Hợp tác TP.HCM - Phối giống Chó Phú Quốc

  • Thread starter cpq
  • Ngày gửi
C

cpq

Guest
TP.HCM - Phối giống Chó Phú Quốc

Màu : Vện
Chiều cao : 57cm
Cân nặng : 20kg
Tuổi : 15 tháng
Giống : đực
Các bạn có nhu cầu phối giống liên hệ : Mr Hải : 01237 213 007
Facebook : https://www.o.facebook.com/cpqven

10153733_1469831043247937_6670789081850152198_n.jpg


10154564_1469830943247947_5837412582300608781_n.jpg


10268708_1469830996581275_4165607355898080969_n.jpg


10308181_1469831023247939_8895468518621581018_n.jpg


1017746_1469831006581274_8311476928437467581_n.jpg


1503233_1464074213823620_7368868778243529543_n.jpg
Trích bài dịch của anh TV, dịch từ nguyên bản tiếng Nga từ 2004, đã đăng ở diễn đàn Vietpet

Bệnh rò da Dermosinus ở chó có xoáy lưng

Dermosinus : tạm dịch là bệnh vết/lỗ rò trên da.

Dermosinus là gì?

Đây là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp nhất ở các loại chó có bờm trên lưng (RRD, TRD và có thể là CPQ). Dermosinus là một vết rò dạng ống (kênh) nhỏ như sợi chỉ, thông từ bề mặt da cho tới cột sống hoặc tới lớp vỏ cứng của tủy sống (Hình 1, 2).

Vì vẫn có cấu tạo là da nên bề mặt trong của kênh vẫn có lông nhỏ, các tuyến mồ hôi, lỗ chân lông… Chính vì vậy, khi các lớp da, lông già rụng cộng với mồ hôi tiết ra sẽ làm cho tắc nghẽn vết rò/kênh và gây ra viêm nhiễm càng ngày càng trầm trọng. Khi đó, cách giải quyết duy nhất là phải phẫu thuật, loại bỏ toàn bộ vết rò/kênh này. Đây là ca mổ tương đối phức tạp vì nếu không loại bỏ được hết thành phần của ống rò này thì nguy cơ viêm nhiễm sẽ tái diễn và lại càng nguy hiểm hơn.

Dấu hiệu của bệnh là chấm nhỏ màu sẫm (kích thước <1mm)ở các vùng dọc theo sống lưng như đã nói ở trên. Vì kích thước bé nên tương đối khó phát hiện ra chúng ở chó con. (Hình 3, 4)

Thông thường có thể tìm thấy dấu vết của căn bệnh này ở vùng da trên cột sống, chúng hay được bắt gặp nhất ở vùng cổ và phần đuôi của bờm. Ngoài ra, đôi khi có thể tìm gặp chúng ở vùng hông, hoặc trên đầu, trên đuôi, thậm chí trong vùng bờm, nhưng tương đối hiếm. Chó mắc bệnh có thể có 1 hoặc vài lỗ rò dạng này, vị trí của chúng có thể tập trung, nhưng cũng có thể dải rác ở nhiều vùng khác nhau. (Hình 5)

“Sàn giao dịch” chó Phú Quốc: các thông tin bổ ích

Trong cùng một lứa có thể không có con nào bị mắc phải bệnh này, nhưng cũng có thể có 1 vài con mắc phải. Vì vậy cần phải kiểm tra chúng rất kỹ trước khi bán. Đây là căn bệnh bẩm sinh, ở cún con chỉ có 2 phương án, hoặc là có bệnh hoặc là không. Bệnh này không lây nhiễm, nhưng di truyền theo đường sinh sản.

Dưới đây giới thiệu các bức ảnh về ca phẫu thuật loại bỏ dermosinus, hy vọng sẽ làm cho các bạn rõ hơn về căn bệnh này (Hình 6 – 11).

Phương pháp phát hiện Dermosinus ( bệnh rò da )

Đường kính của lỗ rò được miêu tả khác nhau, từ 1-5 мм. Ở chó con, lỗ rò này có kích thước như sợi chỉ, còn ở lứa tuổi từ 3 tháng trở lên, lỗ rò đã có kích thước của sợi bún và to hơn.

