tư vấn trồng xen canh vườn cao su

  • Thread starter baluasaigon
  • Ngày gửi
chào các bác,

mình có người bạn bên Campuchia đang trồng 10 ha cao su năm đầu, hàng cách hàng 6m nên diện tích dư ra khá nhiều.

nay bạn mình thuê lại đất giá rất rẻ để trồng xen canh, tình hình cụ thể như sau:

-vườn khá xa (từ phnom Penh đi thêm 100km nữa).
-đất đỏ khá là giàu dinh dưỡng, tổng diện tích 10 ha.
-khu đất cao nên ko lo ngập lụt.
-có suối chảy qua vườn, nhưng điện thì hơi bất tiền và giá điện cao --> tưới tiêu khó.
-nhân công rẻ nhưng ko có chuyên môn và rất... lười (chủ vắng thì họ nghỉ làm), ko thể giao cho họ tự làm.
-bản thân mình ko thể ở đó thường xuyên, có thể 1 tháng qua đó 1 lần vài ngày.
-trừ tiền thuê đất, mình định đầu tư khoảng 70tr để trồng trọt (chưa tính nhân công thu hoạch).

với các điều kiện trên, mình đã tính toán rất nhiều và nhắm vào cây khoai mì lá chính (ít cần tưới, ít chăm sóc, ko tốn công quản lý nhiều).

mình đang định trồng theo dạng "bỏ bê":

-chỉ xử lý đất, bón lót ít phân và xuống giống (vì đất cũng khá giàu dinh dưỡng)
-việc tưới tiêu... giao cho ông trời.
-hàng tháng qua theo dõi, xử lý sâu bệnh nếu có, kết hợp bón lá.
-đến lúc thu hoạch thì thuê nhân công bên đó.

nếu với cách làm như vậy thì năng suất thấp nhất có thể đạt 12 tấn/ha, nếu giá lúc bán ra đạt 1800/kg thì 120 tấn x 1800 = 215tr, trừ hết chi phí đầu tư, chi phí đi lại, phân thuốc và nhân công thu hoạch, lợi nhuận có thể đạt 90-100tr.

nếu giá bán dưới 1300/kg coi như làm ko công.

vậy theo các bác hướng đầu tư này có nên liều ko?

ngoài cây khoai mì, còn có giống cây ngắn ngày nào có hiệu quả cao hơn ko?

mong các bác góp ý chân tình và chỉ bảo thêm!

thân mến!
 


Bác cho thuê lại kiếm chừng vài chục.
70tr ở Việt Nam Bác thuê đất trồng được khoảng 3ha (bao gồm tiền thuê đất+chi phí đầu tư)
3ha x 30tấn (tối thiểu) = 90tấn x 1800đ=162tr.
 
Yq8shw

Bác cho thuê lại kiếm chừng vài chục.
70tr ở Việt Nam Bác thuê đất trồng được khoảng 3ha (bao gồm tiền thuê đất+chi phí đầu tư)
3ha x 30tấn (tối thiểu) = 90tấn x 1800đ=162tr.


mình có hỏi thăm 1 số người quen ở Tây Ninh, giá đất cho thuê trồng mì từ 10-12tr/năm, giá này quá cao bác ạ! ko biết đất bác nói nằm ở khu vực nào? bác có thể cho mình xin giá tham khảo ko? cám ơn bác nhiều!
 
trồng khoai mì (sắn)về lâu dài là hại đất. người ta thường trồng sắn ở những nơi đất xấu, đất cao,khó khăn về nước tưới. vẫn phải bón phân để củ to, ít xơ. đất của bác trồng cao su, khi cây sắn cao lên sẽ khó khăn trong việc thu mủ cao su.

trồng cây họ đậu có ý nghĩa trong cải tạo đất. thân lá có thể vùi xuống để làm phân bón lót trong vụ sau. hiện nay cũng có nhiều giống họ đậu mới có khả năng chịu hạn. về lý thuyết khi trồng xen canh thì năng suất không thể bằng trồng thâm canh được. trồng cây họ đậu còn có ý nghĩa trong che phủ đất và chống xói mòn nữa. vấn đề đặt ra là đất của bác phù hợp với loại cây họ đậu nào, loại cây nào chịu bóng nếu cao su đã lớn và cho thu mủ.

