Trồng Ngọc Am còn hơn trồng Sưa

Ngọc am là loài cây thân gỗ thơm ngát, lá kim mà cầm không đau tay
được các nhà thực vật xếp vào họ Hoàng đàn, bộ Thông. Ngọc am có
tên La tinh là Cupressus funebris, nhưng dân gian quen gọi là cây
ngọc am, hoàng đàn rủ. Người Trung Quốc gọi nó là San mộc, còn người
Tày, Nùng ở vùng cao phía đông bắc nước ta gọi là Mạy vạc.
*
Ngọc am có hai loại: vàng và đỏ. Trong đó ngọc am đỏ có mùi thơm hơn
cả. Ngọc am có đặc tính, càng già càng thơm, phần gốc thơm hơn phần
ngọn, vùi càng lâu dưới đất càng thơm.
*
Nếu ngọc am để nguyên khối sẽ dễ phai mùi. Khi ấy, chỉ cần xé tước
phần thịt gỗ, cắt một thần thân gỗ, hoặc nếu muốn thưởng thức mùi
ngọc am ngay tức khắc, có thể dùng nước sôi dội vào.

Một trong số những cây ngọc am quý còn sót lại ở Hoàng Su Phì.
*
t646244.jpg

*
Gỗ Ngọc Am còn quý và đắt hơn gỗ Sưa, hàng trăm năm nay các bậc
Vua Chúa Hoa và Việt đều ưa chuộng. Không tiện trồng nó ở miền Nam.
*
 


Chào bác anhmytran
Theo dõi comments của bác rất ấn tượng với cách ngắt đoạn *** của bác. Cây Ngọc Am này giờ thì lấy giống đâu ra? trồng bao nhiêu năm hả bác? Bác theo quan điểm "ăn chắc mặc bền" nên đưa thông tin này lên cho vui thôi, không có tính chất giới thiệu loại cây mới cho bà con trồng?
 
Bạn nói đúng.
*
Chỉ đưa lên giới thiệu thôi. Ai có lòng thì tự đi.
Khỏi a dua đua đòi trồng như phong trào Sưa.
*
Coi cái cây tronh ảnh chụp, thì có lẽ cũng gần trăm tuổi
vì giống cây mọc xứ lạnh không lớn nhanh như cây xứ nóng.
Dù sao, hạt giống của nó đủ trồng hàng trăm hecta gỗ.
*
Còn về lối sống, thì tôi ít vốn, không thể ăn chắc mặc
bền được, mà theo lối ăn xổi ở thì, hết nạc vạc xưong,
lấy ngắn nuôi dài, không thể kinh doanh trồng gỗ.
*
 
Công Thế Giới Cây Giống có bán giống ngọc am (hoàng đàn rủ) nguồn gốc từ Hà Giang, giá 1,8tr/cây
Các bác có nhu cầu liên hệ 01669088088
 
Nhà báo đừng có mà nghe mấy thằng bán sản phẩm ngọc am hát sao mà viết vậy, nào là trừ tà,trị ung thư, mang tài lộc, ... . Gỗ này trên thị trường gía ko cao, so với gỗ Sưa thì rẽ hơn ít nhất là 10 lần tại thời điểm này. Ở VN thì ít chứ TQ trồng rất nhiều ở công Viên.
Gỗ thơm thật nhưng có rất it người chơi, ngoài mùi thơm ra thì ko có gì đặc biệt, gỗ mềm, ko vân veo gì cả, đặt biệt đã có nhiều nghiêng cứu cho là gỗ này có độc tính cao nên ít ai dám chơi. GỖ CHỈ tốt cho việc ướp xát mà thui.
http://www.nguoiduatin.vn/go-ngoc-am-chi-la-san-pham-cua-don-thoi-a11945.html
 
