Võ Đông Sơ là con cái nhà ai ?

truongkhoi2004

Chẳng lẽ tiêu lưng ba vạn sáu
Dân miền Tây mười người thì hết… 11 người thuộc bài ca vọng cổ Võ Đông Sơ của soạn giả Viễn Châu : “Biên cương lá rơi, Thu Hà em ơi / Đường dài mịt mù, em không tới nơi…“. Trong 11 người ấy, ai cũng biết Võ Đông Sơ… chết, vì bị bắn tên, bởi câu vọng cổ đầu tiên trong bài này là : “Trời ơi ! Bởi sa cơ giữa chiến trường thọ tiễn, nên Võ Đông Sơ đành chia tay vĩnh viễn Bạch Thu (ớ ơ ờ)… Hà“. Thế nhưng cũng trong số… 11 người ấy, chắc chỉ có một người biết Võ Đông Sơ là con cái nhà ai ?
V%C3%B5-%C4%90%C3%B4ng-S%C6%A1-bi%E1%BA%BFm-h%E1%BB%8Da.jpg

Cũng phải thôi, vì nhân vật Võ Đông Sơ xuất hiện lần đầu tiên trong tiểu thuyết lịch sử Giọt máu chung tình của Tân Dân Tử từ năm 1926, cách đây gần cả thế kỷ. Vài năm sau, tiểu thuyết đó được chuyển thể thành cải lương, nhưng bản vọng cổ thì mãi đến thập niên 1960 mới ra đời. Bản vọng cổ lâm ly ấy tập trung vô tình tiết Võ Đông Sơ sắp chết (và vô vọng cổ trước khi chết), chớ hổng phải là tiểu thuyết, và cũng hổng phải tiểu sử Võ Đông Sơ, nên các thế hệ về sau chỉ biết bài ca vọng cổ mà không cần biết chàng là con ai. Có người còn nghĩ chàng là… người Tàu, căn cứ vô tên người yêu là Bạch Thu Hà, giống tên Tàu quá xá.

May sao, nhờ thời buổi Internet, có người sục sạo Google, đọc lại tiểu thuyết Giọt máu chung tình và biết được Võ Đông Sơ đích thị là người Việt, con của một nhân vật lịch sử có thật hẳn hoi : Đó là Võ Tánh (武性, ? – 1801) – một danh tướng triều Nguyễn, là cha, còn mẹ chàng là Công chúa Ngọc Du.

Gi%E1%BB%8Dt-m%C3%A1u-chung-t%C3%ACnh-T%C3%A2n-D%C3%A2n-T%E1%BB%AD-1.jpg

Gi%E1%BB%8Dt-m%C3%A1u-chung-t%C3%ACnh-T%C3%A2n-D%C3%A2n-T%E1%BB%AD-2.jpg

Ai đọc qua sử Việt cũng đều biết Võ Tánh giữ thành Quy Nhơn và đã tuẫn tiết tại đó năm 1801. Võ Tánh là nhân vật có thật, vậy Võ Đông Sơ thì sao? Đến 99% rằng đây chỉ là nhân vật hư cấu của Tân Dân Tử, vì ngoài tiểu thuyết Giọt máu chung tình của ông thì không hề có bất kỳ tư liệu lịch sử nào nhắc đến con trai Võ Tánh là Võ Đông Sơ cả. Hơn nữa, tình tiết của tiểu thuyết không có gì khớp với lịch sử vào thời kỳ đó (thời kỳ đầu triều Nguyễn).

Ấy, nhưng sau khi tìm ra tung tích Võ Đông Sơ rồi, nhiều bài viết trên mạng mặc nhiên cho rằng chàng là nhân vật có thật và phăng ra nhiều tình tiết y như thiệt. Tỉ như, ở Gò Công (là nơi Võ Tánh khởi nghiệp) nay còn đền thờ ông, người ta bèn kể chuyện rằng dạo ấy Võ Đông Sơ đã từ Quy Nhơn phi ngựa về Gò Công để tế cha giữa đêm trường ai oán. Người ta cũng căn cứ theo sử liệu rằng Võ Tánh sinh ra ở Trấn Biên và nói rằng ông sinh quán tại Biên Hòa. Hích, nghe qua tưởng là đúng, nhưng mà… trật lất. Thủ phủ Trấn Biên đúng là Biên Hòa, nhưng hồi ấy Trấn Biên rộng lắm, bao trùm cả Bà Rịa – Vũng Tàu và thật sự sinh quán của Võ Tánh là Bà Rịa chớ đâu phải Biên Hòa ?
T%C3%A2n-D%C3%A2n-T%E1%BB%AD-600x789.jpg

Chân dung nhà văn Tân Dân Tử (nguyên danh Nguyễn Hữu Ngỡi, 1875 – 1955). Ông là tác giả của một số tiểu thuyết như Giọt máu chung tình, Gia Long tẩu quốc, Hoàng tử Cảnh như Tây, Gia Long phục quốc, Tham ắt phải thâm cùng nhiều thi phẩm và bài báo khác.