Có 3 phương pháp để phát hiện bệnh này ở cún con:

- Dùng tay kiểm tra thật kỹ các dấu vết khả nghi trong các khu vực hay gặp.
- Cắt ngắn lông cún ở khu vực nghi ngờ. Xem kỹ những điểm có màu lông sẫm hơn bình thường.
- Cạo trọc lông cún ở những vùng nghi vấn. Khi đó rất dễ phát hiện ra có lỗ rò hay không. Vì cún con lông mọc lại rất nhanh nên chỉ sau 1 tháng sẽ có lại bộ lông như thường. Đây là phương pháp hiệu quả nhất.
- Một số chuyên gia dùng đèn sáng chiếu rọi qua lớp da để phát hiện vết rò. Cách này hiệu quả khi tìm ở vùng cổ.

Nếu như phát hiện ra cún con mắc phải căn bệnh này thì cách nhân đạo nhất là tiêm thuốc để chúng được chết.

Nếu bạn không muốn làm việc này hoặc phát hiện ra bệnh ở chó đã trưởng thành thì phải loại bỏ lỗ rò này bằng phương pháp phẫu thuật, sau đó thiến/hoạn ngay để căn bệnh này không thể di truyền sang các thế hệ sau. Nhờ có các biện pháp cứng rắn như vậy nên trong những năm gần đây, số lượng các cá thể mắc phải căn bệnh này đã giảm đáng kể.

Nguồn: diễn đàn Vietpet.com
1800364_1445175012380207_1773090905_n.jpg
1497241_1445175025713539_237467241_n.jpg
1511810_1445175042380204_636980009_n.jpg
1013495_1445175122380196_1536273525_n.jpg



1620372_1445175139046861_1737776803_n.jpg
1920454_1445175155713526_1955669662_n.jpg


1901516_1445175172380191_1103041744_n.jpg
1618558_1445175195713522_824623201_n.jpg


1920468_1445175225713519_421418349_n.jpg
1795639_1445175242380184_1525253497_n.jpg
10456086_1487179528179755_3799716401003116142_n.jpg

10259855_1487179561513085_1646302553236647730_n.jpg

10363555_1487179618179746_4345698077720002179_n.jpg

10460366_1487179718179736_385989696774263455_n.jpg


TP.HCM - Phối giống Chó Phú Quốc

Màu : Vện
Chiều cao : 57cm
Cân nặng : 20kg
Tuổi : 15 tháng
Giống : đực
Các bạn có nhu cầu phối giống liên hệ : Mr Hải : 01237 213 007
Facebook : https://www.o.facebook.com/cpqvenCâu hỏi: Hiện nay tôi đang nuôi chó Phú Quốc để cho sinh sản bán chó con, tôi nghe nói trên chó xoáy lưng thường bị bệnh u nang biểu bì. Xin hỏi bệnh này có ngừa và trị được không? (một người chăn nuôi chó Phú Quốc ở Củ Chi).

