Vườn rau mùa xuân!

Trong chúng ta, ai cũng phải ăn rau. Gần đây, nạn rau bẩn, không kiểm soát được làm mọi người lo sợ.
Sợ thì sợ, nhưng rau thì vẫn phải ăn!

Có nhiều người tự tạo một vườn rau nho nhỏ, tận dụng những chỗ trống trong nhà, trên sân thượng để tự trồng rau sạch cải thiện bửa ăn. Nhưng rồi có rất nhiều người bỏ cuộc giữa chừng...

Người viết bài này cũng đã làm vườn rau và đã bỏ cuộc, rồi làm lại...Nay không bỏ cuộc nữa, rau sạch lúc nào cũng sẵn sàng...

Khai ...bàn phím đầu xuân, xin trao đổi 1 số kinh nghiệm với các bạn muốn tự làm rau sạch như sau:
Vì sao ta không duy trì liên tục vườn rau tại gia?
1-Do lười biếng!
Tính lười biếng có sẵn trong mỗi con người. Lúc mới khởi sự làm thì rất hứng khởi, nhưng sau đó do phải bận rộn để nuôi dưỡng vườn rau (dù chẳng mấy công) nên chán dần và không còn ham hố nữa. Bỏ cuộc!
2-Do bận rộn:
Vườn rau tuy nhỏ, nhưng cũng cần bàn tay ta chăm sóc liên tục, nếu không nó sẽ héo tàn. Nhiều lúc bận rộn, hoặc phải đi công tác xa lâu ngày, không chăm tưới, vườn rau sẽ tan hoang!
3- Lý do khác:
Có những lý do lãng xẹt, ví dụ chồng làm vườn rau sạch, xanh mơn mởn; nhưng không ai hái ăn. Vợ con đi chợ cứ theo thói quen mua rau bẩn ở chợ, sinh ra cự cãi nhau, chán! Bỏ cuộc...
Cũng có khi trồng rau không cân đối, loại trồng quá nhiều, ăn không hết, bỏ già hoặc cắt cho hàng xóm; trong khi những loại rau khác không trồng, hoặc trồng ít, không đủ ăn; ăn hoài vài loại rau, ngán. Bỏ cuộc.
Vậy phải làm sao duy trì liên tục vườn rau sạch tại gia?
C
ách của tôi là làm vườn rau sạch sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt.

Agriviet.Com-vuon_rau.jpg

Bồn trồng rau của tôi trên tầng 3; dài 5m, rộng trung bình 0,8m; diện tích khoảng 4 mét vuông
Cơ cấu đất trong bồn 2/3 đất sét+1/3 đất cát.
Để cấp nước cho bồn rau, tôi dùng nước thủy cục, sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt
Đầu tiên, đi ống 21 theo chiều dài bồn, sát vách và kết nối vào đường ống cấp nước của gia đình, gắn van 21 ở đầu ống
Agriviet.Com-van_tren.jpg

Làm hệ thống tưới nhỏ giọt:
+
Gắn cọng sắt khoảng 3 mm giữa bồn rau làm giá đở, buộc ống đen 4,5mm vào cọng sắt (dùng dây rút), cứ 0,3 m; ta lắp 1 van nhỏ giọt 2 đầu (van chữ thập); 2 đầu ống 4,5 mm; gắn van nhỏ giọt 1 đầu.
Agriviet.Com-1_van.jpg

Nối các van tưới vào ống 21 bằng cách dùng T trắng 5mm (loại dài) và đầu đen 1 đầu:
Agriviet.Com-noi.jpg



(Cách làm: Khoan lỗ 4,5 mm trên ống 21-khoảng 1 mét có 1 lỗ khoan- gắn đầu đen 1 đầu vào lỗ trên ống 21, tiếp đó gắn ống đen 4,5mm; cuối cùng dùng T trắng 5mm gắn kết vào hệ thống van nhỏ giọt giữa bồn)
+Như vậy, khi ta mở van 21 thì nước cấp vào hệ thống và đến các van nhỏ giọt để cấp nước cho bồn rau.
Làm đất, trồng rau và vận hành hệ thống tưới:
Nhất thiết phải trộn đất sét và cát trong bồn cho đều; sau đó xả nước vào bồn, dùng mặt nước cân bằng mặt đất càng phẳng càng tốt.
Để cho nước rút, tiến hành xịt thuốc diệt cỏ tiền nẫy mầm phổ rộng thật kỷ trên toàn mặt bồn trồng rau.
(Việc xịt thuốc diệt tiền nãy mầm có ảnh hưởng đến chất lượng rau, nhưng ít tốn công nhổ cỏ về sau, vì hạt cỏ dại luôn có sẵn trong đất.
Sau đó, nên để 15-20 ngày sau khi xịt thuốc mới tiến hành gieo hạt, trồng rau. Hơn nữa, ta chỉ xịt thuốc diệt cỏ 1 lần khi khởi sự vườn rau, về sau, rau che lấp, sẽ hạn chế cỏ dại. Còn nếu bạn ngại thì có thể bỏ qua công đoạn nay, nhưng về sau phải tỉ mẫn, lần mò nhổ cỏ xen lẫn trong rau)
Gieo trồng rau:
-Rải đều phân vi sinh (khoảng 180 ngàn/50 kg - không nên trộn thêm phân hóa học) trên mặt luống; bình quân 2kg/ mét vuông. Xới đất trong bồn rau cho phân trộn lẫn với đất và tơi xốp.
-Mua các hạt giống rau, hoặc rau ngoài chợ mà bạn thích ăn về gieo, trồng. Gieo mỗi loại rau 1 ít phù hợp với nhu cầu dùng rau của gia đình; số hạt thừa, đóng gói lại, cất vào ngăn mát trong tủ lạnh để dùng lần sau.
Vận hành hệ thống tưới nhỏ giọt:
S
au khi gieo hạt, vặn van nhỏ giọt cho nước thấm đều vào cơ cấu đất phân trong bồn rau.

