Ứng-phó với "Biến đổi khí-hậu"

Bài nầy đã được Loan Nguyễn đăng lên. Bà con nào có ý-kiến hay, mới để ứng-phó với tình-hình thời-tiết ở Việt-nam không?
Thân.
*
Thứ năm, 4/5/2017 | 15:51 GMT+7
Doanh nghiệp có thể 'ẵm' 75.000 USD khi ứng phó với biến đổi khí hậu
Nếu có ý tưởng xuất sắc giúp Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu, doanh nghiệp khởi nghiệp không chỉ nhận tài trợ lên đến 75.000 USD mà còn được cố vấn đào tạo, tiếp cận đầy đủ dịch vụ ươm tạo, thương mại hóa và phát triển kinh doanh.
Trung tâm đổi mới sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu Việt Nam (VCIC) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ cùng Ngân hàng thế giới (WB) ngày 4/5 tổ chức hội thảo nhằm kêu gọi đề xuất ý tưởng cho cuộc thi "Chứng minh ý tưởng" ứng phó với biến đổi khí hậu lần thứ hai.
Đại diện VCIC cho biết, cuộc thi nhằm tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ, công nghệ sáng tạo của nhóm khởi nghiệp, công ty hoặc cá nhân có tiềm năng nhằm giảm thiểu hoặc thích ứng với biến đổi khí hậu.
Dự án sẽ giúp doanh nghiệp nhận khoản tài trợ 75.000 USD cho việc phát triển, triển khai hoặc mở rộng sản phẩm, dịch vụ công nghệ giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp tham gia còn được tiếp cận đầy đủ các chương trình ưu tiên của VCIC như đào tạo, cố vấn, cơ sở vật chất, tiếp cận phòng thì nghiệm và các nguồn tài chính.

Anh Trần Thái Dương, doanh nhân khởi nghiệp và sản phẩm nông nghiệp được áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường, hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản. Đây là một trong 18 doanh nghiệp nhận giải cuộc thi tổ chức lần đầu năm 2016.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng nhấn mạnh Việt Nam đang là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. "Điều này đặt ra những thách thức về việc phát triển bền vững, nhưng cũng đem đến cơ hội để cải tiến công nghệ, ứng phó với biến đổi khí hậu", Thứ trưởng Tùng nói và cho rằng cuộc thi trên sẽ giúp điều này thành hiện thực, biến thách thức thành cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.
Cuộc thi bắt đầu nhận đề xuất từ ngày 28/4 và hạn cuối là 17h ngày 23/5. Các ứng viên có thể nộp đơn trực tuyến qua www.vietnamcic.org hoặc email: poc@vietnamcic.org, hay gửi qua đường bưu điện đến Ban quản lý dự án Trung tâm đổi mới sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu Việt Nam tầng 8, tòa nhà Hoàng Sâm, 262 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
"Chứng minh ý tưởng" lần thứ nhất tổ chức tháng 6/2016 với 18 doanh nghiệp có ý tưởng xuất sắc được lựa chọn từ hơn 300 ứng viên. Trong đó một số dự án tiêu biểu như bếp sinh khối và năng lượng mặt trời giúp cải thiện cuộc sống của phụ nữ nông thôn, giải quyết nạn ách tắc giao thông đô thị và giảm phát thải CO2 thông qua việc phát triển giải pháp đi chung xe...
Phạm Hương
Tui cũng có một dự-án Mini, hì hì, tức là Tiểu Dự-án, mà chưa thực-hiện được.
Thân.
Hì hì, Tiểu Dự-án, là bao nhiêu?
- 1000m2?
- 10.000m2, và Dự-án khá hơn chút, cỡ 1-2 mẫu... hay hơn nữa?
Không sao, bài chia rồi, thì mình cứ "binh" theo bài đó. Vậy là tui làm gì với sân vườn 1000m2, gà vịt 200 con, bươi tốc bụi, không còn cọng cỏ?
Thân.
Tui thích nuôi gà vịt. Đất cao, khô. Tui đi làm ngày 8 tiếng không kể chạy trên lộ. Ngày Chúa-nhật nghỉ. Chiều về không còn thì giờ rảnh nhiều. Vậy, làm sao nuôi ba bầy, bầy khá khá : Gà, Vịt với Ngan nữa! Vậy là tui tính:
- Rào chung quanh kỷ.
- Làm chuồng theo kiểu "chuồng máy lạnh", trong đó có cây cho gà và rơm cho Vịt với Ngan. Sàn chuồng được lót đủ rơm rạ có trộn vi-sinh để có thể không phải dọn chuồng luôn. Trên sàn có máng thức ăn và nước uống.
- Cạnh chuồng gà vịt là chòi đẻ trứng. Trứng lấy ra từ sau lưng, gà đang đẻ không biết.
- Ngoài sân, trồng cỏ trên liếp thổ-canh hay thủy-canh. Chia làm 4 khu. Ba khu đóng, chỉ có 1 khu gà vịt được vào ăn cỏ và uống nước.
- Liếp cỏ được thiết-kế: gà vịt ăn cỏ, nhưng không cạp hết, mà chừa đủ gốc để cỏ lên lại cho nhanh.
- Chòi ủ phân hữu-cơ, dùng phân ủ nầy, bón cho các liếp cỏ thổ-canh.
- Nếu có chỗ:
+ Trồng bắp, bo-bo, lúa, mì... cung-cấp gà vịt nuôi.
+ Trồng Rau cải ăn lá hoặc Su-su, Khoai lang ăn đọt.
+ Đào ao, hay làm bể nuôi cá. Ủ cứt cá, cung-cấp cho các liếp trồng.