Trong các giống chó trên thế giới chỉ có 3 giống chó có một đặc điểm rất đặc trưng đó là có xoáy lưng,bao gồm chó Rhodesian Ridgeback (có nguồn gốc ở Nam Phi), Thai Ridgeback (ở Thái Lan) và Chó Phú Quốc của Việt Nam,. Điều đặc biệt nữa của các giống chó có xoáy lưng là thường bị một bệnh bẩm sinh mà những người nuôi chó giống rất lo ngại đó là bệnh u nang biểu bì (Dermoid cyst). Mặc dù bệnh này không gây tỷ lệ chết cao như những bệnh khác nhưng chó bệnh sẽ không đạt yêu cầu để làm chó giống, mất đi tính thẩm mỹ và đặc biệt là sẽ bị loại trong các cuộc thi chó đẹp ở trong nước cũng như quốc tế.
Để giúp những người yêu thích thú cưng đặc biệt là những người nuôi chó Phú Quốc làm giống có thêm một số thông tin liên quan đến bệnh này, chúng tôi xin tóm lược một số biện pháp phòng và trị bệnh trước mắt cũng như lâu dài với mong muốn người chăn nuôi sẽ có một đàn chó giống Phú Quốc đạt tiêu chuẩn để cung cấp cho người nuôi trong cũng như ngoài nước.
Nguyên nhân: Bệnh u nang biểu bì là một bệnh bẩm sinh do di truyền thường xảy ra trên nhóm chó có xoáy lưng, ngoài ra cũng có thể xảy ra cho các giống chó khác có nuôi ở nước ta như Boxer, Kerry Blue Terrier, Shih Tzus… kể cả loài mèo nhưng hiếm gặp hơn.
Bệnh do một gene lặn từ chó bố và chó mẹ di truyền qua cho thế hệ đời con, vì thế bệnh xảy ra trên đàn chó con. Nguyên nhân là do sự khiếm khuyết của ống thần kinh trong quá trình phát triển ở giai đoạn phôi, hậu quả của một sự phân chia không hoàn toàn giữa da và ống thần kinh tạo thành một xoang hình ống. Có hai trường hợp xảy ra: (a) một vài trường hợp u nang biểu bì lấn sâu tới màng cứng bên trong tủy sống, và (b) phần lớn trường hợp khác là u nang tạo thành một túi kín chỉ khu trú ở mô dưới da, ít nguy hiểm hơn.
Triệu chứng: U nang chỉ xuất hiện ở đường giữa lưng của chó, nhưng đôi khi có thể thấy ở vùng cổ hoặc vùng vai. Thông thường thì chỉ có một nang nhưng thỉnh thoảng cũng có nhiều nang.
Do phần trên của u nang nối với cấu trúc mặt dưới da, ban đầu người ta có thể thấy ở đường giữa lưng con chó có một điểm nhỏ tạo ra vùng lông xoáy, sau đó lông sẽ rụng đi từ đó để lộ ra một lỗ dò ở bề mặt da thông với lỗ chân lông. Trong một số trường hợp có thể dùng tay ấn vào sẽ phát hiện được ống nang. Đường kính của nang thường nhỏ hơn 2cm. Nang được bao bọc bởi những bó collagen xếp song song theo vách nang. Bên trong nang chứa đầy bã nhờn, các mảnh vỡ keratin và lông.
Nếu có sự nhiễm trùng đi kèm thì chó sẽ bị sốt, có dịch viêm chảy ra từ lỗ dò, trường hợp nghiêm trọng có thể đưa đến viêm cột sống gây co giật, viêm màng não và đe dọa đến sự sống.
Điều trị: Đối với những u nang kín chưa bị rò rỉ và chưa biến chứng thì chỉ cần theo dõi. Riêng với những u nang có biến chứng thì biện pháp điều trị hiệu quả nhất là phẫu thuật để bóc tách u nang ra khỏi cơ thể chó. Việc bóc tách nang phải bảo đảm lấy hết các tế bào bất thường vì nếu không bóc tách hết u nang thì có thể gây biến chứng thành abscess ảnh hưởng đến sức khỏe của chó.
Phòng ngừa: Mặc dù đây là một bệnh bẩm sinh do di truyền nhưng chúng ta cũng có biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa được bệnh này.
- Trước mắt, người nuôi chó Phú Quốc cho sinh sản phải cung cấp Acid Folic (Vitamin B9) cho chó cái trước khi phối giống một tuần (có thể trộn thuốc vào thức ăn hoặc cho uống) và kéo dài liên tục trong 3 tuần đầu của thai kỳ với liều: 0,4mg/con/ngày, sẽ làm giảm nguy cơ bệnh u nang biểu bì cho chó con.
- Đối với những chó bị u nang biểu bì thì không được để lại làm giống kể cả những con cùng bố mẹ dù chưa biểu hiện bệnh ra bên ngoài và cả những con đã được điều trị khỏi bệnh.
- Về lâu dài chỉ có cách kiểm tra toàn bộ đàn chó giống bố mẹ để loại bỏ những chó có mang gene gây bệnh u nang biểu bì nhằm tạo ra những đàn chó con khỏe mạnh, đạt phẩm chất về giống.
 
Last edited by a moderator:
TP.HCM - Phối giống & bán chó Phú Quốc con

Màu : Vện
Chiều cao : 56,5 cm
Cân nặng : 20 kg
Tuổi : 25 tháng

Các bạn có nhu cầu phối giống & mua chó Phú Quốc con xin liên hệ :
Mr Hải : 01237 213 007

Facebook : https://www.facebook.com/cpqven
clear.gif


10333446_1482207888676919_1368530512841269586_o.jpg


10268708_1469830996581275_4165607355898080969_n.jpg


10308181_1469831023247939_8895468518621581018_n.jpg


10154564_1469830943247947_5837412582300608781_n.jpg


Phối với cái vện
10653853_1543357625895278_4955048496894106204_n.jpg

Bầy 1 xoáy 100%


10865864_1563261643904876_4526132003171316477_o.jpg


10865713_1563262150571492_5981133628715818699_o.jpg


Phối với cái đen
10603588_1557386597825714_7565452270397733842_n.jpg


Bầy 2 xoáy 100%


clear.gif

Hình chó mẹ - trước khi sanh.
10623642_1557386831159024_1343789462058220170_o.jpg

Nhân giống chó :

1.Mô tả động dục của chó cái:
- Đó là biểu hiện sự thuần thục về giới tính, chó thay, rụng lông để có bộ lông óng ả hơn. Hoạt bát và nhanh nhẹn, cặp mắt trong sáng, thích gần gũi, quấn quýt với người và đồng loại hơn. Bộ máy sinh dục và núm đầu vú mẩy lên. Âm hộ sưng to dần có dịch nhờn trong, nhớt từ âm đạo tiết ra. Có thể trông thấy một vài giọt máu"báo" hiệu sắp hành kinh.

