước..mai dáng tự do phóng khoáng, trong hội hoa xuân 2011 ( cây của anh em Miền Tây) cây này bị mất điểm do nở bông chậm



nụ, kích thước nụ tổng số nụ.. bạn nên chọn tối thiểu cây nào đã nở 1 hoa..thì chắc chắn hơn vì đã biết kích thước, màu sắc, số cánh của 1 bông cây mai này

Không nên chọn cây chưa nở 1 bông để tự giới thiệu về mình…dù cây đó có bao nhiêu nụ cũng không nên mua…nếu bạn không phải là…dân chơi thứ thật

Nên cân nhắc coi kĩ dưới gốc có bao nhiêu nụ rụng…nên nhân 10 lần thêm thì đó là số nụ nó rụng trong 1 ngày đó…vì người bán luôn tìm cách lượm bỏ hết nụ rụng để dấu khuyết điểm rụng nụ của cây…bạn có thể rung nhẹ cây sẽ phát hiện có thêm nụ sắp rụng hay không

nên chọn cây mai nào mà đất chậu nhiều cỏ, đất trông cũ kĩ vì đó là cây mai đã ở trong chậu nhiều tháng và ổn định rồi, và nếu mua ở điểm bán mai tết thì chắc chắn cây này đã được chăm sóc và sang chậu ở nhà vườn chuyên ngiệp, nên dễ chăm sóc khi bạn mang về

Đất mặt chậu mà mới toang trông đẹp mắt, là cây mai đó mới sang chậu…khó chăm sóc nhất là chọn mai nơi điểm bán mai tết…chậu bị vỡ, thương lái sang chậu mới..cẩu thả và không nắm rõ kĩ thuật lót đáy chậu..các cây này sau tết khó chăm sóc, và nhiều hiện tượng dị kì do úng nước , do chất trồng không phù hợp…v..v
Có thể sẽ có nhiều triệu chứng dị kì sẽ xảy ra….cho cây mai này sau tết đấy
nếu bạn cẩn thận sang chậu 1 lần nữa để có chất trồng vừa ý..để làm lớp đáy chậu tốt hơn…thì cây này sẽ suy kiệt ngay…rất khó hồi phục thậm chí có thể chết…vì sang chậu 2 lần trong 1 năm, cây không chịu nổi đâu.

Khi đã có cây mai vừa ý bạn mang về nhà chuẩn bị chơi tết..Bạn nên để ngoài sân nơi có nắng nhẹ..tưới vừa đủ ẩm…không nên tưới ướt sũng..rất hại cho rễ..bạn có quyền trang trí mai với đèn led để nhiệt độ được ấm hơn ai sẽ nở đẹp hơn…nếu không khí khô quá nên thỉnh thoảng phun sương cho nụ và thân cây

Tuyệt đối không nên dùng bất kì thích tố nào phun cho nụ hoặc tưới vào gốc…cũng tuyệt đối không nên “nge đồn” là tưới nước đá mai sẽ nở đẹp…không có chuyện đó đâu….nước đá lạnh sẽ làm chết rễ đấy và sau tết cây sẽ èo uột..

Cũng không bất kì chế phẩm nào gọi là làm mai lâu rụng hoặc không rụng...vì sau đó mai sẽ suy kiệt

Cũng không nên tưới bất kì phân gì vào gốc vì cây không có lá sự trao đổi chất không có, phân nằm tại chỗ sẽ làm chết rễ
Cây chỉ cần nước hút lên từ rễ và cây vận dụng toàn bộ tài nguyên tích trữ trong năm đang chứa nơi thân cành để nở hoa..
Chính vì thế sự bón phân trong năm trước, nhất là từ tháng 10 năm trước đến ngày lặt lá là điều cực kì quan trọng để cây mạnh khỏe nở hoa mạnh vào tết và phục hồi mạnh sau tết..