Hì hì, đây cũng là một "Nông-trại Bền Vững"!
Chủ-đề nầy là "Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu". Thưa, chúng ta là nông-dân, nên tui cũng chỉ "Ứng-phó với biến đổi khí-hậu" trong phạm-vi Trồng-trọt & Chăn nuôi thôi, sao cho:
1- Có thể chịu đựng khí-hậu ngày càng khắc-nghiệt trong nuôi trồng?
2- Hạn-chế lạm-dụng phân bón và thuốc trừ sâu & thuốc bảo-vệ thực-vật?
3- Đạt được (1) và (2) trên đây mà không làm hại môi-trường? Tức là "hòa-hợp với thiên-nhiên"
Bây giờ tui phác-họa khu vườn "Nông-trại Bền Vững" 1000m2 thử xem ra sao? Hì hì...
SAM_3809.jpg~c100

Phần trên "Liếp Rau Thổ-canh & Thủy-canh" là khu trồng trong Nhà Lưới.




Hì hì, mô-hình nầy là dành cho Gà Thả Bộ. Tui chú ý đến sức khỏe của gà nuôi, bằng cách:
A- Chuồng:
1- Thông thoáng: không-khí được hút từ đáy chuồng và thổi ra trên nóc. Và có lưới ngăn muỗi.
2- Đáy sàn được rải dăm bào cây hoặc rơm rạ... rồi trộn với vi-sinh thích-hợp.
3- Giàn ngủ giúp gà không tranh giành chỗ ngủ.
4- Buổi chiều, gà vô chuồng: có sẵn thức ăn và nước uống cho gà ăn no trước khi leo lên giàn ngủ.
5- Buổi sáng, mở cửa chuồng thì không cho gà ăn chút nào, trừ khi mưa dầm!
6- Buổi sáng: nếu có gà không năng-động, nhốt riêng để theo dõi.

B-
1- Nhiều liếp cỏ gom lại thành một khu. Mỗi khu biệt-lập. Gà chỉ được vào 1 khu mà thôi. Sau khi trụi cỏ, sẽ mở ra khu kế, đây cỏ mới.
2- Cỏ được trồng cẩn-thận : nước, phân, trùn và mỗi liếp gieo giống cỏ khác nhau.
3- Ít khi cần phải thay cỏ. Nhưng nếu cần, thì:
+ Xới đất. Trộn phân trùn 5-10% đất mặt + phân đã ủ.
+ Đào một rãnh ngang 3tấc, sâu 3tấc. Bón phân chuồng cao 5cm. Sau nầy, mỗi lần quét phân gà, vịt, ngan... giữa các liếp, đổ xuống rãnh nầy, trùn sẽ ăn rất nhanh.
+ Liếp được bảo-vệ bằng lưới kẽm rộng 20cmX20cm cao 20cm. Gà vịt chỉ ăn được cỏ cỡ nầy, không sâu hơn.

C- Lối đi chính được che để gà tránh nắng trưa và che mưa. Bị mưa, gà không ăn cỏ đưọc, mình cho ăn thực-phẩm công-nghiệp.

D- Ổ đẻ.
1- Được ngăn nhiều ngăn vừa chỗ cho con mái nằm đẻ.
2- Sau lưng ngăn đẻ, được khoét lỗ, rộng bằng bàn tay, có bản lề mở lên được để lấy trứng, mà không sợ mấy con đang đẻ.

E- Sàn chuồng gồm cứt gà, vịt... và dăm bào hay rơm rạ được đưa tới khu ủ-phân/ổ nuôi trùn.

F- Khu trồng rau củ quả.... được bón bằng phân đã ủ. Khu nầy không cho Gà Vịt qua.
 
