Tự chế tạo máy cấy lúa mini

Chào các anh em trong diễn đàn.tôi ở Thái Bình và tôi đang cần chế tạo một chiếc máy cấy lúa mini rẻ tiền mà lại phù hợp với cánh đồng ở quê nơi tôi sinh sống.Vì đồng ruộng quê tôi không bằng phẳng ,có nhiều ô ruộng nhỏ và trũng nên loại máy to không phù hợp.Vậy nên tôi đang muốn chế tạo một chiếc máy cấy loại nhỏ để phục vụ cho gia đình cũng như bà con địa phương.Tôi rất mong mọi người giúp đỡ về mô hình,động cơ,vật liệu chế tạo cũng như về nguyên lý hoạt động của máy để tôi có thể tham khảo.
Mong mọi người giúp đỡ!!!
thanks!!!
 
t thấy cái này giống 1 cái t từng xem clip trên mạng.b xem thử nha.http://www.youtube.com/watch?v=x7eIGeQHnCI

cám ơn bạn nhiều.mình đã có ý tưởng rùi.hơi khác loại đó một chút.mình sẽ bắt tay vào làm trog thời gian tới.hi vọng sẽ thành công.và mình nghĩ chắc chắn sẽ hoạt động tốt.
Mà máy của bạn chạy thử chưa?hoạt động tốt chứ bạn boyalonehp90
 
chán.vì nhà ko có máy móc nên phải đi nhờ xưởng cơkhi của ông anh,dạo này ông ý đi suốt,còn mỗi cái giá để mạ nữa mà chưa đc.ý của b là tay móc mạ cắm xuống.rồi có 1 cơ cấu nữa ấn mạ xuống cho lúa thẳng lên hả?t nghĩ như thế.
 
chán.vì nhà ko có máy móc nên phải đi nhờ xưởng cơkhi của ông anh,dạo này ông ý đi suốt,còn mỗi cái giá để mạ nữa mà chưa đc.ý của b là tay móc mạ cắm xuống.rồi có 1 cơ cấu nữa ấn mạ xuống cho lúa thẳng lên hả?t nghĩ như thế.

ừ.vậy b k làm theo nguyên lý nvậy à?
 
Bạn boy alone 90hp có thể cho mình xem mấx hình ảnh về máy cấy của bạn được không?
 
Máy cây cho nông dân

Chào các bạn!

Mình cũng quan tâm đến vấn đề này, muốn chia sẻ với các bạn.

Mình tìm trên mạng thấy có hình bác Hồ thử máy cấy:
5899641891575257905

Còn trên thị trường cũng có nhiều loại máy cấy dùng động cơ rồi:

search

imgres

imgres


Vậy chúng ta đang hướng đến thiết kế loại nào?


Email: nmduc2007@gmail.com
Địa chỉ: Quỳnh Phụ - Thái Bình
 
Chào các bạn!

Mình cũng quan tâm đến vấn đề này, muốn chia sẻ với các bạn.

Mình tìm trên mạng thấy có hình bác Hồ thử máy cấy:
5899641891575257905

Còn trên thị trường cũng có nhiều loại máy cấy dùng động cơ rồi:

search

imgres

imgres


Vậy chúng ta đang hướng đến thiết kế loại nào?


Email: nmduc2007@gmail.com
Địa chỉ: Quỳnh Phụ - Thái Bình
loại máy mà mình nói đó là loại máy cấy mạ gieo ở ruộng sau đố nhổ lên đem đi cấy(mạ dược).loại máy này đã co trên thị trường tuy nhiên giá thành hơi max.và mình muốn hạ giá thành của nó bằng cách thay thế vật liệu rẻ tiền và đơn giản hoá cơ cấu tay máy mà vẫn đảm bảo yêu cầu.nếu thử nghiệm thành công mình sẽ cải tiến máy để cấy được nhiều hàng cùng lúc(4,6,8 hàng)và sẽ thêm động cơ.
bạn nào có cao kiến gì xin góp ý nhé!
 
