Xin hỏi kiểu nuôi bồ câu trước đây

Tôi đang nuôi vài chục cặp bồ câu kiểu công nghiệp, nhưng vì mấy lý do, muốn nuôi vài cặp thả tự do làm chuồng 1 cột cho chim ở như ngày xưa, nhưng có 1 số vấn đề chưa biết nên muốn hỏi trước khi làm chuồng:
1 Với ô chuồng hẹp như vậy, khi trời mưa chim bố mẹ sẽ ngủ ở đâu, khi con 15-20 ngày tuổi chúng đã quá lớn, thì trong ô chuông chật hẹp như vậy chúng sẽ xoay xở ra sao với 4 con chim?
2 Tôi chỉ mới nhìn thấy chuồng chim từ xa, chưa bao giờ nhìn vào trong, tôi nghĩ, nền của mỗi ô chuồng sẽ là 1 mặt ván gỗ phẳng, chim bố mẹ tha rơm rác về làm tổ..., và dần dần phân chim con sẽ "xây" thành cái tổ hình lòng chảo. như vậy thì tốt rồi, nhưng khi trời mưa liên miên, phân chim con thải ra không kịp khô thì mọi chuyện sẽ thế nào? ( tôi đang rất bực mình về chuyện làm tổ đẻ cho chim, lót rơm, bìa cứng, vải trải sàn đều bị chúng mổ vứt đi, một số cặp để nguyên nhứng thứ tôi lót, sau đó phân chim con làm thành cái tổ khá đẹp, tôi không thay nữa mà để nguyên, nhưng những ngày mưa phân chim con không khô kịp làm chim con rất bẩn) Vậy trong chuồng kiểu tuyền thống, người ta có định kỳ nạo phân đi không?
3 Khi đóng chuồng có cần tính đến lượng nước mưa hắt vào tổ khi có gió, và cách xử lý thế nào?
Trước khi đóng chuồng có mấy điều băn khoăn, mong các anh chị em ai đã từng nuôi kiểu đó cho tôi vài ý kiến, xin cảm ơn nhiều.
 


Chuyện này thì tôi rành lắm. Nhiều người trong
diễn đàn cũng rất rành. Những câu hỏi của bạn
đã từng thảo luận nhiều rồi. Bạn có thể tìm để
đọc lại. Có thể tóm tắt lại như sau:

1- tổ quá bé, thì chim bố mẹ phải đứng ngoài tổ,
rồi có thể chúng bỏ con quá sớm, còn có thể bỏ
đi sang nhà khác, nơi khác nữa. Tổ nên làm cao
25, rộng 40, sâu 40-50 thì có thể đủ chỗ cho tất
cả bố mẹ và 2 con. Hơn nữa thì càng tốt. Nuôi chim
thịt để bán, thì chuồng làm bé, khi con mới nhú
lông cánh, nhưng nuôi chim ra ràng để nhân đàn,
thì chuồng phải làm lớn. Tôi nuôi chim thịt, nên
chuồng nhỏ hơn kích thước trên. Lúc đó thời bao
cấp, tôi nghèo, nhưng bây giờ nếu có nuôi, cũng
làm chuồng to hơn.

3- Nếu không muốn mưa hắt ướt bố mẹ, thì làm sâu
thêm 10 centimet nữa, nhưng thực tế tôi nuôi ở
miền bắc, mùa đông mưa phùn rất lạnh, chim bố mẹ
bị ướt cánh, ướt chân mé ngoài, cũng không sao cả.
Có thể làm cửa chắn miệng tổ. Cửa này là mảnh gỗ
bệ ngoài lỗ miệng tổ, ban ngày cho chim đậu, bay
ra bay vào, ban đêm lật lên thì chắn miệng lỗ.
Nó là tấm ván dày 1 centimet, dài suốt chiều dài
chuồng, rộng 15 đến 20 centimet.

2- Không cần định kỳ dọn cứt dọn tổ, nhưng mỗi khi
bán con chưa ra ràng thì dọn sạch sẽ trơn tru bóng
láng, rồi đặt một cái vòng bằng nùn rơm vào và rắc
vài cọng rơm. Chim bố mẹ sẽ tiếp tục làm tổ. Nùn rơm
là rơm bện lại khá chặt, đường kính nùn chừng 2 cen
timet, cuộn vòng lại đường kính 20 centimet.
Nếu không bán chim thịt, thì đợi cho chúng ra ràng.
Khi con ra ràng, thì chim bố mẹ bỏ tổ đi tìm nơi khác
làm tổ và đẻ trứng. Chim con ở lại rồi trưởng thành,
tìm chim đực cái khác để cặp đôi, cũng có thể ở lại
tổ đó, cũng có thể đánh nhau tranh tổ, không chịu
2 đôi cùng ở một tổ.
 
