Máy cấy tôi kể là cấy mạ như mạ để cấy tay bình thường.
Mạ đặt đứng như cấy tay. Chỉ khác là để trên khay phẳng.
*
Kỳ diệu nhất đối với tôi là cặp ngón tay máy. Nhấc giàn
ngón tay lên thì 2 ngón tay cặp lại. Bỏ giàn ngón tay
xuống thì 2 ngón tay mở ra. Cử động đó nhờ sức nặng của
ngón tay và cái khung giữ ngón tay.
*
Tôi mới thử cấy vài hàng, nên không biết cấy nhiều thì
mạ trên khay sẽ ra sao. Lúc đó tôi cũng đã nghĩ tới điều
này, nhưng trẻ con thì không có kiên nhẫn để theo đuổi
một công việc tìm hiểu mà nó sẽ không làm.
*
Lúc đó, triển lãm có vài máy cấy chứ không phải chỉ có
một. Mỗi máy cấy có tên người làm ra nó, nhưng chỉ khác
nhau rất ít về kích thước. Nguyên lý vận hành và thiết
kế thì không khác gì nhau. Vậy chúng đã được thiết kế
về nguyên lý và đã từng chế tạo thử từ trước lâu rồi.
Triển lãm để hô hào nhà nông xài máy cấy. Tôi thấy bà
con có chăm chú coi máy cấy, và ngoài tôi là thằng nhỏ
nghịch ngợm ra, cũng có không ít người xắn quần lội xuống
ruộng cấy thử. Tôi cũng nghe bà con bàn tán là máy cấy
được, so với cấy tay thì không chắc gốc bằng, và điều
quan trọng là bà con không thấy cấp thiết phải làm máy
cấy. Nhà có vài sào ruộng, bày vẽ máy với móc làm gì?
*
Sau đó vài năm, thì là phong trào vào Hợp tác nông nghiệp
nhưng thực là cưỡng bức. Vào hợp tác, thì ruộng thửa lớn
hàng chục héc ta, chạy máy cầy máy bừa cỡ lớn. Chẳng hiểu
vì sao lúc ấy Đảng lại không nghĩ đến máy cấy nữa?
*
Đến bây giờ nghĩ lại, chắc máy cấy có vấn đề?
*
Đây là hình tôi vẽ cái ngón tay cấy lúa:
*
*
Hình dưới là ngón tay thọc xuống chạm vào đáy khay mạ,
mở ngón ra, chọc vào đám mạ trên khay.
*
Hình trên là giàn ngón tay nâng lên, ngón tay xệ xuống,
cặp mấy cây mạ lại, rễ mạ rù lòng thòng xuống.
*
Khi giúi giàn ngón tay xuống, góc độ cũng như khi lấy
mạ trên khay, nhưng ngón tay chạm vào bùn chứ không phải
vào đáy khay mạ, nên ngón tay cũng mở ra.
*
Muốn nhấc ngón tay mà không kẹp mạ nhổ lên, thì không
nhấc lên như hình trên nũa, mà vừa gí ngón tay xuống,
vừa kéo chúng ra cho tới khi khỏi mấy cây mạ, thì mới
được nhấc lên.
*
Bà con nhớ coi kỹ góc độ các bộ phận ở 2 hình khác nhau
nhé: Khung màu tím để vẽ cán của cặp ngón tay. Hình tròn
là lỗ ngón tay bắt vào cán. Lỗ này lỏng và đặc biệt khi
nhấc lên thì 2 ngón tay kẹp lại, khi đè xuống thì 2 ngón
mở ra. Hình giống như ngà voi màu đỏ là ngón tay, gồm 2
cái đối xứng nhau. Khi cán nâng lên thì góc độ ngang hơn,
góc ngón tay giốc hơn, và góc cây mạ cũng hơi nghiêng đi.
Ngón tay lỏng nâng lên bỏ xuống độ rơ chùng 1-3 centimet
nhưng độ rơ mở ra kẹp vào thì nhỏ hơn. Những con số này
là bây giờ tôi nghĩ ra, chứ lúc đó thì không để ý nhìn cho
rõ và chính xác như vậy. Bạn chịu khó suy nghĩ để tìm ra
con số thật. Ý kiến của tôi chỉ để tham khảo nguyên lý thôi.
*