Thầy cháu có dạy rằng có "bùn thì mới có sen". Khổ đau và hạnh phúc được đi kèm với nhau, không có khổ đau sẽ không nhận ra mình hạnh phúc. Không thể coi cuộc đời là toàn bộ là khổ hay toàn bộ sướng. Bác nhìn người này thấy có phần mà bác đang thiếu thì bác bảo họ sướng, nhưng họ nhìn lại bác họ thấy bác có cái mà họ đang thiếu nên họ bảo bác sướng. Đấy là cách nhìn tự làm mình khổ. Khổ hay không là do thái độ, do cách mình đón nhận cuộc sống này. Vì được sống ở hiện tại đã là hạnh phúc rồi, nhưng không mấy ai công nhận mình đang thực sự có mặt.
Thầy cháu dặn là hãy nhìn cuộc đời bằng cách thản nhiên sao phải chạy trốn khổ đau hay đi tìm 1 ý niệm nào đó để giúp mình hạnh phúc? Ví dụ có người lấy ý niệm rằng giàu là hạnh phúc, làm ca sĩ hạnh phúc, làm diễn viên sung sướng.... Nhưng cháu đã thấy có người ca sĩ khóc vì không biết phải làm sao để yêu và được yêu thương đích thực. Cháu đã thấy chàng hề chết trong cô đơn....Cháu cũng thấy người nông dân kêu khổ, trong khi cháu lại thích cuộc sống bình thường đó. Khi những ý niệm đó không thỏa mãn, hoặc thỏa mãn rồi mà vẫn khổ như thường, thì khi đó chúng sẽ hại chính mình. Thầy cháu cũng dạy rằng:
"Hạnh phúc không phải là đích đến, hạnh phúc chính là con đường" Nếu mình cứ thảnh thơi tự nhiên, tự do với buồn vui vẫn thường có mặt hàng ngày và đón nhận nó, ôm ấp nó như là 1 phần của đời mình, không cần logic, không cần so sánh, như thế là mình hạnh phúc rồi đấy, có đâu phải đi tìm, phải lo toan.
Cháu trích một đoạn Thầy cháu dạy:
"Công nhận khổ đau đang có mặt và cho rằng tất cả đều là khổ là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Sai lầm đầu tiên là cho rằng mọi thứ là khổ. Sai lầm thứ hai là tưởng rằng chỉ khi nào khổ đau vắng mặt hoàn toàn thì khi ấy mới thực sự có hạnh phúc"
Cháu xin có chút góp ý thôi xin mọi người đừng ném gạch cháu. Cháu cũng cần phải học tập nhiều, còn nhiều thiếu sót. Chính cái ước mơ của cháu cháu cũng còn phải học để mình vững vàng thân tâm rồi cháu mới thực hiện được, cháu không thể để mình cũng kêu khổ như trước đây mẹ cháu làm nông, hay cũng không tiếc những gì hiện đại cháu đang làm. Cháu cũng không vội vàng như trước đây, cháu tự biết cháu sống để làm gì, làm theo những gì cháu muốn khi nó đủ điều kiện xảy ra thì để cho nó xảy ra.
Chúc cả nhà cuối tuần thảnh thơi ạ!
Người giàu thì muốn giàu có thêm, có nhiều tiền của rồi lại muốn nhiều hơn nữa, lại phải toan tính. Rồi những mối lo đối mặt với những hiểm nguy, những rủi ro phải đối mặt với đối thủ cạnh tranh, lo cất giữ để không bị người khác chiếm đoạt ==> Khổ
Người nghèo thì luôn phải đối mặt với vấn đề cơm, áo, gạo, tiền. Rồi có bệnh nhưng không có tiền chữa, rồi con mình không có điều kiện, mình không lo cho con, cho người thân được bằng nhà người ta ==> Khổ
Người bình thường thì cũng có lúc vui, lúc buồn. Có thể có những thành công này nhưng lúc khác lại thất bại, có lúc không được như ý nguyện, không được như mong muốn, rồi nuối tiếc về những gì không làm được, những thứ đã mất, rồi sinh ra sầu não ==> Khổ
Vậy nên tất cả chúng ta đều khổ đấy chứ, có chừa một ai đâu.
Theo cháu thấy thế này ạ:
Người giàu họ khổ vì ai bảo họ lo giữ của riêng, thì tự họ làm họ khổ thôi, nếu họ chia cho người nghèo thì họ bớt khổ đi rất nhiều, và họ sẽ là người bình thường nhẹ nhõm. Khi họ cho đi là khi họ được nhận lãnh rất nhiều.
Người nghèo khổ vì họ lo nhiều vật chất quá đâm ra mắc tâm bệnh, nếu họ học cách sống đơn giản và an vui với điều đơn giản chân thành ấy thì họ vui, làm cho con cháu họ cũng vui và họ không phải mắc bệnh, có nhiều thời gian chăm sóc bản thân, gia đình hơn và họ cũng sẽ khá lên được nhờ sự tươi vui lạc quan và giải pháp lại đến giúp họ trở thành một người bình thường.
Nếu bác là một người bình thường nhưng bác đón nhận hiện tại và không tiếc nuối quá khứ, không quá lo tương lai, thì bác là người hạnh phúc nhất rồi đó ạ.
Đó là ý kiến riêng của cháu, cháu coi hạnh phúc là con đường thôi, không phải là đích đến.Và cứ sống bằng lòng biết ơn: biết ơn khổ đau, biết ơn cội nguồn, đó là nguồn suối của hạnh phúc.
Chúc bác hết khổ và tự do!