Nếu tấm lót bị nó mổ ra thì đợi nó đẻ trứng rồi lót thì nó sẽ ko mổ bỏ tấm lót.
 
Tôi đang nuôi vài chục cặp bồ câu kiểu công nghiệp, nhưng vì mấy lý do, muốn nuôi vài cặp thả tự do làm chuồng 1 cột cho chim ở như ngày xưa, nhưng có 1 số vấn đề chưa biết nên muốn hỏi trước khi làm chuồng:
1 Với ô chuồng hẹp như vậy, khi trời mưa chim bố mẹ sẽ ngủ ở đâu, khi con 15-20 ngày tuổi chúng đã quá lớn, thì trong ô chuông chật hẹp như vậy chúng sẽ xoay xở ra sao với 4 con chim?
2 Tôi chỉ mới nhìn thấy chuồng chim từ xa, chưa bao giờ nhìn vào trong, tôi nghĩ, nền của mỗi ô chuồng sẽ là 1 mặt ván gỗ phẳng, chim bố mẹ tha rơm rác về làm tổ..., và dần dần phân chim con sẽ "xây" thành cái tổ hình lòng chảo. như vậy thì tốt rồi, nhưng khi trời mưa liên miên, phân chim con thải ra không kịp khô thì mọi chuyện sẽ thế nào? ( tôi đang rất bực mình về chuyện làm tổ đẻ cho chim, lót rơm, bìa cứng, vải trải sàn đều bị chúng mổ vứt đi, một số cặp để nguyên nhứng thứ tôi lót, sau đó phân chim con làm thành cái tổ khá đẹp, tôi không thay nữa mà để nguyên, nhưng những ngày mưa phân chim con không khô kịp làm chim con rất bẩn) Vậy trong chuồng kiểu tuyền thống, người ta có định kỳ nạo phân đi không?
3 Khi đóng chuồng có cần tính đến lượng nước mưa hắt vào tổ khi có gió, và cách xử lý thế nào?
Trước khi đóng chuồng có mấy điều băn khoăn, mong các anh chị em ai đã từng nuôi kiểu đó cho tôi vài ý kiến, xin cảm ơn nhiều.

Chào bạn

Theo mình thì nuôi Bồ câu thả tự do chỉ nuôi ít 2 hoặc 3 cặp cho vui thui , vì bây giờ bọn săn bắn trộm rất nhiều (dật 1 lưới là hết đàn), sinh sản không đều , trong đàn thường hay có 1 con rất hung dữ ,nó phá mấy tổ kia hết . khó kiểm sót dịch bệnh ,đặc biệt lúc chuyển mùa những con non thường hay bị bệnh nỗi trái khắp người nhìn ghê lắm.

Về chuồng nuôi thì mình làm dài 1,5m ,ngang 0,8 m ,cao 0,6 m ( chưa tính mái tôn)

chiều dài mình sẽ chia làm 3 , chiều ngang ngăn 2 . và phân làm 2 tầng mỗi tầng cao 30cm ,
Mỗi mặt chuồng mình sẽ có 2 tầng 6 ô chuồng (1 tầng 3 ô) , cả chuồng ta được 12 ô chuông , trước mỗi ô chuồng mình khoét 2 lỗ tròn đường kính khoản 12cm , 2 lổ cách nhau khoản 5 cm.
Hai mặt bên ta đóng ván kín hết, bên trong có thể ngăn = ván ép (rẽ), mặt sàn mỗi tầng đóng dạt tre, xung quanh dùng gỗ hoặc tôn.
Đây chỉ là những điều cơ bản của chuồng nuôi , còn bạn đóng chuồng to hay nhỏ thì do bạn,
còn khi chim làm tổ đẻ ,thường chỉ làm sát góc bên trái hoặc bên phải, khi chim non lớn sắp biết bay , chim bố mẹ làm tiếp tổ thứ 2 ở góc chuồng còn lại để đẻ. khi chim non biết bay và tự ăn được chim mẹ sẽ cắn không cho vào tổ nữa đâu, phải ở ô chuồng khác.
Mình nuôi chim bồ câu rất nhiều , được hơn 10 năm , hiện giờ vẫn còn đang nuôi ,nhưng ít ,hơn 20 con bố mẹ, chỗ mình giờ bọn đi dật lưới chim nhiều quá, phải mua lúa bắp cho ăn nhiều , để đói bay đi ăn gặp bọn này là tiêu,

đôi điều chia sẽ cùng bạn

Chúc bạn thành công !
 