30 tết bạn mang cây vào nhà nơi ấm áp mai sẽ nở tốt hơn…tuyệt đối không nên dùng nhang hay trầm trong phòng có chưng mai mà đóng kín cửa…vì khí ethylen có từ khói nhang trầm sẽ làm mai rụng nụ đấy..có khi rụng sạch

Cũng không để mai bị trực tiếp gió từ 1 cái quạt..vì nụ sẽ héo hoặc bông rụngnhanh

Nếu thấy 1 điểm xanh nơi đầu cành muốn nứt ra…đó là …“lộc” đó
Nếu bạn muốn mai nở mạnh…bạn ngắt lộc đi đừng chờ đến khi nó thành lá…vì nếu nó đã thành lá mà bạn ngắt đi cây sẽ mất nhiều sức lắm đấy…ngắt ngay khi là 1 điểm xanh cây hầu như không tổn hại tài nguyên…mà chỉ mất thì giờ (15 ngày) nơi đó sẽ mọc ra lộc mới
Nếu bạn muốn vừa may vừa có lộc thì bạn để y nguyên..nhưng không nên để nhiều lộc vì nụ sẽ nở chậm đi và hoa có thể sẽ…kích thước nhỏ đi

Ngắt bỏ ngay những cuống hoa đã nở xong..không để chúng chuyển sang kết trái, để tiết kiệm tài nguyên ( carbuahydrat) cho cây

Nên chơi tết 3 ngày trong nhà thôi sang 4 tết bạn mang mai ra sân nơi có nắng nhẹ..và từ đây không ngắt bỏ lộc nữa hãy để cây ra lá..cây sẽ mạnh hơn vì có nắng nhẹ lá dù non cũng quang hợp được chút đỉnh bù vào cho khối tài nguyên đang cạn dần vì nở hoa..

Ngày 7 tết bạn đưa mai ra nắng toàn phần..tưới cho nó 1 lần phân loãng để mai thêm sức mạnh..chuẩn bị xả tàn thay đất vào rằm tháng giêng
(còn tiếp)
 
Last edited by a moderator:
Bác Mục cho em hỏi : Agrostim có phải là phân cá không? dùng phân cá Alaska chai 100ml mà không dùng thêm Agrostim cây mai có "sung" không? agrostim và phân cá Alaska tác dụng nên cây mai như thế nào khi ta tưới đều và đúng liều lượng? cảm ơn bác nhiều.


2 loại này khác nhau về công dụng, khác nhau về cấu tạo nhưng giống nhau về kết quả = làm cho cây tốt lên

Phân cá alaska gọi là phân đạm hữu cơ chế tạo từ cá biển và rong biển, dùng để phun lá..công dụng là cung cấp đạm hữu cơ cho cây. Trong mùa nắng nóng. Vì đạm vô cơ không có công dụng nhiều..do nắng nóng làm bốc hơi, khi cây chưa kịp hấp thụ

Bạn cũng có thể dùng alaska để tưới gốc…nhưng hơi uổng vì alaska mắc tiền…để cung cấp đạm hữu cơ cho gốc trong mùa nắng nóng..bạn dùng hoặc cá hoặc bánh dầu tự ngâm, nhưng tốt và tiện lợi nhất vẫn là phân dơi ( phân của con dơi) hoặc các các loại phân chim lấy từ Trường Sa

Công dụng của đạm là tạo đọt tạo lá, tạo lục diệp tố..tạo nhanh khối lá cành cho cây ( N phối hợp chung với P và K ) và là 1 thành phần trong tích trữ năng lượng tiềm ẩn cho cây

Trong mùa nắng nóng PK không hề mất vì không bốc hơi..do đó PK không thiếu nhưng N ( đạm) mới là vấn đề, mất dễ dàng do bốc hơi...do đó mùa nắng nóng phải dùng đạm hữu cơ để không bị mất do bốc hơi...trong đó có alaska

Agrostim là phân sinh học được chế tạo từ nền là máu động vật pha trộn với nhiều kích thích tố..các ezim các vi khoáng, công dụng của nó là gia tăng áp lực lưu dẫn các dưỡng chất trong mạch nhựa, gia tăng khả năng của cây hấp thụ phân bón lên 20% do đó cây khỏe lên và làm gia tăng công xuất lên trên 20% có thể tới 100% (theo quảng cáo)

Agrostim khi tưới vào đất có công dụng cải tạo đất tốt hơn ( cái này hình như do chất nền là máu động vật ẩm ẩm để nuôi cấy được vi sinh sống trong đó )
2 cái này không thể thay thế được cho nhau.do đó Bạn phải dùng cả 2 nếu muốn có công xuất cao
Theo tôi hiểu là thế