cây cao su có thể trồng xen với nhiều loại cây khác trong giai đoạn kiến thiết (cây còn non, chưa thu mủ) để cải thiện kinh tế. còn khi đã cho thu mủ , bác nên lưu ý đến chiều cao của cây trồng xen để thuận tiện cho việc thu mủ.
 
trồng khoai mì (sắn)về lâu dài là hại đất. người ta thường trồng sắn ở những nơi đất xấu, đất cao,khó khăn về nước tưới. vẫn phải bón phân để củ to, ít xơ. đất của bác trồng cao su, khi cây sắn cao lên sẽ khó khăn trong việc thu mủ cao su.

trồng cây họ đậu có ý nghĩa trong cải tạo đất. thân lá có thể vùi xuống để làm phân bón lót trong vụ sau. hiện nay cũng có nhiều giống họ đậu mới có khả năng chịu hạn. về lý thuyết khi trồng xen canh thì năng suất không thể bằng trồng thâm canh được. trồng cây họ đậu còn có ý nghĩa trong che phủ đất và chống xói mòn nữa. vấn đề đặt ra là đất của bác phù hợp với loại cây họ đậu nào, loại cây nào chịu bóng nếu cao su đã lớn và cho thu mủ.

cây cao su có thể trồng xen với nhiều loại cây khác trong giai đoạn kiến thiết (cây còn non, chưa thu mủ) để cải thiện kinh tế. còn khi đã cho thu mủ , bác nên lưu ý đến chiều cao của cây trồng xen để thuận tiện cho việc thu mủ.

đúng như bác nói, trồng khoai mì dễ làm chai đất nên mình chỉ dự định trồng thử nghiệm 1 năm trên vườn cao su đó thôi, nếu khả quan sẽ đi thuê đất mở rộng. vì người ta thuê rẻ, mình cũng ko muốn làm hư đất.

vườn cao su này đang gia đoạn mới trồng được 4 tháng, việc tưới tiêu hơi khó nhưng vùng này mùa mưa kéo dài cỡ 4 tháng, cũng khá ổn cho cây khoai mì.

thật ra thì mình lo nhất là khâu bán ra vì khu vực này ít vườn khoai mì, sợ nhà máy ko đến để thu mua, hoặc đến lúc thu hoạch lại nhổ ko kịp (toàn làm thủ công).

trồng đậu thì mình ko quản lý được nên đành chịu.

xin tư vấn thêm, với số tiền 80tr có thể mua được máy kéo cũ khoảng 40 hp ko ạ? ngoài ra có bác nào biết mua lưỡi nhổ mì ko ạ? (gắn vào đầu kéo để nhổ mì)
 

Bác có 70tr, thuê đất 3ha hết 30-36tr phần còn lại đầu tư như Bác thì chỉ cần vậy thôi. Cũng có lời khuyên Bác, Cao su năm đầu tiên tốt nhất ko nên trồng xen mì, trồng xen mì sau 1 năm thu hoạch mì Bác sẽ phải tiến hành trồng dặm cao su đấy. Cao su năm t2 và t3 thì trồng ổn hơn!
 
Bác có 70tr, thuê đất 3ha hết 30-36tr phần còn lại đầu tư như Bác thì chỉ cần vậy thôi. Cũng có lời khuyên Bác, Cao su năm đầu tiên tốt nhất ko nên trồng xen mì, trồng xen mì sau 1 năm thu hoạch mì Bác sẽ phải tiến hành trồng dặm cao su đấy. Cao su năm t2 và t3 thì trồng ổn hơn!

cám ơn bác, mình sẽ cân nhắc lại.

bác có thể tư vấn giúp mình khu vực nào có đất cho thuê giá khoảng 10tr/ha ở khu vực Tây Ninh ko ạ?
 