Chào bác anhmytran
Theo dõi comments của bác rất ấn tượng với cách ngắt đoạn *** của bác. Cây Ngọc Am này giờ thì lấy giống đâu ra? trồng bao nhiêu năm hả bác? Bác theo quan điểm "ăn chắc mặc bền" nên đưa thông tin này lên cho vui thôi, không có tính chất giới thiệu loại cây mới cho bà con trồng?
Có đó bạn ơi , K đã có 4 cây từ 5 năm trước . Nhưng 2 cây trồng đất thịt thì không thấy lớn bao nhiêu. 2 cây trồng trên cát thì tốc độ lớn tương đương Bách Xanh .
Nhà báo đừng có mà nghe mấy thằng bán sản phẩm ngọc am hát sao mà viết vậy, nào là trừ tà,trị ung thư, mang tài lộc, ... . Gỗ này trên thị trường gía ko cao, so với gỗ Sưa thì rẽ hơn ít nhất là 10 lần tại thời điểm này. Ở VN thì ít chứ TQ trồng rất nhiều ở công Viên.
Gỗ thơm thật nhưng có rất it người chơi, ngoài mùi thơm ra thì ko có gì đặc biệt, gỗ mềm, ko vân veo gì cả, đặt biệt đã có nhiều nghiêng cứu cho là gỗ này có độc tính cao nên ít ai dám chơi. GỖ CHỈ tốt cho việc ướp xát mà thui.
http://www.nguoiduatin.vn/go-ngoc-am-chi-la-san-pham-cua-don-thoi-a11945.html
K cũng nhận được những thông tin y như Dan nói . Hoàn toàn không có món đồ nào ở Cung Vua hay nhà Dân Thường vào thời Phong Kiến làm bằng hay chế tác bằng Ngọc Am . Ngọc Am chỉ làm nhiệm vụ cuối cùng "hậu sự".
Công Thế Giới Cây Giống có bán giống ngọc am (hoàng đàn rủ) nguồn gốc từ Hà Giang, giá 1,8tr/cây
Các bác có nhu cầu liên hệ 01669088088
Làm gì có giá cao chót vót như vậy. Cây đó : bứng cây con trên rừng - vận chuyển về các tp lớn như tpHCM thì giá cũng không chát vậy . Với lại không ai mua cây đó trồng ở trước cửa nhà được - phải trồng sau nhà hoặc ít nhất là bên hông nhà . Còn trồng rừng mà 1,8tr thì ...
 
Các giống cây gỗ xứ lạnh thì không có vân đẹp,
thuộc họ Thông thì thường để làm khung, giàn,
và bưng vách. Cây hơn trăm tuổi thì xẻ ván bưng
đằng sau tủ, hay làm hậu sự như bạn nói. Về giá
cả, thì không thể đắt được. Nó có thể sánh với
gỗ Vàng Tâm như Mít (cây gỗ Mít ăn trái) Giổi,
De, Mỡ (cây Mỡ nổi tiếng, tranh cãi quanh vụ ở
Hà Nội). Tuy Vàng Tâm không có vân đẹp, nhưng
chúng có đặc điểm thịt thớ đồng đều, dễ chạm khắc
mà không sứt mẻ. Gỗ họ Thông thì thịt thớ không
đồng đều, rất dễ chẻ, và rất dễ sứt mẻ khi chạm
khắc. Nó chỉ có ưu điểm là lâu năm, xẻ được tấm
ván rộng bản. Nếu xẻ gỗ làm nhà thì được những
thanh gỗ thẳng.Trồng quanh nhà thì không tiện,
mà nên trồng nơi nào thật xa vắng, không có người
qua lại. Tôi nói hơn trồng Sưa vì cây Sưa là cây
không ai biết rành, không chắc vài chục năm nữa
có còn ai mua nó nữa không.
 

