Xin giúp đỡ về bồ câu non

  • Thread starter HoangLinkHN
  • Ngày gửi
Chào các bác,

Cặp bồ câu nhà em mới đẻ được 1 đôi non, đến giờ là nó nở được 13 ngày, và 1 trong 2 con non đã phủ lông và to gấp gần 4 lần con còn lại. Sáng nay lên kiểm tra thì thấy con bé kia (chưa phủ nhiều lông, chỉ lưa thưa) rất yếu, em đoán là do bố mẹ không cho ăn?

Vậy các bạn giúp em với ạ. Có các nào không? Có thể bắt con bé kia ra ngoài, tự chăm bằng cách bơm cháo không?

Chân thành cảm ơn các bác!
 


Chào bạn HoanglinkHN,mình có thể giúp bạn: bạn dùng các phép thử sau nhé:
1/ Vào sáng sớm trước khi cho ăn Bạn giấu con bồ câu non lớn vào hộp giấy có lót rơm( giấu xa xa để bố mẹ nó không nhìn thấy,nghe thấy),Sau đó cho bồ câu bố mẹ ăn nhiều,Sau khi ăn no,Bc bố mẹ sẽ uống nước rồi mớm cho Bc con(con còn yếu),Bạn quan sát xem nó có mớm nhiều không,
1.1/nếu nó mớm no nê rồi( nhìn thấy bầu diều chim non to) thì thả con BC non mạnh vào sau, BC bố mẹ tiếp tuc mớm cho con còn lại.Sau đó dep thức ăn,đến cử cho ăn thì lại làm như thế(Đem BC non mạnh ra,chờ BC bố mẹ đút con yếu no nê rồi bỏ con BC non mạnh vào lại)
1.2/nếu nó không mớm cho BC non yếu,thì lấy BC non yếu ra chăm sóc-Bơm thức ăn- riêng.Cho Bc non mạnh vào để bố mẹ nó lo 1 con,mình lo 1 con thôi
Cách bơm thức ăn: Dùng xylanh loại to có gắn 1 đọan ống nhựa mềm khỏang 6 cm,cho cám viên vào thêm nước tạo thành dung dịch hơi sền sệt - Gắn ống nhựa mềm sâu vào miêng chim và bơm.
Chúc bạn thành công cho bọn nó có đôi có cặp,
:huh:Để không còn rắc rối như trường hợp trên,bạn làm như sau:
Khi đôi chim Bc bố mẹ đẻ trứng thứ 1,bạn lấy ra và cất trữ riêng ở cùng điều kiện như trong tổ,chờ Bc bố mẹ đẻ trứng thứ 2, thì bạn đem trứng thứ nhất bỏ vào cho ấp nhé( Lưu ý thao tác cầm trứng trong lòng bàn tay khi đưa trứng vào tổ nhé-không khéo chim mẹ đánh rớt ,bể trứng).Chin BC ấp 1 lượt chim con sẽ nở cách nhau không quá 5 giờ,vì vậy 2 con đồng đều nhau.
Hết, tạm biệt bạn,chúc bạn luôn vui,
 
Vâng cảm ơn bác. Quả là một kinh nghiệm quý báu! Lần sau bồ câu đẻ em sẽ tách quả thứ 1 như bác nói, còn lần này chắc muộn rồi :(
 
anh nên mua chai đựng tương ớt giống ở tiệm phở gắn thêm một ống thung ở đâu.làm như vậy dể bơm hơn.chúc bạn thành công
 
Chào bạn HoanglinkHN,mình có thể giúp bạn: bạn dùng các phép thử sau nhé:
1/ Vào sáng sớm trước khi cho ăn Bạn giấu con bồ câu non lớn vào hộp giấy có lót rơm( giấu xa xa để bố mẹ nó không nhìn thấy,nghe thấy),Sau đó cho bồ câu bố mẹ ăn nhiều,Sau khi ăn no,Bc bố mẹ sẽ uống nước rồi mớm cho Bc con(con còn yếu),Bạn quan sát xem nó có mớm nhiều không,
1.1/nếu nó mớm no nê rồi( nhìn thấy bầu diều chim non to) thì thả con BC non mạnh vào sau, BC bố mẹ tiếp tuc mớm cho con còn lại.Sau đó dep thức ăn,đến cử cho ăn thì lại làm như thế(Đem BC non mạnh ra,chờ BC bố mẹ đút con yếu no nê rồi bỏ con BC non mạnh vào lại)
1.2/nếu nó không mớm cho BC non yếu,thì lấy BC non yếu ra chăm sóc-Bơm thức ăn- riêng.Cho Bc non mạnh vào để bố mẹ nó lo 1 con,mình lo 1 con thôi
Cách bơm thức ăn: Dùng xylanh loại to có gắn 1 đọan ống nhựa mềm khỏang 6 cm,cho cám viên vào thêm nước tạo thành dung dịch hơi sền sệt - Gắn ống nhựa mềm sâu vào miêng chim và bơm.
Chúc bạn thành công cho bọn nó có đôi có cặp,
:huh:Để không còn rắc rối như trường hợp trên,bạn làm như sau:
Khi đôi chim Bc bố mẹ đẻ trứng thứ 1,bạn lấy ra và cất trữ riêng ở cùng điều kiện như trong tổ,chờ Bc bố mẹ đẻ trứng thứ 2, thì bạn đem trứng thứ nhất bỏ vào cho ấp nhé( Lưu ý thao tác cầm trứng trong lòng bàn tay khi đưa trứng vào tổ nhé-không khéo chim mẹ đánh rớt ,bể trứng).Chin BC ấp 1 lượt chim con sẽ nở cách nhau không quá 5 giờ,vì vậy 2 con đồng đều nhau.
Hết, tạm biệt bạn,chúc bạn luôn vui,
Em nuôi nó nở cách nhau hẳn 1 ngày luôn anh ak`.
Chắc chim của bạn đẻ lứa đầu mà bạn ham để cho nó ấp nên chim non yếu, con nở sau ko tranh giành đc thức ăn thì nó bị vậy thui bạn ak`. Ngày xưa mình cũng gặp trường hợp này rùi,
 