Tiếc rằng những suy diễn trật lất ấy nhờ công nghệ trích và sao chép trên mạng lan ra tùm lum nên nhiều người cứ tưởng là đúng. Vậy là, nhờ Internet ta tìm ra thông tin và cũng nhờ đó ta làm thông tin đi lạc luôn. Thôi kệ, sẵn đây cũng góp chút tưng tửng cho vui quanh chàng Võ Đông Sơ.

Võ Đông Sơ kêu trời : “Trời ơi ! Bởi sa cơ giữa chiến trường thọ tiễn nên Võ Đông Sơ đành chia tay vĩnh viễn Bạch Thu… Hà“. Kêu, nhưng mà vừa kêu vừa ca, nên ta gọi là kêu ca. Có phải Võ Đông Sơ đã kêu (ca) như vậy không ?

Nếu Võ Đông Sơ là người Bắc thì chàng đã kêu như sau : “Ối giời ơi ! Bởi sa cơ giữa chiến trường thọ tiễn nên Võ Đông Sơ đành chia tay vĩnh viễn Bạch Thu… Hà“. Võ Đông Sơ không phải người Bắc, nên không ca “Ối giời ơi !“, nhưng chàng đâu phải người Nam mà ca “Trời ơi !” ?

Theo tiểu thuyết Giọt máu chung tình, Võ Đông Sơ lớn lên ở Quy Nhơn và khi cha mất chàng sống với chú ở Quy Nhơn, vậy ắt là chàng nói giọng… Bình Định. Người Bình Định phát âm chữ “Trời ơi” nửa giống “Trầu quâu”, nửa giống “Trờ quơ”… Thôi thì ta tạm “phiên âm” thành “Trầu quâu” vậy !

Và như vậy ắt hẳn là Võ Đông Sơ đã ca như vầy : “Trầu quâu ! Bở sa cơ giữa chiến trường thọ tiễn, nên Dzỏ Đông Sơ đành chia te dzĩnh dziễn Bạch Thu…ớ ơ ơ… Hèa…“.

Dzẫy nghen !

(theo : Hai Ẩu – eChip)
Người dân Nam bộ đa phần yêu vọng cổ, cải lương
Đêm khuya thanh vắng, ngồi bên sông gió trời lồng lộng, vừa nhâm nhi ly rượu với tri kỷ vừa đờn ca tài tử thì không còn thú gì bằng.
Như nhóm thanh niên này, thèm nhậu như thế này quá

Và cảm thấy thương anh bán vé số này quá, cuộc đời khốn khổ anh đưa hết nỗi niềm vào câu ca

Mấy ông nhạc sĩ, soạn giả ngày xưa không hiểu sao có thể viết được những ca từ hay như vậy
" Nga ơi mối tình thơ mộng của chúng ta ví như giọt sương đêm đọng mềm trên cỏ rối
Rồi rựng sáng ngày mai khi bình minh trở lại thì hạt sương kia sẽ tan vụng với trưa nồng ! ......."

Hay như trích đoạn sau :
TTT: Thưa bà!
TN: Kìa, ông là ai?
TTT: Tôi là kẻ từ một miền xa xôi lắm, đạp sương hàn, đội gió tuyết trở về đây.
TN: Để làm gì?
TTT: Để kể cho bà nghe một câu chuyện.
TN: Chuyện gì?
TTT: Chuyện ban đầu của một người con gái, chuyện đau thương của một kẻ đăng trình. Đêm qua, tôi có về ngang qua nơi hò hẹn cũ, thì mới hay người con gái ấy đã sang sông.
TN: Thôi, ông đừng làm cho tôi thêm bàng hoàng xúc động. Ông hãy đi đi, ông hãy đi đi.

TTT: Bà ơi tôi sẽ ra đi để tiễn đưa mùa thu vào một giấc mơ buồn bã, rồi có một chiều nào bà dừng chân nơi quán lạ xin dừng lại phút giây hoài niệm kẻ đăng… trình. 16
Tôi đã ra đi là chấp nhận riêng mình, 20
một cuộc sống bên trời cô độc, như loài chim buồn lạc lõng giữa đêm sương. 24
Bà ơi, có khi nào bà chạnh nhớ thương đến một kẻ đã cùng bà hẹn ước, 28
thì xin bà hãy quay về nơi kỷ niệm và khóc cho nhau vài giọt lệ ban đầu. 32 HÒ

TN: Ông là ai mà nói ra những lời nghẹn ngào nức nở, nhắc chuyện ban đầu của hai đứa yêu nhau, có phải ông là kẻ đã ra đi bỏ lại sau lưng niềm trống lạnh?