Trồng xen Sắn (khoai mì) hay đỗ đều được cả.
Có điều phải trồng xa Cao Su ra cho khỏi cớm Cao Su,
nên diện tích trồng Sắn không thể tính 100% được.
*
Nguyên tắc trồng xen là: không được cớm cây chủ,
và khi cây chủ lớn lên, tán lá che xuống, thì không
có đủ nắng mà trồng xen nữa. Vậy có thể trồng xen
mấy năm đầu, tuỳ theo tán Cao su to đến đâu. Ví dụ
năm đầu chiều rộng đất trồng xen là 3 mét, thì năm
thứ 2 chỉ còn 1 mét rưỡi thôi, và năm thứ 3 thì thôi.
Nếu có trồng thì chỉ thu được thân lá, chứ sắn thì
không củ, còn đậu thì không hạt.
*
Năm đầu, Cao Su vừa nhỏ vứa thấp, sợ Sắn ăn hiếp,
nên phải trồng Sắn xa ra, không chờm bóng nắng lên
Cao Su, làm gì tính ra được năng suất theo diện tích?
Nếu trồng đậu, như đậu Nành (đậu Tương) đậu Xanh, thì
có thể trồng sát Cao Su hơn, vì nó thấp nhỏ hơn Cao Su,
không thể ăn hiếp nắng của Cao Su được. Vậy diện tích
trồng đậu sẽ nhiều hơn so với diện tích trồng Sắn. Đậu
chì có mấy tháng thôi, chứ không cả năm như Sắn, nên sẽ
có thời gian trống sau khi Đậu đã già, không ra trái nữa.
Trồng Đậu đòi hỏi nhiều nhân công thu hái vì hạt Đậu
không già chín một lượt, mà ngày nào cũng phải hái lẻ tẻ.
*
Dù trồng đậu hay trồng sắn, có thể không tưới nước, vì
tôi ở miền Bắc Việt Nam, cả đời chưa thấy ai tưới Ngô,
Khoai, Sắn, Đậu bao giờ cả. Cũng không cần bón phân luôn.
Thế nhưng thời gian mới gieo Đậu, hay mới giâm hom Sắn,
thì phải làm cỏ. Tuỳ theo Sắn hay Đậu có lên tốt không,
thì không phải làm cỏ nữa, vì cỏ không thể sống được
dưới bóng rợp của Sắn hay Đậu. Nếu Sắn hay Đậu không tốt
thì kết quả sẽ là một bãi cỏ, mọc đè cả Cao Su luôn.
*
Trồng Sắn, tôi không biết có máy nhổ Sắn, nhưng có thể
xài máy Cày. Cày bật tung đất lên, rồi người đi sau lượm.
Đó cũng là cách thu hoạch Khoai, Đậu Lạc (Đậu Phụng).
Cách này tốt hơn cách nhổ cây, vì cách nhổ cây chỉ làm
tốt khi đất tơi bở. Đất nặng, thì phải cày, vì nhổ không
nổi. Lúc mới làm, còn sức, thì nhổ chỉ được gốc, chứ củ
thì vẫn nằm yên trong đất.
*
Sắn có thể khai thác non, trước khi già (1 năm) và đó là
Sắn luộc bán ở vỉa hè Hà Nội. Thường nó chỉ có 4-5 tháng
thôi. Sắn này ăn ngon, dẻo, vì tỷ lệ nước cao, tỷ lệ bột
thấp, không thể để lâu được, rất chóng lên men. Sau khi
thu hoạch mấy ngày thì phải luộc ăn hết. Nếu xắt ra phơi
khô, thì rất lâu khô, và quắt lại rất nhỏ, nhiều bã. Nếu
xát ra lấy bột, thì rất ít bột, và bột tan mất vào nước
nhiều. Tốt nhất đợi đến mùa đông, lá tàn úa thì thu hoạch.
*
Nếu là tôi, thì tôi để cỏ, cắt nuôi bò hay nuôi Dê thêm,
mà tập trung vào Cao Su là chính. Đó là cách làm rụt rè
chứ không phải cách làm hăng say mạnh bạo. Nếu gieo đậu,
cũng chỉ cắt cho Bò Dê ăn, chứ không lấy hạt. Ở Lạng Sơn
dân tộc Tày Nùng có giống đậu trồng lấy cây cho Bò, mọc
rất tốt cho công việc này. Hạt lấy được, chủ yếu làm giống
gieo cấy thêm, chứ không phải để ăn. Cách trồng sắn thì
hơi mạo hiểm hơn, không chắc có lời, vì thiếu người thân
tín trông coi.
*
 
