Xin Giúp đỡ : Phòng trừ Đuông trên cây dừa ...

  • Thread starter hoan_ds
  • Ngày gửi
Nhờ giúp đỡ : Tình hình là nhà vườn dừa nhà em ( BR-VT ) có khoảng 400 cây , được gần 5 năm tuổi hơn một nửa đã ra trái ... và trong đó có khoản 30 cây đã bị con đuông phá hoại ...
Em cũng không biết phòng , trừ nó như thế nào ... Em rất mong sự tư vấn của các Bác có kinh nghiệm trong việc này
Nếu bác nào cho em biết được tên thuốc cũng như nơi mua thuốc phòng trừ nữa thì rất cảm ơn nhiều,và hậu tạ
Mong sự tư vấn của các Bác , em xin cảm ơn trước
(Lần sau em sẽ gửi hình lên cho các Bác xem thế nào )
Em tên Hoàn
Yh : Hoan_ds@yahoo.com
DT : 0907 544633
 


Chào bạn !
Theo như bạn nói thì vườn dừa của bạn có quá nhiều đuông rồi, nếu bạn không nhanh tay thì đuông từ 30 cây này nở ra, không những dừa của bạn mà những vườn dừa xung quanh cũng bị chúng phá hại. theo kinh nghiệm của mình thấy thì đuông dừa chỉ tấn công dừa tơ mới ra trái, đối với vường dừa trên 10 năm thì hấu như không còn thấy chúng nữa. Bây giờ bạn dùng cây vừa tay gỏ gỏ khám 30 cây kia, cây nào gỏ xong áp tai vào nghe tiếng rào rào bên trong thì hạ cây đó lấy đuông thôi, phần củ hủ bị ăn hết rồi, theo mình thì không có hy vọng cho 29 cây còn lại, đuông dừa chỉ có phòng thôi chứ không có trị, khi thấy cây dừa có biểu hiện héo úa bên ngoài thì bên trong xong rồi bạn ạ.
Trước giờ tôi và nhiều người ở Bến Tre hay dùng thuốc trừ sâu Basudin, phun lên phần đọt non, cây nào mới bị dụt thì cho thuốc vào rồi lấy đất trám lại, dùng bông gòn hay mụn dừa nhét vào bọc vải tẩm thuốc treo lên ngọn, nó nghe mùi hôi nó sợ bay đi, hết hôi lại cho thuốc vào.
nhân tiện mình nói luôn : ở Bến Tre còn 1 loài bọ cánh cứng tấn công dừa mọi lứ tuổi, nếu dừa nhà bạn có thì dùng thuốc lưu dẫn Actara phun định kỳ 1 tháng 1 lần đối với dừa tơ, còn với dừa cao phun không tới thì mình dùng khoan 10li tạo 1 lổ nghiêng chừng 35 độ, khoan sâu chừng 3cm rồi cho thuốc vào lấy đất đắp miệng lại. Mình chỉ biết có vậy hy vọng giúp được phần nào cho vườn dừa của bạn. ( với dừa uống nước bạn chú ý, thời gian cách ly trên bao bì khi dùng thuốc lưu dẫn nhé ).
 
làm bẫy bã feromon bằng cách mua bẫy dẫn dụ côn trùng có mùi thơm thơm ,Sau đó lấy một chiếc thùng nhựa có nắp ... đậy nắp thùng kín lại ... Khoét bên thân của thùng nhiều lỗ thủng ... treo cái bẫy lơ lửng ở trên nắp thùng ... Cái bẫy như một cái chuồng gió lơ lửng và phát ra mùi hấp dẫn .... Dưới thùng đổ nước tầm 5cm,nước có thuốc độc ko mùi thì càng tốt .... Sau đó lấy cái thùng buộc gô lại ngay phần ngọn của cây dừa .... Kiến dương khi trưởng thành sẽ tìm bạn tình . Chúng bị hấp dẫn bởi mùi thơm của bả feromon . Nó sẽ chui vào phần khoét lỗ của chùng nhựa ... khi chui vào sẽ có phản xạ tìm điểm tựa để đáp ( giống như đậu vào thân cây dừa vậy) Thùng nhẵn và nó sẽ rơi bịch xuống thứ nước độc mà ta pha ... Cứ thế chúng sẽ chết ... Khi bả hết mùi,trèo lên,lấy bả khác gài vào cái nắp thùng...