Kinh nghiệm của tôi, gặp phải chim còi, đẹn, thì chỉ có băm
ra cho gà ăn thôi. Những con chim này vì nhiều lý do dù biết
dù không biết, và có đủ mọi cách bồi dưỡng chúng, cũng không
thể bình thường được, và không thể bán xuất chuồng được. Nói
cho mạnh thì "Dù có đổ núi công núi của vào chúng, chúng cũng
không thể bán cho người ngoài ăn, cũng không thể nấu nướng
cho chủ ăn, cũng không thể để làm chim giống."
*
 
MÌnh cũng chút ý! BC nở ra bao giò cũng có con lơn con nhỏ, lúc đó phân biệt giơi tính, trường hợp bình thường đến đủ long 2 con mới tương đương nhau, muôn chăm sóc riêng bổ sung vitaminC pha với nước cho cám gà vào sau cho nhu "chao heo" dùng 5 ngón tay chụm trức ăn đó vào tay kia mở miệng BC ra đúc mở vào BC sẽ tự rỉa vài bà lần BC sẽ tự rỉa ko, như vậy khi BC hết rỉa tức chúng no rồi! ko làm BC qua no hay bị ảnh hương khác! chúc bạn thành công

--------

nói vậy thôi thức tế bạn cứ để đại đi khi ra ràng đủ chúng sẽ 8, 10 nhau hà! 1 vài cập bạn thấy vậy thôi chứ nhiều là sao chăn như vậy nỗi
 

Last edited by a moderator:
Hi các bác,

Cặp bồ câu nhà em đã hoàn thành lứa thứ 3 kể từ khi em bắt đầu lập cái topic này.

Như mở đầu topic thì lứa 1 giữ lại được 1 chú giờ vẫn sống khỏe mạnh. Nhưng lứa thứ 2 thì 1 quả thiếu trống, còn 1 trứng bị chết trong tình trạng đang nở, tức là khi em phát hiện ra trứng thì nó đã mổ vỏ được một miếng khoảng 1cm vuông, chim vẫn thoi thóp nhưng thịt ở phần hở đã khô, và kiến bu đầy.

Kết quả là không giữ được em nó.

Lứa thứ 3 thì cũng có 1 quả thiếu trống. 1 quả sáng nay nở, em lúc đó phát hiện ra, còn hí hửng quay clip nữa :unsure: --> Khi đó em thấy chim mẹ đang mổ vỏ cho chim non, 1 phần vỏ đã bung ra, chim đang ra thân trước, nhưng đầu vẫn nằm trong phần vỏ còn lại. Em nhớ trên diễn đàn, có người bảo phải giúp chim non ra khỏi vỏ trước khi nó bị ngộp, nên em mới dùng tay gỡ nhẹ nhàng vỏ trứng ra. Sau đó em phát hiện ra có 2 con kiến bu trên con non, nên em nhấc chim non lên và gỡ kiến cho nó.

Nhưng chỉ sau đó 15 phút, thì chim non ra đi. Vậy các bác cho em hỏi:

+ Lúc gỡ vỏ, em thấy hậu môn của nó đỏ, ướt. Và phần đầu vỏ trứng cũng dính đỏ. Có phải em làm đứt mạch máu của nó không?
+ Có phải do dính hơi người nó chết không ạ?
+ Làm sao để chống kiến? Kiến có phải là tác nhân nguy hiểm?

Cảm ơn các bác!
 
Kiến, bọ, chuột, con nào cũng nguy hiểm cả.
*
Các con chim non của bạn mới nở ra đã không đủ
sức khoẻ. Dù bạn có thuê bác sỹ chăm sóc nó,
nó cũng không thể lớn được, và 99% là chết.
Vậy bạn tốn công mà chỉ được 1% thôi, thì lỗ.
*
Phòng bệnh còn hơn để có bệnh rồi chữa.
Bạn cần coi chuồng trại sạch sẽ, không có kiến
bọ, không quá nóng lạnh, cho bố mẹ ăn đủ chất,
tự khắc chim nở tốt, lớn mạnh. Chẳng may con nào
nở ra yếu, thì băm ra cho gà ăn.
*
Trong thực tế chăn nuôi, gà vịt nở sau ngày thứ
2 bị coi là yếu, loại ra cho lợn ăn. Ở nhà quê,
ta tận dụng mang ra chợ bán giống. Những con này,
được chăm sóc tốt, cũng có thể lớn, nhưng để chung
với đàn nuôi đại trà thì không thể sống được.
*
Cách đây 3 chục năm, nhà tôi nuôi gần 2 chục cặp
bồ câu, thỉnh thoảng chim nở yếu vẫn xảy ra. Tôi
và thằng em thì chỉ muốn vứt ngay con chim ấy cho
gà ăn, vì nhà tôi không nuôi lợn, nhưng cha tôi thì
giữ lại, cứ đòi thử chăm xem sao. Cho đến nay, ý
đồ chăm sóc chim yếu của cha tôi 100% thất bại.
Tôi và thằng em đã thấy nhiều lần rồi, nhưng cha tôi
không hề nản. Cái ý chí ấy chỉ là ngông cuồng thôi.
*
 
băm ra cho gà ăn kìa , cách giải quyết nhanh nhất , không thì nướng cho mèo hoặc dog ăn thì hết ý
 


Back
Top