Trồng cây "Chùm ngây" mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho bà con nông dân

  • Thread starter sucoltech
  • Ngày gửi
Chùm ngây hay ba đậu dại[1] (danh pháp hai phần: Moringa oleifera) là loài thực vật thân gỗ phổ biến nhất trong Chi Chùm ngây(danh pháp khoa học: Moringa) thuộc họ Chùm ngây (Moringaceae), xuất xứ từ vùng Nam Á nhưng cũng mọc hoang và được trồng, khai thác, sử dụng nhiều nơi trên thế giới do có giá trị kinh tế cao.

Các bộ phận của cây chùm ngây có chứa nhiều khoáng chất quan trọng, giàu chất đạm, vitamin, a-xít amin...
Trong lá và hoa còn tươi có chứa lượng:
- Vitamin C cao gấp 7 lần so với lượng vitamin C có trong quả cam;
- Lượng can-xi gấp 4 lần,
- Lượng protein gấp 2 lần so với sữa;
- Hơn 4 lần vitamin A so với củ cà rốt.
Các bộ phận của cây như lá, rễ, hạt, vỏ cây, quả và hoa có hoạt tính kích thích hoạt động của tim và hệ tuần hoàn, chống u bướu, hạ nhiệt, chống kinh phong, chống sưng viêm, lợi tiểu, hạ huyết áp, hạ cholesterol, trị tiểu đường, bảo vệ gan, chống nấm...

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chùm ngây



1. Kỹ thuật gieo ươm giống


- Xử lý hạt giống: Hạt giống được ngâm trong nước nóng ấm 2 sôi + 3 lạnh (gồm 2 ca nước sôi hòa đều với 3 ca nước lạnh) ngâm 12 giờ vớt ra cho vào túi vải, treo ráo nước sau 4 giờ thì rửa chua một lần. Khoảng 24 - 48 giờ sau thì hạt nứt nanh, đưa cấy vô túi bầu được chuẩn bị sẵn.


- Túi bầu kích thước 9x12 cm được đục 4 lổ xung quanh túi bầu, cách đáy túi bầu khoảng 1,5 - 2cm. Thành phần ruột bầu gồm 60% đất pha cát, 30% xơ dừa hoặc tro trấu, rơm mục, 10% phân hữu cơ.


- Che bóng bằng lưới chuyên dùng hoặc lá dừa. Giai đoạn đầu từ 50-60% ánh nắng, không chịu được nhiệt độ cao cây sẽ bị héo lá. Tưới nước: Ngày tưới 2 lần vào buổi sáng 8-9 giờ, buổi chiều 4-5 giờ, tưới vừa ướt túi bầu. Không tưới quá nhiều, cây sẽ bị thối rễ và chết.


2. Chăm sóc cây con trong vườn:


- Thường xuyên làm cỏ phá váng cho cây và phân loại để có biện pháp chăm sóc cây tốt và phát triển đều. Cây được khoảng 1- 2 tháng tuổi thì tháo dàn che, từ từ đưa cây ra nắng để thích nghi và mau hoá gỗ cứng cây trước khi đưa đi trồng. Thời gian nuôi cây trong vườn ươm từ 4-6 tháng mới đưa đi trồng.


slider1.jpg



3. Kỹ thuật trồng cây Chùm ngây

a.Trồng đề làm rau xanh:


- Nếu là mục đích trồng làm rau xanh cung cấp cho các cửa hàng siêu thị thì mật độ trồng 1m x 1,5m (cây cách cây 1m, hàng cách hàng 1,5m). Khi cây cao khoảng trên 1m thì cắt đọt, cây sẽ ra nhiều nhánh và tiếp tục cắt nhánh thì cây lại ra theo cấp số nhân, ta sẽ thu hoạch được lượng rau nhiều.


- Thời vụ trồng: Thông thường mùa xuân đến hết tháng 8.Không lên trồng muộn quá. Vì vào mùa đông cấy phát triển chậm


- Xử lý thực bì: Phát dọn sạch thực bì để hạn chế sâu bệnh hại và thuận lợi cho đào hố. Hố trồng cây: Đào hố theo quy cách 30 x 30 x 30cm. Đào trước 30 ngày, cho phân vào hố trung bình 2-3 kg phân hữu cơ hoai và lấp hố.