TTT: Bà ơi, ví như tôi với bà đã cùng nhau thề non hẹn biển, thì giấc mơ kia đâu còn chi nữa khi rượu tân hôn đang nồng nặc phía loan phòng. 16
TN: Tâm ca! Trời ơi.
Bà đã bình yên khoác áo theo chồng, 20
bà đã tận hưởng một cuộc đời vàng son hoa mộng bỏ lại bên đường một vài kỷ niệm đơn sơ. 24
Tôi đến đây là để chúc tụng cho bà, đêm hôn lễ được vô vàn hạnh phúc 28
và hãy quên đi những gì đêm gặp gỡ, cho dặm trời xa không bỡ ngỡ mộng sông hồ. 32

TN: Tâm ca, anh đã cố tình vĩnh viễn xa em?
TTT: Để cho bà bình yên lên kiệu cưới!
TN: Đó là quyết định của sư mẫu em, làm sao em cải lời người cho được!?

TTT: Bà ơi dù muốn không thì bà cũng đã là vợ của người ta, còn tôi tôi chỉ là kẻ đứng bên lề hạnh phúc. 12
Có tiếc thương cũng đành xa biệt, mộng mị nào rồi cũng tàn cuộc giữa canh sương. 16
Thì thôi, đường bà bà đi đường tôi tôi bước, chạnh gót quan hà một sáng mùa thu, 20
tôi sẽ dừng chân bên triền đồi cỏ lạ để lắng nghe chim quyên đang rộn rã kêu sầu. 24
TTT: Đó là lúc bà đã bình yên trong cuộc sống, bên cạnh chồng và những đứa con xinh. 28
Còn tôi với cuộc đời không định hướng, gió bụi sông hồ sẽ vùi lấp bước chân hoang. 32
 


Last edited:
Dân miền Tây mười người thì hết… 11 người thuộc bài ca vọng cổ Võ Đông Sơ của soạn giả Viễn Châu : “Biên cương lá rơi, Thu Hà em ơi / Đường dài mịt mù, em không tới nơi…“. Trong 11 người ấy, ai cũng biết Võ Đông Sơ… chết, vì bị bắn tên, bởi câu vọng cổ đầu tiên trong bài này là : “Trời ơi ! Bởi sa cơ giữa chiến trường thọ tiễn, nên Võ Đông Sơ đành chia tay vĩnh viễn Bạch Thu (ớ ơ ờ)… Hà“. Thế nhưng cũng trong số… 11 người ấy, chắc chỉ có một người biết Võ Đông Sơ là con cái nhà ai ?
V%C3%B5-%C4%90%C3%B4ng-S%C6%A1-bi%E1%BA%BFm-h%E1%BB%8Da.jpg

Cũng phải thôi, vì nhân vật Võ Đông Sơ xuất hiện lần đầu tiên trong tiểu thuyết lịch sử Giọt máu chung tình của Tân Dân Tử từ năm 1926, cách đây gần cả thế kỷ. Vài năm sau, tiểu thuyết đó được chuyển thể thành cải lương, nhưng bản vọng cổ thì mãi đến thập niên 1960 mới ra đời. Bản vọng cổ lâm ly ấy tập trung vô tình tiết Võ Đông Sơ sắp chết (và vô vọng cổ trước khi chết), chớ hổng phải là tiểu thuyết, và cũng hổng phải tiểu sử Võ Đông Sơ, nên các thế hệ về sau chỉ biết bài ca vọng cổ mà không cần biết chàng là con ai. Có người còn nghĩ chàng là… người Tàu, căn cứ vô tên người yêu là Bạch Thu Hà, giống tên Tàu quá xá.

May sao, nhờ thời buổi Internet, có người sục sạo Google, đọc lại tiểu thuyết Giọt máu chung tình và biết được Võ Đông Sơ đích thị là người Việt, con của một nhân vật lịch sử có thật hẳn hoi : Đó là Võ Tánh (武性, ? – 1801) – một danh tướng triều Nguyễn, là cha, còn mẹ chàng là Công chúa Ngọc Du.