Các giống cây gỗ xứ lạnh thì không
có còn ai mua nó nữa không.
Con cũng tin tưởng như bác là gỗ Sưa Đỏ sẽ tuột giá thê thảm vì bây giờ Sưa Đỏ không chỉ trồng thành rừng mà còn trồng làm cảnh trong công viên : từ công viên quốc gia , công viên trong các thành phố , công viên thị trấn lớn -nhỏ . Trồng trong nhà dân từ thôn quê hẻo lánh , rừng cao , đến nhà bình dân - nhà giàu trong các thành phố lớn .
Đây là điều rất tốt cho phong trào bảo tồn rừng - trước tiên là cho cây Sưa Đỏ - Trắc Bắc Bộ . Nhưng sẽ là tin"hồi hộp" cho các cá nhân hay tổ chức đang và đã trồng SĐ với mục đích kinh tế . Nhưng do rừng càng ngày càng cạn kiệt đến mức sẽ mất luôn rừng trong 20-30 năm nữa nên con nghĩ SĐ vẫn có giá trị tương đương Sao Đen hoặc Gõ Đỏ . Còn về Ngọc Am ( Hoàng Đàn Rũ ) thì con thấy nó đẹp đó chứ : cây rất đẹp ( con rất có cảm tình với cây Ngọc Am) và màu gỗ , độ mịn rất tốt . Làm các đồ gỗ kiểu Châu Âu rất tuyệt vì vân nhạt và đồng nhất . Nếu người Việt Nam bỏ qua thành kiến từ quá khứ : công việc dùng tới Ngọc Am . Thì chúng ta nên trồng Ngọc Am ngay trên đường phố còn hơn là trồng : bàng hôi , bàng đài loan , trứng cá , sanh , cau vua .
Khi trồng Trứng Cá chúng ta quảng cáo cho Châu Phi và trồng Bàng Đài Loan chúng ta quảng cáo cho Đài Loan ( đang cướp đảo Ba Bình của Việt Nam) .
Mà con nghe nói gỗ Ngọc Am hiện nay có giá khá tốt . Nên chăng cũng trồng Ngọc Am lấy gỗ , vì nếu trồng thương mại thì thật ra cũng mau cho gỗ lắm (phân bón và kích thích sinh trưởng ) . Có lẽ mọi người cũng nên công nhận các giá trị cộng thêm cho Ngọc Am vào thời kì hiện đại : đồ mỹ nghệ , cây cảnh xinh đẹp.
 
Loại cây này chỉ thấy người ta trồng làm cảnh trong chậu, hoặc trồng trên đất nhưng khống chế sự phát triển, Chưa thấy ai trồng mục đích lấy gỗ
Có lẽ khí hậu vùng nhiệt đới không hợp nên nó lớn quá chậm
 
Last edited:
Loại cây này chỉ thấy người ta trồng làm cảnh trong chậu, hoặc trồng trên đất nhưng khống chế sự phát triển, Chưa thấy ai trồng mục đích lấy gỗ
Có lẽ khí hậu vùng nhiệt đới không hợp nên nó lớn quá chậm
Ở Nghệ An quê anh thì trồng cây này được đó anh . Cây nào mà em trồng ở tpHCM được thì gần như tất cả nơi khác trên cả nước đều trồng được . Nhưng anh nhớ là trồng các cây họ Thông- Tùng - Bách thì phải trồng trên cát hoặc mùn , đất ba zan. Thoát nước nhanh và trung tính là yêu cầu quan trọng đối với các cây họ hàng với Ngọc Am.
 
Qua tìm hiểu trên mạng về tên Ngọc Am, có bài nói nó là loài Sa mu dầu ( Cunninghamia konishii Hayata) , có bài thì lại nói nó là loài Hoàng đàn rủ (Cupressus funebris) . Hai loại này là riêng biệt trong nhóm I.
Vậy loại gỗ Ngọc Am là loài nào, có tên khoa học chính xác là gì? Mong cao nhân nào cho biết với.
Thanks!
 
Qua tìm hiểu trên mạng về tên Ngọc Am, có bài nói nó là loài Sa mu dầu ( Cunninghamia konishii Hayata) , có bài thì lại nói nó là loài Hoàng đàn rủ (Cupressus funebris) . Hai loại này là riêng biệt trong nhóm I.
Vậy loại gỗ Ngọc Am là loài nào, có tên khoa học chính xác là gì? Mong cao nhân nào cho biết với.
Thanks!
Một loài chỉ có 1 tên khoa học theo tiếng la tinh duy nhất. Tên thông thường thì có nhiều, và hay lẫn lộn. Tùy thuộc vào từng địa phương và từng cá nhân càng làm tình trạng này trở nên lộn xộn. Ví dụ mấy ông nhà báo, một số trang không uy tín làm bạn phải băn khoăn.

Trang này tuy sắp xếp không khoa học lắm nhưng rất hữu ích cho bạn tra cứu sinh vật http://www.vncreatures.net/

Còn đây là điều bạn cần. Hãy đọc qua nó để thu KT quý nhé:

Sa mộc dầu :
http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=2&ID=3316

Hoàng đàn rủ:
http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=2&ID=3317
Một loài chỉ có 1 tên khoa học theo tiếng la tinh duy nhất. Tên thông thường thì có nhiều, và hay lẫn lộn. Tùy thuộc vào từng địa phương và từng cá nhân càng làm tình trạng này trở nên lộn xộn. Ví dụ mấy ông nhà báo, một số trang không uy tín làm bạn phải băn khoăn.

