Xin cho biết cách ủ giá theo cách truyền thống

  • Thread starter FreshFarm
  • Ngày gửi
Nhà tôi vẫn ủ giá để ăn bằng cách rải đậu xanh đã ngâm lên trên 1 mảnh vải cotong và dùng vật nặng đè lên, ngâm nước và để ráo nước vài ngày(quy trình rút gọn là vậy) là có giá sạch để ăn. Nhưng trước đây tôi có thấy mấy người làm giá bán họ dùng cát, là tre, chum sành, để ủ giá với số lượng lớn để bán. Bác nào biết cách làm giá này không? chia sẻ cho tôi với, cám ơn các bác
 


nhặt kĩ đỗ xanh, loại bỏ các hạt sâu mọt, nhỏ, thối để tránh giá bị thối sau này. cho đỗ vào thúng chà xát với nước, bỏ đỗ vào vại, đậy lá tre lên trên, dùng que tre để cài lại cho chắc chắn, hằng ngày đổ nước vào vại vài lần, ngâm 1 lúc rồi đổ nước đi, úp vại xuống. đợi giá dâng lên bằng miệng vại là thu hoạch được.
 
Cám ơn bác nhiều

Tôi thấy người ta dùng cát nữa, các bác cho hỏi họ làm giá như thế nào bằng cát?
 
Hai bạn góp ý đều có chỗ không tốt.
Tôi sẽ làm thí nghiệm, và đưa ảnh chụp lên cho các bạn coi.
Lần trước đã làm bằng rổ. Lần này làm bẳng khay.
Tôi vừa làm vừa kể lý do vì sao làm như vậy
*
Thí nghiệm chỉ có 5 ngày thôi, mà hỏi thì phải mất chục ngày.
Nghe chừng đi hỏi thì đáng tin hơn thì phải.
*
 
Lu vại làm giá , do dùng nhiều lần cho các đợt giá nên mầm bịnh phát triển có sẵn trong lu ( chùi rửa kĩ cũng không sạch vi khuẩn hoàn toàn)..nên sẽ có lần bị thất bại hư giá hết

Cát để giữ ẩm dùng 1 lần phải bỏ vì nếu dùng lại sẽ làm hư thúi giá do mầm bịnh đã phát triển nằm trong cát..rất nặng nề phiền và tốn kém ( cát mắc tiền lắm đấy)

Bây giờ người ta sản xuất giá bằng bao dệt bằng cói ( lác) bán rất nhiều ở Cholon..rất nhiều kích thước và bán mỗi bó là 10 bao
Đổ hột đậu xanh đã xử lí trước vào bao này cột lại..tưới nước và để bao nơi ẩm..tối

Khi xuất giá bán người ta bán từng bao cân lên tính theo kí lô thương lái mang bao có giá đi luôn

Sản xuất đợt sau dùng bao mới…giá sẽ không hư do bịnh hoặc vi khuẩn đã manh nha phát triển của đợt trước để lại
 
Nghe bác Mục Tử nói xài bao, lại thấy ở chợ giá đựng trong bao,
nên tôi sẽ làm thì nghiệm trong bao Nilon trong suốt dễ thấy.
Có điều bao ở chợ to, đựng mấy ký giá, còn tôi chỉ làm 2 lạng
rưỡi đỗ (có lẽ gần nửa ký giá) thôi. Vậy thì nghiệm vẫn chưa
được sát thực tế lắm. Ngày mai mới rảnh đi mua đỗ về làm được.
*
 
Nghe bác Mục Tử nói xài bao, lại thấy ở chợ giá đựng trong bao,
nên tôi sẽ làm thì nghiệm trong bao Nilon trong suốt dễ thấy.
Có điều bao ở chợ to, đựng mấy ký giá, còn tôi chỉ làm 2 lạng
rưỡi đỗ (có lẽ gần nửa ký giá) thôi. Vậy thì nghiệm vẫn chưa
được sát thực tế lắm. Ngày mai mới rảnh đi mua đỗ về làm được.
*

bác dùng túi vải tự may lấy vải dày 1 chút để giữ được nhiều ẩm..may nhiều túi..mỗi lần sài 1 túi sau đó ngâm giặt rồi phơi khô trong nắng..