Last edited:
Em Khang Trung,
Con trùn Hổ, Tân-Tây-Lan đã lợi-dụng "vũ-khí không cho chim, cá ăn nó" đã chế ra một thứ thuốc chống côn-trùng xuất-cảng. Tôi đã gọi họ để mua và được cho biết công-ty nầy không còn nữa.
Phần về con Trùn bị gián-đoạn. Chúng ta vẫn tiếp-tục các phần khác. Riêng về Trùn, để tui thu xếp gởi riêng cho em sau, để không bị thiếu.
Thân.
 
Em Khang Trung,
Con trùn Hổ, Tân-Tây-Lan đã lợi-dụng "vũ-khí không cho chim, cá ăn nó" đã chế ra một thứ thuốc chống côn-trùng xuất-cảng. Tôi đã gọi họ để mua và được cho biết công-ty nầy không còn nữa.
Phần về con Trùn bị gián-đoạn. Chúng ta vẫn tiếp-tục các phần khác. Riêng về Trùn, để tui thu xếp gởi riêng cho em sau, để không bị thiếu.
Thân.
Bác! mấy hôm nay con bận quá, không xem lên agriviet được. Về con trùn con nghỉ ở Việt Nam mình lẫn lộn về tên gọi nhiều lắm, do dân gian, do truyền thông, nhất là từ khi con trùn quế được đưa vào kinh doanh. Mà trùn quế là do ai đặt, nó có phải là con trùn đỏ không?
Con thấy các tài liệu bác đưa lên rất nghiêm túc, con mong bác tiếp tục chia sẽ trên đây cho con và những người quan tâm đến con trùn, có một cái nhìn tổng quát, khách quan về các giống trùn cũng như cách nuôi chúng.
Theo con, thì con trùn có ý nghĩa rất lớn đến nông nghiệp bền vững. Nên việc hiểu đúng về nó rất quan trọng cho những ai làm nông theo hướng này.
Một lần nữa con mong được bác tiếp tục chia sẻ về con trùn.
Kính!
Cai nay nuôi trun đât thi tiên hơn
Nên dung phân hưu cơ hoăc rac hưu cơ đê nuôi trun
Trun ăn rât nhiêu , vai kg ruôt ca phai u vai tuân rôi cho ăn
Nên kiêm nguôn thưc ăn khac khoe thơi gian vơi công sưc hơn
Mình tiện thì làm thôi, trên đường làm về thì lấy thêm ít đầu cá, với lại mình nghĩ là nuôi được. nuôi để hiểu về con trùn, vừa có phân trùn trồng rau, vừa có trùn nuôi gà. Tăng gia ấy mà đâu phải kinh doanh đâu.
Thân!
 
Em Khang Trung,
Con trùn Hổ, Tân-Tây-Lan đã lợi-dụng "vũ-khí không cho chim, cá ăn nó" đã chế ra một thứ thuốc chống côn-trùng xuất-cảng. Tôi đã gọi họ để mua và được cho biết công-ty nầy không còn nữa.
Phần về con Trùn bị gián-đoạn. Chúng ta vẫn tiếp-tục các phần khác. Riêng về Trùn, để tui thu xếp gởi riêng cho em sau, để không bị thiếu.
Thân.
Kính hỏi bác một vấn đề
Tại sao gà ăn xốp ( phao trắng )?
ảnh minh họa
HAT_XOP_NOI_%282309774%29.jpg

Gà nhà cháu rất thích ăn xốp
Bác có thể giải thích vì sao gà hay ăn xốp không ạ
Và trong xốp có chất gì , lợi ích khi gà ăn xốp
Gà ăn xốp có hại không ạ ?
20476226_897213353767683_2808272791895096272_n.jpg

Giun giờ thêm một giống nữa nè bà con ơi
 
Ruột cá thì bỏ vô từng nắm, từng góc hay từng khu trùn sẽ bu vòng tròn ăn...
Thưa, tui bận quá! Nên có khi chậm... xin thông-cảm!
Trùn, có mấy ngàn giống. Nhưng chưa có bao giờ người nào thấy có một con trùn "lai" chưa? Thưa là chưa! Ở đây, chúng ta bàn về 4 giống trùn người ta thường nuôi, nhé!
Để nhận-diện một con trùn thuộc giống nào, lúc còn nhỏ thì vô phương, phải chờ đến trưởng-thành, lúc đó những nét đặc-thù của chúng mới lộ ra.
(Tui đọc tài-liệu nầy của một bậc Thầy nuôi Trùn ở Úc, ông David Murphy)

Trùn Hổ
(Eisenia fetida/foetida)