Minhf có sưu tầm được 1 số clip về máy cấy kéo tay, mình đưa nên xem có giúp ích dc gì cho bạn không?

youtube.com/watch?v=xKzbG0cCc64

youtube.com/watch?v=3adNwT8F44U

Còn đây là nguyên lý hoạt động:

youtube.com/watch?v=iPIaFTFdtzA

( Bạn copy link trên Pase vao IE nhé TK của mình chưa Pos được link web)

Mình muốn làm 1 cái mà chưa biết bắt đầu từ đâu, vẫn đang sưu tầm nghiên cứu, hj
 
Trao đổi về ý tưởng

Tôi chẳng hiểu cái máy này có những bộ phận gì, và làm việc ra sao:
*
Agriviet.Com-A0625.jpg

*

Theo cháu, hình mà bác @anhmytran đưa lên đây là cơ cấu mổ cò cấy lúa. Xích truyền động từ động cơ đến cơ cấu cam quay vòng theo chu kỳ và tạo động tác cấy.
----------------------
Chào bạn @thaolang!
Mình có mấy ý thế này, về nguyên tắc thiết kế một sản phẩm bất kỳ thì gồm 5 bước cơ bản: lên ý tưởng - phác thảo bản vẽ - chế tạo mô hình chi tiết - thử nghiệm và điều chỉnh - Sản xuất hàng loạt (meslab.org/neo/blog/2011/10/09/npd-6-cac-buoc-cua-qua-trinh-npd/)

Ngay từ đầu mình đã phân vân chưa biết ý tưởng rõ ràng của bạn:
* mình chia làm 2 loại: máy cấy dùng sức người và máy cấy dùng động cơ.

Nếu máy cấy dùng sức người thiết kế sẽ khác, và dùng động cơ sẽ khác, muốn cải tiến từ loại thô sơ lên loại cao cấp hơn thì phải cải tiến rất nhiều, thậm chí phải tính toán thiết kế lại từ đầu.
Từ ý nghĩ đó, mình nghĩ rằng: phải tách riêng 2 loại này ra; nếu thiết kế loại thô sơ như trong video này :youtube.com/watch?v=Aw26yrpqyoI thì sẽ làm khác với loại dùng máy này: youtube.com/watch?v=CVLBclA-biM

Hiện tại có nhiều máy cấy thương mại hóa rồi, chỉ có điều giá thành đắt, do : VN chưa chế tạo được nên phải nhập, máy dùng động cơ xăng...
Còn máy cấy dùng sức người để cấy (không động cơ) thì chưa thấy có tại VN.

Vậy , nếu muốn máy có giá thành rẻ thì đó phải là loại thô sơ đơn giản như máy cấy lúa mini (trên youtube đã có video giới thiệu). Mình nghĩ nên cải tiến từ cái đã có thì hay hơn, nhanh đưa xuống ruộng hơn.

Về máy cấy mini loại nhỏ, chỉ cần 1 chu kỳ cấy được 3-4 khóm và nông dân không phải cúi đã là thành công rồi, năng suất cấy đã tăng 6-7 lần.

Vấn đề về mạ dược: mạ dược dài, tốt hơn mạ sân, rễ dài hơn nhiều, thế nên sẽ khó khi tách cây mạ để cấy. Tính đồng đều của mạ dược cũng không bằng mạ sân. Trong các thử nghiệm cấy bằng máy, chưa có cái nào dùng mạ dược cả. Nếu dùng mạ dược cho máy cấy sẽ phải chuẩn bị mạ như thế nào? : cắt bớt rễ, giũ cho bó mạ rời ra, rồi đặt lên khay cấy?!