Gi%E1%BB%8Dt-m%C3%A1u-chung-t%C3%ACnh-T%C3%A2n-D%C3%A2n-T%E1%BB%AD-1.jpg

Gi%E1%BB%8Dt-m%C3%A1u-chung-t%C3%ACnh-T%C3%A2n-D%C3%A2n-T%E1%BB%AD-2.jpg

Ai đọc qua sử Việt cũng đều biết Võ Tánh giữ thành Quy Nhơn và đã tuẫn tiết tại đó năm 1801. Võ Tánh là nhân vật có thật, vậy Võ Đông Sơ thì sao? Đến 99% rằng đây chỉ là nhân vật hư cấu của Tân Dân Tử, vì ngoài tiểu thuyết Giọt máu chung tình của ông thì không hề có bất kỳ tư liệu lịch sử nào nhắc đến con trai Võ Tánh là Võ Đông Sơ cả. Hơn nữa, tình tiết của tiểu thuyết không có gì khớp với lịch sử vào thời kỳ đó (thời kỳ đầu triều Nguyễn).

Ấy, nhưng sau khi tìm ra tung tích Võ Đông Sơ rồi, nhiều bài viết trên mạng mặc nhiên cho rằng chàng là nhân vật có thật và phăng ra nhiều tình tiết y như thiệt. Tỉ như, ở Gò Công (là nơi Võ Tánh khởi nghiệp) nay còn đền thờ ông, người ta bèn kể chuyện rằng dạo ấy Võ Đông Sơ đã từ Quy Nhơn phi ngựa về Gò Công để tế cha giữa đêm trường ai oán. Người ta cũng căn cứ theo sử liệu rằng Võ Tánh sinh ra ở Trấn Biên và nói rằng ông sinh quán tại Biên Hòa. Hích, nghe qua tưởng là đúng, nhưng mà… trật lất. Thủ phủ Trấn Biên đúng là Biên Hòa, nhưng hồi ấy Trấn Biên rộng lắm, bao trùm cả Bà Rịa – Vũng Tàu và thật sự sinh quán của Võ Tánh là Bà Rịa chớ đâu phải Biên Hòa ?
T%C3%A2n-D%C3%A2n-T%E1%BB%AD-600x789.jpg

Chân dung nhà văn Tân Dân Tử (nguyên danh Nguyễn Hữu Ngỡi, 1875 – 1955). Ông là tác giả của một số tiểu thuyết như Giọt máu chung tình, Gia Long tẩu quốc, Hoàng tử Cảnh như Tây, Gia Long phục quốc, Tham ắt phải thâm cùng nhiều thi phẩm và bài báo khác.

Tiếc rằng những suy diễn trật lất ấy nhờ công nghệ trích và sao chép trên mạng lan ra tùm lum nên nhiều người cứ tưởng là đúng. Vậy là, nhờ Internet ta tìm ra thông tin và cũng nhờ đó ta làm thông tin đi lạc luôn. Thôi kệ, sẵn đây cũng góp chút tưng tửng cho vui quanh chàng Võ Đông Sơ.

Võ Đông Sơ kêu trời : “Trời ơi ! Bởi sa cơ giữa chiến trường thọ tiễn nên Võ Đông Sơ đành chia tay vĩnh viễn Bạch Thu… Hà“. Kêu, nhưng mà vừa kêu vừa ca, nên ta gọi là kêu ca. Có phải Võ Đông Sơ đã kêu (ca) như vậy không ?

Nếu Võ Đông Sơ là người Bắc thì chàng đã kêu như sau : “Ối giời ơi ! Bởi sa cơ giữa chiến trường thọ tiễn nên Võ Đông Sơ đành chia tay vĩnh viễn Bạch Thu… Hà“. Võ Đông Sơ không phải người Bắc, nên không ca “Ối giời ơi !“, nhưng chàng đâu phải người Nam mà ca “Trời ơi !” ?

Theo tiểu thuyết Giọt máu chung tình, Võ Đông Sơ lớn lên ở Quy Nhơn và khi cha mất chàng sống với chú ở Quy Nhơn, vậy ắt là chàng nói giọng… Bình Định. Người Bình Định phát âm chữ “Trời ơi” nửa giống “Trầu quâu”, nửa giống “Trờ quơ”… Thôi thì ta tạm “phiên âm” thành “Trầu quâu” vậy !

Và như vậy ắt hẳn là Võ Đông Sơ đã ca như vầy : “Trầu quâu ! Bở sa cơ giữa chiến trường thọ tiễn, nên Dzỏ Đông Sơ đành chia te dzĩnh dziễn Bạch Thu…ớ ơ ơ… Hèa…“.

Dzẫy nghen !