Bẫy bả chuyên dùng giệt kiến dương hỏi mấy công ti chuyên trồng dừa may chăng có. Hồi lâu có đọc báo nói trường ĐH gì đó ở TPHCM chế tạo thành công bả này rồi
 
chỗ thì đang tìm cáh ươn để nuôi, chỗ thì chậc vật để diệt.....
khổ thân nhà nông...
chỗ em có người ngừa kiến dương bằng cách bỏ basudin lên ngọn cây dừa luôn, hixhix....
 
Chào bạn "hoan_ds",
Kinh nghiệm của "DatPhuSa" và "nuoide" rất đáng quan tâm và ứng dụng. Tôi xin chia sẻ thêm với bạn như sau:
Đuông dừa gây hại quanh năm, tập trung nhiều vào tháng mưa (nhất là tháng 8 - 9). Hiện nay có nhiều biện pháp phòng trừ, quan trong nhất là biện pháp "tông hợp", canh tác gắn với phòng từ chứ không nên để bị đuông tấn công. Chăm sóc kết hợp vệ sinh ngọn dừa rất quan trọng, nhất là phòng từ kiến vương một sừng, loài này có thể đục vào thân cây dừa non, các vết đục này tạo điều kiện cho đuông dừa đẻ trứng gây hại làm chết cây.

Khuyến cáo của Viện nghiên cứu dầu và cây có dầu thì biện pháp phòng trừ như sau:
Thường xuyên vệ sinh vườn dừa (quan trọng). Nếu có điều kiện thì cho dừa ngập nước 1 - 2 ngày (vừa ngậ) diệt sâu non và nhộng. Dùng thuốc dạng hạt cho vào túi đặt vào bẹ, nách lá. Dùng thuốc (Pheromone) dẫn dụ kiến vương.
Đối với đuông dừa, biện pháp phòng trừ là tránh tạo vết thương lên thân cây (kết hợp phòng trừ kiến vương). Dùng dây kẽm soi lỗ đục để diệt sâu non khi mới tấn công. Những cây bị hại không còn khả năng phục hồi buộc phải "ăn củ hủ" và bắt hết sạch đuông khi chẻ lõi non. Trộn muối với cát hoặc thuốc từ sâu dạng hạt (Diaphos 10G, Vicarp 4H) rắc lên đọt và kẽ lá.

Đối với bọ cánh cứng hại dừa, cách hữu hiệu nhất là dùng ong ký sinh, hiện nay nhiều nơi áp dụng hiệu quả. Chi cục BVTV Kiên Giang áp dụng khá thành công, nếu cần, bạn có thể liên hệ chi cục trưởng, anh Giàu: 0918 212 541.

