Trồng rau Thủy Canh

  • Thread starter duonghaycau
  • Ngày gửi
Chào anh chị em!
Mình ở Hải Dương, mình đang trồng nấm (mô hình chưa có gì)

Thấy trồng rau bằng dung dịch thủy canh thấy hay hay mình muốn trồng ít để lấy rau sạch hằng ngày, vì thế mình lập topic này mong anh chị em giúp đỡ.

1/ dung dịch thủy canh trồng rau thì được bao lâu thì phải thay, 100 lít thì trồng được khoảng bao nhiêu rau (rau ăn lá)
2/ cách pha dung dịch để trồng rau ăn lá, địa chỉ mua thuốc gần Kinh Môn, Hải Dương.

Mong mọi người giúp đỡ
 


Cháu cảm ơn bác ạ. Cháu định trồng trong nhà chung cư nên việc trồng trên đất là bất khả thi bác ạ.
Thân
 


Cháu cảm ơn bác ạ. Cháu định trồng trong nhà chung cư nên việc trồng trên đất là bất khả thi bác ạ.
Thân

bên mình có tư vấn trồng rau thủy canh trên sân thượng, khuôn viên nhà. nếu trồng cây lấy quả, có cả tưới tự động, tự động qua smartphone nữa. Không lo sợ cây thiếu nước. Ngoài ra mình có nhiều kinh nghiệm nhiều cả về mô hình gia đình và cả quy mô lớn 5ha trở lên. SDT mình : 0167.579.5013 mình tên vũ. ở TPHCM
 
Nhân có bài viết này xin phép được hỏi chú Thuy-canh vài điều như sau (trước có hỏi một vài diễn đàn rau sạch nhưng không có ai trả lời):
Trước đây cháu cũng mày mò chế dung dịch theo công thức Hoagland-Arnon trồng rau cũng lên tàm tạm mà không dám thử ăn. lý do là mua hóa chất ngoài tiệm thì trên bao bì của CuSO4 ghi là 24.5% Cu, nhưng hỏi ông chủ tiệm thì nói là độ tinh khiết CuSO4 là 98% (không ghi độ tinh khiết trên bao bì). Tiếp nữa là phần chelate sắt, mua được một gói Fe-NaEDTA ghi 11.5% Fe, độ tinh khiết 97% nên hơi lấn cấn chỗ này, trong khi nếu pha theo cuốn sách thủy canh của tác giả Howard M. Resh thì thấy trong ví dụ của sách có đề cập một ví dụ về FeEDTA (10% Fe) nhưng lúc tính toán thì thấy tác giả giữ nguyên không có nhân chia về độ tinh khiết gì hết, trong khi các hóa chất đa lượng và vi lượng khác đề có tính toán 1 thông qua độ tinh khiết của chúng hết. Mong chú Thuy-canh giải đáp giúp chỗ này, bởi vì cháu nghĩ nếu pha không đúng thì sẽ dẫn tới thiếu hoặc dư các loại nguyên tố không mong muốn gây ra tác hại khi sử dụng rau.
Một số trang web nói là rau thủy canh ăn có vị nhạt hơn rau thổ canh trồng bằng phân hữu cơ hoặc rau thu được từ các hệ thống aquaponic, đồng thời sau một thời gian dung dịch dinh dưỡng dư thừa phải đem thải loại vì rất khó để tái sử dụng, vậy thì lúc đó phải xử lý làm sao?
Nếu không có máy đo EC trong thủy canh thì chỉ dùng máy đo TDS được không, vì đã từng nghe nhiều người nói đo EC thì hiệu quả hơn so với đo TDS.
Mong chú Thuy-canh và các cao thủ khác trợ giúp.
@EbooksHunter