Sau đó, vặn thật chặt các van nhỏ giọt, đến khi không có giọt nước nào chảy ra nữa! Để van 21 ở trạng thái mở rất nhỏ.

Làm cách này, ban ngày nước không nhỏ giọt vào bồn rau, do ban ngày cư dân dùng nước nhiều; áp suất trong hệ thống cấp nước xuống rất thấp; nhưng ban đêm, khi cư dân không dùng nước, áp suất nước trong hệ thống cấp nước tăng rất cao, lúc đó, van nhỏ giọt sẽ hoạt động, cấp nước vào bồn rau với lưu lượng rất nhỏ (5-10 giây ra 1 giọt nước); đến sáng hôm sau, van nhỏ giọt lại ngừng nhỏ giọt!
+Nữa đêm, quan sát đồng hồ nước của gia đình, thấy đồng hồ không chạy, dù hệ thống tưới nhỏ giọt trên bồn rau vẫn đang hoạt động; lý do là đồng hồ nước không đủ nhạy khi các van nhỏ giọt với lưu lượng quá nhỏ, và không đồng thời.
+Để đạt được yêu cầu "đêm tưới-ngày nghỉ' như trên, thời gian đầu, bạn phải mất công cân chỉnh các van nhỏ giọt và van 21, sao cho hệ thống đạt được trạng thái "làm đêm, ngủ ngày" (vì áp suất nước thủy cục không giống nhau ở từng khu vực dân cư). Về sau, cứ khoảng 6 tháng, cặn lắng sẽ làm nghẹt van nhỏ giọt (vì ta không dùng bộ lọc); bạn sẽ phải xả hết van nhỏ giọt, rửa sạch rồi cân chỉnh lại
+Ở đây, không phải tôi bày cho các bạn cách ăn cắp nước của công ty cấp nước để tưới rau, mà mục đích chính của cách tự động "tưới ban đêm, ngưng tưới ban ngày" là nhằm giúp chúng ta khỏi động tay động chân, mất công tưới rau (làm biếng!); nhưng hệ thống tưới vẫn hoạt động, cấp nước liên tục cho cây trồng.

Tôi đã làm thí nghiệm, đặt cốc thủy tinh chia vạch cả đêm dưới 1 van nhỏ giợt để đo lường, thấy mỗi van nhỏ giọt chỉ cấp vào bồn rau bình quân 0,5 lít/ đêm; như vậy, với 20 van nhỏ giọt, mỗi ngày đêm chỉ hết 10 lít, suy ra 1 tháng chỉ 300 lít nước; tức bằng 0,3 mét khối nước. Nếu trả tiền thì lượng nước trên cũng không đáng là bao. Nếu bạn áy náy lương tâm thì tự khai báo với công ty cấp nước để đóng thêm tiền nước cho lượng nước sử dụng chùa này!
Duy trì vườn rau:
Nên giao cho người nội trợ (vợ, con, người giúp việc...) nhiệm vụ thu hoạch và gieo trồng rau. Mỗi lần thu hoạch chỉ lấy vừa đủ dùng, tránh lãng phí vì đây là rau siêu sạch. Thu hoạch hàng rau nào, nhất thiết phải trồng hoặc gieo ngay hạt giống (có thể cùng loại hoặc loại rau khác) vào chỗ đất vừa thu hoạch. Làm như vậy, bạn đã "bán cái" công việc trồng và hái rau cho người khác. Khỏe như tinh!
Trồng rau gia đình khỏi lo sâu bệnh trên rau, vì thực tế rất ít, cứ để vậy cho sạch; nếu có lẫn con sâu bào trong rau thì...ăn lun! Cũng là chất nổ dưỡng mà!
Nói cho vui vậy, chứ thực tế các bà nội trợ mới biết gia đình cần, thích loại rau nào, lượng thu hoạch bao nhiêu là đủ, và nên điều chỉnh trồng mới loại rau nào cho phù hợp với sở thích của gia đình...
Trồng rau mà không mất công tưới, không tốn công làm cỏ, không mất công trồng, thu hoạch...chỉ lâu lâu bổ sung cho bồn rau ít phân vi sinh; giá thành đầu tư rất thấp (vài trăm ngàn) và bỏ công một buổi sáng chủ nhật là xong!

Như vậy là đáp ứng yêu cầu làm biếng quá rồi còn gì?

Và cứ thế, vườn rau sẽ được duy trì, đáp ứng rau sạch cho gia đình bạn!
Chúc bạn thành công!
 
Last edited:
Back
Top