Chúc vườn dừa của bạn phục hồi nhanh!
Thanh Duy BT
 
Chào bạn !
Theo như bạn nói thì vườn dừa của bạn có quá nhiều đuông rồi, nếu bạn không nhanh tay thì đuông từ 30 cây này nở ra, không những dừa của bạn mà những vườn dừa xung quanh cũng bị chúng phá hại. theo kinh nghiệm của mình thấy thì đuông dừa chỉ tấn công dừa tơ mới ra trái, đối với vường dừa trên 10 năm thì hấu như không còn thấy chúng nữa. Bây giờ bạn dùng cây vừa tay gỏ gỏ khám 30 cây kia, cây nào gỏ xong áp tai vào nghe tiếng rào rào bên trong thì hạ cây đó lấy đuông thôi, phần củ hủ bị ăn hết rồi, theo mình thì không có hy vọng cho 29 cây còn lại, đuông dừa chỉ có phòng thôi chứ không có trị, khi thấy cây dừa có biểu hiện héo úa bên ngoài thì bên trong xong rồi bạn ạ.
Trước giờ tôi và nhiều người ở Bến Tre hay dùng thuốc trừ sâu Basudin, phun lên phần đọt non, cây nào mới bị dụt thì cho thuốc vào rồi lấy đất trám lại, dùng bông gòn hay mụn dừa nhét vào bọc vải tẩm thuốc treo lên ngọn, nó nghe mùi hôi nó sợ bay đi, hết hôi lại cho thuốc vào.
nhân tiện mình nói luôn : ở Bến Tre còn 1 loài bọ cánh cứng tấn công dừa mọi lứ tuổi, nếu dừa nhà bạn có thì dùng thuốc lưu dẫn Actara phun định kỳ 1 tháng 1 lần đối với dừa tơ, còn với dừa cao phun không tới thì mình dùng khoan 10li tạo 1 lổ nghiêng chừng 35 độ, khoan sâu chừng 3cm rồi cho thuốc vào lấy đất đắp miệng lại. Mình chỉ biết có vậy hy vọng giúp được phần nào cho vườn dừa của bạn. ( với dừa uống nước bạn chú ý, thời gian cách ly trên bao bì khi dùng thuốc lưu dẫn nhé ).

Em xin chân thành cảm ơn ý kiến của Bac DatPhuSa
làm bẫy bã feromon bằng cách mua bẫy dẫn dụ côn trùng có mùi thơm thơm ,Sau đó lấy một chiếc thùng nhựa có nắp ... đậy nắp thùng kín lại ... Khoét bên thân của thùng nhiều lỗ thủng ... treo cái bẫy lơ lửng ở trên nắp thùng ... Cái bẫy như một cái chuồng gió lơ lửng và phát ra mùi hấp dẫn .... Dưới thùng đổ nước tầm 5cm,nước có thuốc độc ko mùi thì càng tốt .... Sau đó lấy cái thùng buộc gô lại ngay phần ngọn của cây dừa .... Kiến dương khi trưởng thành sẽ tìm bạn tình . Chúng bị hấp dẫn bởi mùi thơm của bả feromon . Nó sẽ chui vào phần khoét lỗ của chùng nhựa ... khi chui vào sẽ có phản xạ tìm điểm tựa để đáp ( giống như đậu vào thân cây dừa vậy) Thùng nhẵn và nó sẽ rơi bịch xuống thứ nước độc mà ta pha ... Cứ thế chúng sẽ chết ... Khi bả hết mùi,trèo lên,lấy bả khác gài vào cái nắp thùng...

Bẫy bả chuyên dùng giệt kiến dương hỏi mấy công ti chuyên trồng dừa may chăng có. Hồi lâu có đọc báo nói trường ĐH gì đó ở TPHCM chế tạo thành công bả này rồi

Em xin chân thành cảm ơn ý kiến của Bac Nuôide

Chào bạn "hoan_ds",
Kinh nghiệm của "DatPhuSa" và "nuoide" rất đáng quan tâm và ứng dụng. Tôi xin chia sẻ thêm với bạn như sau:
Đuông dừa gây hại quanh năm, tập trung nhiều vào tháng mưa (nhất là tháng 8 - 9). Hiện nay có nhiều biện pháp phòng trừ, quan trong nhất là biện pháp "tông hợp", canh tác gắn với phòng từ chứ không nên để bị đuông tấn công. Chăm sóc kết hợp vệ sinh ngọn dừa rất quan trọng, nhất là phòng từ kiến vương một sừng, loài này có thể đục vào thân cây dừa non, các vết đục này tạo điều kiện cho đuông dừa đẻ trứng gây hại làm chết cây.