- Trồng cây: Dùng cuốc xới đều dưới hố, xé túi bầu đặt cây ngay trung tâm hố, cây phải thẳng đứng, lấp hố ém đất xung quanh. Lấp theo hình nón úp đề cây không bị úng nước về mùa mưa sẽ bị chết nhiều.


b. Trồng để làm dược liệu

- Nếu mục đích trồng làm dược liệu là chính thì nên trồng theo mật độ 3mx3m (hàng cách hàng 3m, cây cách cây 3m). Trồng theo nanh sấu, các nội dung khác thực hiện như trên. Hố trồng cây: Đào hố theo quy cách 40 x 40 x 40cm đào trước 30 ngày, cho phân vào hố trung gbhbhgvbình 3 - 4 kg phân hữu cơ hoai và lấp hố.


4. Chăm sóc, bảo vệ

- Giai đoạn đầu, cấm không cho gia súc, gia cầm vào khu vực trồng cây vì cây đang non, mềm dễ bị gãy và dậm đạp hư cây. Mùa khô, dọn sạch thực bì hạn chế bị cháy lan. Hằng năm có kế hoạch làm cỏ, xới vun gốc và bón phân cho cây.

Có một số nơi bán chùm ngây uy tín như: shopchumngay.com
 


Mình thấy trồng để làm trà hay thuốc nếu có công ty thu mua thì tốt chứ làm rau ăn thì mình nghĩ cũng phải nghiên cứu lại.
Thuốc lá trên bao bì ghi độc hại mà người ta vẫn hút, trong khi đó ăn một tép tỏi sống có lợi cho sức khỏe thì số lượng người ăn lại ít hơn nhiều so với hút thuốc.
Em chuyên mua xuất khẩu, bác nào có gọi em đến mua nha 0984013662
 


Canh chùm ngây nấu với tôm rất ngon ngọt nha. Lá có vị hơi ngai ngái, ăn riết sẽ quen và ghiền. Có thể át mùi ngái bằng cách cho nhiều tôm hoặc thịt hơn :)
 
Bán được bao nhiêu thì cứ bán đi, cái cây này có ai ăn đâu mà chờ đầu ra hợp lý. Người ta bán ra giá cao là bởi mỗi ngày bán được có 1kg. Nếu bán rẻ thì lấy gì mà bỏ vào mồm.

bạn có biết ai mua hạt không, mình hái xuống bán 300k/1kg cũng được
nhà bạn còn hạt chùm ngây k mính muốn mua . Bạn dc bao nhiêu kg hạt
 
Nghe thì biết mọi người chưa biết công dụng và thành phần dinh dưỡng của cây trùm ngây nên nó mới không có giá trị.Rau ngon, dinh dưỡng không ăn cứ đi ăn những rau có các loại thuốc kích thích, trừ sâu.Chẳng hiểu nổi.
Bạn nào trồng nhiều thể bán cho siêu thị mà, nhiều siêu thị đã đưa rau trùm ngây vào bán rồi.
 
nhà bạn còn hạt chùm ngây k mính muốn mua . Bạn dc bao nhiêu kg hạt
Không ai mua hết nên nó rụng hết rồi. Nếu có người mua chắc cũng được chục kg ấy.
Nghe thì biết mọi người chưa biết công dụng và thành phần dinh dưỡng của cây trùm ngây nên nó mới không có giá trị.Rau ngon, dinh dưỡng không ăn cứ đi ăn những rau có các loại thuốc kích thích, trừ sâu.Chẳng hiểu nổi.
Bạn nào trồng nhiều thể bán cho siêu thị mà, nhiều siêu thị đã đưa rau trùm ngây vào bán rồi.
Công dụng của rau chùm ngây..công dụng trên báo à?
 
Không ai mua hết nên nó rụng hết rồi. Nếu có người mua chắc cũng được chục kg ấy.

Công dụng của rau chùm ngây..công dụng trên báo à?
Về chùm ngây thì trên thế giới cũng đã công nhận giá trị dinh dưỡng của nó nhé bạn. Nếu bạn biết tiếng Anh thì có thể nhờ google tìm cho mà xem.
Nó không được mọi người đưa vào thực đơn hằng ngày đơn giản vì nó không ngon, không hợp khẩu vị của nhiều người thôi. Nếu nó mà ngon nữa thì nhà nhà đua nhau mà trồng không phải bàn cãi. Rất nhiều món ăn, thực phẩm ở trên đời mặc dù người ta biết không tốt, có sử dụng hóa chất độc hại nhưng vẫn đua nhau ăn chỉ để thỏa mãn cái miệng.
Gạo lứt muối mè, rất bổ dưỡng nhưng mấy ai ăn chỉ vì khó ăn. Chỉ khi nào bị bệnh thì mới tìm đến nó để cầu may.
 