À quên. Trồng Đậu Tương (Đậu Nành) thì nhổ cả cây một lượt,
rồi phơi cho chín đều hết, mới đập nhẹ cho rụng hạt ra, chứ
không phải ngày nào cũng đi hái như Đậu Xanh, Đậu Đen. Vậy
trồng Đậu Tương cũng đỡ công thu hái. Đậu Phụng cũng vậy.
*
 
Trồng xen Sắn (khoai mì) hay đỗ đều được cả.
Có điều phải trồng xa Cao Su ra cho khỏi cớm Cao Su,
nên diện tích trồng Sắn không thể tính 100% được.
*
Nguyên tắc trồng xen là: không được cớm cây chủ,
và khi cây chủ lớn lên, tán lá che xuống, thì không
có đủ nắng mà trồng xen nữa. Vậy có thể trồng xen
mấy năm đầu, tuỳ theo tán Cao su to đến đâu. Ví dụ
năm đầu chiều rộng đất trồng xen là 3 mét, thì năm
thứ 2 chỉ còn 1 mét rưỡi thôi, và năm thứ 3 thì thôi.
Nếu có trồng thì chỉ thu được thân lá, chứ sắn thì
không củ, còn đậu thì không hạt.
*
Năm đầu, Cao Su vừa nhỏ vứa thấp, sợ Sắn ăn hiếp,
nên phải trồng Sắn xa ra, không chờm bóng nắng lên
Cao Su, làm gì tính ra được năng suất theo diện tích?
Nếu trồng đậu, như đậu Nành (đậu Tương) đậu Xanh, thì
có thể trồng sát Cao Su hơn, vì nó thấp nhỏ hơn Cao Su,
không thể ăn hiếp nắng của Cao Su được. Vậy diện tích
trồng đậu sẽ nhiều hơn so với diện tích trồng Sắn. Đậu
chì có mấy tháng thôi, chứ không cả năm như Sắn, nên sẽ
có thời gian trống sau khi Đậu đã già, không ra trái nữa.
Trồng Đậu đòi hỏi nhiều nhân công thu hái vì hạt Đậu
không già chín một lượt, mà ngày nào cũng phải hái lẻ tẻ.
*
Dù trồng đậu hay trồng sắn, có thể không tưới nước, vì
tôi ở miền Bắc Việt Nam, cả đời chưa thấy ai tưới Ngô,
Khoai, Sắn, Đậu bao giờ cả. Cũng không cần bón phân luôn.
Thế nhưng thời gian mới gieo Đậu, hay mới giâm hom Sắn,
thì phải làm cỏ. Tuỳ theo Sắn hay Đậu có lên tốt không,
thì không phải làm cỏ nữa, vì cỏ không thể sống được
dưới bóng rợp của Sắn hay Đậu. Nếu Sắn hay Đậu không tốt
thì kết quả sẽ là một bãi cỏ, mọc đè cả Cao Su luôn.
*
Trồng Sắn, tôi không biết có máy nhổ Sắn, nhưng có thể
xài máy Cày. Cày bật tung đất lên, rồi người đi sau lượm.
Đó cũng là cách thu hoạch Khoai, Đậu Lạc (Đậu Phụng).
Cách này tốt hơn cách nhổ cây, vì cách nhổ cây chỉ làm
tốt khi đất tơi bở. Đất nặng, thì phải cày, vì nhổ không
nổi. Lúc mới làm, còn sức, thì nhổ chỉ được gốc, chứ củ
thì vẫn nằm yên trong đất.
*
Sắn có thể khai thác non, trước khi già (1 năm) và đó là
Sắn luộc bán ở vỉa hè Hà Nội. Thường nó chỉ có 4-5 tháng
thôi. Sắn này ăn ngon, dẻo, vì tỷ lệ nước cao, tỷ lệ bột
thấp, không thể để lâu được, rất chóng lên men. Sau khi
thu hoạch mấy ngày thì phải luộc ăn hết. Nếu xắt ra phơi
khô, thì rất lâu khô, và quắt lại rất nhỏ, nhiều bã. Nếu
xát ra lấy bột, thì rất ít bột, và bột tan mất vào nước
nhiều. Tốt nhất đợi đến mùa đông, lá tàn úa thì thu hoạch.
*
Nếu là tôi, thì tôi để cỏ, cắt nuôi bò hay nuôi Dê thêm,
mà tập trung vào Cao Su là chính. Đó là cách làm rụt rè
chứ không phải cách làm hăng say mạnh bạo. Nếu gieo đậu,
cũng chỉ cắt cho Bò Dê ăn, chứ không lấy hạt. Ở Lạng Sơn
dân tộc Tày Nùng có giống đậu trồng lấy cây cho Bò, mọc
rất tốt cho công việc này. Hạt lấy được, chủ yếu làm giống
gieo cấy thêm, chứ không phải để ăn. Cách trồng sắn thì
hơi mạo hiểm hơn, không chắc có lời, vì thiếu người thân
tín trông coi.
*