--------------------------------------------------
Các bạn xem video này từ 3ph15 đến 3ph30 , link youtube: youtube.com/watch?v=Ozcrs1umQoo
 
Last edited:
Máy cấy tay không động có tôi đã kể thì giống máy này:
*
[video=youtube_share;Aw26yrpqyoI]http://youtu.be/Aw26yrpqyoI[/video]
*
Những cái khác nhau:
*
1- Tay kéo mày và tay cấy là cần ngang song song với thân máy.
2- Mọi bộ phận đều bằng gỗ và tre.
3- Yếu hơn, cần nhẹ nhàng hơn, chậm hơn, và không có tiếng động lớn.
4- Cấy dày hơn, nhiều nhóm hơn.
5- Khay mạ không chạy. Cung cấp mạ không được tốt như thế này.
*
Tóm lại, tôi thấy máy này hay hơn tốt hơn máy cấy ở Việt Nam mấy
chục năm trước.
*
 
Máy cấy lớn có động cơ - từ phút 4:30 đến 6:30:
*
[video=youtube_share;CVLBclA-biM]http://youtu.be/CVLBclA-biM[/video]
*

Diễn đàn không cho quá 1 video. Thiệt là kỳ quá.
Làm khó dễ cho mình.
 
Những loại máy cấy bằng động cơ mình xem qua clip rất nhiều lần , những máy đó không phù hợp với đồng đất quê mình vì khoảng cách Hàng - Hàng ( 240mm - 300mm) quá rộng,,khoảng cách hàng ở quê mình chỉ khoảng 160mm -- 180mm .
P/S : Quê mình ở Thanh Miện - Hải Dương
 
Cấy tay thì có Hàng Sông và Hàng Con:
Đời Ông cho chí đời Con,
Có thấy lúa đẻ hàng Con bao giờ.
*
Nguyên nhân là cấy tay thì cây lúa được đặt theo một chiều.
Đó là chiều ngón tay cầm vào thân cây lúa, vì thân cây lúa
dẹp, chứ không tròn, và nó đẻ theo chiều dẹp này. Chiều kia
thì lúa không đẻ, nên khoảng cách rộng hơn, không bị hẹp lại.
Vì thế gọi là Hàng Sông, rộng mênh mông như Sông. Còn hàng
kia thì cây lúa mẹ đẻ nhánh ra cây lúa Con, gọi là Hàng Con.
*
Ứng dụng vào chăm sóc lúa, thì người làm cỏ lúa cào cỏ theo
Hàng Sông chứ không cào cỏ theo Hàng Con. Ngày xưa cấy lúa
giống dài ngày, cây lúa cao to, bụi lúa rậm rạp, phải cấy
xa nhau mới đủ ánh nắng. Cấy dày quá thì năng suất bị thấp.
Lúc ấy chính phủ phổ biến và vận động cả nước (miền Bắc) xài
Cào Cỏ Nghệ An, có chiều rộng chừng 1 gang tay, vừa chiều Hàng
Sông thời bấy giờ. Sau đó, giống lúa Mùa lúa Chiêm bị thay thế
bởi giống lúa mới, ngắn ngày hơn (không ngon cơm như lúa dài
ngày). Cây lúa và cụm lúa nhỏ hơn, thấp hơn, nên buộc phải cấy
dày lại. Lúc đó, cào cỏ cũng nhỏ bé lại, chỉ hơn mười phân thôi.
*
Nghĩ đến chuyện khoảng cách và chuyện làm cỏ, máy cấy không
làm được các kỹ thuật này bằng cấy tay, vì không có Hàng Sông,
và lúa đẻ lung tung, không có hàng lối chi cả, rất khó làm cỏ.
*
Công cấy là công bỏ.
Công làm cỏ là công ăn.
Được máy cấy mà không làm cỏ được, thì không có ăn rồi.
*
 
Những loại máy cấy bằng động cơ mình xem qua clip rất nhiều lần , những máy đó không phù hợp với đồng đất quê mình vì khoảng cách Hàng - Hàng ( 240mm - 300mm) quá rộng,,khoảng cách hàng ở quê mình chỉ khoảng 160mm -- 180mm .
P/S : Quê mình ở Thanh Miện - Hải Dương

Máy có thể điều chỉnh được khoảng cách chứ, nếu không thì sẽ được cải tiến, vì đâu phải thiết kế máy cho duy nhất một loại lúa, loại ruộng...