Chào bạn

Theo mình thì nuôi Bồ câu thả tự do chỉ nuôi ít 2 hoặc 3 cặp cho vui thui , vì bây giờ bọn săn bắn trộm rất nhiều (dật 1 lưới là hết đàn), sinh sản không đều , trong đàn thường hay có 1 con rất hung dữ ,nó phá mấy tổ kia hết . khó kiểm sót dịch bệnh ,đặc biệt lúc chuyển mùa những con non thường hay bị bệnh nỗi trái khắp người nhìn ghê lắm.

Về chuồng nuôi thì mình làm dài 1,5m ,ngang 0,8 m ,cao 0,6 m ( chưa tính mái tôn)

chiều dài mình sẽ chia làm 3 , chiều ngang ngăn 2 . và phân làm 2 tầng mỗi tầng cao 30cm ,
Mỗi mặt chuồng mình sẽ có 2 tầng 6 ô chuồng (1 tầng 3 ô) , cả chuồng ta được 12 ô chuông , trước mỗi ô chuồng mình khoét 2 lỗ tròn đường kính khoản 12cm , 2 lổ cách nhau khoản 5 cm.
Hai mặt bên ta đóng ván kín hết, bên trong có thể ngăn = ván ép (rẽ), mặt sàn mỗi tầng đóng dạt tre, xung quanh dùng gỗ hoặc tôn.
Đây chỉ là những điều cơ bản của chuồng nuôi , còn bạn đóng chuồng to hay nhỏ thì do bạn,
còn khi chim làm tổ đẻ ,thường chỉ làm sát góc bên trái hoặc bên phải, khi chim non lớn sắp biết bay , chim bố mẹ làm tiếp tổ thứ 2 ở góc chuồng còn lại để đẻ. khi chim non biết bay và tự ăn được chim mẹ sẽ cắn không cho vào tổ nữa đâu, phải ở ô chuồng khác.
Mình nuôi chim bồ câu rất nhiều , được hơn 10 năm , hiện giờ vẫn còn đang nuôi ,nhưng ít ,hơn 20 con bố mẹ, chỗ mình giờ bọn đi dật lưới chim nhiều quá, phải mua lúa bắp cho ăn nhiều , để đói bay đi ăn gặp bọn này là tiêu,

đôi điều chia sẽ cùng bạn

Chúc bạn thành công !

rất cảm ơn các bác, như vậy là phải làm ô chuồng rộng, đủ chỗ cho nó làm ổ đẻ 1 bên, bên còn lại để cho con bố ngủ ban đêm (ngang 50, cao 30, sâu 40)
nhưng tại sao mỗi ô lai phải làm 2 lỗ ra vào? làm 1 lỗ chếch về 1 phía, phía kia dẽ che mưa gió không tốt sao?
 
Mỗi tổ chỉ có 1 lỗ ra vào thôi.

Nói đàn có 1 con hung dữ là sai.
Bồ câu rất hiền. Chúng không tấn công
tổ của chim khác. Bồ Câu có đặc tính giữ
tổ, cũng như quốc gia vậy. Trung Quốc to
nhưng đến biển Nhật, Hàn, Đài, thì nó đánh
cho chết. Việt Nam thì không phải giống bồ
câu, nên Trung Quốc đến chiếm được Gạc Ma.
Bạn không nuôi bồ câu, nên nói bừa như thế.

Thực tế, có một số bồ câu mới lớn, chưa có
đôi, thì hay léng phéng gạ gẫm các con mái,
có thể đã có chồng, cũng có thể đến tổ các
con này, nhưng chồng nó về thì liệu mà vắt
chân lên cổ chạy cho lẹ. Cho dù con chim lạ
có to gấp mười, con chủ nhà cũng đánh cho chết.
Chỉ khi ra xa khỏi tổ, bồ câu mới chịu thua
con nào bự hơn.