2 lọai phân này dùng cho mai từ tháng giêng đến đầu tháng 5 là phải ngưng. bằng không mai sẽ nở sớm hết trơn bông luôn đấy...nở không chừa lại 1 nụ nào
 
Last edited by a moderator:
Đúng là nó thiếu nắng. Vôi chết là sao hả Bác và mua mấy thứ này ở đâu. Năm rồi nó tàn tạ lắm. Qua tết này mới thấy nó được như vậy đó. Năm rồi chỉ cho nó chất kích thích rễ thôi. Chỉ cách tết khoảng 2 tháng cho nó tí phân dơi thôi.
Lúc tính cho thêm đất vào thì chổ bán kiểng nói cho đầy chậu thì cây sẽ chết nên không dám. Họ nói vậy đúng không bác
Cám ơn Bác.
 
Đắp gốc mà cây chết là với 1 số cây ăn trái không chịu đắp gốc vì rễ không chịu đâm lên trên thí dụ như măng cầu v..v. mà không phải cây nào cũng thế

Với mai khi bứng vào chậu người ta đã bới bớt đất mặt rồi để lộ rễ..do đó muốn mai khỏe phải đắp để che rễ đi trở lại gần như cũ
Vả lại phải đắp bằng đất xốp để thoáng khí…rễ mai sẽ đâm lên trên đấy
Bác có thấy rễ mai ăn đặc ngẹt dưới đáy chậu sâu vậy sao nó không chết
Tôi đã từng lên nền cho cái sân cao hơn 5 tấc…cây mai dưới sân vẫn sống phẻ re

Bác xem vườn mai B Đ đắp gốc bằng đất sau tết nè
 
Đúng là nó thiếu nắng. Vôi chết là sao hả Bác và mua mấy thứ này ở đâu. Năm rồi nó tàn tạ lắm. Qua tết này mới thấy nó được như vậy đó. Năm rồi chỉ cho nó chất kích thích rễ thôi. Chỉ cách tết khoảng 2 tháng cho nó tí phân dơi thôi.
Lúc tính cho thêm đất vào thì chổ bán kiểng nói cho đầy chậu thì cây sẽ chết nên không dám. Họ nói vậy đúng không bác
Cám ơn Bác.

vôi chết là vôi dùng để bón cho cây trồng ,khử phèn hoặc sát trùng chuồng trại .Bác ra cửa hàng bán phân thuốc bvtv họ bán cho Bác ,ở số 13 Lê quang Sung Bồ cường có bán ,gần bến xe chợ lớn .
 
Cấm ơn Bác Mục.
Mình mới mua được vôi, lân, tro trấu, agrostim. Họ không có phân trùng quế mà bán cho mình bịch HVP 301B. Vậy mình phải làm như thế nào đây Bác. Co the thay Trung que bang phan doi duoc khong a.
Mình có mua thêm Anvil, Regen.
Mong bác chỉ giúp ạ.
Cám ơn bác.
 
Dứt khoát bác phải kiếm được hữu cơ mục…

bác hãy đến số 419 Lê Hồng Phong quận 10 ( xí ngiệp giày SaiGon) ngay cổng chính và cổng bên Cạnh là đường Vĩnh Viễn, có cả chục điểm bán hoa cảnh họ có bán phân trùng quế đấy 1 bao 20 dm3 là 35 ngàn đồng

Phải có hữu cơ thứ thật mới giải độc cho đất và tạo phì nhiêu cho đất đấy

Phân dơi cũng là phân hữu cơ..nhưng bị cái là không dùng nhiều được vì hàm lượng dinh dưỡng cao lại chưa qua khâu” ủ” dùng nhiều cây sẽ cháy lá ..và không tạo được “chất đệm” cho đất
 
Last edited by a moderator:
Dứt khoát bác phải kiếm được hữu cơ mục…

bác hãy đến số 419 Lê Hồng Phong quận 10 ( xí ngiệp giày SaiGon) ngay cổng chính và cổng bên Cạnh là đường Vĩnh Viễn, có cả chục điểm bán hoa cảnh họ có bán phân trùng quế đấy 1 bao 20 dm3 là 35 ngàn đồng