Có lẽ đến lúc phải thay đổi cách gieo mạ, phá bờ cho ruộng to hơn nữa...
 
Theo cháu, hình mà bác @anhmytran đưa lên đây là cơ cấu mổ cò cấy lúa. Xích truyền động từ động cơ đến cơ cấu cam quay vòng theo chu kỳ và tạo động tác cấy.
----------------------
Chào bạn @thaolang!
Mình có mấy ý thế này, về nguyên tắc thiết kế một sản phẩm bất kỳ thì gồm 5 bước cơ bản: lên ý tưởng - phác thảo bản vẽ - chế tạo mô hình chi tiết - thử nghiệm và điều chỉnh - Sản xuất hàng loạt (meslab.org/neo/blog/2011/10/09/npd-6-cac-buoc-cua-qua-trinh-npd/)

Ngay từ đầu mình đã phân vân chưa biết ý tưởng rõ ràng của bạn:
* mình chia làm 2 loại: máy cấy dùng sức người và máy cấy dùng động cơ.

Nếu máy cấy dùng sức người thiết kế sẽ khác, và dùng động cơ sẽ khác, muốn cải tiến từ loại thô sơ lên loại cao cấp hơn thì phải cải tiến rất nhiều, thậm chí phải tính toán thiết kế lại từ đầu.
Từ ý nghĩ đó, mình nghĩ rằng: phải tách riêng 2 loại này ra; nếu thiết kế loại thô sơ như trong video này :youtube.com/watch?v=Aw26yrpqyoI thì sẽ làm khác với loại dùng máy này: youtube.com/watch?v=CVLBclA-biM

Hiện tại có nhiều máy cấy thương mại hóa rồi, chỉ có điều giá thành đắt, do : VN chưa chế tạo được nên phải nhập, máy dùng động cơ xăng...
Còn máy cấy dùng sức người để cấy (không động cơ) thì chưa thấy có tại VN.

Vậy , nếu muốn máy có giá thành rẻ thì đó phải là loại thô sơ đơn giản như máy cấy lúa mini (trên youtube đã có video giới thiệu). Mình nghĩ nên cải tiến từ cái đã có thì hay hơn, nhanh đưa xuống ruộng hơn.

Về máy cấy mini loại nhỏ, chỉ cần 1 chu kỳ cấy được 3-4 khóm và nông dân không phải cúi đã là thành công rồi, năng suất cấy đã tăng 6-7 lần.

Vấn đề về mạ dược: mạ dược dài, tốt hơn mạ sân, rễ dài hơn nhiều, thế nên sẽ khó khi tách cây mạ để cấy. Tính đồng đều của mạ dược cũng không bằng mạ sân. Trong các thử nghiệm cấy bằng máy, chưa có cái nào dùng mạ dược cả. Nếu dùng mạ dược cho máy cấy sẽ phải chuẩn bị mạ như thế nào? : cắt bớt rễ, giũ cho bó mạ rời ra, rồi đặt lên khay cấy?!

--------------------------------------------------
Các bạn xem video này từ 3ph15 đến 3ph30 , link youtube: youtube.com/watch?v=Ozcrs1umQoo

cám ơn bạn đã góp ý..về ý tưởng thì mình đã có.mình chế theo loại máy cấy kéo tay 2 hàng đó.còn bản vẽ thì mình chỉ phác một vài chi tiết cần lắp ghép có độ chính xác.mình đang cần thử nghiệm cơ cấu tay máy cấy.vì đây là phần quan trọng nhất.nếu cơ cấu này hoạt động tốt thì mình sẽ tiến tới chế một máy mới có động cơ ,cấy nhiều hàng, và cơ cấu tay máy sẽ giống như vậy..nếu chế loại có động cơ ngay sẽ rất tốn kém và việc thử nghiệm hoạt động của tay máy sẽ khó..mình nghĩ là như vậy.và mình đang làm theo hướng đó.
 
Back
Top