bịch nilon kín quá..cây khi nảy mầm ngoài yếu tố quang hợp đã bị khống chế ( tối giá mới trắng) mầm còn hô hấp.. nilon kín quá không hô hấp được...chắc sẽ hư giá quá

dùng lu vại để làm giá lu không đậy nắp,,,nhưng cũng dễ hư vì giá ở giũa sẽ thiếu không khí... để thở
 

Đậu xanh mua ở chợ. Đậu của Trung Quốc.
Mỗi gói 2 lạng rưỡi. Không có đậu tốt hơn.
Trong hình, các con tôi đang chọn hạt xấu vứt đi.
*
IMG_0962.jpg

*
Đây là hình cho thấy rõ hạt đậu rất nhỏ, không
đều hạt, và méo mó. Vậy thì không thể làm được
giá đẹp. Chỉ có thể làm rễ ngắn rễ dài thôi.
*
IMG_0964.jpg

*
Đậu bỏ vào ngâm nước ấm. Sau 24 giờ, đậu sẽ chương
lên đầy hộp nhựa này, tăng thể tích gấp 4 (áng chừng):
*
IMG_0968.jpg

*
Đổi thùng khác đựng đỗ, vì khi đỗ mọc giá, sẽ rơi vãi ra ngoài
miệng hộp nhựa bé này. Đây là ngày thứ 2. Đã bong hết vỏ xanh.
*
IMG_0985.jpg

*
Đây là ngày thứ 3. Tôi chợt nhớ ra là không thể ngâm giá vào
bịch được, cũng không thể sang đi sang lại từ lọ đựng này sang
lọ đựng khác, vì làm xây xuớc đậu, gãy mầm, nhiễm khuẩn, thối
đậu. Ngoài ra, sau khi có giá, còn phải sàng sẩy vỏ xanh đi nữa.
*
IMG_0986.jpg

*
Mấy hôm nay trời Thu trở lạnh. Trong nhà ấm hơn, nhưng chỉ 20 độ.
Vì thế đậu nảy mầm rất chậm. Tôi không có máy đo nhiệt độ, cũng
không biết nhiệt độ tốt nhất là bao nhiêu, sợ ngâm nước quá ấm
thì chết đậu, hoặc nẩy mầm kém. Vì vậy, đành để yên như nhiệt độ
trong nhà. Thùng nhựa này, tôi khoan lỗ dưới đáy để rút nước ra.
Từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 3, không thấy đỗ này mầm, có dấu hiệu
xấu: nhiều hạt nổi (có khí bên trong) và thùng ngâm giá có mùi
men. Có lẽ thời gian ngâm quá lâu, và lỗ rút nước không đủ thoáng
khí, làm đỗ bị ngộp thở. Lần trước làm bằng rá, thì rễ dài tua tủa
nhưng tỷ lệ nảy mầm cao.
*
Lần trước Giá 3 ngày như thế này kia:
*
100_8608.jpg

*
 
anhmytran, bác ngâm đỗ tận 24h là 1 sai lầm lớn. tôii ngâm 6h trước khi đãi đỗ đem nấu, đỗ đã có mùi chua rồi. mẹ tôi làm giá thường chà xát đỗ tầm 10-15 phút , dội nước cho sạch rồi đem bỏ vào vại rồii. mà đỗ cần để trong bóng tối giúp tổng hợp auxin nhiều vì thế giá sẽ mập trắng, đằng này bác lại dùng lọ trong suốt
 