Nguyên-thủy, Trùn Hổ được dán nhãn là Brandlings (ở Âu-châu) và Redworms (ở Mỹ-châu). Chúng có màu sét với màu nâu khác biệt. Mỗi phần được xác-định bằng những lằn màu vàng nhạt, vòng quanh thân mình. Rồi, khi tới vòng 32 thì phồng lên. (Xem các ở hình trang 120 và 121).
(Thưa, trình-độ Anh-ngữ của tui hết sức giới-hạn, tui "vật lộn" để hiểu, với tui nó khó lắm! Xin bà con thông-cảm! Rồi còn mấy tấm hình nữa! Để tui thu xếp chụp, rồi chuyển lên. Hay là thế nầy, chỉ có tui thích con vật nầy (Trùn) mà thôi, vậy thôi cứ cho qua, mình xếp lại vụ Trùn, "cho tiện sổ sách", bà con đồng ý không? Thân).
Trùn Hổ sống trên mặt, nên trong rừng, Trùn Hổ tìm thức ăn trên rác lá cây hay bụi rậm cỏ. Vì kiếm ăn trên mặt, chúng thường phải phơi mình trần, không có gì che, nên Trùn Hổ là mồi ngon của chim, hoặc mưa trôi xuống nước. Do vậy, thiên-nhiên cũng cho chúng một cách tự-vệ, giống như con bọ xít, Mẹ Thiên-nhiên cho chúng phát-triển một "bộ máy" bảo-vệ tự-động khi bị chấn-thương, (ví-dụ như có một lưỡi câu móc qua thân), Trùn Hổ tiết ra, phun ra một mùi, không ai muốn ngữi (hay muốn nếm). Do đó, Trùn Hổ không bao giờ được chọn làm mồi cá, thậm chí, cá đã nuốt chúng rồi, cá vẫn phun trùn ra.
Dạ con chào chú @Thuy-canh nha, đọc hết topic của chú mà thấy hay quá. Con có một số ý kiến ạ :
- Ruột cá ở bên nước ngoài thì con không biết sao, chứ ở việt nam đa số đã bị nhiễm muối. Cái này con ủ phân cá mua ở chợ về con ủ con phát hiện ra, không biết ruột cá này bị nhiễm muối trùn có bị sao không.
- Giữa phân chuồng ủ hoai và phân trùn quế thì theo ccon vẫn nên chọn phân chuồng. Nó hữu dụng hơn rất nhiều so với phân trùn quế, nếu so sánh giữa phân trùn quế và phân chuồng ủ hoai thì hàm lượng dinh dưỡng phân trùn hơn. Con có tài liệu của viện kỹ thuật miền nam. Những con vẫn chọn phân chuồng thì khi mình ủ phân chuồng mình có thể thêm vào những chất cây trồng mình cần như N,P,K, axit amin, các chủng nấm,.... Con cảm nhận cây trồng khi bón 2 loại đó thì phân chuồng vẫn tốt hơn rất nhiều so với phân trùn, phân trùn vừa đắt lại hiệu quả không cao. Nhưng khi phân tích ra số liệu thì hàm lượng dinh dưỡng phân trùn cao hơn, nhưng con thấy ở đâu bón phân chuồng thì ở đó có trùn đất sinh sống.
- @Hai la vang có hỏi chú là cây lấy phân vô cơ hay hữu cơ thì con nghĩ cây lấy cả hai luôn. Tùy giai đoạn sinh trưởng của cây mà chúng ta bón phân đúng liều lượng và đúng thời điểm.
- Vấn đề cây chết bất thường thì chỉ có đào rễ lên mới biết được, chết bất thường thì nhiều nguyên nhân, gần bãi rác chết cũng chưa hẳn. Cái này đào rễ lên thì may ra mới biết được.
- Con thấy chủ đề rất hay, con cũng muốn trao đổi thêm với chú về vấn đề trồng rau, nuôi gà, xây dựng 1 mô hình trang trại nông nghiệp bền vững.
- @KhangTrung a có thể liên hệ các trại ở củ chi mua giống trùn, ở dưới đó họ sẽ tư vấn cho a. Cái này thì dễ thôi, nuôi trùn không phức tạp lắm đâu a. Chúc a thành công với khởi đầu trồng rau lang nhé, có gì đăng lên khoe với ae nhé a hì hì
 