- Sau các dấu hiệu trên từ 7-10 ngày, chó bắt đầu chính thức ra kinh, lúc đầu không nhiều, chó thường quay đầu lại tự liếm sạch, sau đó khoảng 3-5 ngày máu ra ồ ạt, không liếm kịp, dây rớt ra nền nhà, sân vườn..đây là lý do những người không nuôi chó sinh sản muốn triệt sản chó cái. Cửa mình sưng to khác thường và cương cứng.

-Từ 10-15 ngày: máu ra ít dần, màu từ "đỏ máu"nhạt dần sang "hồng","hồng nhạt","lờ lờ máu cá". Đồng thời cửa mình cũng mềm lại. Đây là thời điểm rất quan trọng để kiểm tra chính xác mang chó đi phối giống. Chó rất thích gần chó đực hoặc quấn quýt với người, nhất là đối với Nam giới (vì hóoc môn sinh dục giữa người và động vật tương tự nhau). Phản xạ chịu đực rất rõ rệt: dùng tay kích thích nhẹ phần dưới đuôi chó đứng im, hoặc mông giật giật.. Nếu thả tự nhiên chó hay ôm chó khác, bất kể cái đực, rất dễ giao phối tự nhiên với chó đực quanh vùng. Chúng tự nhận biết và đến với nhau,con đực có thể phát hiện một chó cái động dục bán kính 2-3km do khả năng ngửi mùi, đánh hơi bằng thần kinh khứu giác có thể gấp hàng trăm lần mũi người (đặc biệt các giống chó có mũi dài: Daschund, Berger, Cocker Spaniel...).

- Từ 17-22 ngày: âm hộ khô dần, lượng dịch tiết âm đạo cũng hết dần, rồi hết hoàn toàn. Chó cái không thích gần đực nữa. Một "kỳ" động dục chấm dứt.

2.Lần động dục đầu tiên từ khi nào?

- Sớm, muộn tùy thuộc vào giống chó, điều kiện khí hậu và chăm sóc nuôi dưỡng.Trung bình khoảng 8-10 tháng tuổi bắt đầu động dục. Các giống chó lai tạp, đặc biệt lai đồng hoặc cận huyết , chó sống ở vùng khí hậu ôn hoặc hàn đới, chó ốm bệnh, nuôi dưỡng kém, hoặc chó nuôi quá tốt, quá béo sẽ động dục muộn hơn, biểu hiện động dục không mãnh liêt bằng chó khác.

3-Chu kỳ động dục của chó bao lâu?

- Khoảng 6-8 tháng một lần. Độ mắn cũng phụ thuộc các yếu tố kể trên.

4-Trong thời gian động dục khi nào giao phối được và hiệu quả cao?

-Các giống chó to ngày phối giống từ 12-17 trong kỳ hành kinh. Các giống chó nhỏ từ 8-12 ngày.

-Xin đặc biệt lưu ý: xác định ngày trong kỳ kinh thường không chính xác vì khi chủ chó phát hiện có máu rớt ra sàn nhà thì có thể chó đã hành kinh được 3 ngày rồi. Vì những ngày đầu chó liếm sạch, không rớt ra nhà.

-Khi nào phối giống hiệu quả nhất? Tốt nhất là kết hợp theo dõi ngày hành kinh và màu máu, độ mềm âm hộ, phản xạ chịu đực. Bạn nên nhờ các chuyên gia nhân giống chó theo dõi và quyết định. Mặt khác nếu chó của bạn đã đẻ nhiều lần rồi, bạn phải tự rút ra quy luật riêng của nó.

-Không nên phối giống ở chu kì động dục đầu tiên vì cơ thể chó chưa phát triển hoàn chỉnh.

5- Các quy luật động dục trên sẽ không đúng

với những chó già trên 6 năm tuổi,chó ốm bệnh,nuôi dưỡng chăm sóc kém.Từ 8 năm tuổi trở đi chó có dấu hiệu"loạn" kỳ kinh rồi "tắt kinh". Xin lưu ý có chó động dục không ra máu, gọi là"kinh trắng" nếu theo dõi tốt phản xạ chịu đực vẫn phối giống có kết quả.