(theo : Hai Ẩu – eChip)
Người dân Nam bộ đa phần yêu vọng cổ, cải lương
Đêm khuya thanh vắng, ngồi bên sông gió trời lồng lộng, vừa nhâm nhi ly rượu với tri kỷ vừa đờn ca tài tử thì không còn thú gì bằng.
Như nhóm thanh niên này, thèm nhậu như thế này quá

Và cảm thấy thương anh bán vé số này quá, cuộc đời khốn khổ anh đưa hết nỗi niềm vào câu ca

Mấy ông nhạc sĩ, soạn giả ngày xưa không hiểu sao có thể viết được những ca từ hay như vậy
" Nga ơi mối tình thơ mộng của chúng ta ví như giọt sương đêm đọng mềm trên cỏ rối
Rồi rựng sáng ngày mai khi bình minh trở lại thì hạt sương kia sẽ tan vụng với trưa nồng ! ......."

Hay như trích đoạn sau :
TTT: Thưa bà!
TN: Kìa, ông là ai?
TTT: Tôi là kẻ từ một miền xa xôi lắm, đạp sương hàn, đội gió tuyết trở về đây.
TN: Để làm gì?
TTT: Để kể cho bà nghe một câu chuyện.
TN: Chuyện gì?
TTT: Chuyện ban đầu của một người con gái, chuyện đau thương của một kẻ đăng trình. Đêm qua, tôi có về ngang qua nơi hò hẹn cũ, thì mới hay người con gái ấy đã sang sông.
TN: Thôi, ông đừng làm cho tôi thêm bàng hoàng xúc động. Ông hãy đi đi, ông hãy đi đi.

TTT: Bà ơi tôi sẽ ra đi để tiễn đưa mùa thu vào một giấc mơ buồn bã, rồi có một chiều nào bà dừng chân nơi quán lạ xin dừng lại phút giây hoài niệm kẻ đăng… trình. 16
Tôi đã ra đi là chấp nhận riêng mình, 20
một cuộc sống bên trời cô độc, như loài chim buồn lạc lõng giữa đêm sương. 24
Bà ơi, có khi nào bà chạnh nhớ thương đến một kẻ đã cùng bà hẹn ước, 28
thì xin bà hãy quay về nơi kỷ niệm và khóc cho nhau vài giọt lệ ban đầu. 32 HÒ

TN: Ông là ai mà nói ra những lời nghẹn ngào nức nở, nhắc chuyện ban đầu của hai đứa yêu nhau, có phải ông là kẻ đã ra đi bỏ lại sau lưng niềm trống lạnh?

TTT: Bà ơi, ví như tôi với bà đã cùng nhau thề non hẹn biển, thì giấc mơ kia đâu còn chi nữa khi rượu tân hôn đang nồng nặc phía loan phòng. 16
TN: Tâm ca! Trời ơi.
Bà đã bình yên khoác áo theo chồng, 20
bà đã tận hưởng một cuộc đời vàng son hoa mộng bỏ lại bên đường một vài kỷ niệm đơn sơ. 24
Tôi đến đây là để chúc tụng cho bà, đêm hôn lễ được vô vàn hạnh phúc 28
và hãy quên đi những gì đêm gặp gỡ, cho dặm trời xa không bỡ ngỡ mộng sông hồ. 32

TN: Tâm ca, anh đã cố tình vĩnh viễn xa em?
TTT: Để cho bà bình yên lên kiệu cưới!
TN: Đó là quyết định của sư mẫu em, làm sao em cải lời người cho được!?

TTT: Bà ơi dù muốn không thì bà cũng đã là vợ của người ta, còn tôi tôi chỉ là kẻ đứng bên lề hạnh phúc. 12
Có tiếc thương cũng đành xa biệt, mộng mị nào rồi cũng tàn cuộc giữa canh sương. 16
Thì thôi, đường bà bà đi đường tôi tôi bước, chạnh gót quan hà một sáng mùa thu, 20
tôi sẽ dừng chân bên triền đồi cỏ lạ để lắng nghe chim quyên đang rộn rã kêu sầu. 24
TTT: Đó là lúc bà đã bình yên trong cuộc sống, bên cạnh chồng và những đứa con xinh. 28
Còn tôi với cuộc đời không định hướng, gió bụi sông hồ sẽ vùi lấp bước chân hoang. 32
Trời ơi !
AAAAAGIVIETTTT thiệt là dở hơi , một thờòi lắm kẻ dở hơi lắm người dốt nát ai à á aaaaaaa ......
Thôi đành tan nát cái giọng anh hùnggggggg.
Xanh đen đỏ trắng à ơ ơ ơ ....
Tan nát ảo vọng ta là ai ?
 
Bài viết có nội dung tương tự


Back
Top