- @KhangTrung a có thể liên hệ các trại ở củ chi mua giống trùn, ở dưới đó họ sẽ tư vấn cho a. Cái này thì dễ thôi, nuôi trùn không phức tạp lắm đâu a. Chúc a thành công với khởi đầu trồng rau lang nhé, có gì đăng lên khoe với ae nhé a hì hì
Cám ơn bạn nhe. Có gì mọi người vào chia sẻ cho vui, ai thu được gì thì tốt cái đó. Mình không có điều kiện về thời gian cũng như diện tích, khoảng chừng 100m2 dự định trồng rau, nuôi gà, nếu được có thể nuôi thêm một ít cá nữa, coi như là có thêm nguồn thức ăn cho gia đình. Mình dự định đặt cho nơi này cái tên thật kêu là: "nơi chuyển hóa năng lượng" hehe. Nêu đạt được kết quả nào đó thì biết đâu được 5 hay 10 năm sau mình làm một trang trại bền vững thì sao, dù sao mình cũng thích về vườn mà.
Mình 35 tuổi còn @tathuy23 ? Làm quen nha!
Thân!
 
Cám ơn bạn nhe. Có gì mọi người vào chia sẻ cho vui, ai thu được gì thì tốt cái đó. Mình không có điều kiện về thời gian cũng như diện tích, khoảng chừng 100m2 dự định trồng rau, nuôi gà, nếu được có thể nuôi thêm một ít cá nữa, coi như là có thêm nguồn thức ăn cho gia đình. Mình dự định đặt cho nơi này cái tên thật kêu là: "nơi chuyển hóa năng lượng" hehe. Nêu đạt được kết quả nào đó thì biết đâu được 5 hay 10 năm sau mình làm một trang trại bền vững thì sao, dù sao mình cũng thích về vườn mà.
Mình 35 tuổi còn @tathuy23 ? Làm quen nha!
Thân!
Hi. Em chào a. Em tên Huy 25 tuổi ở daklak a. Em thì cũng đang có 1 khu vườn nho nhỏ, cũng cùng đam mê với a là thích làm vườn và học hỏi những cái mới, hướng đi mới. Rất vui khi được làm quen với a.
A tình nuôi trùn quế lấy phân để bón cho cây và nuôi gà hả, em thấy khá ổn đó. Chúc a thành công.
 
Vậy là Khang Trung có thêm tathuy23 nuôi trùn sau hè!
Về phân trùn, so với phân chuồng thì thấy sao? Nếu loại ra chuyện tui với em tathuy23, khi ủ phân có bỏ vô thêm NKP, thì có quyền nói là phân chuồng có nhiều dinh-dưỡng hơn phân trùn? Theo ý tui, thì mình không thể so-sánh được, phân chuồng và phân trùn hai thứ đó khác nhau!?
Không so-sánh được là bởi bản-chất của 2 loại phân. Điều nầy cho chúng ta thấy, là người nông-dân không bao giờ để ý là 2 thứ phân nầy có tác-dụng khác nhau, để mà sử-dụng đúng.
(Khuya quá rồi, xin hẹn ngày mai!)
Thân.
 
Vậy là Khang Trung có thêm tathuy23 nuôi trùn sau hè!
Về phân trùn, so với phân chuồng thì thấy sao? Nếu loại ra chuyện tui với em tathuy23, khi ủ phân có bỏ vô thêm NKP, thì có quyền nói là phân chuồng có nhiều dinh-dưỡng hơn phân trùn? Theo ý tui, thì mình không thể so-sánh được, phân chuồng và phân trùn hai thứ đó khác nhau!?
Không so-sánh được là bởi bản-chất của 2 loại phân. Điều nầy cho chúng ta thấy, là người nông-dân không bao giờ để ý là 2 thứ phân nầy có tác-dụng khác nhau, để mà sử-dụng đúng.
(Khuya quá rồi, xin hẹn ngày mai!)
Thân.
Con nhận thấy, bản chất 2 loại phân đó là phân hữu cơ mục đích của nó là làm tăng độ phì nhiêu của đất, cung cấp dinh dưỡng cho cây, tăng độ PH,... Riêng bản thân thì con cảm nhận thấy phân chuồng dù ủ không trộn với bất cứ gì vẫn hơn phân trùn. Có thể làm thí nghiệm với 2 líp rau, 1 líp trồng bỏ phân chuồng và 1 líp bỏ phân trùn, cây không hề biết nói dối, nó sẽ thể hiện đúng bản chất của từng loại phân. Con sử dụng cả 2 loại phân đó rồi, cảm nhận phân chuồng vẫn hơn rất nhiều, phân trùn thì giá cả mắc mà hiệu quả lại không cao. Đó là những gì con sử dụng và cảm nhận thấy. Tất cả phân chuồng và phân trùn con đều phải mua.
 