Đây là 1 bài viết trước đây do tác giả tribm (Bùi Minh Trí?) đăng lên trang Vietpet khoảng thời gian 2006-2007. Bài viết nói về chó Phú Quốc và đề cập đến chuyện "bàn chân vịt" theo cách diễn giải thực tế của người dân đảo. Nếu như những ai hiểu về đi săn và hiểu về con CPQ thì đây là 1 cách giải thích rất hợp lý khi nói về đặc điểm "bàn chân vịt"

PHÚ QUỐC, NGÀN SAO VÀ BÀN CHÂN VỊT !
Chó Phú Quốc Cách đây chừng khoảng sáu năm, tôi có dịp được ra đảo PQ. Trước đó tôi đã nuôi chó PQ nên đợt ra này tôi muốn tuyển thêm một em nữa, nhân tiện sẽ tìm hiểu thêm một số đặc điểm của loài chó này. Đoàn chúng tôi được đặt chỗ trước tại một khách sạn vùng ven có cái tên rất thơ mộng: “Ngàn Sao”. Đây là một khách sạn thuộc loại “thường thường bậc trung” với năm sáu dãy phòng trệt kéo dài, khách khứa có vẻ thưa nhưng được cái khách sạn này có khuôn viên rất rộng, bài trí đẹp, yên tĩnh, nằm ngay trên bờ biển đúng với cái tên “ngàn sao” quyến rũ. Buổi tối thì thật là yên tĩnh và thơ mộng. Khi bước chân xuống tới khách sạn, cảnh tượng đầu tiên đập vào mắt tôi làm tôi có cảm giác như về được nhà mình là…CHÓ, nghĩ lại thật buồn cười, mình lại có cảm giác như Tôn Ngộ Không về lại Hoa Quả Sơn sau khi bị thầy Đường Tăng đuổi đi. Âu cũng là tâm trạng của người chơi chó mà đã xa chúng trong mấy ngày.
Cả một đàn chó, ngay lúc đó không dưới 10 con chạy ra tiếp đón, chúng không vồn vã lắm giống như các cô chủ mặc áo dài của chúng nhưng rõ ràng là không có nét gì dận giữ cả, chỉ sủa một hai tiếng lấy lệ sau đó cứ luẩn quẩn xung quanh chúng tôi. Một số người trong đoàn có vẻ ái ngại. Riêng tôi thấy thật là vui và ấm cúng. Sau khi nhận phòng, tôi lập tức quay trở ra khu lễ tân để làm quen với lũ chó và mấy người làm ở đây. Hỏi chuyện mọi người được biết ở đây ông chủ cũng rất yêu chó, cả đàn có khoảng 30 con, chúng nằm rải rác khắp các nơi trong khuôn viên khách sạn và ngoài bờ biển. Tôi hỏi chúng có dữ không? mọi người nói “hiền khô à” anh cứ đi thoải mái chẳng có con nào cắn sủa gì đâu, nhưng ban đêm thì đố anh mang được thứ gì ra khỏi khách sạn này. Qủa thực là như vậy chúng rất hiền, nhưng chỉ hiền thôi mặc dù chơi với chúng một lúc lâu vuốt ve này nọ nhưng con mắt chúng vẫn ánh lên những nét nghi ngờ dò xét khó hiểu. Buổi tối mọi người chơi ngoài bãi biển, có một đoàn khác là các nữ sinh bản địa được mời tới giao lưu đốt lửa trại hát hò và chơi các trò chơi ngoài đó. Tôi để ý đàn chó chẳng sủa tiếng nào chắc là chúng đã quá quen với những cảnh sinh hoạt này. Khuya, khi mọi người đã về hết tôi bắt đầu đi dạo ngoài bãi biển và làm cuộc thử nghiệm của mình. Lạ thật có mấy con chó lập tức nhổm dậy, chúng không đi theo tôi mà bắt đầu lòng dòng đi dọc theo bãi, đầu hướng về tôi, tôi đứng lại chúng cũng đứng lại ngó lơ đi chỗ khác, tôi biết tỏng chúng đang theo dõi tôi.. tôi đi ngược đi xuôi chúng cũng đi ngược đi xuôi, nhưng chưa có có con nào sủa cả. Tôi trở về phòng. Chừng 2 giờ khuya, lúc này là rất yên tĩnh, mọi người hình như đã ngủ cả, tôi mở cửa bước ra khỏi phòng, cố ý đi thật nhẹ, được mấy bước, mới ra khỏi hành lang thì một em từ đằng xa đứng ngay dậy sủa một tràng, rõ ràng là một tràng báo động: cổ ngẩng cao, sủa một tràng dài ra xung quanh giống như động tác alô của thời kỳ bao cấp, 3 em khác ngay lập tức đứng dậy. Lúc này trông chúng nhanh nhẹn làm sao khác hẳn với ban ngày. Tôi hướng ra phía bãi biển, cả 4 chú chó đã sủa dữ dội, người bảo vệ xuất hiện khuyên tôi không nên ra ngoài đó vì khuya quá rồi, nhưng cuối cùng tôi vẫn đi. Mấy con chó khác bắt đầu lên tiếng và lạ kỳ thay mấy con