Về chùm ngây thì trên thế giới cũng đã công nhận giá trị dinh dưỡng của nó nhé bạn. Nếu bạn biết tiếng Anh thì có thể nhờ google tìm cho mà xem.
Nó không được mọi người đưa vào thực đơn hằng ngày đơn giản vì nó không ngon, không hợp khẩu vị của nhiều người thôi. Nếu nó mà ngon nữa thì nhà nhà đua nhau mà trồng không phải bàn cãi. Rất nhiều món ăn, thực phẩm ở trên đời mặc dù người ta biết không tốt, có sử dụng hóa chất độc hại nhưng vẫn đua nhau ăn chỉ để thỏa mãn cái miệng.
Gạo lứt muối mè, rất bổ dưỡng nhưng mấy ai ăn chỉ vì khó ăn. Chỉ khi nào bị bệnh thì mới tìm đến nó để cầu may.
Thế giới nào công nhận thế...đi siêu thị các nước như anh, pháp, mỹ, đức, sin...có bán trong đó không vậy bạn?. Bên mấy nước đó có bán chùm ngây làm rau ko vậy bạn? Gạo lức muối mè mà bảo bổ dưỡng..buồn cười vãi đái...ăn mấy thứ đó thì suy dinh dưỡng dài dài nhé.
 
Thế giới nào công nhận thế...đi siêu thị các nước như anh, pháp, mỹ, đức, sin...có bán trong đó không vậy bạn?. Bên mấy nước đó có bán chùm ngây làm rau ko vậy bạn? Gạo lức muối mè mà bảo bổ dưỡng..buồn cười vãi đái...ăn mấy thứ đó thì suy dinh dưỡng dài dài nhé.
Siêu thị thì không có bán, nhưng trên amazon người ta có bán thuốc điều chế từ chùm ngây nhé:

http://www.amazon.com/Moringa-Oleifera-Capsules-Cravings-Workouts/dp/B00CVY1GME

Về gạo lứt muối mè, tất nhiên không ai bảo là ăn nó thay cơm ba bữa để rồi suy dinh dướng mà phải ăn có chế độ hợp lý theo hướng dẫn. Đây là món ăn trị bệnh có nguồn gốc từ Nhật bản chớ không phải của lang băm nên bạn có thể an tâm.
 
Thuốc làm từ cây cối có mà đầy ông bạn ơi....
Ở đây đang bàn về giá trị dinh dưỡng của cây chùm ngây khi có một số người phủ nhận nó. Thuốc làm từ cây cối tất nhiên là rất nhiều rồi. Rất tiếc rau muống, cải bẹ, mồng tơi... không có trong số đó.
Bởi vì chùm ngây có mùi vị khó ăn, dẫn đến khó tiêu thụ đại trà mặc dù giá trị dinh dưỡng rất cao. Vì vậy tiêu đề của top này có lẽ không thể thực hiện được.
 
Ớn đài, báo lắm rồi ! Kể cả các giáo sư, tiến sỹ quốc nội nữa. Chừng nào có công trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước thì mới tạm tin được. Riêng về năng suất, và khẩu vị thì tôi thấy thua rau ngót., kể cả ngót Nhật. Bà con nông dân xin cẩn trọng, nếu ai cho, tặng giống thì cứ trồng chơi cho biết.
 
Ở đây đang bàn về giá trị dinh dưỡng của cây chùm ngây khi có một số người phủ nhận nó. Thuốc làm từ cây cối tất nhiên là rất nhiều rồi. Rất tiếc rau muống, cải bẹ, mồng tơi... không có trong số đó.
Bởi vì chùm ngây có mùi vị khó ăn, dẫn đến khó tiêu thụ đại trà mặc dù giá trị dinh dưỡng rất cao. Vì vậy tiêu đề của top này có lẽ không thể thực hiện được.
Giá trị dinh dưỡng cao? Ai nghiên cứu cái này vậy..công trình nào vậy?. 100g rau chùm ngây so với 100g thịt heo cái nào có giá trị dinh dưỡng cao hơn?. Cao là cao thành phần gì? Cao hơn có tốt hơn không?.
 
Thật là pó tay. Đang so sánh các loại rau ăn lá với nhau, tự nhiên quăng cục thịt heo zô. Tranh luận kiểu này hại não quá.
 
Ai mua hạt giống không, số lượng 2 tấn 0984013662
Ai mua hạt giống không, số lượng 2 tấn
 
Các vị không nên tranh cãi nhau, cái quan trọng là làm sao tiêu thụ được nó ấy. Nếu chưa trồng thì đừng trồng, còn nếu trồng rồi thì tiêu thụ làm sao, chứ cãi nhau ích gì.
 


Back
Top