Khuyến cáo của Viện nghiên cứu dầu và cây có dầu thì biện pháp phòng trừ như sau:
Thường xuyên vệ sinh vườn dừa (quan trọng). Nếu có điều kiện thì cho dừa ngập nước 1 - 2 ngày (vừa ngậ) diệt sâu non và nhộng. Dùng thuốc dạng hạt cho vào túi đặt vào bẹ, nách lá. Dùng thuốc (Pheromone) dẫn dụ kiến vương.
Đối với đuông dừa, biện pháp phòng trừ là tránh tạo vết thương lên thân cây (kết hợp phòng trừ kiến vương). Dùng dây kẽm soi lỗ đục để diệt sâu non khi mới tấn công. Những cây bị hại không còn khả năng phục hồi buộc phải "ăn củ hủ" và bắt hết sạch đuông khi chẻ lõi non. Trộn muối với cát hoặc thuốc từ sâu dạng hạt (Diaphos 10G, Vicarp 4H) rắc lên đọt và kẽ lá.

Đối với bọ cánh cứng hại dừa, cách hữu hiệu nhất là dùng ong ký sinh, hiện nay nhiều nơi áp dụng hiệu quả. Chi cục BVTV Kiên Giang áp dụng khá thành công, nếu cần, bạn có thể liên hệ chi cục trưởng, anh Giàu: 0918 212 541.

Chúc vườn dừa của bạn phục hồi nhanh!
Thanh Duy BT

Em xin cảm ơn sự giúp đỡ của bác Thanh Duy BT ..

Dạo này em bận quá không lên diễn đàn đáp lời những ý kiến và giúp đỡ của các bác , Em xin cảm ơn chân thành những sự quan tâm của các Bác
Hiện tại vườn dừa nhà em đang bị phá hoại nhiều , năm nào cũng phải dặm lại cây vì bị đuông ăn .. Hướng giải quyết của em hiện tại của em là vệ sinh sạch sẽ rồi phun thuốc Basudin, thuốc lưu dẫn Actara .
Cho em hỏi thêm bẫy bã feromon thì mình treo mỗi cây một cái hay , là mấy cây thì mới cần một cái ?
Cách nuôi ong ký sinh , vì vườn dừa nhà em quy mô nhỏ không biết có phù hợp không nữa , em sẽ tìm hiểu thêm ..
Có Bác nào biết địa chỉ nào bán những loại thuốc trên uy tín thì cho em xin địa chỉ với em đang ở khu vực Thủ đức , Tphcm. em xin chân thành cảm ơn và chúc các bác sức khỏe
 
làm bẫy bã feromon bằng cách mua bẫy dẫn dụ côn trùng có mùi thơm thơm ,Sau đó lấy một chiếc thùng nhựa có nắp ... đậy nắp thùng kín lại ... Khoét bên thân của thùng nhiều lỗ thủng ... treo cái bẫy lơ lửng ở trên nắp thùng ... Cái bẫy như một cái chuồng gió lơ lửng và phát ra mùi hấp dẫn .... Dưới thùng đổ nước tầm 5cm,nước có thuốc độc ko mùi thì càng tốt .... Sau đó lấy cái thùng buộc gô lại ngay phần ngọn của cây dừa .... Kiến dương khi trưởng thành sẽ tìm bạn tình . Chúng bị hấp dẫn bởi mùi thơm của bả feromon . Nó sẽ chui vào phần khoét lỗ của chùng nhựa ... khi chui vào sẽ có phản xạ tìm điểm tựa để đáp ( giống như đậu vào thân cây dừa vậy) Thùng nhẵn và nó sẽ rơi bịch xuống thứ nước độc mà ta pha ... Cứ thế chúng sẽ chết ... Khi bả hết mùi,trèo lên,lấy bả khác gài vào cái nắp thùng...

Bẫy bả chuyên dùng giệt kiến dương hỏi mấy công ti chuyên trồng dừa may chăng có. Hồi lâu có đọc báo nói trường ĐH gì đó ở TPHCM chế tạo thành công bả này rồi
cho mình hỏi mua cái bẫy bả feromon ở đâu vậy,
và đối với đuông hay kiếng vương mình có thể dùng dùng dịch ớt + tỏi để xịt có hiệu quả kg?
 



Back
Top