chó cũ không theo tôi nữa mà quay trở lại chỗ chúng vừa đi cứ y như chúng đã làm xong công việc bàn giao vậy! Càng ra phía này đàn chó càng đông hơn và dữ hơn chúng bao vây rất gần và sủa dữ dội, nhưng vốn là người nuôi chó nên tôi biết chúng chưa thể cắn tôi được, tôi tiếp tục đi chừng 50 m nữa thì đột nhiên một con chó đực từ phía trước chạy tới, chắc đây là con chó bảo vệ vòng ngoài cùng, nó lao tới đứng khựng lại, chạng chân ngay trước mặt tôi, tôi bước thêm nửa bước nó cũng dấn thêm một chút vừa sủa, giọng rít lên, vừa nhe răng rất đáng sợ. Các con khác lần lượt xếp thành cung tròn phía trước. Tôi quan sát dưới ánh sáng lờ mờ của các ngọn đèn trong khách sạn hắt ra, con này chắc là con đầu đàn, màu vàng sậm, đuôi nó chĩa cứng nhếch sang một bên, phần nửa trước thân hạ thấp xuống, tôi tìm cách né nó để bước tiếp nhưng cũng không được. Tôi nghĩ đã đến giới hạn nguy hiểm, nếu tôi bước tiếp nó sẽ “xực” tôi một miếng và cả đàn sẽ alôxô ngay. Tôi quay lại, và lạ thay chỉ năm ba bước chân là không còn một con nào sủa nữa, các chú chó đã lục tục trở về chỗ cũ, chỉ còn vài ba con là tiếp tục đi theo tôi. Vì muốn thử nghiệm nên đi một đoạn tôi lại quay lại có nghĩa là lại theo lối ra khỏi khu vực bờ biển của khách sạn, ngay lập tức đàn chó cũng quay ra lần này giọng sủa của chúng vừa bực tức có vẻ pha lẫn ngạc nhiên...Tôi kết thúc trò chơi ở đây trở về phòng ngủ, dọc đường tôi thầm nghĩ “ bọn này khôn thật”, như vậy là chúng không cho ra mà trở về thì được, nếu là chó ta chắc chúng còn sủa râm ran cả tiếng. Khi đi ngang qua chỗ người bảo vệ ông bảo tôi: Tôi đã bảo với chú rồi, chó sủa dữ lắm chú không ra được đâu, đấy là chú đi tay không đấy, nếu chú mang đồ trong khách sạn ra thì còn ghê nữa !
Tôi chẳng cần phải thử nghiệm xem “ghê nữa” là như thế nào, như vậy là đã đủ.
Ngày hôm sau tôi có dịp nói chuyện với ông chủ khách sạn, trong câu chuyện tôi hỏi ông về lũ chó, ông cho hay chó ở đây ban ngày rất hiền với khách, chỉ khi đêm xuống thì rất dữ, không ai vào được cũng không ai ra được, muốn ra phải có người dẫn đi. Tôi ngỏ ý muốn mua một vài con chó con vì buổi chiều tôi có thấy hai đàn chó con ở khu vực phía nhà bếp nhưng ông từ chối, ông bảo ở đây người ta không bán chó đâu, chỉ cho hoặc tặng nhau thôi. Tôi hỏi ông về con chó mà tôi cho là đầu đàn hôm qua, ông bảo con này rất dữ nhưng không phải là con đầu đàn, con đầu đàn là một con chó to hơn nhưng toàn thân bị ghẻ, quả đúng như vậy có một con chó đực rất to bị xì mâu toàn thân không một sợi lông nhưng vẫn toát vẻ hùng dũng và oai vệ. Tuy chưa ưng ý lắm nhưng tôi nghĩ đàn chó này cũng khá đẹp và to con do ăn uống đầy đủ còn ở ngoài dân chắc không được như vậy.
Tôi hỏi ông về bàn chân vịt nhưng ông không biết, ông bảo không để ý tới, miễn chó khôn là được.
Mấy ngày sau tôi vẫn chưa lùng mua được con chó nào cả, phần vì mấy chỗ người ta chỉ cho tôi đến không chọn được con ưng ý, phần vì trong các nhà dân hỏi mua chó là rất khó, người ta không có tục lệ bán chó nên hỏi rất kỳ. Riêng điểm này tôi thấy người dân nông thôn Nam bộ văn minh hơn thành thị chúng ta nhiều! Ngày hôm sau nữa có một cậu làm trong khách sạn thấy tôi mải mê với việc mua chó mà vẫn chưa mua được nên nhận lời chở tôi lùng bằng được một con chó ưng ý, cậu ta bảo phải vào tận trong rừng chú ạ, trong đó mới có những con PQ khôn. Tôi theo cậu ta qua 5 lần hỏi các nhà có chó con và hỏi đường đi chúng tôi đến được một gia đình nằm sâu trong rừng cách khách sạn tôi ở chừng 15Km nhưng đường chim bay thì có lẽ không tới vì phải đi lòng vòng đường rừng rất lâu.