Nếu bạn không tin kích thước và thiết kế tổ
của tôi, có thể tham quan tổ bồ câu trên Internet.
Chắc bạn cũng hiểu làm tổ quá to thì tốn vật
liệu, mà nhất là tốn khoảng không chứ hả?

Đây là chuồng chim hiện đại để nuôi chim đua:

loft2l.jpg

Kiểu này kích thước ít nhất là 30X40X50

Đây là chuồng chim Trung Quốc để nuôi chim thịt:

b201009291538454149.jpg

Kiểu này tối thiểu 25X25X30 vì ở trong nhà,
không sợ mưa bão.
 
Mỗi tổ chỉ có 1 lỗ ra vào thôi.

Nói đàn có 1 con hung dữ là sai.
Bồ câu rất hiền. Chúng không tấn công
tổ của chim khác. Bồ Câu có đặc tính giữ
tổ, cũng như quốc gia vậy. Trung Quốc to
nhưng đến biển Nhật, Hàn, Đài, thì nó đánh
cho chết. Việt Nam thì không phải giống bồ
câu, nên Trung Quốc đến chiếm được Gạc Ma.
Bạn không nuôi bồ câu, nên nói bừa như thế.

Thực tế, có một số bồ câu mới lớn, chưa có
đôi, thì hay léng phéng gạ gẫm các con mái,
có thể đã có chồng, cũng có thể đến tổ các
con này, nhưng chồng nó về thì liệu mà vắt
chân lên cổ chạy cho lẹ. Cho dù con chim lạ
có to gấp mười, con chủ nhà cũng đánh cho chết.
Chỉ khi ra xa khỏi tổ, bồ câu mới chịu thua
con nào bự hơn.

Nếu bạn không tin kích thước và thiết kế tổ
của tôi, có thể tham quan tổ bồ câu trên Internet.
Chắc bạn cũng hiểu làm tổ quá to thì tốn vật
liệu, mà nhất là tốn khoảng không chứ hả?

Đây là chuồng chim hiện đại để nuôi chim đua:

loft2l.jpg

Kiểu này kích thước ít nhất là 30X40X50

Đây là chuồng chim Trung Quốc để nuôi chim thịt:

b201009291538454149.jpg

Kiểu này tối thiểu 25X25X30 vì ở trong nhà,
không sợ mưa bão.


Bác nói chuyện kỳ quá .
Lớn tuổi mà còn háo thắng , lại con lạc đề sang chính trị quốc gia.

Em chỉ nói về những kinh nghiệm nuôi bồ câu thực tế của mình. trong đàn thường sẽ có 1 con rất hung dữ , cắn ,đá và phá lun tổ của những con khác ( nếu Bác có nuôi bồ câu thả tự do , sẽ thấy những con hung dữ này) ,phải loại khỏi đàn (bắt hoặc bắn) , mỗi người có cách nuôi khác nhau, và co cách làm chuông theo từng vùng miền.....
Bác dựa vào đâu mà nhận định em SAI
Chuồng nuôi của em nè :
1.chuồng xám (2 tầng 1 mặt , 4 ngăn 8 lổ , được 12 năm )dưới chụp lên
2.chuồng xanh (3 tầng 2 mặt , 18 ngăn 36 lổ , được 10 năm) trèo mái nhà chụp xuống , máy dt cùi nên chụp k rõ lắm
002.jpg
001.jpg
005.jpg
005.jpg
006.jpg
007.jpg
008.jpg
009.jpg


Mình ở miền Nam , nên làm chuồng rất thông thoáng , vì thời tiết mát , dễ chịu.
 

Dựa vào hiểu biết của tôi, thì bạn sai.

Sai ở chỗ bồ câu có đặc tính giữ tổ rất
mạnh, luôn luôn đánh thắng con nào vào
phạm vi quốc gia của nó.

Bạn cho rằng "nếu" tôi nuôi bồ câu thả?

Chuồng của bạn rất rộng rãi, là điểm tốt,
có thể khắc phục được điểm dở của nó là
nơi bồ câu bay về tổ thì cái bệ hơi bị
nhỏ bé và không chắc chắn.

Tính háo thắng của tôi thì bây giờ bạn
mới biết, chứ ai ở diễn đàn này cũng biết
từ lâu rồi. Chừng nào tôi thấy mình đúng,
người khác sai, thì tôi chưa chịu nhận sai
đâu. Bạn không vậy chứ?
 


Back
Top