Phải có hữu cơ thứ thật mới giải độc cho đất và tạo phì nhiêu cho đất đấy

Phân dơi cũng là phân hữu cơ..nhưng bị cái là không dùng nhiều được vì hàm lượng dinh dưỡng cao lại chưa qua khâu” ủ” dùng nhiều cây sẽ cháy lá ..và không tạo được “chất đệm” cho đất

Bác Mục-Tử ơi, phân bò khô cũng là 1 dạng phân hữu cơ hoại mục, đúng không bác? Vậy cháu có thể dùng thay thế cho phân trùng quế được ko?

Có gì khác nhau giữa phân trùng quế và phân bò khô ko?

Cháu có thể bỏ khoảng 5cm đất trên bề mặt chậu và thay bằng phân bò khô này được ko? Thay như vậy có tốt ko? có ảnh hưởng gì đến cây ko? Thay như vậy xong có cần bổ sung thêm phân bón lá hay bón gốc nữa ko?

Cám ơn bác.
 
Bác Mục-Tử ơi, phân bò khô cũng là 1 dạng phân hữu cơ hoại mục, đúng không bác? Vậy cháu có thể dùng thay thế cho phân trùng quế được ko?

Có gì khác nhau giữa phân trùng quế và phân bò khô ko?

Cháu có thể bỏ khoảng 5cm đất trên bề mặt chậu và thay bằng phân bò khô này được ko? Thay như vậy có tốt ko? có ảnh hưởng gì đến cây ko? Thay như vậy xong có cần bổ sung thêm phân bón lá hay bón gốc nữa ko?

Cám ơn bác.

Phân bò khô là phân chưa qua phân hủy,,chỉ phơi khô thôi..do đó khi cho vào đất nó phải quá quá trình phân hủy của vi sinh..cây mới dùng được

Do hàm lượng dinh dưỡng không cao nên sự lên men của phân bò không gây độc cho cây nhiều..vả lại cũng không cho nhiều…do đó người ta trộn trực tiếp phân bò khô vào chất trồng…nhưng cũng chỉ cho ít thôi
Cho nhiều cũng gây hư rễ bởi sự lên men

Do giá trị dinh dưỡng thấp nên khi phân hủy xong phân bò có giá trị như 1 chất mùn có vi sinh ..để giữ phân bón và để vi sinh phân hủy PK mà ta phải cho thêm vào sau này

con trùng quế ăn phân bò. Heo..v.v rồi thải ra phân
Do giá trị dinh dưỡng cao nhất trong nhất cả các loại phân hữu cơ ủ, phân trùng quế còn có IAA là 1 chất kích thích sinh trưởng tự nhiên
Bón phân trùng quế cây bốc lên nhanh
Vì thế phân trùng quế được chọn để trồng rau sạch..cây rau mập mạp xanh mướt mà không cần thêm bất kì phân gì

Có tài liệu hướng dẫn xử dụng rằng :Cây ăn trái 1 năm cần bổ xung vài chục kg phân hữu cơ ủ…nhưng nếu xử dụng phân trùng quế thì chỉ cần 3 kg là đủ rồi

Đọc thêm bài này của trỏngaulamvuon.com :