Và sau đây là câu chuyện giữa chúng tôi và chị chủ nhà:
- Chào chị, tụi em ở ngoài ấy vào, nghe mấy người giới thiệu nhà chị có đàn chó con, em dẫn ông này sang tính hỏi chị mua về bên Rạch Gía nuôi. Cậu xe ôm giới thiệu.
- Vậy hả… ai chỉ tới đây? Chị ta hỏi nhát gừng, có vẻ không mặn mòi với chuyện mua bán lắm.
Cậu xe ôm sau một hồi giải thích để cho chị chủ nhà hiểu, lúc này chị chủ nhà có vẻ cởi mở hơn, đàn chó nhà chị cũng thôi không sủa nữa. Tôi có điều kiện quan sát chúng, có hai đàn chó con rất nhanh nhẹn và hai con chó mẹ, một con màu đen tuyền, một con màu đen hung, đang nuôi con nhưng nói chung là đẹp.

- Còn hai con chó đực nữa, màu vàng, nhưng đang đi ăn. Chị ta giới thiệu
Chưa dứt lời thì hai con chó đực từ ngoài chạy xộc vào, vừa chạy vừa sủa, chị chủ nhà đứng dậy quát chúng nhưng chúng cũng không im hẳn, có vẻ như chúng vừa đi kiếm ăn đâu vè người ngợm bẩn thỉu. Tôi vừa xem đàn chó con vừa quan sát hai con chó đực, một con rất đẹp tai dựng theo kiểu tai hươu, cao, có bộ khung vuông vức, con còn lại tai hơi bị cụp nên tôi không để ý lắm.
- Uả, em nghe nói chó PQ có chân vịt mà sao không thấy chị nhỉ. Tôi ướm hỏi vì tôi nghĩ rằng đây là đàn chó rặt.
- Chân vịt cái gì, nó xòe chân ra thì người ta nói là chân vịt, chứ chó mà… vịt cái gì mà vịt. Chị chủ nhà buông một câu, hình như chị ta cũng biết về chân vịt, tôi mừng thầm.
- Vậy hả chị, em có thấy mấy con này có con nào xòe chân ra đâu? Tôi hỏi tiếp.
- Ở nhà nó không xòe ra đâu, đi ăn nó mới xòe chân ra. Chị chủ nhà trả lời nhát gừng.
- Vậy chị không cho nó ăn hả?
- Trời ơi, người không có ăn nói gì chó…Lâu lâu mới cho nó ăn một lần… còn đâu,… nó đi ra ngoài rẫy ngoài rừng kiếm ăn.
Tôi ngẩng đầu nhìn quanh căn nhà nghèo nàn, có lẽ chị ta nói đúng.