Con nhận thấy, bản chất 2 loại phân đó là phân hữu cơ mục đích của nó là làm tăng độ phì nhiêu của đất, cung cấp dinh dưỡng cho cây, tăng độ PH,... Riêng bản thân thì con cảm nhận thấy phân chuồng dù ủ không trộn với bất cứ gì vẫn hơn phân trùn. Có thể làm thí nghiệm với 2 líp rau, 1 líp trồng bỏ phân chuồng và 1 líp bỏ phân trùn, cây không hề biết nói dối, nó sẽ thể hiện đúng bản chất của từng loại phân. Con sử dụng cả 2 loại phân đó rồi, cảm nhận phân chuồng vẫn hơn rất nhiều, phân trùn thì giá cả mắc mà hiệu quả lại không cao. Đó là những gì con sử dụng và cảm nhận thấy. Tất cả phân chuồng và phân trùn con đều phải mua.
... bản chất 2 loại phân đó là phân hữu cơ mục đích của nó là làm tăng độ phì nhiêu của đất, cung cấp dinh dưỡng cho cây,...
Hì hì, mình "8" một chút cho vui!
Trong thiên-nhiên, cây cối, rừng bụi hút các chất khoáng dưới tầng đất sâu, đưa lên trên, tạo thành : rể, thân, nhành, lá, hoa, trái... rồi lá rụng, nhành gãy, trái rụng... làm thành một bức thảm tạo thành do 2 thứ hữu-cơ và vô-cơ. Tùy theo "tấm thảm" nầy, người trồng nói, à! miếng đất nầy phì-nhiêu...
Hì hì, em tathuy23 xem tui đang nói gì? Và sẽ nói gì? Có liên-quan gì tới "phân chuồng" và "phân trùn" không?
Thân.
 
... bản chất 2 loại phân đó là phân hữu cơ mục đích của nó là làm tăng độ phì nhiêu của đất, cung cấp dinh dưỡng cho cây,...
Hì hì, mình "8" một chút cho vui!
Trong thiên-nhiên, cây cối, rừng bụi hút các chất khoáng dưới tầng đất sâu, đưa lên trên, tạo thành : rể, thân, nhành, lá, hoa, trái... rồi lá rụng, nhành gãy, trái rụng... làm thành một bức thảm tạo thành do 2 thứ hữu-cơ và vô-cơ. Tùy theo "tấm thảm" nầy, người trồng nói, à! miếng đất nầy phì-nhiêu...
Hì hì, em tathuy23 xem tui đang nói gì? Và sẽ nói gì? Có liên-quan gì tới "phân chuồng" và "phân trùn" không?
Thân.
Hi. A đang nói đến vấn đề làm tăng độ phì nhiêu của đất hay độ mùn của đất.
Theo e, a sẽ nói đến vấn đề khi các lá, nhành, trái rụng dưới tác động của các vi sinh vật các lá, nhành, trái đó sẽ bị phân hủy và trả lại cho đất những gì chúng đã lấy đi từ đất. Cứ mỗi năm lượng lá, nhành, trái này sẽ rụng xuống và bị phân hủy tạo xa một lớp đất mặt màu mỡ và phì nhiêu. Nhưng quá trình tạo ra lớp mùn như thế mất hàng trăm, hàng ngàn năm mới tạo ra được một lớp đất mặt như vật. Nếu muốn làm được như vậy thì phải có các tán cây to, thảm thực vật phong phú thì khi mưa xuống thì lớp đất này sẽ không bị rửa trôi được.
Vấn đề này có liên quan đến phân chuồng và phân trùn, tại sao nó liên quan? Bởi vì, độ mùn, độ phì nhiêu của đất chủ yếu phụ thuộc vào sự phân hủy các loại cỏ, thân, cành, lá mà nó chết đi nhờ các vi sinh vật, nấm, côn trùng,.... Còn phân chuồng và phân trùn chúng ta đổ vào thì quá trình đó diễn ra nhanh hơn, mạnh hơn.
A @Thuy-canh cho em hỏi vấn đề trồng rau, em muốn làm bài bản thì em phải chuẩn bị những thứ gì, chuẩn bị những loại giống nào và bố trí khu vườn như thế nào là hợp lí. Em hiện tại chưa lấy vợ, em giờ chủ yếu trồng các loại cây công nghiệp như tiêu, bơ, sầu riêng, điều, mít,...giờ em muốn trồng rau nuôi gà thì làm sao để có một trang trại bền vững được.
 
Tức là em vẫn còn "xách ra không, chạy vòng vòng... chưa chở cô nào ở sau yên xe!" Rồi khi nào em chấm cô nào đó sẽ "là vợ của con, và là mẹ của các con, của con.... thì em theo cách của tui, lựa cô nào thích hoa, yêu cây cỏ, yêu súc-vật, yêu con Trùn thì... thì em quỳ gối "cầu hôn" ngay! (sẵn dịp xin hôn luôn! cho tiện sổ sách!)
Trở lại, tui còn nhớ năm 1967, tui có đọc một bài báo nói về Do-thái đang trồng trọt trên đất sa-mạc, không có chút phì-nhiêu nào... khô cằn sỏi đá! Vậy mà bây giờ họ là một trong những cường-quốc về nông-nghiệp, là sao?
Thân.
 