vâng cám ơn những chia sẻ rất hữu ích của bác! tuy nhiên loại sắn mình định trồng là sắn lấy tinh bột công nghiệp, ko phải loại để ăn.

đúng như bác nói, trồng xen ko thể lấn cây chủ nên với khách cách luống 6m thì chỉ có thể trồng 3m mà thôi. mình chỉ định trồng 1 vụ rồi thôi, ko trồng liên tiếp 2 năm.

năng suất mình chỉ dự toán, ko có căn cứ chính xác.

về cây đậu nành mình cũng có tìm hiểu nhưng loại này phải chăm bón nên cũng khó có thể quản lý, quan trọng là mình ko thể ở đó thường xuyên. còn 1 điều nữa là mình ko biết nguồn tiêu thụ đậu nành bên ấy.

lại hỏi ngoài lề chút, trong tài liệu kỉ thuật trồng ngô họ ghi là 1 vụ ngô tưới nước chỉ 3 lần, ko biết trên thực tế họ có làm vậy ko vì mình xem mấy clip vườn ngô nước ngoài rộng mênh mong, ko biết họ tưới tiêu ra sao?
 
dưới đây là ý kiến chủ quan của riêng mình, nếu có gì không đúng mong bác đừng cười.
đất của bác quá xa mỗi lần đi thăm đất chắc phải mất vài ngày, hơn nưa những người làm công người cpc không như người việt nam mình, họ không biết việc và rất lười. ngoài ra họ có 1 bản tính là hay trộm đồ của chủ, khi trồng xong nếu họ "lở" xem đó là cây của họ thì cứ thế vô tư thu hoạch. nếu phát hiện bạn chớ dại mà lên tiếng kẻo mang vạ vào thân.
nếu có trồng cây gì mình khuyên bạn nên trồng cây mè, cây này ít công chăm sóc, với lại khi thu hoạch nếu có vận chuyển về việt nam thì cũng nhẹ không tốn phí vận chuyển là mấy.
lúc trước mình cũng có ý định thuê đất cpc vì ham giá rẻ, nhưng khi nghe những người bạn cpc của mình nói với mình như vậy, thế thì thôi ngưng luôn.
 