- Thế nó kiếm ăn gì ngoài đó hả chị. Tôi tiếp tục hỏi.
- Thì nó kiếm được con gì ăn con đó, chuột này, rắn này, sóc này…chị ta kể.
- Hôm rồi tụi nó còn kiếm được một con cáo. Anh chồng từ nãy giờ nằm trên võng thấy chúng tôi nói chuyện cũng bắt đầu ngồi dậy góp chuyện bằng một giọng rất nặng. Đấy là một người đàn ông gầy gò ốm yếu, chắc mới đi làm về nên có vẻ mệt mỏi.
- Ổng là người Miên, chị chủ nhà giới thiệu về chồng mình. - Chó ở đây bắt được cáo hoài, chị tiếp tục như khẳng định lại lời nói của người chồng.
- Vậy nó đi kiếm ăn nó xòe chân ra làm gì hả chị? Tôi quay trở lại vấn đề cần hỏi.
- À,à ….như sực nhớ ra cái chân xòe tôi đang hỏi, chị chủ nhà bắt đầu kể: Chó ở đây cái gì nó cũng ăn, nó kiếm ăn trong rừng và mấy cái bãi lầy sâu trong ấy, nó tìm mấy con nhái, con ếch gì đó, cả cá nữa. Khi đi ra đó nó xòe chân ra.
- À… vậy hả…một tia sáng lóe trong đầu tôi, hình như tôi đã hiểu hết, tuy vậy tôi vẫn hỏi chị theo quán tính:
- Nhưng nó xòe chân làm gì?
- Trời ơi… vậy mà cũng hỏi, nó xòe chân ra cho nó dễ đi, khỏi bị lún sình. Nói rồi chị ta xòe 5 ngón tay ra –Nó xòe như vậy nè!
Phải mất mấy phút sau tôi mới tiếp tục câu chuyện với chị chủ nhà được phần vì tôi đang bất ngờ trước câu trả lời của chị, vả lại chị cũng đã quay sang giới thiệu mật ong rừng với cậu lái xe…
Tôi hỏi chị:
- Em nghe nói chó PQ bơi giỏi lắm phải không chị?
- Không biết, chỉ thấy nó lội giỏi thôi.
Tôi hiểu ý chị muốn nói nó lội trong các bãi lầy, vũng nước.
Cám ơn chị chủ nhà PQ, tôi bắt của chị một em màu vàng lửa gần ba tháng tuổi, muốn bắt thêm một con nữa cho anh bạn cùng đoàn nhưng anh chồng không muốn bán.
Chúng tôi ra về, trên đoạn đường rừng xe lại hết xăng, phải dắt bộ, mãi sau gặp được một cô gái đi xe máy ngược chiều, cậu lái xe ôm vẫy tay dừng lại đưa tiền nhờ cô đi mua xăng, hơn 30 phút sau cô quay lại với một can xăng đầy hai lít. Cám ơn người dân PQ thật thà tốt bụng !
Lại nói về con PQ tôi mua, khi về khách sạn ai cũng đổ ra xem, từ khách cho tới nhân viên ai cũng đòi bế nó và ai cũng bảo con chó này đẹp thật, tôi đi đâu mọi người cũng tranh nhau giữ hộ, ông chủ khách sạn cũng ra xem, ông ta khuyên tôi một câu: “Chú thương nó thì đừng cho nó ăn ngon”, chỉ vậy thôi nhưng tôi hiểu ông là người tốt.
Con PQ này sau tôi nuôi rất thuận lợi, hay ăn chóng lớn, tội nghiệp cái gì nó cũng ăn. Khi được khoảng chừng 5,6 tháng tuổi, nó nghịch và phá lắm chuyên bới đất. Tôi đặt tên nó là Jên để tưởng nhớ về một cuốn truyện Jên-erơ. Một hôm tôi đang tưới cây phía trước hiên nhà, Jên thì đang nghịch một vật gì đó tôi không nhớ nữa. Vì tưới cây nên đọng lại một vũng nước, cái vật Jên đang chơi rơi xuống đó, nó nhảy từ trên xuống, đúng lúc tôi quay lại, Jên chần chừ rồi bỗng chốc nó xòe hai chân trước ra, bước xuống vũng nước cắp cái vật đó lên. Hai bàn chân nó tôi nhìn rõ mồn một, thật là lạ, các ngón chân bình thường khum lên, nay nó duỗi thẳng ra, xòe hết các màng ra rất rộng y như bàn chân vịt.
Ba tháng sau, khi tôi ở xa vợ tôi báo tin: “vừa mới thả Jên ra một phút… mà… nó… đi… đâu… không …về… nữa…”
Tôi an ủi vợ: “Vậy là nó nhớ Đảo quá..!” hay có thể ai đó đã dắt nó đi tìm tôi, người chủ yêu thương và vẫn luôn nhớ nó………
Trên đây là câu chuyện về Jên, tôi xin lấy tựa đề “Phú Quốc, Ngàn sao và bàn chân vịt” hầu chuyện cùng các bạn yêu mến chó PQ.

Nguồn : https://www.facebook.com/dogsinvietnam.vn?fref=nf
 
Back
Top