Có thể phân trùn quế không bằng phân chuồng ủ hoai nhưng sinh khối trùn quế thì khác
Sinh khối trùn quế tốt hơn phân chuồng ủ hoai nhiều mặt , lý do rất đơn giản
Đó là con trùn chết đi sẽ để lại thân xác của nó trên đất giúp đất tươi tốt hơn
Mà dân nuôi trùn đã phân tích được trong con giun rất đa dạng các chất
 
Lúc đó chưa có plastic, họ phát-minh cách trồng trên đất khô cằn sỏi đá, bằng cách:
- Dùng giấy dầu, trải trên liếp, rồi xách thùng tưới nhỏ giọt từng cây con, để dưỡng cho lớn.
(Chỉ mới vài năm vừa qua, vẫn còn dùng giấy tẫm dầu hắc).
- Chờ cho cây, cỏ phát-triển, tạo đất mặt.
* Đất mặt là thứ người nông-dân đánh giá "độ phì-nhiêu" của đất.
Thân.
 
Tức là em vẫn còn "xách ra không, chạy vòng vòng... chưa chở cô nào ở sau yên xe!" Rồi khi nào em chấm cô nào đó sẽ "là vợ của con, và là mẹ của các con, của con.... thì em theo cách của tui, lựa cô nào thích hoa, yêu cây cỏ, yêu súc-vật, yêu con Trùn thì... thì em quỳ gối "cầu hôn" ngay! (sẵn dịp xin hôn luôn! cho tiện sổ sách!)
Trở lại, tui còn nhớ năm 1967, tui có đọc một bài báo nói về Do-thái đang trồng trọt trên đất sa-mạc, không có chút phì-nhiêu nào... khô cằn sỏi đá! Vậy mà bây giờ họ là một trong những cường-quốc về nông-nghiệp, là sao?
Thân.
Vợ thì em chưa lấy mà tối nào cũng đèo e đi chơi nha a kaka! E dự định 27 tuổi là e lấy vợ, lúc đó vườn trái cây nhãn, chôm chôm, bưởi, quýt đường, chanh của e trồng đã có thu, e lấy vợ thì e sẽ lo được vợ con nhiều hơn.
Vấn đề Isreal họ trở thành cường quốc nông nghiệp theo e do họ đầu tư công nghệ máy móc thiết bị hiện đại vào đầu tư sản xuất nông nghiệp. Họ chế tạo ra hệ thống tưới nhỏ giọt, em cảm thấy rất nể phục người Do-thái. Họ có tầm nhìn cũng như các chính sách rất chú trọng vào nông nghiệp.
Lúc đó chưa có plastic, họ phát-minh cách trồng trên đất khô cằn sỏi đá, bằng cách:
- Dùng giấy dầu, trải trên liếp, rồi xách thùng tưới nhỏ giọt từng cây con, để dưỡng cho lớn.
(Chỉ mới vài năm vừa qua, vẫn còn dùng giấy tẫm dầu hắc).
- Chờ cho cây, cỏ phát-triển, tạo đất mặt.
* Đất mặt là thứ người nông-dân đánh giá "độ phì-nhiêu" của đất.
Thân.
- Đất đai bạc màu thì em cũng không lo lắng lắm! Cái e quan tâm là 1 mô hình trang trại bền vững, trong đó trồng rau gì và nuôi con gì. A thấy những loại rau nào và con vật nào sẽ nằm trong mô hình bền vững đó, bền vững ít nhất 10 năm!
 
- Đất đai bạc màu thì em cũng không lo lắng lắm! Cái e quan tâm là 1 mô hình trang trại bền vững, trong đó trồng rau gì và nuôi con gì. A thấy những loại rau nào và con vật nào sẽ nằm trong mô hình bền vững đó, bền vững ít nhất 10 năm!
Có em vào xôm tụ hẳn lên. À mà bác @Thuy-canh cũng lớn tuổi rồi đó em, theo anh, em nên gọi là chú hoặc bác.

Anh có suy nghĩ này, đã bền vững thì ngày càng bền vững, sau một thời gian canh tác thì nó càng năng động hơn, chuyển hóa năng lượng tốt hơn, khả năng chống tác động xấu từ ngoại cảnh tốt hơn. Chứ 10 năm hoặc hơn chút thì không thể gọi là bền vững. Theo anh thì bền vững phải tính được cho trên 3 đời. Quan điểm riêng của anh thôi nha hehe.