1. CuSO4 : 24.5% Cu nghĩa là trong đó có 24.5 Cu nguyên chất
2. CuSO4 là 98%: Nghĩa là trong đó có 98% CuSO4 còn 2% còn lại chỉ có trời mới biết là cái gì. ( có thể là kim loại nặng có thể là bất cứ thứ gì ngoài CuSO4
3. Khi ko phân chia về độ tinh khiết là vì chất đó quá it ko ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây.
4. Nước dư thừa thì tôi thường xả xuống cống vì thường là phân bón sau khi dùng chỉ còn lại khoảng 400 - 200 ppm ( 400 đến 200 phần triệu ) nên ko lo gì về môi trường cả ( sạch hơn nước máy : nước máy tại Vancouver Canada : 200 ppm, Hà nội : 250 ppm )
5. EC và TDS có giá trị gần như nhau ( EC là đo độ dẫn điện của dung dịch , TDS : từ độ dẫn điện tính luôn ra hàm lượng muối vô cơ hòa tan trong dung dịch và có bù trừ dung sai của nhiệt độ theo kinh nghiệm của nhà SX, Tôi thích dùng TDS của Hanna ( theo thói quen ) , Nên dùng 1 loại thôi vì các hãng SX có sai số khác nhau và công thức tính khác nhau.
6. Tuyệt đối ko dùng TDS hoặc EC đo phân hữu cơ ( đạm ..... ) vì nó ko ra hàm lượng như mình muốn . Tôi đã từng bị cháy cả vườn sau 3h tưới cây bằng đạm mà đo = TDS.
7. NGười ta ko ăn rau thủy canh vì lý do những phần trăm còn lại trong phân bón ( ví dụ : CuSO4 98% thì phần còn lại là 2 % ) không biết là cái gì , có kim loại nặng ko. Ngoài ra rau thủy canh mọc quá nhanh nên rau sẽ nhạt . Nếu bạn khống chế thời gian và giảm kích thích tăng trưởng và thu hoạch đúng thời gian thì rau thủy canh cũng ngon như các loại rau khác thôi.

Kết luận : trồng và nuôi con gì cũng cần thời gian nhât định ( thời gian ntn là ngon nhất thì tùy thuộc KN và khẩu vị người nuôi trồng ) . Cái gì cũng có giá của nó. Ví dụ như ở VN các cụ có câu : Vịt 3, gà bảy chó đẫy năm.
 
Last edited by a moderator:
Vậy bạn nên tìm cách tính cho chính xác hơn và tìm cách xử lý nước thải ra nhé. Tôi trồng thủy canh từ năm 98 tại Canada và cách tôi nêu trên là cách tôi xả ra cống mà ko phạm luật môi trường canada. Chúc bạn tìm ra giải pháp. Cấm thải phân bón ra môi trường thì không khác nào cấm trồng cây >>>> lấy gì mà ăn?
 
Last edited by a moderator:
Vậy bạn nên tìm cách tính cho chính xác hơn và tìm cách xử lý nước thải ra nhé. Tôi trồng thủy canh từ năm 98 tại Canada và cách tôi nêu trên là cách tôi xả ra cống mà ko phạm luật môi trường canada. Chúc bạn tìm ra giải pháp. Cấm thải phân bón ra môi trường thì không khác nào cấm trồng cây >>>> lấy gì mà ăn?
Bạn nông-nghiệp hữu-cơ,
Ở Úc, theo luật thì nước thải không được cho xuống ống nước thải. Nước mưa thì khác một chút:
- Nước mưa trên máng xối, phải cho vào hệ-thống nước mưa, rồi dẫn đi ra biển.
- Nước mưa chảy tràn trên mặt đất, không có quyền dùng, phải xin phép. Dù cho đào ao, làm đập cũng không được sử-dụng, nếu không có giấp phép. Tui có một thời làm trong Ủy-ban kiểm-soát nước mưa của các nông-trại.
Trở lại chuyện nước thải, bất cứ nước nào như dầu mỡ garage, dầu ăn nhà hàng, Toilet tự-hủy (không dẫn vào hệ-thống chung)... thì phải xe bồn hút định-kỳ. Riêng về phân bón đã dùng, đúng ra thì không được cho chảy tràn, nhưng nhà nông ở đây thì dung-dịch thủy-canh đã dùng, đem đi tưới cây trồng duới đất thì tốt vô cùng! Như vậy là được phép.
Bạn nông-nghiệp hữu-cơ ơi! Khi nào rảnh, đưa lên vài hình nông-trại của bạn cho tui xem với!
Thân.
 