dưới đây là ý kiến chủ quan của riêng mình, nếu có gì không đúng mong bác đừng cười.
đất của bác quá xa mỗi lần đi thăm đất chắc phải mất vài ngày, hơn nưa những người làm công người cpc không như người việt nam mình, họ không biết việc và rất lười. ngoài ra họ có 1 bản tính là hay trộm đồ của chủ, khi trồng xong nếu họ "lở" xem đó là cây của họ thì cứ thế vô tư thu hoạch. nếu phát hiện bạn chớ dại mà lên tiếng kẻo mang vạ vào thân.
nếu có trồng cây gì mình khuyên bạn nên trồng cây mè, cây này ít công chăm sóc, với lại khi thu hoạch nếu có vận chuyển về việt nam thì cũng nhẹ không tốn phí vận chuyển là mấy.
lúc trước mình cũng có ý định thuê đất cpc vì ham giá rẻ, nhưng khi nghe những người bạn cpc của mình nói với mình như vậy, thế thì thôi ngưng luôn.

nghe bác nói thế thì mình cũng phải ngẫm nghỉ lại.

với số tiền 100tr thì lại ko đủ chi phí để đầu tư 1 hetac trồng ớt sừng vàng ở VN. trồng ớt ngặc nỗi khâu nhân công tốn chi phí cao quá.

mình sẽ tìm hiểu thêm (sau topic này mình tìm hiểu nhiều thứ quá!).

cám ơn mọi người! mong tiếp tục nhận được chia sẻ!

thân mến!
 
nếu bác muốn sản phẩm làm ra là để tiêu thụ bên đó thì trước hết bác phải xem nhu cầu và thị trường tiêu thụ nông sản bên đó họ cần cây gì nhiều -> liệt kê danh sách các loại cây ra-->chọn những cây nào bác có khả năng đầu tư để trồng->sau đó chọn những cây thích hợp trồng xen với vườn cao su năm đầu-> cây cần trồng-> chọn giống thích hợp với đất đai nơi đó-> xác định mùa vụ để được năng suất, giá bán cao-> xác định giống có khả năng chống chịu mong muốn của cây trong vụ đó.

vườn cao su năm đầu đất còn trống nhiều, có thể trồng nhiều loại cây khác nhau không cứ gì là sắn với cây họ đậu đâu. với lại 1 loại cây nó có nhiều giống khác nhau, khả năng chống chịu, thích nghi khác nhau nên bác đừng lo về khoản chăm sóc quá mà lo về khoản đầu tư, , thị trường đầu ra để khỏi rớt giá gây thua lỗ.

tháng trước , mình có đến trung tâm nghiên cứu cây ăn quả Phú Hộ ( phú thọ) và viện KHKT nông lâm nghiệp miền núi phía bắc thì thấy cao su trồng ở đó rất dày chủ yếu là các giống ghép với giống vân nam (trung quốc) có khả năng chịu lạnh. ở trại Phú Hộ có trồng rất nhiều loại cây cả miền bắc và miền nam, mỗi loại có gần trăm giống và được trồng để xem khả năng chống chịu ra sao nên không được chăm sóc và nguồn nước tưới 100% là nước trời,nhiều giống phát triển rất tốt. có thể kể ra như lúa, lạc, đậu tương đang trong thời kì chín, thu hoạch năng suất đạt khá. bác có thể vào trang website của viện đó để tìm hiểu các giống cây mới và các kĩ thuật canh tác mới trên đất dốc . có thể liên hệ để nhờ họ tư vấn xem sao.
 
các cô chú trên Phú thọ nói nếu tra hạt mà không tưới bao giờ , phụ thuộc hoàn toàn vào nước trời thì phải tra với lượng nhiều hơn bình thường (có tưới nước) để trừ hao đi số hạt bị mất do côn trùng ăn và khô hạn không nảy mầm.

nếu bác ít sang bên đó thì phải thuê người quản lý thôi.
 