Trang này tuy sắp xếp không khoa học lắm nhưng rất hữu ích cho bạn tra cứu sinh vật http://www.vncreatures.net/

Còn đây là điều bạn cần. Hãy đọc qua nó để thu KT quý nhé:

Sa mộc dầu :
http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=2&ID=3316

Hoàng đàn rủ:
http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=2&ID=3317
Hoàng đàn rủ, hoàng đàn liễu, hoàng đàn cành rủ,ngọc am là nói về Cupressus funebris
 
hic, vậy mà bài này thì lại nói Ngọc Am là Sa mộc dầu:
http://vtc.vn/truong-cong-an-xa-co-ngoc-am-muon-ban-cung-cha-duoc.394.300815.htm
với mô tả "Lá ngọc am rất mềm" và hình ảnh thì đúng là Sa mộc..
Vậy loài Sa mộc thì có quý không các bạn?
.. mình tiếp tục tìm hiểu trên Sách đỏ thế giới (http://www.iucnredlist.org) thì Hoàng đàn rủ Cupressus funebris xếp hạng DD (thiếu dữ liệu) :
http://www.iucnredlist.org/details/42218/0
với xếp hạng năm 1998 là LC( ít quan tâm) vì họ nói chúng còn 1 lượng lớn ở nam TQ.
Như vậy loài này có hiếm thục sự không hày chỉ ở Vn / TQ mới hiếm thôi ah?
 
Ngọc Am là tên gỗ = hoàng đàn rũ là tên cây / cũng như Bằng Lăng Cườm là tên cây = Thao Lao Cườm là tên gỗ . Còn sa mu dầu là loài khác nữa . Lá có mũi cứng nhọn dễ gây ngứa da. Gỗ giá trị thấp hơn Hoàng Đàn Rũ .
hic, vậy mà bài này thì lại nói Ngọc Am là Sa mộc dầu:
http://vtc.vn/truong-cong-an-xa-co-ngoc-am-muon-ban-cung-cha-duoc.394.300815.htm
với mô tả "Lá ngọc am rất mềm" và hình ảnh thì đúng là Sa mộc..
Vậy loài Sa mộc thì có quý không các bạn?
.. mình tiếp tục tìm hiểu trên Sách đỏ thế giới (http://www.iucnredlist.org) thì Hoàng đàn rủ Cupressus funebris xếp hạng DD (thiếu dữ liệu) :
http://www.iucnredlist.org/details/42218/0
với xếp hạng năm 1998 là LC( ít quan tâm) vì họ nói chúng còn 1 lượng lớn ở nam TQ.
Như vậy loài này có hiếm thục sự không hày chỉ ở Vn / TQ mới hiếm thôi ah?
VTC dẫn chứng lời của dân địa phương với lại họ cũng không rành lắm đâu - bài này của VTC thì K coi lâu rồi và thấy phóng sự đó hay thiên về vẻ huyền bí hơn là tìm tòi , cung cấp tin khoa học .
Loài này hình như chỉ có ở Việt Nam và Trung Hoa . Nếu vì chạy đua kinh tế và vũ trang so kè liên tục dâng cao của Việt Nam mình và Trung Quốc thì có thể các vùng rừng núi giáp biên giới hai bên bị san bằng để gài bom mìn thì coi như loài này hoàn toàn tuyệt chủng trong tự nhiên trên toàn thế giới . Mặc dù Phương Tây cũng có lưu giống cây này của Việt Nam và trồng trong công viên của các viện nghiên cứu thực vật nhưng cũng xem như tuyệt chủng .
 
Cảm ơn các bạn đã quan tâm chia sẻ về vấn đề tên gọi Ngọc am này. Theo như trong bài này :
http://dangcongsan.vn/khoa-giao/bao-ton-cay-sa-moc-dau-truoc-nguy-co-tuyet-chung-308201.html
..có lẽ cái tên Ngọc am là cái tên dân dã, được nhiều địa phương sử dụng, cũng như đều được nhiều tài liệu, sách vở uy tín sử dụng, ám chỉ nhiều loài khác nhau, trong đó có Sa mu dầu, Hoàng đàn rủ, và cả Pơ mu nữa.
 


Back
Top