Bạn nông-nghiệp hữu-cơ,
Ở Úc, theo luật thì nước thải không được cho xuống ống nước thải. Nước mưa thì khác một chút:
- Nước mưa trên máng xối, phải cho vào hệ-thống nước mưa, rồi dẫn đi ra biển.
- Nước mưa chảy tràn trên mặt đất, không có quyền dùng, phải xin phép. Dù cho đào ao, làm đập cũng không được sử-dụng, nếu không có giấp phép. Tui có một thời làm trong Ủy-ban kiểm-soát nước mưa của các nông-trại.
Trở lại chuyện nước thải, bất cứ nước nào như dầu mỡ garage, dầu ăn nhà hàng, Toilet tự-hủy (không dẫn vào hệ-thống chung)... thì phải xe bồn hút định-kỳ. Riêng về phân bón đã dùng, đúng ra thì không được cho chảy tràn, nhưng nhà nông ở đây thì dung-dịch thủy-canh đã dùng, đem đi tưới cây trồng duới đất thì tốt vô cùng! Như vậy là được phép.
Bạn nông-nghiệp hữu-cơ ơi! Khi nào rảnh, đưa lên vài hình nông-trại của bạn cho tui xem với!
Thân.
Em về VN và nhập lại Quốc Tịch VN đc gần 10 năm rùi bác ơi, ( 2 QT ) Hiện em đang triển khai ở Hòa Bình , đang cố gắng làm Permanculture, tự làm phân bón, đất, nước, không khí ko ô nhhiễm kim loại nặng, ko hóa chất , ko kích thích tăng trưởng, ko BVTV, ko chất thải. Để lấy thức ăn ăn cho gia đình. Khởi công đc 3 năm rùi nhưng chưa đâu vào đâu cả, đang chuẩn bị bán nhà và bán đất để thực hiện ước mơ. Đợt tới đường truyền tốt hơn em sẽ up ảnh những sự thay đổi của trang trại để bác xem và góp ý. Trân trọng.
 
Em về VN và nhập lại Quốc Tịch VN đc gần 10 năm rùi bác ơi, ( 2 QT ) Hiện em đang triển khai ở Hòa Bình , đang cố gắng làm Permanculture, tự làm phân bón, đất, nước, không khí ko ô nhhiễm kim loại nặng, ko hóa chất , ko kích thích tăng trưởng, ko BVTV, ko chất thải. Để lấy thức ăn ăn cho gia đình. Khởi công đc 3 năm rùi nhưng chưa đâu vào đâu cả, đang chuẩn bị bán nhà và bán đất để thực hiện ước mơ. Đợt tới đường truyền tốt hơn em sẽ up ảnh những sự thay đổi của trang trại để bác xem và góp ý. Trân trọng.
Cám ơn em, nhưng tui đã định rời diễn-đàn một thời-gian, nên tui với em sẽ không trao đổi thêm nữa. Điều tui muốn nói là em với tui cũng đã có dự-án Nông-trại Bền Vững, tức là "Tự-cung Tự-cấp" tại VN, tui sắp sửa thực-hiện. Vậy, nếu có thể, xin em gởi cho tui ở địa-chỉ trungthuycanh@mail.com
Thân.
 

Cám ơn em, nhưng tui đã định rời diễn-đàn một thời-gian, nên tui với em sẽ không trao đổi thêm nữa. Điều tui muốn nói là em với tui cũng đã có dự-án Nông-trại Bền Vững, tức là "Tự-cung Tự-cấp" tại VN, tui sắp sửa thực-hiện. Vậy, nếu có thể, xin em gởi cho tui ở địa-chỉ trungthuycanh@mail.com
Thân.
Vâng em sẽ trao đổi với Bác qua Email này nhé. Trân trọng
 
@EbooksHunter

1. CuSO4 : 24.5% Cu nghĩa là trong đó có 24.5 Cu nguyên chất
2. CuSO4 là 98%: Nghĩa là trong đó có 98% CuSO4 còn 2% còn lại chỉ có trời mới biết là cái gì. ( có thể là kim loại nặng có thể là bất cứ thứ gì ngoài CuSO4
3. Khi ko phân chia về độ tinh khiết là vì chất đó quá it ko ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây.
4. Nước dư thừa thì tôi thường xả xuống cống vì thường là phân bón sau khi dùng chỉ còn lại khoảng 400 - 200 ppm ( 400 đến 200 phần triệu ) nên ko lo gì về môi trường cả ( sạch hơn nước máy : nước máy tại Vancouver Canada : 200 ppm, Hà nội : 250 ppm )
5. EC và TDS có giá trị gần như nhau ( EC là đo độ dẫn điện của dung dịch , TDS : từ độ dẫn điện tính luôn ra hàm lượng muối vô cơ hòa tan trong dung dịch và có bù trừ dung sai của nhiệt độ theo kinh nghiệm của nhà SX, Tôi thích dùng TDS của Hanna ( theo thói quen ) , Nên dùng 1 loại thôi vì các hãng SX có sai số khác nhau và công thức tính khác nhau.
6. Tuyệt đối ko dùng TDS hoặc EC đo phân hữu cơ ( đạm ..... ) vì nó ko ra hàm lượng như mình muốn . Tôi đã từng bị cháy cả vườn sau 3h tưới cây bằng đạm mà đo = TDS.
7. NGười ta ko ăn rau thủy canh vì lý do những phần trăm còn lại trong phân bón ( ví dụ : CuSO4 98% thì phần còn lại là 2 % ) không biết là cái gì , có kim loại nặng ko. Ngoài ra rau thủy canh mọc quá nhanh nên rau sẽ nhạt . Nếu bạn khống chế thời gian và giảm kích thích tăng trưởng và thu hoạch đúng thời gian thì rau thủy canh cũng ngon như các loại rau khác thôi.