Đúng là có nhiều cây trống xen, chẳng cứ Đậu, Sắn, Mè, Ngô.
*
Các cây này chẳng cần tưới chi cả, nhưng phải gieo trồng
lúc có mưa, rồi sau đó ít mưa cũng được. Ví dụ ở miền bắc
Việt Nam, thì gieo trồng vào mùa Xuân. Tuy thế, mùa Hè lại
còn mưa nhiều hơn mùa Xuân kia.
*
Trừ Đỗ Xanh, Đỗ Đen phải hái hàng ngày, thì Đỗ Tương,
Mè, Ngô hái một lượt thôi. Sau đó phải phơi khô, rồi đóng
gói, cho vào bao, muốn bán lúc nào thì bán, bán ở đâu thì
bán, hay chở vòng quanh trái đất, hay găm đợi lúc đắt.
*
Những việc đó, tôi chỉ biết tự làm cho nhà mình, hay bà
con trong làng, chưa từng biết thuê mướn thì sẽ ra sao.
*
 
nếu bác muốn sản phẩm làm ra là để tiêu thụ bên đó thì trước hết bác phải xem nhu cầu và thị trường tiêu thụ nông sản bên đó họ cần cây gì nhiều -> liệt kê danh sách các loại cây ra-->chọn những cây nào bác có khả năng đầu tư để trồng->sau đó chọn những cây thích hợp trồng xen với vườn cao su năm đầu-> cây cần trồng-> chọn giống thích hợp với đất đai nơi đó-> xác định mùa vụ để được năng suất, giá bán cao-> xác định giống có khả năng chống chịu mong muốn của cây trong vụ đó.

vườn cao su năm đầu đất còn trống nhiều, có thể trồng nhiều loại cây khác nhau không cứ gì là sắn với cây họ đậu đâu. với lại 1 loại cây nó có nhiều giống khác nhau, khả năng chống chịu, thích nghi khác nhau nên bác đừng lo về khoản chăm sóc quá mà lo về khoản đầu tư, , thị trường đầu ra để khỏi rớt giá gây thua lỗ.

tháng trước , mình có đến trung tâm nghiên cứu cây ăn quả Phú Hộ ( phú thọ) và viện KHKT nông lâm nghiệp miền núi phía bắc thì thấy cao su trồng ở đó rất dày chủ yếu là các giống ghép với giống vân nam (trung quốc) có khả năng chịu lạnh. ở trại Phú Hộ có trồng rất nhiều loại cây cả miền bắc và miền nam, mỗi loại có gần trăm giống và được trồng để xem khả năng chống chịu ra sao nên không được chăm sóc và nguồn nước tưới 100% là nước trời,nhiều giống phát triển rất tốt. có thể kể ra như lúa, lạc, đậu tương đang trong thời kì chín, thu hoạch năng suất đạt khá. bác có thể vào trang website của viện đó để tìm hiểu các giống cây mới và các kĩ thuật canh tác mới trên đất dốc . có thể liên hệ để nhờ họ tư vấn xem sao.

chào bác, cám ơn bác đã chia sẻ góp ý.

tháng 12 này mình sẽ qua đó xem tình hình thực tế, và đi thăm 1 số vườn trồng mì để tìm hiểu thêm.

nếu xét về thị trường thì bên đó ớt và bắp đỏ (để làm thức ăn gia súc) tiêu thụ rất mạnh, nhưng ớt thì hao công, ngô thì phải làm quy mô lớn (mình thì chưa đủ điều kiện mà cũng ko dám liều). Sắn thì giá cả dao động mạnh cũng như VN mình.

mình google ko ra web của viện cây trồng Phú Hộ, bác có thể cho mình xin link được ko?
 
các cô chú trên Phú thọ nói nếu tra hạt mà không tưới bao giờ , phụ thuộc hoàn toàn vào nước trời thì phải tra với lượng nhiều hơn bình thường (có tưới nước) để trừ hao đi số hạt bị mất do côn trùng ăn và khô hạn không nảy mầm.

nếu bác ít sang bên đó thì phải thuê người quản lý thôi.

thuê người bên đó mà ko canh chừng họ thì... cũng như ko, hihi, vì họ rất lười và ko bao giờ làm hết nhiệm vụ (mấy người thợ của bạn mình đều vậy), chủ đi vắng là họ nghỉ làm ngay.
 


Back
Top