Lọ trong suốt cũng không sao, vì 2 lẽ:
1- Tôi làm trong nhà, ánh sáng qua cửa sổ không chiếu
thẳng vào lọ, và tôi trùm mền ủ ấm nữa.
2- Đỗ nảy mầm trong tự nhiên cũng có nắng, vẫn nở tốt.
*
Ngâm 24 giờ cũng không sao. Lần trước tôi cũng ngâm
24 giờ, tỷ lệ nảy mầm cũng gần 100%.
*
Lần này tỷ lện nảy mầm rất thấp, có lẽ vì mỗi lần cho
nước, tôi để ngâm 1-2 giờ rồi mới rút nưóc đi. Tôi nhớ
lại lần trước, tôi chỉ dúng rổ giá xuống nước thôi, mà
rễ dài quá, thân giá rất gày, nên lần này ngâm lâu hơn.
*
Bây giờ chỉ một số lên giá, nhưng rất chậm, rất ngắn,
và không dài bằng nhau. Một số hạt đậu ngả màu nâu,
nếu có bán, cũng không ai mua. Một số thân giá răt ngắn,
nhưng đã mọc lá. Như thế là số ngày đã nhiều, nhưng tốc
độ mọc giá chậm.
*
Tôi làm bình trong suốt để coi các lớp đậu khác nhau
thì nảy mầm ra sao. Lớp trên cùng thì thông thoáng nhất.
Lớp dưới cùng thì thời gian ngâm nước nhịn thở lâu nhất.
Kết quả, thì lớp trên cùng ra giá tốt hơn. Nhìn chung,
lớp trên cùng cũng không được bằng lần trước, làm từ
năm 2010, cũng đã đưa lên diễn đàn Nông Nghiệp rồi.
*
 
Đây là đạu giá đã 7 ngày, chụp từ trên:
*
IMG_0992_zpsb51810a3.jpg

*
Đây là đạu giá đã 7 ngày, đổ nghiêng đi để thấy lớp dưới đáy:
*
IMG_0993_zps4e9f5002.jpg

*
Như vậy, đậu dưới đáy chết nhiều hơn, màu nâu hơn.
*
Kết luận:
Ngâm nước lâu quá làm chết đậu.
*
*
*
Thí nghiệm 2 năm trước đây:
*
Đậu mua ở chợ:
*
100_8513.jpg

*
Đậu Ngâm cho nở:
*
100_8519.jpg

*
Đậu đã ngâm đủ nở:
*
100_8525.jpg

*
Rổ rá để làm giá:
*
100_8526.jpg

*
100_8528.jpg

*
Đậu cho vào rá rổ, rồi đậy một lớp giấy bản giữ ấm và ẩm:
*
100_8536.jpg

*
Rổ rá làm giá đặt trong chậu nước ấm, rồi đắp chăn lên:
*
100_8556.jpg

*
Ngày thứ 2:
*
100_8561.jpg

*
Thỉnh thoảng dìm xuống nước rồi nhấc lên:
*
100_8608.jpg

*
Rễ mọc dài tua tủa bên dưới rổ:
*
100_8620.jpg

*
Ngày thứ 5:
*
100_8621.jpg

*
100_8623.jpg

*
Những ngày tiếp theo, cứ nhìn lịch ở trong hình sẽ thấy:
*
100_8632.jpg

*
100_8633.jpg

*
100_8639.jpg

*
100_8643.jpg

*
100_8648.jpg

*
100_8651.jpg

*
Đậu giá mọc rễ quá dài, trong khi thân gày nhỏ, không thể bán được.
Vì thế, phải tìm cách khác mới làm được.
*
 
bác dùng khay có lỗ nên rễ xuyên qua lỗ để lấy ô xi vì thế mà rễ dài như vậy. lá thật thò ra khỏi 2 lá mầm là không đạt tiêu chuẩn rồi. phải tìm cách dùng vật gì đó nén chặt phía trên để giá khi dài ra sẽ tự dâng đẩy vật đè lên cao. mỗi lần ngâm nước chừng 10 đến 15 phút ròi đổ nước úp ngược bình xuống
 
"Đậu được đãi, rửa thật sạch, phơi ráo trong bóng râm, loại bỏ hạt xấu, ngâm nước trong nồi đất nung được cọ rửa sạch khoảng 3 đến 6 giờ liền đến khi đậu trương lên, nước ngâm nên dùng loại nước giếng khơi để món giá được trắng và ngọt, khi đậu đã trương tiếp tục lấy lá tre gài miệng nồi theo kiểu đan phên cài, sau đó úp nồi xuống nền đất đợi nảy mầm."