[h=4]Phân trùn quế là loại phân hữu cơ tự nhiên chứa nhiều dinh dưỡng nhất mà con người từng biết, hiện nay phân trùn quế được các nước trên thế giới sử dụng rất phổ biến trong việc trồng rau sạch cung cấp cho thị trường hàng ngày.[/h]1.Giá trị dinh dưỡng của phân trùn quế đối với cây trồngPhân trùn quế chứa các khoáng chất như nitrat, phốtpho, kali, canxi,…ở dạng mà cây có thể hấp thu ngay không cần thời gian phân hủy trong đất sau khi bón.Khi dùng phân trùn quế bón cho việc trồng rau thì thấy cây rau mau tươi tốt xanh lá, đó là nhờ hàm lượng chất mùn hay còn gọi là axit humic tự nhiên khoảng 2-3 %.
Phân trùn quế nguyên chất chứa rất nhiều dưỡng chất thích hợp để trồng rau
Ngoài ra phân trùn quế còn chứa chất kích thích tăng trưởng tự nhiên như IAA giúp cây trồng tăng khả năng đề kháng với môi trường bất lợi, kết cấu phân trùn quế ở dạng hình khối nên có khả năng chống sự xói mòn do tưới nước và tăng khả năng giữ ẫm cho bộ rễ cây trồng.2.Phân trùn quế có khả năng loại trừ độc tố và vi khuẩn trong đấtDo thành phân trong phân trùn quế có chứa hàm lượng chất mùn khá cao cùng với hệ vi sinh giúp cải tạo đất và ngăn ngừa các loại bệnh về rễ cây trồng.Phân trùn quế còn có hệ vi sinh vật hảo khí có thể nhanh chóng khử đi mùi hôi và phân hũy xác bả động thực vật.Việc trồng rau tại nhà với diện tích nhỏ nên dùng phân trùn quế để trồng các loại rau củ quả mà không cần bổ sung thêm phân vô cơ, vừa thu hoạch được sản phẩm rau quả ngon vừa an tâm với chất lượng rau quả do mình tự trồng.Tuy nhiên phân trùn quế với chất lượng tốt như trên thì giá thành còn khá cao, người trồng rau có thể sử dụng hỗn hợp trộn như sau : đất sạch trồng cây: phân trùn quế theo tỷ lệ 1:1, trộn đều rồi trồng rau sẽ giúp giãm giá thành.Chúc các bạn thành công.

trongaulamvuon.com
 
Chào bác Mục
Con đã mua được Lân, Root 2, Agrostim, vôi, tro trấu, phân trùng quế rồi ạ.
Nhưng không biết với cây của con như vậy thì liếu lượng Lân, vôi và phân trùng quế như thế nào cho cây ạ. Còn Root2 và Agrostim thì dùng cái nào được hơn bác.
Con gà quá bác đừng chê cười.
Cám ơn bác.
 
Last edited by a moderator:
Chào bác Mục
Con đã mua được Lân, Root 2, Agrostim, vôi, tro trấu, phân trùng quế rồi ạ.
Nhưng không biết với cây của con như vậy thì liếu lượng Lân, vôi và phân trùng quế như thế nào cho cây ạ. Còn Root2 và Agrostim thì dùng cái nào được hơn bác.
Con gà quá bác đừng chê cười.
Cám ơn bác.

Ngay bây giờ bác lấy 1 chén (ăn cơm) vôi và khoảng nửa nắm lân, hòa tan trong 4 lít nước..sau đó tưới chầm chậm cho thấm đều và đất chậu..cặn còn lại trong thùng vét sạch rồi trộn vào đất chậu…
xong suôi để yên đó 1 tuần không được tưới phân hay làm gì với đất chậu cả.. khi thấy đât chậu khô thì tưới nước lã
Cũng ngay bây giờ lấy 1cc root2 pha với 1 lít nước sau đó phun cho ướt cả 2 mặt lá ướt thân cành…

1 tuần sau khi tưới vôi
bác trộn phân trùng quế với tro trấu rồi đắp lên mặt chậu 1 lớp dày khoảng 6 cm..sau đó lấy rơm rạ hay cỏ khô phủ lên và tưới cho nó nước pha với root2 ( 1cc+1 lít nước )
Từ đây chỉ tưới nước lã khi thấy đất (dưới lớp phân) đã khô và tưới vừa thôi Phải tăng nắng tối đa…bằng không sẽ không có công dụng
Phun root2 1 tuần 1 lần
Tưới root2 10 ngày 1 lần
Agrostim thì ….hoặc dùng 15 ngày 1 lần…phun, phun không hết thì tưới cho đất
Khi phun tưới agrostim thì phải ngưng root2

Khi thấy lá non mọc ra thì phun ngừa bọ trĩ
phun ngừa nấm 10 ngày 1 lần
 
CÁm ơn BÁc
Trường hợp con không tăng nắng được thì phải làm sao hả Bác.
Đem về quê thì k ai chăm, để ở nhà thì ít nắng, còn gởi nhà vườn thì họ không nhận. Chán quá Bác ơi.
 