Cây trồng hút các chất vô cơ hữu dụng. Mà muốn biến các chất hữu cơ, vô cơ thành chất hữu dụng cho cây thì cần có vi sinh vật... Khi nuôi trùn, các chất dinh dưỡng nằm hết ở con trùn, phân trùn chỉ còn lại chất mùn và vsv, nên tác dụng chính của nó tạo mùn và tăng vsv cho đất. Việc dùng phân trùn để cung cấp dinh dưỡng cho cây là không phải đạo lắm, chắc chắn là cây sẽ không phát triển bằng phân hoai mục rồi.
Một cái thì nhiều vsv ít dinh dưỡng, còn một cái thì nhiều dinh dưỡng ít vsv. Nên việc sử dụng phân như thế nào, kết hợp ra sao, vào thời điểm nào là vấn đề cần hiểu rõ. Anh nghĩ bác @Thuy-canh có thể giải đáp thắc mắc này cho anh em mình.
Thân!
 
Có em vào xôm tụ hẳn lên. À mà bác @Thuy-canh cũng lớn tuổi rồi đó em, theo anh, em nên gọi là chú hoặc bác.

Anh có suy nghĩ này, đã bền vững thì ngày càng bền vững, sau một thời gian canh tác thì nó càng năng động hơn, chuyển hóa năng lượng tốt hơn, khả năng chống tác động xấu từ ngoại cảnh tốt hơn. Chứ 10 năm hoặc hơn chút thì không thể gọi là bền vững. Theo anh thì bền vững phải tính được cho trên 3 đời. Quan điểm riêng của anh thôi nha hehe.

Cây trồng hút các chất vô cơ hữu dụng. Mà muốn biến các chất hữu cơ, vô cơ thành chất hữu dụng cho cây thì cần có vi sinh vật... Khi nuôi trùn, các chất dinh dưỡng nằm hết ở con trùn, phân trùn chỉ còn lại chất mùn và vsv, nên tác dụng chính của nó tạo mùn và tăng vsv cho đất. Việc dùng phân trùn để cung cấp dinh dưỡng cho cây là không phải đạo lắm, chắc chắn là cây sẽ không phát triển bằng phân hoai mục rồi.
Một cái thì nhiều vsv ít dinh dưỡng, còn một cái thì nhiều dinh dưỡng ít vsv. Nên việc sử dụng phân như thế nào, kết hợp ra sao, vào thời điểm nào là vấn đề cần hiểu rõ. Anh nghĩ bác @Thuy-canh có thể giải đáp thắc mắc này cho anh em mình.
Thân!
Hi. Vậy e sẽ gọi chú @Thuy-canh cho đúng trên dưới vậy. Cảm ơn a đã nhắc nhở nha.
A @KhangTrung tình trồng những loại rau gì. A thấy rau diếp cá thế nào, em nghĩ đất đai a ít a nên trồng một số loại cây cần ít diện tích như giá, rau mầm,...nó sẽ phù hợp với a hơn.
E thì e xưa giờ em đều bón phân chuồng ủ hoai, e trồng cây công nghiệp thì 2 năm e bỏ 1 lần. Chứ bỏ nhiều xanh cây quá thì toàn ăn lá thôi không có trái hì hì. Còn bón cho rau e nghĩ càng nhiều càng tốt mà phải đảo đều với đất, em cũng đang lên kế hoạch để thực hiện kế hoạch trồng rau nuôi gà thả vườn đây a. Rất vui khi có a đồng hành cùng với e, có gì hay ae mình chia sẻ học hõi lẫn nhau. Nhờ chú @Thuy-canh tư vấn cho nữa. Hi
 
Nên thêm cây lạc vào danh sách giống cây nông nghiệp bền vững
Lạc hút đạm của trời , giúp đất tơi xốp hơn , lá thân cây lạc có thể chăn nuôi hoặc làm phân
Trái lạc có thể lấy hạt để ăn , mà hạt lạt thì tuyệt vời - giàu năng lượng cho người nông dân nhất là người đó ăn chay
Nghe bác thuy-canh nói cây to hút khoáng dưới đất mà trong mô hình của bác có cây to nào đây
Zậy là chúng ta cần bổ sung thêm phân cho đất đúng không nào
Trong mô hình bền vững này cháu thấy có một điểm cần phải học hỏi đó là - đào đất lên đổ ruột cá xuống rồi lấp đất lại và thả giun , giun sẽ chung xuống ăn ruột cá và ỉa lên trên , giúp đất tơi xốp
 
Back
Top