link đầy đủ: http://vi.wikipedia.org/wiki/Giá_đỗ#L.C3.A0m_gi.C3.A1_.C4.91.E1.BB.97

câu hỏi của bác hay đấy. bác thử làm thí nghiệm xem, đè nén sẽ làm cho giá ko thể cứ thoải mái dài thân gầy người đc. theo tôi đoán thì giá vẫn sẽ mọc theo hướng hướng lên miệng bình.
 
vừa gọi điện về cho mama, mẹ bảo giá sẽ mọc ngược lên đáy vại, cơ mà cứ úp vại suốt cho đến khi thay nước mới. nghĩa là ngâm nước 1 lúc rồi úp vại xuống cho đến lần thay nước lần sau.
 
Úp lên úp xuống, thì dễ gãy, dễ xây xước, dễ thối.
Mặt khác, tốn công tốn sức làm.
*
Tôi chỉ nhúng cả rổ xuống nước, rồi nhấc lên cho ráo.
Còn cách khác, là tưới nước từ trên xuống.
*
 
Làm giá đỗ theo phương pháp truyền thống thì phải có lá tre. Xem ra các chiên ra ở đây làm giá đỗ kiểu Mỹ nên không hề nhắc đến lá tre.

Làm giá đỗ thì khó gì, cứ 2 lạng đỗ được 1 kg giá. Đỗ nhặt đãi cho sạch. Ngâm đỗ 3 sôi 2 lạnh 6 giờ. Sau đó cho đỗ vào chõ đồ xôi, lèn xung quanh trên dưới bằng lá tre, cài vỉ tre lên trên cho chặt. Vỉ tre càng chặt càng được giá mập nhưng cẩn thận vỉ tre không đàn hồi không tháo được thì khối giá bị nóng và hỏng. Mỗi ngày ngâm nước 2-3 lần rồi để róc hết nước, tưới xen kẽ đều ngày đêm mỗi ngày cũng 3-5 lần nữa. Khoảng 3-5 ngày tùy mưa nắng nóng lạnh và ý thích thì được giá. Lá tre ổn định nhiệt độ cho giá đỗ, cũng như lá tre có loại chất đề kháng các mầm bệnh và cung cấp chất dinh dưỡng cho giá.

Không có lá tre thì lấy túi vải làm bằng khăn mặt bông được khoảng 1/4 thể tích đỗ. Cho nước hòa nước 3 sôi 2 lạnh ngâm như trên và dúng nước như trên. Tuy nhiên, giá này không được ngon.

Khi ra giá cần khéo không gẫy cọng, dùng sàng để sẩy hết vỏ đỗ, sàng và sẩy như thế nào thì HP xin kiếu, không dám giải thích cho lợn.

Cần chú ý là phải dùng nước giếng thì mầm giá mới đủ vi lượng mà sống, nếu dùng nước máy hay thậm chí là nước mưa, nước lọc, nước chai, nước đun sôi để nguội, là lại ra cám lợn.

Với các nhà sản xuất hiện đại thì người ta duy trì nhiệt độ khoảng 30 độ C, phòng có độ ẩm gần 100%. Người ta dùng máy phun sương được lập trình để duy trì độ ẩm, nhiệt độ, và không cần ngâm nước định kỳ. Trong cách làm gia đình của dân phố không có nước giếng thì người ta cho giá vào túi vải và lèn bằng khăn mặt bông ướt, cũng như dung dịch phân bón loáng đã pha sẵn.