Kết luận : trồng và nuôi con gì cũng cần thời gian nhât định ( thời gian ntn là ngon nhất thì tùy thuộc KN và khẩu vị người nuôi trồng ) . Cái gì cũng có giá của nó. Ví dụ như ở VN các cụ có câu : Vịt 3, gà bảy chó đẫy năm.

Theo mình nghĩ, bạn EbookHunter khi pha chế dung dịch thủy canh thì nên xài hóa chất tinh khiết để điều chế như vậy sẽ tiện hơn. Còn nếu không có hóa chất tinh khiết thì nên mua phân công thức của các hãng sãn xuất xong điều chế ra.
Mình ví dụ cho bạn như sau để hiểu rõ:
CuSO4.5H2O có khối lượng mol là: 64+32+16*4 +5*18 = 250
Do đó Cu chiếm tỉ lệ là: = 64/250 * 100% = 25,6%
Mình cũng trồng thử rau thủy canh và ăn ngon lắm
 
Tui được biết là giá phân ở VN rẻ hơn chỗ tui ở.
Có một cách trồng thủy-canh mà không tốn phân là trồng kết-hợp Thủy-canh với nuôi Thủy-sản. Hay vô cùng!
Thân.

Em,
Tui với em xem vài thứ rau mình thường ăn. Em để ý, có loại rau thích nước như Cần Nước, Dấp Cá... và rau thích khô như Rau Răm, Húng Lũi, Húng Cây.
Thân.



Chú Trung cho cháu hỏi là khi trồng rau không thích nước như húng lũi, húng cây thì chú gây liếp và xả nước như thế nào để cây không bị thối gốc chết hàng loạt. Nhất là cây lúc còn non.
 
Chú Trung cho cháu hỏi là khi trồng rau không thích nước như húng lũi, húng cây thì chú gây liếp và xả nước như thế nào để cây không bị thối gốc chết hàng loạt. Nhất là cây lúc còn non.
Câu hỏi của em rất hay! Vậy mời em hình nầy, có sẽ gây cho em một ý-niệm gây liếp mới, nhanh gọn.
Thân.

Đó là cách tui trồng cây con cà, với dưa. Vậy em cứ làm như vậy với rau các loại, tiện vô cùng! Phải không nào?
Thân.
 
Chú Thuy-canh có thể gửi cho cháu một bản vào mail:thi.ledinh@gmail.com được không ạ.
Thank chú. Cháu đang rất quan tâm về Thuỷ canh để làm mô hình công nghiệp.
 
Chào bạn, bạn thử liên lạc theo số: 0943.188.168 gặp anh Nguyễn Hiểu Biết xem. Anh ấy là kỹ sư nông nghiệp chuyên nghiên cứu về thủy canh. Mình là nhân viên của anh nè :)
 
Chào chú Thuy-Canh!
Rất cám ơn chú đã đem đến cho mọi người những kiến thức và kinh nghiệm quý báu mà bao nhiêu năm qua chú đã tích lũy.
Cháu mới vào, và đang đọc tài liệu của chú để cố gắng làm một vườn rau thủy canh nho nhỏ trên sân thượng với mong muốn được sử dụng rau sạch, nhà xanh tươi, mát mẻ.
Đọc tài liệu mới biết trồng cây nó khoa học như thế nào, chi li thế nào.
Đang tiếp tục đọc thêm kinh nghiệm mà chú Thuy-Canh đã chia sẽ trên diễn đàn và dứt khoát là mình sẽ có một vườn rau sạch, phù hợp trong tương lai gần.
 
Last edited by a moderator:
cảm ơn bác đã chia sẽ bản giá, nhưng cho mình hỏi các sản phẩm xuất xứ từ đâu vậy
 
Mình cũng trồng thử rau thủy canh và ăn ngon lắm
Rau trồng đất, trồng cát, trồng sợi, trồng nước, đều có thể ngon chẳng kém gì nhau.

Người trồng thủy canh không ngon, thì không phải lỗi ở nước, mà là ở mái nhà và phân bón. Mái nhà không trong suốt, thì rau bị rợp, mà rợp thì rau nhạt và dai. Mặt khác, bón phân quá nhiều thì độc hại đương nhiên mùi vị rau rất kém.
 


Back
Top