CÁm ơn BÁc
Trường hợp con không tăng nắng được thì phải làm sao hả Bác.
Đem về quê thì k ai chăm, để ở nhà thì ít nắng, còn gởi nhà vườn thì họ không nhận. Chán quá Bác ơi.

Nếu không tăng được nắng. bác cứ tưới cho nó lân và vôi, 1 tuần sau thêm phân trùng quế và tro trấu…vậy thôi
1 năm 2 hoặc 3 lần…mỗi khi thêm mới nhớ cào lớp cũ bỏ đi…cào lớp mặt khi nào chạm rễ thì thêm từ đó
Thỉnh thoảng nhớ phun ngừa nấm bịnh cho nó, và ngừa bọ trĩ mỗi khi thấy đọt non mọc ra
Để nó đi vào vòng “tự sanh rồi tự diệt”..nó vẫn sống,và sống lâu, cũng có bông đó nhưng không nhiều với bộ lá rất xanh
Đừng thêm bất kì phân bón hoặc chế phẩm sinh học, hay kích rễ nào…vì thêm sẽ là hại nó mau chết khi không tăng được nắng

Hoặc kiếm ai có điều kiện rồi cho nó đi…trường hợp của bác “hạnh phúc là cho đi “ không phải hạnh phúc là ôm lấy nó đâu
 
Bác nói đúng lắm. Để con năn nỉ bà dì dưới quê chăm dùm theo bài của Bác chứ để ở nhà muốn nhiều hoa là vô phương.
Cám ơn bác
Con sẽ cập nhật tình hình cho bác để xin ý kiến ạ
Chúc bác luôn mạnh khỏe
 
Lại vấn đề chất trồng

THưa bác,

Con muôn thêm đất trồng cho 1 số chậu, vì đa số các chậu lâu ngày do tưới nước, gió... nên đất đã vơi đi phần nào, đồng thời con cũng muốn vun cho đất cao qua gốc cây vài cm theo lời bác bảo.


Bác cho con hỏi luôn là sơ dừa con mua ngoài chợ (mấy chổ nạo dừa và bán nc cốt dừa) có dùng dc ko

Về trấu con có thể mua ở đâu thưa bác, con nghĩ ngoài chợ gạo q5 chắc có,mua về sử lý như thế nào

Con ở TP HCM nên chỉ có thể mua dc các bao đất trồng sx công nghiệp, con thấy ae diễn đàn bảo tribat dùng cũng ok và bao bì , mẫu mã có vẽ chuyên nghiệp nên con cũng vác 1 bao 50dm về rồi. Theo bác đất sạch tribat này có dùng dc ko, nếu ko con đem ra đổi cái bình tưới về (hihihe)

Con cũng đã chuẩn bị ,phân trùng quế, trichroderma,super lân,vôi . Nay con xin bác chỉ con cách trộn các chất trên thành 1 hổn hợp đất trồng mai (chủ yếu là gốc tứ quí , giảo TD,BT)

CHÚC BÁC SỨC KHỎE
 
Bác Mục-Tử ơi,

Sao khi cháu cho 2 gốc mai vào chậu thì có 1 chậu đã bắt đầu nhú mầm xanh. Sân nhà cháu hướng Đông Nam có nắng từ 7a.m đến khoảng 1-2p.m. Cháu đã đưa 2 chậu vào dưới gốc sa-kê nhỏ cho mát tuy nhiên vẫn lo nắng nhiều làm héo mất chồi non này.

Vậy bây giờ cháu có nên dùng bao nilon, nhúng nước, vò cho nhăn và chùm cành đang nhú chồi non này để bảo vệ hay ko (giống như cách người ta chùm mối ghép)?

Cám ơn bác.
 