Giá đỗ không thể cho chất kích thích như đám wiki và đám chó sủa trên internet, vì mầm giá đã phát triển hết cỡ, có chất kích thích là giá chết. Cho dù có dùng GA3 thì giá đỗ cũng không thể nảy mầm nhanh hơn hoặc cân nặng hơn, ngoài việc làm giá chết hàng loạt. Giá đỗ cũng có thể cho phân bón hóa học với tỷ lệ thích hợp thì nó sẽ mập, ví dụ như nước ngâm sử dụng độ 50ppm phân đạm ure (1 mét khối nước nửa lạng phân). Bón phân đạm cho rau là điều đương nhiên, phân đạm tất nhiên là sạch hơn phân hữu cơ, vì phân hữu cơ là cứt lợn, cứt gà hoặc là cứt người. Phân đạm khi sử dụng đã được rửa sạch, trừ lợn lợn ăn rau không rửa. Giá đỗ dù làm xịn đến mấy cũng khá nhiều vi khuẩn và về nguyên tắc thì mọi thứ rau sống đều ngon và đều bẩn. Người ta bán sẵn dung dịch ngâm đỗ làm giá đã có các thành phần phân đa lượng và vi lượng, dùng cho dân phố không có nước giếng, được đám chó dại sủa nhặng lên mặc dù các cơ quan đã kiểm tra thành phần và công bố là sạch.


Nếu như vào trời nắng, thì chế độ ngâm ủ thế này. Ngâm nước ban đầu như trên, mỗi ngày ngâm sáng tối 2 lần mỗi lần 15 phút rồi để róc nước, xen kẽ các lần ngâm thì tưới nước 4-5 lần mỗi ngày, khoảng cách các lần tưới đều cả ngày lẫn đêm.

Người ta làm ra hai loại giá là giá gầy và giá béo. Giá béo lèn chặt hơn và lấy sớm hơn, ăn non hơn. Giá gầy nhiều người ăn tinh tế thích hơn vì khi xào nó dai ròn hơn, cũng như đậm đà nhiều dinh dưỡng hơn. Theo cách ăn truyền thống thì giá béo để ăn chần như cho vào canh bún, giá gầy để xào làm thức ăn ăn với cơm.

Giá đỗ tương nhiều người thích ăn hơn giá đỗ xanh, nhưng ít người làm ra bán.




Nhân đây, mình nhắc rằng. từ đầu năm đến nay, tức nay là 9-2012, mỗi tháng các doanh nghiệp nông nghiệp lỗ 5 ngàn tỷ đồng việt nam. Con số tương ứng các nông dân lỗ sẽ lơn hơn 5-10 lần. Tất cả vì chiến dịch chó sủa nhặng lên trên internet cuả cái đám làm nông nghiệp kiểu Mỹ. Đây là một chiến dịch chó má nhất tấn công thẳng vào xương sống của kinh tế Việt nam là Nông Nghiệp, và chúng thực hiện bởi những kẻ cạnh tranh với nông dân Việt nam, tức các ông chủ Trung Quốc, Mỹ.... và chó mà nhất, những ông chủ đó thực hiện chiến dịch này bằng đ&cp của nông dân Việt nam.


Lá tre được kẹp để róc nước chống nhiễm khuẩn
la-tre.jpg


rắc vừa đủ hạt đỗ
7.jpg


chèn là tre xung quanh trên dưới
8.jpg


gài thanh tre vừa phải
image006.jpg
 
Last edited by a moderator:
Làm giá với số lượng đầy 1 đĩa, thì phải cần vài lá tre.
Làm giá với số lượng vài trăm ký mỗi ngày, thì tiền bỏ lá tre
vào sọt rác cũng không nhỏ, mà tính tiền mua lá tre thì còn
nhiều hơn.
*
Chửi Mỹ, thì nó cũng không chết được.
Người Việt ở Mỹ vẫn làm giá không có lá tre, cũng không có
nước giếng hay nước mưa, mà chỉ có nước máy thôi.
Người Việt ở Mỹ có chừng 1 triệu khi mới đến, chưa đẻ nhiều
con như bây giờ, và họ vẫn ăn giá, ít nhất mỗi tháng 1 lần.
Vậy số giá làm ra để bán hàng ngày ở Mỹ không ít.
Vấn đề ở chỗ tìm ra cách làm không lá tre mà vẫn có giá ngon.
*
 


Back
Top