Ngay bây giờ bác lấy 1 chén (ăn cơm) vôi và khoảng nửa nắm lân, hòa tan trong 4 lít nước..sau đó tưới chầm chậm cho thấm đều và đất chậu..cặn còn lại trong thùng vét sạch rồi trộn vào đất chậu…
xong suôi để yên đó 1 tuần không được tưới phân hay làm gì với đất chậu cả.. khi thấy đât chậu khô thì tưới nước lã
Cũng ngay bây giờ lấy 1cc root2 pha với 1 lít nước sau đó phun cho ướt cả 2 mặt lá ướt thân cành…

1 tuần sau khi tưới vôi
bác trộn phân trùng quế với tro trấu rồi đắp lên mặt chậu 1 lớp dày khoảng 6 cm..sau đó lấy rơm rạ hay cỏ khô phủ lên và tưới cho nó nước pha với root2 ( 1cc+1 lít nước )
Từ đây chỉ tưới nước lã khi thấy đất (dưới lớp phân) đã khô và tưới vừa thôi Phải tăng nắng tối đa…bằng không sẽ không có công dụng
Phun root2 1 tuần 1 lần
Tưới root2 10 ngày 1 lần
Agrostim thì ….hoặc dùng 15 ngày 1 lần…phun, phun không hết thì tưới cho đất
Khi phun tưới agrostim thì phải ngưng root2

Khi thấy lá non mọc ra thì phun ngừa bọ trĩ
phun ngừa nấm 10 ngày 1 lần

Bác Mục-Tử ơi, cháu cũng có cây mai giống như bạn này và cũng áp dung phương pháp như của bác ở trên vậy cho cháu hỏi:

1./ Phân trùng quế dùng nhiều quá thì có sao ko?

2./ Tỉ lệ pha giữa Tro Trấu là bao nhiêu?

Với những cây khác trong vườn đã ra lá nhiều thì sau khi cháu xả tàn rồi thì bao nhiêu ngày sau có thể bón phân? Bón loại phân gì? Cám ơn bác.
 
Bác Mục-Tử ơi, cháu cũng có cây mai giống như bạn này và cũng áp dung phương pháp như của bác ở trên vậy cho cháu hỏi:

1./ Phân trùng quế dùng nhiều quá thì có sao ko?

2./ Tỉ lệ pha giữa Tro Trấu là bao nhiêu?

Với những cây khác trong vườn đã ra lá nhiều thì sau khi cháu xả tàn rồi thì bao nhiêu ngày sau có thể bón phân? Bón loại phân gì? Cám ơn bác.

Cái này chia làm 2 trường hợp
1 - Trộn phân hữu cơ trồng cây trong chậu chỉ nên từ 5 đến 10 % là vừa..vì phân trùng quế là 1 chất mùn cho nhiều quá sẽ trở thành giữ nhiều nước, bất lợi cho sự thoát nước sẽ hại cho rễ
2-Với cây trồng dưới đất trong vườn..thì theo như khuyến cáo chỉ cần 3 kg cho 1 gốc cây lớn cũng đủ rồi vì 3 kg phân trùng quế nó tương đương vài chục kí phân hữu cơ khác đấy sau khi đắp phân trùng quế nhớ rùng rơm rạ phủ lên không cho nắng rọi vào hoặc nước tưới trôi đi

2./ Tỉ lệ pha giữa Tro Trấu là bao nhiêu ?

Có thể dùng trấu hun 100% cũng được nếu mình tự hun nhưng tro trấu bây giờ đa số là đi mua, nên tro ấy rất mịn do lấy từ các lò đốt ra. Mịn thì giữ nước nhiều …do đó phải pha thêm trấu sống cho nó xốp, cho bao nhiêu cũng được
Có người dùng 1 tro 1 trấu 1 xơ dừa 1ít đất bột và phân trùng quế cây vẫn tốt

Nhưng trước khi trộn nhở xả nước cho tro trấu vài lần để sạch…”muối” hoặc chất độc nếu lỡ có lẫn trong đó

Với những cây khác trong vườn đã ra lá nhiều thì sau khi cháu xả tàn rồi thì bao nhiêu ngày sau có thể bón phân? Bón loại phân gì? Cám ơn bác.

-Với cây đã ra lá rồi hay chưa ra lá sau khi xả tàn thì đắp thêm 1 lớp phân trùng quế vào gốc..
-Với cây đã ra lá thì trộn thêm 1 chút phân dơi vào phân trùng quế là đủ rồi

Về bón phân cho cây mai mùa nắng…bạn đọc ở trang 2 topic này bài thứ 20…sẽ có cập nhật thêm
và đọc thêm trang 5 bài thứ 54
 
Back
Top